Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

 “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” không chỉ “u mê hóa” thánh đồ, mà còn làm mai một tính thiện tự nhiên trong con người họ, khiến họ làm ác mà vẫn nghĩ mình đang sống đúng theo ý của “Đức Chúa Trời”.

Nếu so sánh các thông tin về “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” và những câu chuyện đáng buồn từ nhiều thánh đồ của họ giai đoạn trước đây (2015-2019), với hàng loạt các tự bạch nóng sốt từ những người đã thoát khỏi nanh vuốt của tổ chức này trên truyền thông mấy tháng vừa qua, sẽ dễ dàng nhận ra có một điểm chung quan trọng, đó là chủ trương “u mê hóa” và “ác hóa” thánh đồ của tổ chức này.

Mục đích đằng sau đó không hề thánh thiện như những rao giảng hàng ngày của các “Đấng tiên tri”.

Một mặt, trước thánh đồ, các “Đấng tiên tri” vẫn rất “thành tâm” ca ngợi sự khổ nhục, nhẫn nại, khước từ mọi hưởng thụ của cuộc sống tạm bợ để chờ ngày tận thế, được lên “Nước Thiên Đàng”; được “sống sung sướng đời đời cũng “Đức Chúa Trời”. Mặt khác, họ vẫn bí mật tụ tập du lịch mỗi tháng, ăn uống no say mỗi tuần, và dùng tiền bắt buộc thánh đồ dâng cúng để thuê nhà to, mua sắm cho các nhu cầu cá nhân và gia đình họ.

Nếu chỉ lướt qua những biểu hiện ban đầu, nhiều người lầm tưởng “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” là một tổ chức tà đạo thuần túy, tức chỉ tin vào một “chân lý”, một “đấng tối cao” (dù lệch lạc), và để cho niềm tin đó chi phối mọi mặt của đời sống. Nhưng điều này chỉ đúng với các thánh đồ, chứ không hề đúng với những người có chức sắc, như nhóm trưởng, chấp sự, truyền đạo sư…

Hơn ai hết, đám chức sắc này biết rõ những gì phải nói với thánh đồ và thực tế hoàn toàn trái ngược nhau. Nhưng thay vì thức tỉnh, rất nhiều người dù biết sự thật đen tối này vẫn chọn cách thỏa hiệp.

Trong một phóng sự điều tra thời gian gần đây, một trưởng nhóm đào thoát khỏi “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” đã kể về hàng loạt góc khuất trong bộ máy của tổ chức. Anh này khẳng định mỗi sion (điểm tập hợp các thánh đồ) nhận được hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ việc buộc các thánh đồ đóng góp 1/10 thu nhập của họ. Sợ mất sự cung phụng về vật chất, là lý do khiến các chức sắc rất sợ mất chức. Họ không bao giờ dám phản kháng, hay nói ra sự thật.

Nỗi sợ mất chức này còn được lý giải từ việc người có được chức sắc phải trải qua rất nhiều thử thách khắc nghiệt để chứng tỏ lòng trung thành với “Đức Chúa Trời”, nên không thể đánh đổi.

Vì sợ, nhiều chức sắc trong “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” sẵn sàng lừa dối, dụ dỗ hàng trăm người tham gia tổ chức để bóc lột tiền đóng góp trên mỗi đầu người; họ cũng sẵn sàng đồng ý kết hôn với người không có tình cảm miễn là được “Đấng tiên tri” gợi ý; hay thậm chí chấp nhận phá thai vì không muốn làm trái ý “Đức Chúa Trời”…

Rõ ràng u mê ban đầu đã trở thành sự nhẫn tâm, tàn ác với đồng loại; hay nói khác đi, những khiếm khuyết về nhận thức đã dần trở thành sự vô đạo đức.

Có thể thấy đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với kinh tế – xã hội Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Càng khủng hoảng, niềm tin của nhiều người đối với xã hội càng bị tổn thương, thì càng là điều kiện thuận lợi để các tà đạo như “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” chiêu dụ thánh đồ mới, với chiêu bài “Đức Chúa Trời” sẽ giúp thánh đồ có cuộc sống tự do, thoải mái; cứu thoát thánh đồ trong ngày tận thế sắp đến để họ có thể sống đời đời với Ngài ở “Nước Thiên Đàng”.

Từ xưa đến nay, không có tôn giáo chân chính nào chức sắc càng cao thì càng vô đạo đức như những người đang nắm bộ máy tổ chức “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ”. Đã đến lúc các cơ quan truyền thông, cũng như cơ quan công an các địa phương cần thông tin rộng khắp và liên tục đến mỗi gia đình về sự thật của tổ chức này. Người dân phải biết rõ các thủ đoạn bẩn thỉu nhằm trục lợi niềm tin và vật chất của “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” để chủ động tẩy chay, lên án, nâng cao cảnh giác, không để mình và người thân sa chân vào tổ chức này.

 Ngày 15-4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách “Những lá thư thời chiến ở Việt Nam” tại đường sách TP Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật chủ trì buổi giới thiệu.


Tham gia chương trình có các đại biểu: Đặng Mạnh Trung, Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại khu vực phía Nam; Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Giám đốc Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tại TP Hồ Chí Minh.


Đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát biểu tại buổi lễ. 

Cuốn sách “Những lá thư thời chiến ở Việt Nam” do cựu chiến binh Đại tá, nhà báo, nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm, biên soạn, giới thiệu 200 lá thư được lựa chọn từ hàng triệu lá thư của người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, lực lượng tham gia cách mạng... trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hầu hết tác giả của các lá thư đến nay đã không còn nhưng những lá thư tay đã trở thành chứng nhân lịch sử sinh động về lý tưởng sống cao đẹp, sự hy sinh và cống hiến cho độc lập, tự do của dân tộc. Cùng với đó, những lá thư còn thể hiện sâu sắc về tình yêu gia đình, tình yêu lứa đôi hòa quyện với tình yêu quê hương, Tổ quốc.


Bìa cuốn sách sách “Những lá thư thời chiến ở Việt Nam”.

Cuốn sách “Những lá thư thời chiến ở Việt Nam” càng có giá trị và ý nghĩa to lớn khi được nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết lời giới thiệu, đồng thời được ra mắt bạn đọc trong dịp chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4) và kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2023).

Để phổ biến, lan tỏa nội dung giá trị của cuốn sách đến đông đảo bạn đọc, cùng với việc xuất bản sách giấy truyền thống, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản phiên bản điện tử, phục vụ bạn đọc miễn phí trên trang Stbook.vn và Thuviencoso.vn.


Nhà báo, nhà văn Đặng Vương Hưng cùng các đại biểu giao lưu về cuốn sách.

Đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Phó giám đốc, Phó tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho biết: 200 lá thư trong cuốn sách là 200 câu chuyện kể vô cùng đa dạng và phong phú, sinh động và cảm động về những người chiến sĩ nơi chiến trường trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt, hào hùng. Mỗi lá thư thời chiến khẳng định lòng tin tuyệt đối vào Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, đã trở thành cầu nối giữa tiền tuyến và hậu phương, ghi tạc và hiển hiện chân thực một thế hệ thanh niên luôn sẵn sàng xung phong, hy sinh quên mình vì tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, yêu gia đình.


Các cựu chiến binh phát biểu bày tỏ cảm nghĩ về cuốn sách.

Theo đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tin tưởng cuốn sách “Những lá thư thời chiến Việt Nam” sẽ là tư liệu quý giá, cung cấp cho độc giả cái nhìn chân thực nhất về phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ Việt Nam, của một thế hệ sẵn sàng hy sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân cho lý tưởng cách mạng, giải phóng đất nước. Cuốn sách thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay và mai sau đối với các thế hệ cha anh đã vì mảnh đất Việt Nam linh thiêng mà hy sinh.


Nhà báo, nhà văn Đặng Vương Hưng ký tặng sách cho bạn đọc.

Đại tá, nhà báo, nhà văn Đặng Vương Hưng chia sẻ rằng, ông bắt đầu sưu tầm các lá thư thời chiến từ năm 2004. Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, những lá thư, những trang nhật ký viết tay đã trở thành “người bạn tri kỷ” của mỗi người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến... Có thể nói, những bức thư thời chiến là các kỷ vật lịch sử vô giá lưu giữ những ký ức của các chàng trai, cô gái đã hiến dâng tuổi xuân cho đất nước. Những bức thư ấy đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị về ý chí, nghị lực và lý tưởng sống cao cả để “truyền lửa” cho thế hệ hôm nay không ngừng cống hiến cho đất nước.

Tại buổi giới thiệu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã trao tặng sách “Những lá thư thời chiến ở Việt Nam” cho một số đại biểu./.

Tin, ảnh: HÙNG KHOA - Nguồn: QĐND

 Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp lâu dài, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Quá trình tiến hành, việc tiếp thu, chọn lọc tinh hoa thế giới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là cần thiết. Song, những biểu hiện “sùng ngoại” dẫn đến phủ nhận, chệch hướng trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay là rất nguy hại, cần phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ.



Ảnh minh họa: Internet

“Sùng ngoại” trong giáo dục tuy chưa phải là hiện tượng phổ biến, nhưng đã xuất hiện từ lâu và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Điển hình nhất là sự tôn sùng, đánh giá thái quá cách thức, phương pháp, sản phẩm, giá trị giáo dục của nước ngoài; hạ thấp, coi thường nền giáo dục, sản phẩm giáo dục trong nước. Theo đó, một số người theo quan điểm này luôn ra sức quảng bá, tô vẽ, khuếch trương nền giáo dục nước ngoài, coi đó là thượng đẳng, là lý tưởng, con đường duy nhất để thế hệ trẻ Việt Nam có điều kiện làm “rạng rỡ tương lai, mở mang tiền đồ”. Nguy hiểm hơn, họ đòi loại bỏ các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi chương trình đào tạo; rằng: người dạy, người học phải được tự do về tư tưởng, không bị chi phối hoặc phụ thuộc vào bất cứ hệ tư tưởng nào. Thậm chí, lợi dụng một số hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong giáo dục, đào tạo, không ít kẻ đã xuyên tạc, thổi phồng quá mức,... làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào nền giáo dục nước nhà cũng như niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.

“Sùng ngoại” trong giáo dục nếu không được ngăn chặn, nó sẽ như những “virus độc hại” lây lan, tác động to lớn đến con người và xã hội, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Trong đó có tác động làm sói mòn bản sắc văn hóa dân tộc, thay đổi những giá trị đạo đức cốt lõi bằng chủ nghĩa thực dụng, đề cao cá nhân, lối sống hưởng thụ, tôn thờ vật chất,… ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhất là của giới trẻ. Sâu xa hơn, “sùng ngoại”, lai căng trong giáo dục sẽ làm thay đổi nhận thức, tư duy, khiến thế hệ trẻ mơ hồ về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục phải mang tính giai cấp

Theo quan điểm của Đảng, “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”1. Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Như vậy, nền giáo dục Việt Nam phải phục vụ mục đích chính trị cao quý của Đảng: vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mọi sự cải cách, hội nhập đều phải hướng tới mục tiêu cốt lõi này. Vì thế, việc tôn sùng, hướng tới sao chép một cách cứng nhắc mô hình giáo dục của nước ngoài để thay thế cho nền giáo dục Việt Nam theo quan điểm “sùng ngoại” là hoàn toàn phản khoa học; bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình giáo dục không chỉ đơn thuần là sự đòi hỏi “cải cách”, mà thực chất đó là tư tưởng phản động, đi ngược lại với lợi ích của đất nước.

Thực tế không thể phủ nhận

Thực tiễn những năm qua cho thấy, cùng với những thành tựu to lớn đạt được, sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước ta cũng tồn tại không ít hạn chế, bất cập. Đó là điều bình thường, nhất là đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, nếu luôn cho rằng, nền giáo dục Việt Nam là lạc hậu, thấp kém, cần phải thay thế bằng các mô hình giáo dục của nước này, nước kia để theo kịp thế giới là biểu hiện rõ nét của sự “sùng ngoại”; là sự nhìn nhận phiến diện, phủ nhận sạch trơn những thành tựu của giáo dục Việt Nam. Nhìn lại lịch sử, với chính sách “ngu dân” thâm độc mà thực dân Pháp áp dụng trong suốt thời gian đô hộ nước ta, cho đến năm 1945, khi đất nước giành được độc lập, có tới 95% dân số mù chữ. Từ nền tảng gần bằng không đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục và toàn dân, giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần đặc biệt quan trọng để đất nước có được cơ đồ, vị thế, uy tín như ngày nay.

Với quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, Việt Nam là nước có mức đầu tư cho giáo dục cao trên thế giới, có xu hướng tăng đều trong từng năm2. Đặc biệt, Việt Nam trở thành điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương về kết quả, thành tích các cuộc thi Olympic quốc tế dành cho học sinh. Năm 2022, 38 lượt học sinh dự thi Olympic quốc tế đều giành huy chương, đưa Việt Nam năm thứ 2 liên tiếp lọt vào nhóm 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có thành tích tốt nhất tại các kỳ thi này; trong đó, xếp thứ 4/104 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Olympic Toán học quốc tế lần thứ 63 (IMO 2022). Sự kiện Việt Nam lần thứ 5 trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2021 - 2025 (tháng 11/2021) đã khẳng định vai trò, vị thế, uy tín và những đóng góp chủ động, tích cực, hiệu quả của nước ta đối với các chương trình, định hướng lớn của UNESCO trên các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Những chuyển biến tích cực của giáo dục Việt Nam còn được thể hiện rõ nét thông qua đánh giá của các tổ chức quốc tế uy tín. Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 6 bậc so với năm 2020 (kết quả dựa trên khảo sát toàn cầu về ba thuộc tính cùng trọng số của mỗi quốc gia: có hệ thống giáo dục công phát triển tốt; mọi người có cân nhắc theo học đại học ở đó hay không; quốc gia đó cung cấp nền giáo dục chất lượng hàng đầu hay không). Hiện nay, Việt Nam có 07 cơ sở giáo dục vào nhóm 1.000 trường đại học có ảnh hưởng thế giới (theo bảng xếp hạng The Impact Rankings được Tạp chí Times Higher Education (THE) công bố vào tháng 4/2022). Những số liệu trên chưa thể hiện được toàn diện thành tựu trong giáo dục, cũng chưa đề cập đến những yếu tố chính trị, tinh thần mà giáo dục đem lại cho người dân, song đủ để khẳng định rằng, dù quá trình cải cách giáo dục còn có những hạn chế, bất cập, song những kết quả mà giáo dục Việt Nam đã đạt được là không hề thấp kém và không thể phủ nhận.

Giữ vững mục tiêu trong hội nhập, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục

Hội nhập giáo dục là xu thế tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu bắt buộc đối với giáo dục Việt Nam trong tiến trình phát triển đất nước. Việc tiếp thu, kế thừa thành tựu, kinh nghiệm của các nước trên thế giới là cách thức hiệu quả để “đi tắt, đón đầu” nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình hội nhập về giáo dục của nước ta đã được tiến hành mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả quan trọng3. Tuy nhiên, đây cũng là quá trình mà quan điểm “sùng ngoại” đã và đang tiếp tục len lỏi, tác động, tạo nguy cơ làm chệch hướng mục tiêu của nền giáo dục. Vì vậy, cần thực hiện nhất quán chủ trương: “Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại”4. Quá trình kế thừa, tiếp thu phải chắt lọc những giá trị phù hợp, kiên quyết loại bỏ yếu tố “ngoại lai”, ảnh hưởng tiêu cực đến nền giáo dục; tăng cường hợp tác quốc tế phải bảo đảm phát triển bền vững, phát huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập, tự chủ và định huớng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng hợp tác đa phương phải gắn với tăng cường công tác quản lý nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân về giáo dục và đào tạo. Xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho giáo dục, ưu tiên lĩnh vực đào tạo đại học, sau đại học và giáo dục nghề nghiệp; có cơ chế, chính sách thu hút và thẩm định chặt chẽ giáo viên, nhà khoa học người nước ngoài tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học.

Cùng với đó, tập trung nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục Việt Nam. Đây là vấn đề cốt lõi để đẩy lùi quan điểm “sùng ngoại”, bài nội trong giáo dục. Trong đó, cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc, của Đảng. Ngăn chặn kịp thời xu hướng mờ nhạt tư tưởng chính trị, xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động giáo dục, nhất là quan điểm “sùng ngoại”. Quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục nhân cách, làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của xã hội. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, có chất lượng tốt.

Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra khó khăn nhất, âm thầm nhất và quyết liệt nhất là trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, trong đó giáo dục là một trận địa quan trọng. Cảnh giác, đấu tranh, loại bỏ quan điểm “sùng ngoại” trong giáo dục sẽ giữ vững định hướng, mục tiêu của giáo dục, trực tiếp góp phần xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới./.

Thượng tá, TS. VŨ THANH TÙNG, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng - Nguồn: Tạp chí QPTD
-------------------------------

1 - Khoản 1, Điều 3, Chương I, Luật Giáo dục năm 2019.

2 - Riêng giai đoạn 2011 - 2020, tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đạt trung bình khoảng 17% - 18%, có năm gần 19%. So với Mỹ (13%), Indonesia (17,5%), Singgapore (19,9%). Mức chi cho giáo dục của nước ta hằng năm tương đương 4,9% GDP, chỉ kém Malaysia 5%, cao hơn các nước khác trong khối ASEAN.

3 - Riêng giai đoạn 2016 - 2020, nước ta đã có hơn 70 thỏa thuận quốc tế và 23 điều ước quốc tế được ký kết, góp phần tạo hành lang pháp lý triển khai nhiều chương trình hợp tác, như: trao đổi học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên; hợp tác giáo dục, nghiên cứu, đào tạo, trao đổi chuyên gia,v.v. Ngành giáo dục và các cơ sở đại học đã phê duyệt, ký kết trên 530 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, với khoảng 85.000 người đã theo học, trong đó hơn 45.000 người đã hoàn thành chương trình và được cấp bằng.

4 - Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Chính vì nặng về thành tích nên các nhà trường vẫn áp chỉ tiêu cho các tổ chuyên môn, giáo viên ngay từ những ngày đầu bước vào năm học mới.

Bệnh thành tích trong ngành giáo dục rất khó chữa bởi nó liên quan đến rất nhiều ban ngành, nhiều vấn đề hiện nay. Từ thành tích thi đua của địa phương, của ngành giáo dục, của các nhà trường, giáo viên…

Thậm chí trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cũng có những yêu cầu về chất lượng giáo dục như tỉ lệ phổ cập, tỉ lệ học sinh bỏ học, tỉ lệ học sinh đậu tuyển sinh 10…Chính vì thế, chữa được “căn bệnh” này còn khó hơn cả hái sao ở trên trời vậy.

Dù biết rõ “bệnh thành tích” nhưng không dễ dàng “chữa” được căn bệnh này (Ảnh minh họa)

Ông Vân (ngồi giữa) dẫn 2 đệ tử đi thi hát Boléro - Ảnh: Thanh Anh

“Không có người gọi là Hòa thượng Thích Tâm Đức, không có tịnh thất Bồng Lai mà chỉ có tư thất Bồng Lai và những người đang sống ở đây không phải sư thầy, ni cô hay chú tiểu”, Hòa thượng Thích Minh Thiện, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, khẳng định.

Trên mạng đang xôn xao chuyện Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Vinh kết nối với VOCE - Cánh tay nối dài của tổ chức khủng bố Việt Tân do Trịnh Hội cầm đầu. Theo đó, hôm 29/12/2018, trên Webside của nhà trường đăng Thông báo "Học bổng Xã hội Dân sự VOICE lần thứ 9" kèm theo là những lời mời chào hấp dẫn. Trước đó hôm 03/12/2018 Website và Fanpage của VOICE đã đăng thông báo tuyển sinh "Học bổng Xã hội Dân sự VOICE lần thứ 9". Thông báo tuyển sinh này vẫn còn hiện hữu trên trang Web của Đại học Vinh đến ngày hôm qua.

Sau vụ việc website của trường Đại học Vinh đăng tải thông báo Học bổng xã hội dân sự VOICE, dư luận bàn tán rất nhiều về tổ chức VOICE. Nhiều người nói rằng đây thực chất là một tổ chức phi chính phủ NGO, tại sao lại coi là tổ chức phản động, nó có liên quan gì đến Tổ chức khủng bố Việt Tân? Nếu nhìn lại quá trình thành lập và ra đời của tổ chức VOICE, chúng ta sẽ thấy nó gắn liền với âm mưu diễn biễn hòa bình, cách mạng màu và có mối quan hệ mật thiết với tổ chức Việt Tân.

Tổ chức VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment), hay còn gọi là “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại”, có thể khẳng định đây chính là tổ chức ngoại vi của Việt Tân. Tổ chức này manh nha hoạt động từ năm 1997, do Trịnh Hội – một kẻ có nhiều hành vi chống phá Việt Nam - đứng đầu. Đến năm 2007, VOICE chính thức được thành lập như một tổ chức phi chính phủ (NGO).

Hai lần biểu quyết, cả hai phương án liên quan đến quy định cấm uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đều không quá bán. Như thế, việc luật hoá quy định này vẫn chưa được.

Trước phiên biểu quyết chiều nay (3-6), Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi đến các đại biểu xin ý kiến về 3 nội dung của dự thảo Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Đại biểu giằng co việc siết luật đối với người lái xe uống rượu bia - Ảnh 2.
Kết quả biểu quyết lần 2 nội dung "đã lái xe thì không dùng rượu bia" - Ảnh: B.D.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nói quyết định hạ giải nhà thờ đã được lãnh đạo và giáo dân cân nhắc kỹ lưỡng, chuẩn bị từ lâu.

Chiều 24/5, ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trả lời VnExpress về tranh luận việc bảo tồn hay xây mới nhà thờ chánh toà Bùi Chu (Nam Định).

– Qua điểm của ông về tranh luận bảo tồn hay xây mới nhà thờ chính toà Bùi Chu giữa các kiến trúc sư và linh mục, giáo dân địa phương?
– Nhà thờ Bùi Chu hiện chưa nằm trong danh mục di sản văn hoá quốc gia hay di sản được UNESCO công nhận. Thông thường, chúng tôi không tham gia trực tiếp vào những câu chuyện như vậy, nhưng nhà thờ Bùi Chu nhận được sự quan tâm sâu sắc của công chúng, đặc biệt là các kiến trúc sư. Đây là cuộc tranh cãi giữa bảo tồn và phát triển, một thực tế mà Việt Nam đang phải đối mặt. Chúng tôi cũng nhận được đơn kiến nghị của các kiến trúc sư về việc này. Vì vậy, ngày 7/5, tôi gửi đề nghị được đến nhà thờ để tìm hiểu cụ thể và được lãnh đạo giáo phận Bùi Chu chấp thuận.
Michael Croft, Trưởng Đại diện văn phòng UNESCO tại Việt Nam. Ảnh: Viết Tuân.

Xuất phát từ việc tập luyện khí công dưỡng sinh, nhiều người đã tu tập Pháp luân công một cách sai lệch, tôn vinh như một thứ tôn giáo khiến nảy sinh nhiều biến tướng, gây ra nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội.

Nhiều người tập Pháp luân công để cải thiện sức khỏe

Theo thông tin từ Hiệp hội chống tà giáo Trung Quốc, vào đầu thập niên những năm 1990 của thế kỷ 20, tại một số địa phương ở Trung Quốc đã xuất hiện tình trạng tu tập Pháp luân công một cách sai lệch và biến chứng thành tà giáo.

Ủy Hội quốc tế Hoa Kỳ về tôn giáo (USCIRF) vừa qua đã đưa ra những nội dung về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam nhưng hoàn toàn phản ánh sai lệch, xuyên tạc với tình hình thực tế. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam được nhìn nhận và đánh giá dựa trên các yếu tố pháp luật, bảo đảm quyền tự do tôn giáo, được xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo.

Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm, chính sách đúng đắn về vấn đề này và khẳng định: tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân (nguồn ảnh: Vietnamplus)

Ngày 16/03/2019 vừa qua, nhóm Green Trees đã hoàn thành và chiếu ra mắt bộ phim tài liệu “Đừng sợ”. Để quy kết Nhà nước “ngăn cấm xã hội dân sự” và tìm cách thu hút sự chú ý của dư luận, thời gian qua, nhóm này đã pha trộn thông tin liên quan đến việc tuyên truyền bộ phim với vụ việc Cao Vĩnh Thịnh (một thành viên của nhóm) bị cơ quan điều tra tạm giữ, thu đồ đạc để điều tra về bộ phim (ngày 27/3). Thông qua các post Facebook của các thành viên Green Trees nhắm vào ba “mũi tên”:

Một là, bằng cách gọi “Đừng sợ” là “bộ phim đầu tiên về xã hội dân sự Việt Nam”, nhóm này tìm cách ca ngợi và quảng bá tên tuổi của Green Trees – tác giả của bản báo cáo “Tổng quan thảm họa môi trường biển Việt Nam” 2016 như một nhóm “bảo vệ môi trường”, “ôn hòa” và “cam đảm”.

Hai là, Green Trees ca ngợi không chỉ các phong trào biểu tình, bạo động do giới chống đối phát động từ năm 2006 đến nay, bao gồm cả phong trào “Cách mạng cá” năm 2016 – 2017 với sự tham gia của đảng Việt Tân, Hội Anh em dân chủ, các nhóm Công giáo chống đối ở miền Trung và Green Trees mà còn cả các tổ chức, cá nhân chống đối nêu trong phim đang thi hành án hoặc đang bị truy nã như Hoàng Đức Bình, Bạch Hồng Quyền, Nguyễn Văn Hóa… như “những người khát khao dân chủ đã chính thức vượt qua nỗi sợ, đứng lên thực thi cái quyền của mình”.

Ba là, Green Trees chỉ rõ: Phong trào biểu tình để “bảo vệ môi trường” ở Việt Nam còn kém phát triển, có quá ít người tham gia, do “ý thức về môi trường của người dân chưa đủ mạnh”, “bị chính quyền ngăn cản”; do đó, “phải có những cuộc biểu tình hàng triệu người” thì mới thay đổi được chính sách.

Áp-phích quảng cáo bộ phim tài liệu “Đừng sợ” của nhóm Green Trees

Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định không chỉ trong năm 2018 mà ngay từ năm 2017, ông Nguyễn Khắc Tuấn, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình đã can thiệp sửa điểm.

Cơ quan ANĐT Bộ Công an ngày 11-3 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. 

Đây là vụ án có tính chất rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, làm suy giảm và mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng. 

Việc can thiệp, nâng điểm thi trắc nghiệm cho các thí sinh đã ảnh hưởng đến kết quả thi, xét tuyển đại học của các thí sinh khác, trực tiếp xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, lấy kết quả xét tuyển vào các Trường Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Liên quan đến vụ án trên, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố 3 bị can về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. 

Các bị can gồm: Nguyễn Quang Vinh (SN 1966, trú tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), nguyên Trưởng phòng, Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở giáo dục đào tạo tỉnh Hòa Bình; Đỗ Mạnh Tuấn (SN 1979, Phó hiệu trưởng Trưởng phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) và Nguyễn Khắc Tuấn (SN 1981, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐY tỉnh Hòa Bình.

Quá trình điều tra xác định: Ngày 14-5-2018, UBND tỉnh Hòa Bình ra quyết định số 1165/ QĐ- UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia năm 2018. 

Trên cơ sở đó, ngày 15-5-2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình có quyết định số 1196/QĐ- SGDĐT thành lập Hội đồng thi THPT Quốc gia năm 2018. 

Trong đó, Tổ chấm thi trắc nghiệm gồm có Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Ban thư ký Hội đồng thi làm tổ trưởng; Nguyễn Khắc Tuấn, Chuyên viên phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục (KT&QLCLGD); Đỗ Mạnh Tuấn; Nguyễn Hồng Biển, giáo viên Trường THPT Lạc Thủy C; Đào Ngọc Thuật, giáo viên Trường THPT Mai Châu và Trần Phi Điệp, giáo viên Trường THPT Lạc Thủy.

Tổ chấm thi tự luận môn Ngữ văn do Diệp Thị Hồng Liên, Phó trưởng phòng KT&QLCLGD, Phó trưởng ban chấm thi phụ trách gồm 1 trưởng môn chấm thi (Nguyễn Văn Quang, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cộng Hòa) và 45 cán bộ, giáo viên. 

Quá trình thực hiện nhiệm vụ chấm thi, Vinh, Mạnh Tuấn và Khắc Tuấn cùng một số đối tượng liên quan đã có hành vi sửa chữa, nâng điểm bài thi cho các thi sinh...,  làm sai lệch kết quả thi tại tỉnh Hòa Bình.

Kết quả điều tra, Cơ quan ANĐT Bộ Công an có đủ căn cứ xác định: Đầu tháng 5-2018, tại phòng làm việc riêng của Vinh, Vinh đã bàn bạc, chỉ đạo Mạnh Tuấn xử lý, can thiệp, nâng điểm thi trắc nghiệm cho các thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hòa Bình. Vinh và Mạnh Tuấn thống nhất, phải sửa trực tiếp trên bài thi của thí sinh, trước khi đưa vào máy quét file ảnh bài làm gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Theo sự thống nhất giữa các đối tượng, Vinh có trách nhiệm chuẩn bị chìa khóa phòng để bài thi trắc nghiệm, bố trí niêm phong cửa phòng thi bóc được dễ dàng, khó bị phát hiện. Đỗ Mạnh Tuấn trực tiếp sửa bài thi của thí sinh. 

Nguyễn Khắc Tuấn và Ðỗ Mạnh Tuấn.

Sau đó, Mạnh Tuấn đã gặp, trao đổi và bàn bạc với Khắc Tuấn để cùng thực hiện việc can thiệp, nâng điểm thi cho một số thí sinh theo chỉ đạo của Vinh. Đồng thời, chủ động chuẩn bị bút chì, tẩy bút chì, in sẵn đáp án của các môn thi trắc nghiệm Bộ GD&ĐT đã công bố trên mạng Inrternet ra giấy A4; tập hợp danh sách các thí sinh cần nâng điểm thi (có thí sinh cần đạt điểm xét tuyển đại học, có thí sinh chỉ cần đủ để tốt nghiệp THPT).

Sáng 7-3, tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp rà soát tiến độ triển khai giải Báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ 2, năm 2018 – 2019.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định, qua thành công của Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ nhất, năm 2017- 2018, Giải báo chí lần thứ 2 này sẽ tiếp tục khẳng định vai trò giám sát của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân, báo chí và công luận trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực phòng, chống tham nhũng, lãng phí; biểu dương, cổ vũ những cách làm hay, những kinh nghiệm tốt và phản ánh việc tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch.

Ghi nhận sự vào cuộc của Ban Tổ chức Giải thời gian qua, Chủ tịch  UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho rằng, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để có nhiều hơn nữa những tác phẩm xuất sắc tham dự Giải báo chí “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ 2.

Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc họp rà soát tiến độ triển khai giải.

Chủ tịch UBTƯ Trần Thanh Mẫn đề nghị, các cơ quan báo chí phải tiếp tục khẳng định bản lĩnh tiên phong trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Mỗi tác phẩm cần bám sát tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), đặc biệt là Quy định số 124-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên và Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018 – 2020 để tập trung phản ánh sự vào cuộc kịp thời từ trung ương tới địa phương đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. 

“Các tác phẩm báo chí cần phản ánh vai trò tuyên truyền, vận động của MTTQ các cấp trong đấu tranh với biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bên cạnh đó cần có những bài viết về những tấm gương điển hình, những cá nhân tiêu biểu trong việc phát hiện, đấu tranh với tham nhũng, lãng phí tại địa phương”- đồng chí Trần Thanh Mẫn lưu ý.

Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cũng khẳng định, Ban tổ chức sẽ có hình thức khen thưởng trực tiếp đối với những cơ quan báo có những bài viết xuất sắc, có kết quả cụ thể đấu tranh với hiện tượng tiêu cực, lãng phí đang diễn ra. Đồng chí Trần Thanh Mẫn mong muốn các cơ quan báo chí, với sứ mệnh của mình sẽ đồng hành cùng Mặt trận trong công tác tuyên truyền để góp phần tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ 2 thành công tốt đẹp.

Theo Ban tổ chức, Lễ tổng kết và trao Giải  “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ 2 dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 8-2019, đây sẽ là một trong những hoạt động ý nghĩa chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 diễn ra vào ngày 19-9-2019.

Diệp Vinh – Anh Minh

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.