Cao tốc Nha Trang – Cam Lâm về đích trước hạn được xem điểm sáng ở lĩnh vực giao thông trong bối cảnh nhiều dự án trọng điểm chậm trễ kéo dài.

Cao tốc Nha Trang – Cam Lâm

Dự án cao tốc thành phần Nha Trang – Cam Lâm dài hơn 49 km, đi qua huyện Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa). Đây là một trong 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP có thời gian xây dựng 2 năm.

Trước đó, trong dịp Tết đầu năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, đôn đốc dự án Nha Trang – Cam Lâm, thăm và chúc Tết cán bộ, công nhân viên tham gia dự án.

Tại đây, Tập đoàn Sơn Hải đã có báo cáo cam kết rút ngắn tiến độ 3 tháng. Đồng thời, Tập đoàn Sơn Hải cũng đã bỏ thêm kinh phí để mở rộng phần lề đường so với thiết kế, giúp an toàn hơn. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư dự án không thay đổi.

Nói là làm, ngày 20/4, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải về việc đề nghị cho phép tổ chức lễ hoàn thành Dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Nha Trang – Cam Lâm vào cuối tháng 5, sớm hơn 3 tháng so với dự kiến ban đầu và cam kết bảo hành 10 năm.

Tiến sỹ Chu Công Minh, chuyên ngành cầu đường thuộc Đại học Bách Khoa TP HCM, nói cao tốc được đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), có sự tham gia của tư nhân (Tập đoàn Sơn Hải góp hơn 2.600 tỷ đồng) là nguyên nhân chính khiến dự án đẩy nhanh tiến độ.

Lý giải dự án vượt tiến độ đề ra, ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm, cho biết thời điểm ký hợp đồng dự án gặp nhiều khó khăn do Covid-19 và giá cả nguyên vật liệu tăng cao. Tuy nhiên đơn vị có sự chuẩn bị từ trước, lập kế hoạch đầu tư, bố trí vốn phù hợp, áp dụng công nghệ hiện đại nên dự án sớm về đích.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, đôn đốc dự án Nha Trang – Cam Lâm

Việc hoàn thành đưa vào thông xe sớm dự án sẽ góp phần rút ngắn thời gian đi lại giữa các vùng kinh tế trọng điểm, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Đặc biệt, trong thời thời điểm hiện tại Khánh Hòa đang bước vào cao điểm mùa du lịch, lượng khách di chuyển đến và đi rất lớn.

Thực tiễn phát triển đã minh chứng “đại lộ sinh đại phú”, đường mở đến đâu, dân giàu đến đó. Hạ tầng giao thông đang được tập trung cải thiện, trong đó việc hoàn thành cao tốc Bắc – Nam phía Đông và mục tiêu 5.000 km cao tốc vào năm 2030 sẽ là tiền đề, là bệ phóng đưa đất nước tiến đến hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045, khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Và kết quả của thịnh vượng, hùng cường, chính là người dân được no ấm, được hạnh phúc, sung túc hơn.

Trong suốt 3 nhiệm kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ XI, XII và XIII, phát triển kết cấu hạ tầng được xác định là một trong 3 đột phá chiến lược, trong đó hạ tầng giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Thủ tướng Chính phủ đã dành sự quan tâm, ưu tiên đặc biệt để đầu tư tuyến cao tốc mang tinh thần đại lộ sinh phú quý. Thủ tướng rất nhiều lần chỉ đạo và đốc thúc các  Phó Thủ tướng và Bộ Giao thông Vận tải. Mới đây nhất là Công điện số 194, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục nhất quán phương châm việc triển khai các dự án đường cao tốc là công trình của quốc gia, phục vụ lợi ích chung của cả nước và mang lại động lực, lan tỏa, thúc đẩy thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.


 Theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội, cán bộ lãnh đạo có tín nhiệm thấp phải kịp thời thực hiện thủ tục cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn, không chờ hết nhiệm kỳ.

Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn vào tháng 10 sắp tới

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn đang được Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến hoàn thiện trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp 5 tháng 5 tới.

Nghị quyết mới sửa đổi Nghị quyết số 85 năm 2014 để thực hiện theo Quy định 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị vừa được Bộ Chính trị ban hành hồi tháng 2 vừa qua với nhiều nội dung mới.

Trong đó, nội dung quan trọng nhất là việc bổ sung quy định những người có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, thực hiện quy trình, thủ tục cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ hết nhiệm kỳ.

Cụ thể, dự thảo nghị quyết của Quốc hội nêu rõ người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba (2/3) tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức hoặc Quốc hội, HĐND tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp gần nhất.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba (2/3) tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì cơ quan có thẩm quyền trình Quốc hội, HĐND tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp gần nhất.

3 mức lấy phiếu tín nhiệm

Theo dự thảo, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, gồm: Chủ tịch nước; Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; phó chủ tịch Quốc hội; ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổng thư ký Quốc hội; chủ tịch Hội đồng Dân tộc; chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng; phó thủ tướng; bộ trưởng và các thành viên Chính phủ; Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng VKSND tối cao và Tổng kiểm toán Nhà nước.

HĐND sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu, phê chuẩn, gồm: chủ tịch; phó Chủ tịch HĐND; trưởng ban của HĐND; chủ tịch UBND; phó chủ tịch UBND; các ủy viên UBND.

Với những người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, thông báo nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm, sẽ không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm.

Theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội, việc lấy phiếu tín nhiệm được báo cáo cấp có thẩm quyền và được công khai theo quy định.

Quốc hội, HĐND sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ, vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Phiên họp lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tham dự.

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm cùng các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.

Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được nêu rõ trong dự thảo nghị quyết là công khai, công bằng, dân chủ, khách quan, minh bạch. Dự thảo nghị quyết quy định nghiêm cấm hành vi vi phạm, làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đế làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

4 trường hợp Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm

Với các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm (với 2 mức tín nhiệm và không tín nhiệm), dự thảo nghị quyết quy định 4 trường hợp: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị; có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc ủy ban của Quốc hội; có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội; hoặc người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba (2/3) tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.

Với HĐND thì thường trực HĐND bỏ phiếu đối với các trường hợp gồm: có kiến nghị của ít nhất một phần ba (1/3) tổng số đại biểu HĐND; có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp; người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.

Theo dự thảo nghị quyết, người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “không tín nhiệm” thì xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó tại kỳ họp gần nhất.

Tới nay, Quốc hội đã 3 lần lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Lần đầu tiên là năm 2013, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 47 người. Năm 2014, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 với 50 người. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh. Theo dự kiến, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm lần tiếp theo tại kỳ họp 6 cuối năm nay.

Riêng việc bỏ phiếu tín nhiệm thì tới nay chưa tiến hành lần nào.

Hạ Băng

Vào đầu tháng 4/2023, Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc vừa sản xuất hai đồng $2, với lí do kỷ niệm 50 năm kể từ khi Úc chấm dứt tham gia Chiến tranh Việt Nam, lần lượt có tên Vietnam War Circulated và Vietnam War Silver Proof.

Bộ vật phẩm có hình “cờ vàng” được rao bán trên mạng – Ảnh chụp màn hình

Được biết, bộ vật phẩm này do Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc sản xuất, chia thành hai loại. Phiên bản giới hạn gồm 5.000 bộ, được mạ vàng và bán với giá 80 đôla Úc. Phiên bản thường có 80.000 bộ mạ bạc, giá 15 đôla Úc. 1 đôla Úc tương đương với 15.648 đồng.

Hai đồng tiền trên đã phát hành cả hai vào ngày 6/4 dưới dạng tiền cắc kỷ niệm nghĩa là chúng không được lưu hành. Mặc dù có mệnh giá 2$ nhưng Royal Australia Mint đã định giá đồng vàng được bán lẻ với giá $15 đô la và đồng bạc có giá $80 đô la.

Đặc biệt, trang Daily Mail của Anh dẫn lời một người sưu tập tiền có tên Jeol Kandiah ở Perth, cho biết người này phải chờ đến 16 giờ đồng hồ để mua được một đồng trong khi nhiều người khác phải xếp hàng dài để mua. Và giá của nó đã được đẩy lên từ 1.200 đến 2.300 đô la và giá đồng vàng là khoảng 80 đô la trên Ebay.

Bà Phạm Thu Hằng – phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam

Tuy nhiên, có một điều đáng lên án mạnh mẽ chính là việc đồng tiền 2$ nói trên lại có hình “cờ vàng”, xuất hiện trong dải cuống huy bao quanh hình trực thăng UH-1. Trong khi hình “cờ vàng” được xem là vật phẩm của một chế độ đã không còn tồn tại, do vậy không phù hợp với xu thế quan hệ Việt Nam với Úc.

Ngay khi nắm được thông tin, Bộ Ngoại giao cũng cho biết đã trao đổi với phía Úc và đề nghị “có hình thức dừng lưu hành các vật phẩm này và không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai”.

Theo phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam “lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối” hành động của Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc.

Theo bà Hằng, Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc “đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh “cờ vàng”, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại. Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Úc”.

 Chỉ hơn 2 tháng sau khi Việt Nam-Úc kỉ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao thì Bưu chính Úc lại dội ngay vào mối quan hệ nồng cháy bằng một gáo nước đá không thể nào lạnh hơn.

Bộ vật phẩm có hình “cờ vàng” được rao bán trên mạng – Ảnh chụp màn hình

Muốn hiểu rõ câu chuyện phải quay ngược thời gian trở lại năm 8/1962 khi quân đội Úc sang xâm lược Việt Nam dưới cái mác đồng minh của Mỹ. Trong hơn 10 năm, khoảng 50.000 lính Úc đã lần lượt tới Việt Nam. Chính phủ Úc lúc ấy coi “lợi ích sống còn của Úc là sự có mặt về quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á”. Có nghĩa là chính Úc đang tự tìm kiếm vị thế và lợi ích quân sự cho chính mình khi xâm lược Việt Nam. Với tôn chỉ ấy, năm 1965, Úc quyết định trực tiếp tham chiến tại chiến trường Nam Việt Nam với 8.000 quân ở thời điểm chiến tranh ác liệt vào giữa năm 1969.

Và tất nhiên, xương máu của người Việt cũng đổ xuống đẫm cả một vùng, đặc biệt từ khu “tam giác sắt” Củ Chi, căn cứ Núi Đất, tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Nhưng cái giá của nó cũng rất xứng đáng khi năm 1973, Úc đã bẽ bàng rút khỏi chiến tranh ở Việt Nam. Thế nhưng, chiến tranh Việt Nam đã phủ một bóng đen lâu dài đối với nước Úc và cả trong lòng dân tộc Việt. Quân đội Úc rời đi và kéo theo cả nhiều người Việt Nam chạy trốn khỏi sự sụp đổ kinh tế do chiến tranh. Đó là một cộng đồng lớn người Việt có mối quan hệ với chế độ Việt Nam Cộng Hòa hoặc có mối quan hệ thân thiết với quân đội Úc lúc bấy giờ.

Sau 50 năm, ngỡ tưởng mọi chuyện đã đi vào quỹ đạo. Những nỗi đau và tủi hờn tạm gác lại khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 26 tháng 2 năm 1973 ; Khi năm 2006, tại APEC 14 ở Hà Nội sáng nào Thủ tướng Úc John Howard cũng dậy sớm để đi bộ hai vòng quanh hồ Hoàn Kiếm; Khi hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện vào năm 2009; Khi năm tại APEC 2017 ở Đà Nẵng, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đi bộ đến quán bánh mỳ và ngồi ăn ngay trên vỉa hè với lời chia sẻ, “Người ÚC thưởng thức món ăn Việt Nam hàng ngày, và đây chính là một trong những đóng góp tích cực của gần 300.000 người Việt định cư ở Úc”; Khi hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược từ năm 2018…

Ấy thế nhưng, ngay sau khi hơn 2 tháng cả hai nước mới kỉ niệm buổi lễ long trọng mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao thì Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc lại tung ra hai đồng $2. Với lí do kỷ niệm 50 năm kể từ khi Úc chấm dứt tham gia Chiến tranh Việt Nam, lần lượt có tên Vietnam War Circulated và Vietnam War Silver Proof. Câu chuyện không có gì đáng nói cho đến khi đồng tiền có in hình “lá cờ vàng” của Chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tất nhiên vì lá cờ ấy mà 1 đồng xu có mệnh giá 2$ nhưng lại được bán với giá 80 đô la. Đáng nói là, giá của nó đã được đẩy lên từ 1.200 đến 2.300 đô la khi chuyền tay nhau và khi được rao bán trên mạng. Chẳng có ai tranh giành mua những đồng xu ấy ngoài những người lính Úc từng đến tham chiến tại Việt Nam hay cộng đồng người Việt vốn dĩ di cư sang từ khi Úc rút khỏi chiến tranh Việt Nam cả. Lôi kéo quá khứ để trục lợi từ một bộ phận người dân. Đây chắc chắn là mục tiêu của những kẻ mang danh kỉ niệm kết thúc chiến tranh tại Úc mong muốn. Cách kiếm tiền trên chính nỗi đau và xương máu của người khác như những gì tư bản đã làm với Việt Nam 50 năm trước.

Cần lắm sức mạnh của cộng đồng lên tiếng vì những hành vi thiếu đạo đức và cả tinh thần ngoại giao này. Việt Nam hòa nhã nhưng không dễ gì bắt nạt!


 

Trên trang “Boxitvn”, Mạc Văn Trang đăng bài “Xin nói thẳng mấy điều”. Thông qua luận điệu “chỉ có bọn xâm lược, đe dọa, lăm le xâm lược nước ta là thế lực thù địch”; còn nếu những kẻ thường xuyên phát tán những luận điệu trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính pháp, luật của Nhà nước như y là thế lực thù địch – đối tượng đấu tranh thì“phá hoại tinh thần khoan dung, hòa hợp dân tộc, phá hoại tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, gây chia rẽ, hận thù trong xã hội”. Luận điệu đánh đồng này dễ làm mọi người hiểu không đúng quan điểm của Đảng ta về “đối tác hợp tác” và “đối tượng đấu tranh”; lầm tưởng những kẻ như Mạc Văn Trang là người “phản biện”, có tư tưởng “tiến bộ”. Bởi lẽ:

Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25-10-2013, “Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta đã xác định rõ quan điểm về “đối tác” và “đối tượng”, theo đó những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kể lực lượng nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh của Việt Nam.

Việc xác định “đối tác” và “đối tượng” này là cơ sở để xử lý đúng đắn trong hoạt động đối ngoại, thể hiện rõ mối quan hệ hữu cơ và biện chứng của hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xác định “đối tác” như vậy là phù hợp và nhất quán với quan điểm của Đảng ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, đó là: Việt Nam muốn/sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, theo diễn biến của tình hình thế giới và quá trình thực hiện sự nghiệp cách mạng, thực tiễn đã chỉ ra “đối tượng” ở đây bao gồm không chỉ các thế lực có âm mưu, hành động gây chiến tranh, bạo loạn lật đổ chế độ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, mà còn là những lực lượng xâm phạm độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc bằng phương thức vũ trang và phi vũ trang, cả từ bên trong và bên ngoài đất nước.

Như vậy, có thể tóm lược một cách ngắn gọn rằng, “đối tác” được hiểu là “đối tác hợp tác”, còn “đối tượng” là “đối tượng đấu tranh”. Và dù là “đối tác hợp tác” hay “đối tượng đấu tranh” thì mục tiêu cuối cùng và tối thượng là vì “lợi ích quốc gia – dân tộc”, “giữ vững ổn định an ninh quốc gia, trật tự xã hội, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Quan điểm của Đảng ta về “đối tác” và “đối tượng” là rõ ràng, nhất quán. Thế nhưng, với tâm địa đen tối, Mạc Văn Trang cố tình đưa ra luận điệu sai trái, xuyên tạc, cố tình đánh đồng những kẻ có hành vi tuyên truyền, chống phá, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng chính sách và pháp luật của nhà nước; có những lời nói, bài viết, phát biểu… trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, hay trong giao tiếp xã hội nhằm mục đích chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chống chính quyền nhân dân là “đối tác hợp tác”, là “phản biện”, “tiến bộ”. Do đó, mỗi chúng ta cần tỉnh táo, đề cao tinh thần cảnh giác chủ động phát hiện, đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Mạc Văn Trang./.

Nhân văn Việt

 

Mới đây, chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 01/05 đến ngày 16/08. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố rằng hành động này vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Các đơn vị hải quân và cảnh sát biển cũng sẵn sàng trực chiến để bảo vệ ngư dân. Tuy nhiên, hình như các tổ chức chống cộng cờ vàng đang đòi hỏi những phản ứng mạnh hơn, mà mạnh đến mức nào thì họ cũng chẳng biết.

Hãy lấy bài đăng trên fanpage của đảng Việt Tân hôm 21/04 làm ví dụ. Tổ chức hải ngoại này lên giọng mỉa mai: “Bộ Quan Ngại của ta liền phản đối với báo đài…. trong nước”, “Bộ Theo Sát của ta cấp phát ngay cờ và ảnh bác cho ngư dân ra khơi đối đầu với hải quân Trung Quốc”. Nhưng nếu không đồng ý với các giải pháp mà chính phủ Việt Nam đang áp dụng, thì các nhóm cờ vàng đưa ra giải pháp gì? Ta có thể biết điều này qua nhiều nội dung trên fanpage của họ – như những thư kiến nghị đòi Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế theo cách mà Philippines đã làm, hay vô số bài viết đòi Việt Nam kết đồng minh với Mỹ như Ukraine hay Đài Loan, để được Mỹ tài trợ vũ khí.

Các tổ chức cờ vàng tìm kiếm điều gì từ những giải pháp như vậy? Tất nhiên, chỉ kẻ không biết gì về tình hình Biển Đông mới tin rằng Việt Nam có thể đẩy Trung Quốc ra khỏi Biển Đông bằng vài thư kiến nghị gửi người nước ngoài hay một đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Năm 2013, khi Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài thường trực (PCA) về vấn đề đường lưỡi bò, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết, nhưng không thể cưỡng ép Trung Quốc làm theo. Tuyên bố của Tòa Trọng tài khi đó vẫn có hiệu lực đến hiện nay, và việc Việt Nam đâm đơn kiện về cùng một vấn đề là hoàn toàn không cần thiết.

Mà Việt Nam có “thiếu can đảm” hơn Philippines trong các đấu tranh pháp lý liên quan đến Biển Đông không? Hoàn toàn không, vì Việt Nam vốn đã tham gia cùng Philippines trong vụ kiện năm đó. Cụ thể, ngày 11/12/ 2014, Việt Nam đã nộp lên 3 tuyên bố: Việt Nam ủng hộ vụ kiện của Philippines; Việt Nam không chấp nhận “đường chín đoạn” mà Trung Quốc đưa ra; và Việt Nam đề nghị toà án ghi nhận về những tuyên bố chủ quyền của mình đối với một số đảo như Quần đảo Hoàng Sa. Để bảo vệ quyền lợi của mình, Việt Nam đã cử đoàn với tư cách quan sát viên đến dự phiên tranh tụng giữa Philippines và Trung Quốc. Và sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết, Việt Nam đã tích cực tận dụng phán quyết để bảo vệ chủ quyền biển của Việt Nam. Chẳng hạn, Việt Nam đã cùng Philippines thúc đẩy một tuyên bố chung của khối ASEAN về phán quyết của PCA sau vụ kiện, nhưng không được thông qua, do không đạt được đồng thuận.

Còn việc bắt chước Ukraine kết đồng minh với Mỹ, để được Mỹ tài trợ vũ khí thì sao? Nên nhớ rằng việc Ukraine dứt khoát “chọn phe” trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga chính là lý do khiến chiến tranh bùng phát. Để đổi lấy tư cách đồng minh của Mỹ, Ukraine đã trở thành chiến trường nóng thay cho Mỹ và các nước EU. Một cuộc chiến tranh vào lúc này có lợi cho người dân Việt Nam không, chuyện này ai cũng biết.

Ngay cả những nhà quan sát thân Mỹ cũng phải thừa nhận rằng Việt Nam đang chọn đường lối ngoại giao có lợi nhất cho mình trong ngắn hạn. Chẳng hạn, khi trả lời phỏng vấn đài RFA hôm 17/04, Tiến sỹ Nagao Satoru ở Viện Nghiên cứu Hudson đã nhận xét như sau:

“Phải thấy rằng, nếu Việt Nam rõ ràng chọn bên Mỹ – Nhật, khả năng cao Trung Quốc sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và quân sự đối với Việt Nam. Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. “Mời gọi” những biện pháp trừng phạt như vậy không phải là lợi ích cho Việt Nam. Vì vậy, ở thời điểm này, việc chọn bên là quá khó đối với Việt Nam. Cách chọn của Việt Nam hiện nay là dễ hiểu.”

Sau cùng, phải thấy rõ rằng giới chống cộng đang cố tình bỏ qua những thành tích bảo vệ chủ quyền của nhà nước Việt Nam. Chỉ mới một tháng trước, tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã kèm sát tàu Hải cảnh Trung Quốc CCG5205 (lớn gấp đôi), cho đến khi tàu này buộc phải rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong ngày 17/04, có tin Mỹ sẽ cung cấp thêm cho Việt Nam một tàu tuần duyên nữa. Những cố gắng liên tục như vậy của nhà nước Việt Nam hẳn nhiên tử tế hơn những ý tưởng vớ vẩn của các nhóm cờ vàng, như ký tên kiến nghị hay soạn một đơn kiện không cần thiết.

Lời kêu gọi kiện tụng của giới chống cộng chỉ là một trò chí phèo ăn vạ. Họ tung ra một ý tường vớ vẩn mà chắc chắn chính phủ Việt Nam sẽ không làm, rồi gào lên rằng việc không kiện chứng tỏ chính phủ đã “đầu hàng Trung Quốc”. Còn bản thân họ thì ngồi ru rú ở hải ngoại, và ước mong một cuộc chiến tranh diễn ra trên Biển Đông. Họ là loại người chỉ sẵn sàng yêu nước bằng máu của người khác./.

Nguồn: Nhân Quyền

 

Gần đây, trên các mạng xã hội, xuất hiện những thông tin xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta. Điển hình như trang “Baotiengdan”, Jackhammer Nguyễn biên tập đưa tin với nội dung“Đảng đã thắng, rồi sao nữa’’. Bài viết cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu phục hoàn toàn Chính phủ của chính họ…” trong bài viết với nội dung, bôi nhọ, hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đưa tin kích động gây chia rẽ nội bộ, Đảng, Nhà nước hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo, ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng.

Song phải khẳng định rằng, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định trên hai phương diện, đó là lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước theo Hiến pháp. Vai trò lãnh đạo này đã được xác định và khẳng định qua quá trình lịch sử Cách mạng Việt Nam, đặc biệt là từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập năm 1945 tới nay. Về phương diện pháp lý, vai trò lãnh đạo của Đảng đã được quy định rõ trong Hiến pháp kể từ Hiến pháp năm 1980 và được kế thừa trong tất cả các bản hiến pháp sau đó. Riêng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được xác định thành nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 1 Điều 4 Hiến pháp năm 2013). Nói cách khác, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể là bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, không thể được lãnh đạo bởi một lực lượng nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc xác định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước là một nét đặc thù trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Hai là, hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Khoản 3 Điều 4 Hiến pháp năm 2013). Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức rộng lớn. Các tổ chức của Đảng được thành lập rộng khắp từ Trung ương đến địa phương. Nguyên tắc “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước” quy định rằng tuy Đảng Cộng sản Việt Nam nắm vai trò lãnh đạo duy nhất đối với Nhà nước, có nghĩa là các tổ chức đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước tương ứng; song hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật do Nhà nước đặt ra. Điều này là hoàn toàn đúng bởi pháp luật là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí chung và có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các chủ thể trong xã hội. Triệt để tuân thủ pháp luật là tinh thần cốt lõi của nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các tổ chức của Đảng, đảng viên không phải là ngoại lệ. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có vai trò cực kỳ quan trọng để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới. Lãnh đạo thông qua Nhà nước trở thành phương thức quan trọng hàng đầu, khẳng định địa vị cầm quyền của Đảng khi quyền lực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có vai trò cực kỳ quan trọng để bảo vệ, phát huy quyền con người, quyền công dân, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới. Thực tiễn đấu tranh cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Khi nắm chính quyền, Đảng càng có điều kiện sử dụng sức mạnh Nhà nước để đấu tranh với các thế lực đi ngược lại lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân, hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng tốt đẹp của mình.

Đến đây chúng ta khẳng định rằng những luận điệu trên là hoàn toàn xuyên tạc. Vì vậy, chúng ta cần đề cao cảnh giác, nhận diện, vạch trần, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chia rẽ nội bộ Đảng với Nhà nước và nhân dân./.

Nhân văn Việt

 Với mọi người Việt Nam, 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại - ngày hội thống nhất non sông, Bắc Nam một dải. Đó là thắng lợi vẻ vang của toàn thể dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh bại những thế lực thực dân, đế quốc hùng mạnh.


Những luận điệu sai trái, lạc lõng

Chiến thắng 30/4/1975 là sự khẳng định với toàn thể thế giới rằng, dân tộc Việt Nam luôn có khát vọng thống nhất Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đây là một sức mạnh vô song có thể giúp một dân tộc nhỏ, với chính nghĩa trong tay làm nên những chiến công hiển hách, vĩ đại, khiến nhân loại phải kính phục mà sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu, quyết định sự phát triển và thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Đại thắng mùa Xuân 1975 được ghi vào lịch sử dân tộc ta là một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Tuy nhiên, một số đối tượng xấu vẫn cố tình xuyên tạc, bóp méo bản chất cuộc kháng chiến và vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc, truyền bá những tư tưởng hận thù, chống phá.


Xe tăng Quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu

Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các thế lực thù địch đã sử dụng không gian mạng đẩy mạnh tấn công tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các đài báo, trang mạng xã hội của các tổ chức, thế lực thù địch, phản động cố tình xuyên tạc rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đại thắng mùa xuân 1975 của chúng ta là “hoàn toàn vô nghĩa, lẽ ra dân tộc Việt Nam đã có thể tránh được cuộc chiến tranh”; vu cáo đây là cuộc “nội chiến”, “huynh đệ tương tàn” giữa hai miền Nam - Bắc, “không có kẻ thua, người thắng, chỉ nhân dân là chịu thiệt thòi”; cho rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là “không cần thiết” và hoàn toàn “có thể tránh khỏi” …

Gần đây, trên một số trang mạng, website, blog cá nhân của các phần tử cơ hội chính trị phát tán nhiều tin, bài xuyên tạc lịch sử. Họ đưa ra luận điệu sai lệch, đòi “định danh lại ngày 30-4 cho phù hợp” vì không chấp nhận 30/4 là Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; cho rằng “không nên gọi ngày 30/4 là ngày giải phóng”; xuyên tạc “người Việt trẻ gọi 30/4 là một biến cố buồn”; nếu không có ngày 30/4/1975 thì miền Nam Việt Nam ngày nay phát triển không kém gì Hàn Quốc, vượt xa Thái Lan… Đây là những luận điệu lạc lõng và hoàn toàn sai trái, bịa đặt, đã phủ nhận sự thật lịch sử một cách trắng trợn.

Đại thắng mùa xuân 30/4/1975 là sự tôn vinh sức mạnh và niềm tự hào của mỗi người dân, của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Những phần tử chống phá coi ngày 30/4 là ngày “quốc hận” - một cái nhìn sai lạc và xuyên tạc sự thật lịch sử, đi ngược lại tinh thần khoan dung, đồng thuận, đoàn kết của toàn dân ta; chính họ tự gieo rắc hận thù, chia rẽ, đi ngược với trào lưu lịch sử. Họ nuối tiếc chính quyền tay sai, phản động để gieo rắc ý thức “quốc hận” là đi ngược với dòng chảy lịch sử, phản lại chính đồng bào, dân tộc mình. Tư tưởng, quan điểm đó nếu không phải là sự nuôi dưỡng, kích động thù hằn, chia rẽ dân tộc một cách có chủ đích thì cũng là một nhận thức mơ hồ về sự thật lịch sử, trực tiếp tiếp tay cho kẻ thù phá hoại khối đoàn kết dân tộc.

Ngoài ra, các đối tượng trên còn cố tình xuyên tạc chiến thắng 30/4/1975 và sự nghiệp kháng chiến của dân tộc ta ròng rã mấy thập kỷ, cho rằng đó là cái giá phải trả quá đắt, là một sai lầm, làm cho dân tộc đau thương, chậm phát triển. Từ đó, họ quy trách nhiệm cho Đảng ta và con đường mà Đảng và Bác Hồ lựa chọn. Đây là một nhận thức phi lịch sử, phủ nhận chiến thắng của nhân dân ta, đồng thời là phủ nhận cả lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH mà lịch sử đã lựa chọn. Cách nhìn ấy muốn đánh đồng người chiến thắng và kẻ thất bại, xóa nhòa mục đích, bản chất của sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Thậm chí, dưới danh nghĩa hòa hợp, hòa giải dân tộc, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động, chống phá còn đưa ra luận điệu cho rằng chỉ khi nào Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ quyền lãnh đạo đất nước, chỉ khi nào Việt Nam lựa chọn đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có thể thực hiện việc hòa hợp, hòa giải dân tộc.

Hài hước hơn, một số kẻ đánh lừa quần chúng bằng cách đưa ra lập luận phải coi việc xóa bỏ chế độ cộng sản là một “mệnh lệnh của lương tâm, là tương lai của dân tộc”. Thực tiễn, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc để xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, hòa hợp, hòa giải dân tộc phải dựa trên sự tôn trọng lịch sử; bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc; xuất phát từ sự chân thành, thiện chí của tất cả các bên. Bản chất cuộc chiến vệ quốc của Việt Nam là sự thật lịch sử. Với cuộc kháng chiến này, quân và dân Việt Nam chiến đấu chống kẻ thù xâm lược là đế quốc Mỹ và lực lượng ngụỵ quân, nguỵ quyền chứ không có chuyện miền Bắc xâm lược miền Nam, không có chuyện “nội chiến”, “huynh đệ tương tàn”.

Ngày 30/4/1975, miền Nam thoát khỏi ách thống trị của kẻ thù xâm lược của đế quốc Mỹ cùng với bè lũ tay sai và là sự kiện đánh dấu lãnh thổ đất nước Việt Nam được trả lại đúng nghĩa đã có trong lịch sử, đáp ứng nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam.

Ngày hội thống nhất non sông, gìn giữ giá trị trường tồn

Lịch sử hàng ngàn năm của đất nước ta đã chứng kiến nhiều thời kỳ phân tranh, cát cứ, chia cắt núi sông như: Loạn sứ quân chia đất nước thành 12 vùng ảnh hưởng khác nhau; chiến tranh Nam - Bắc giữa nhà Mạc và nhà Trịnh, nhà Lê, rồi tiếp đến là thời Trịnh, Nguyễn phân tranh, đất nước thành Đàng trong, Đàng ngoài. Chia cắt thời Tây Sơn, ở phía Nam gọi là Nam Hà, có thực lực và độc lập do nhà Tây Sơn nắm, còn ở phía Bắc, gọi là Bắc Hà. Đến chia cắt thời Pháp thuộc là chia cắt đô hộ, một nước bị chia ra làm ba miền, ba xứ, với ba hệ thống cai trị khác nhau, là Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam Kỳ.

Sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) của tỉnh Quảng Trị trở thành giới tuyến quân sự tạm thời phân chia nước ta thành 2 miền Nam - Bắc. Theo Hiệp định, sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Thế nhưng, với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, Mỹ đã cho quân xâm lược miền Nam và tìm mọi cách để đánh chiếm miền Bắc, buộc nhân dân ta phải sống, chiến đấu anh dũng suốt 21 năm ròng rã. Đến ngày 30/4/1975, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta mới trọn niềm vui thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn hai mươi năm, dân tộc ta đã đi qua một cuộc trường chinh muôn vàn gian khổ, chồng chất cam go và mất mát, hy sinh để giải phóng đất nước, thống nhất non sông. Đấy là chân lý thời đại, là cái "dĩ bất biến" của một dân tộc yêu nước, yêu hòa bình, chứ không phải là ý niệm và hành động của kẻ hiếu chiến, kích hoạt xung đột. Một dân tộc lấy yêu thương làm cốt lõi tinh thần, lấy minh triết dân gian “Thương người như thể thương thân” để ứng xử là một dân tộc có văn hiến. Bản lĩnh dân tộc cũng sinh ra từ đấy. Và điều đó lý giải vì sao dân tộc Việt Nam đã từng chiến thắng những kẻ thù to lớn hơn mình.

Chiến thắng 30/4/1975 đã tích hợp được đầy đủ các ý nghĩa trọng đại nhất: khẳng định độc lập, tự do của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, non sông liền một dải. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, một chiến thắng quân sự lớn lao lại mở ra một ngày hội mới: Ngày hội thống nhất non sông.

Nhìn lại hành trình phát triển và mở mang đất nước, bờ cõi xứ sở của chúng ta đã mở rộng về phương Nam. Đất nước đã thành một dải kéo dài từ địa đầu Móng Cái tới đất mũi Cà Mau, rồi mở mang ra vùng biển, những Côn Đảo, Phú Quốc, Trường Sa, Hoàng Sa… Quá trình này đã định hình hình thể đất nước từ đầu thế kỷ 17 đến khoảng giữa thế kỷ 18 thì trọn vẹn như ngày hôm nay…

Ngày nay, đại thắng mùa xuân 30/4/1975 được coi là ngày hội thống nhất non sông không chỉ của người dân sinh sống tại Việt Nam mà còn là ngày hội của hàng triệu đồng bào ta đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Ngày hội thống nhất non sông mang ý nghĩa cao cả và có tầm vóc lớn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta. Quá khứ được ghi ơn một cách trân trọng, sâu sắc và điều quan trọng hơn là lời nhắc nhở về tinh thần yêu quý hòa bình, hòa giải, hòa hợp và đoàn kết dân tộc./.

Bình Nguyễn – Hạnh Nguyễn, Nguồn: CAND

 

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại và bế tắc của các tổ chức chống cộng cờ vàng nằm trong chính sự dốt nát của họ, chứ không nằm ở các đợt truy bắt của nhà nước Việt Nam. Trong khi họ nói xoen xoét như vẹt về các vấn đề của quốc gia, có nhiều bằng chứng cho thấy họ chẳng mấy khi hiểu chúng.

Hãy lấy một sự việc mới đây làm ví dụ. Tại hội thảo khoa học diễn ra hôm 18/04, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã dự đoán rằng nếu Việt Nam không áp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, thì phần chênh lệch tiền thuế 12.000 tỷ đồng của các doanh nghiệp FDI như Samsung, Intel, LG, Bosch, Sharp, Panasonic, Foxconn… sẽ phải chảy về chính quốc. Chớp được dòng tóm tắt này ở đầu một bài báo điện tử trong nước, fanpage của đảng Việt Tân lập tức đăng lại, và tỏ thái độ hả hê vì cho rằng kinh tế Việt Nam sắp suy thoái vì mất 12.000 tỷ đồng. Trong phần comment dưới bài đăng, các fan của Việt Tân cũng ồ ạt xông vào chế nhạo rằng quan chức Việt Nam đang đưa ra đường lối sai lầm, từ đó “kéo lùi” nền kinh tế của đất nước.

Những bình luận này cho thấy họ chỉ lặp lại dòng sa-pô của bài báo như vẹt, chứ không hiểu gì về vấn đề mà bài báo đang đề cập.

Để hiểu rõ bản chất của sự việc, trước hết ta phải biết “thuế tối thiểu toàn cầu” là cái gì. Đây là một loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng. Hiện 142/142 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam đồng thuận. Với loại thuế này, các tập đoàn, công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên sẽ đều phải đóng thuế 15%, dù họ ở quốc gia nào. Đây là một biện pháp nhằm ngăn các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế.

Như vậy, thuế tối thiểu toàn cầu không hoàn toàn có hại cho Việt Nam. Dù giải pháp này khiến Việt Nam khó dùng mức thuế ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp FDI, nó giúp Việt Nam có quyền thu thêm thuế. Tiền thuế thu được có thể giúp cải thiện đời sống của người nghèo, từ đó góp phần tạo ra một thế giới công bằng hơn, nơi lợi tức được phân phối đồng đều hơn trong xã hội thay vì chảy hết vào tay những người giàu. Và dù gì đi nữa, thuế thu nhập toàn cầu xuất phát từ OECD thay vì nhà nước Việt Nam, nên chỉ những kẻ không hiểu gì mới cho rằng đây là hậu quả từ những chính sách sai lầm của nhà nước.

Hiện nay, Việt Nam có toàn quyền quyết định liệu mình có áp thuế thu nhập toàn cầu lên các doanh nghiệp FDI hay không. Nếu quyết định áp thuế, thì Việt Nam sẽ không bị thất thoát thuế. Việc Việt Nam mất 12.000 tỷ đồng tiền thuế là chuyện hầu như không thể xảy ra, do áp thuế là xu hướng chung khó tránh khỏi. Nguy cơ mất mát không đến từ chỗ này, mà đến từ khả năng các doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam do mất ưu đãi thuế.

Về việc này, chính phủ Việt Nam không phải không có cách. Một số ý kiến tại hội thảo đã cho rằng Việt Nam nên dành phần thuế thu thêm đó để phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ, nhằm giúp Việt Nam trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn hơn về chất, và giúp doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi giá trị của chính các tập đoàn đa quốc gia đó. Như vậy, nếu tận dụng tốt thuế thu nhập toàn cầu, Việt Nam có thể phát triển theo hướng bền vững hơn hiện nay. Và những cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam mà giới chống cộng luôn khấp khởi mong đợi sẽ còn lâu mới xảy đến.

Lâu nay, đảng Việt Tân vẫn vỗ ngực tuyên bố rằng mình được lập ra để “canh tân đất nước”. Bài viết trên cho thấy Việt Tân thiếu cả tâm lẫn tầm để làm điều đó. Về mặt tầm, họ không hề hiểu rõ những vấn đề của đất nước mà mình đang nói đến, và chỉ biết nhại lại các bài báo trong nước như vet – tức là còn thiếu hiểu biết hơn cánh phóng viên Việt Nam. Về mặt tâm, họ chỉ vo ve kiếm cớ chửi bới chế độ, chứ không hề thật sự suy nghĩ để tìm ra giải pháp cho các vấn đề của đất nước. Họ thậm chí còn mong Việt Nam sớm rơi vào khủng hoảng kinh tế, để họ tận dụng lúc hỗn loạn mà phát động biểu tình. Người dân Việt Nam nhìn rõ bản chất này của họ, nên chẳng đáng ngạc nhiên khi họ ngày càng bị xã hội cô lập./.

Nguồn: Nhân Quyền

 

Những ngày qua, một số phần tử phản động lợi dụng việc các cấp, các ngành đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); cũng như vụ việc xảy ra tại Cục Đăng kiểm và một số Trung tâm Đăng kiểm để xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Trên trang “Doithoaionline”, kẻ tự xưng Hoài Nguyễn tán phát tài liệu với tựa đề hết sức ngớ ngẩn “Lập pháp ở Việt Nam có độc lập hay không?” Với hiểu biết rất lơ mơ, Hoài Nguyễn ngớ ngẩn cho rằng, “Đảng là tối thượng, tiếp đến mới là Hiến pháp”.

Hoài Nguyễn cần phải học lại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cần phải hiểu rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc….

Hiến pháp đã hiến định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Vì thế, mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và không được trái với đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này mà trong mọi tình huống, Đảng ta luôn vững vàng, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đúng hướng và cập bến bờ vinh quang.

Không dừng lại ở đó, Hoài Nguyễn còn ngớ ngẩn cho rằng: “Ở Việt Nam quyền lập pháp không có tính độc lập”. Trong khi, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Thời gian qua, toàn văn dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đăng tải công khai trên các phương tiện truyền thông. Từ Trung ương đến địa phương, cán bộ, đảng viên và người dân ở trong và ngoài nước đều có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo Luật. Hàng nghìn hội nghị, hội thảo trong cả nước; hàng chục hội thảo chuyên sâu huy động trí tuệ của các chuyên gia đầu ngành. Các cấp, ngành, địa phương tổng hợp đầy đủ ý kiến các tầng lớp nhân dân báo cáo Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tổng hợp báo cáo Quốc hội tiếp thu, chỉnh sửa, tiếp tục thảo luận và quyết định.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tỏ rõ bản chất cách mạng, một lòng, một dạ vì dân, vì nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước luôn ổn định và phát triển. Sau hơn 36 năm đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và thu nhập thấp; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7%/năm, thu nhập bình quân đầu người khoảng 4110 USD; tỉ lệ nghèo đa chiều cả nước chỉ còn 5,2%. Việt Nam được xếp thứ 65 trên tổng số hơn 150 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

 Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh: Đối với công tác phát hiện và xử lý tham nhũng đã được chỉ đạo và thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.

Thực tiễn sinh động trên là minh chứng xác đáng bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc hết sức ngớ ngẩn, nhảm nhí của những phần tử phản động như Hoài Nguyễn. Trong quá trình phát triển đất nước, bọn phản động không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vì thế, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần đề cao cảnh giác, nhận diện chính xác âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng và cuộc sống lao động hòa bình của nhân dân ta./.

Nhân văn Việt

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.