“Green Trees” che giấu điều gì trong phim tài liệu “Đừng sợ”?

Ngày 16/03/2019 vừa qua, nhóm Green Trees đã hoàn thành và chiếu ra mắt bộ phim tài liệu “Đừng sợ”. Để quy kết Nhà nước “ngăn cấm xã hội dân sự” và tìm cách thu hút sự chú ý của dư luận, thời gian qua, nhóm này đã pha trộn thông tin liên quan đến việc tuyên truyền bộ phim với vụ việc Cao Vĩnh Thịnh (một thành viên của nhóm) bị cơ quan điều tra tạm giữ, thu đồ đạc để điều tra về bộ phim (ngày 27/3). Thông qua các post Facebook của các thành viên Green Trees nhắm vào ba “mũi tên”:

Một là, bằng cách gọi “Đừng sợ” là “bộ phim đầu tiên về xã hội dân sự Việt Nam”, nhóm này tìm cách ca ngợi và quảng bá tên tuổi của Green Trees – tác giả của bản báo cáo “Tổng quan thảm họa môi trường biển Việt Nam” 2016 như một nhóm “bảo vệ môi trường”, “ôn hòa” và “cam đảm”.

Hai là, Green Trees ca ngợi không chỉ các phong trào biểu tình, bạo động do giới chống đối phát động từ năm 2006 đến nay, bao gồm cả phong trào “Cách mạng cá” năm 2016 – 2017 với sự tham gia của đảng Việt Tân, Hội Anh em dân chủ, các nhóm Công giáo chống đối ở miền Trung và Green Trees mà còn cả các tổ chức, cá nhân chống đối nêu trong phim đang thi hành án hoặc đang bị truy nã như Hoàng Đức Bình, Bạch Hồng Quyền, Nguyễn Văn Hóa… như “những người khát khao dân chủ đã chính thức vượt qua nỗi sợ, đứng lên thực thi cái quyền của mình”.

Ba là, Green Trees chỉ rõ: Phong trào biểu tình để “bảo vệ môi trường” ở Việt Nam còn kém phát triển, có quá ít người tham gia, do “ý thức về môi trường của người dân chưa đủ mạnh”, “bị chính quyền ngăn cản”; do đó, “phải có những cuộc biểu tình hàng triệu người” thì mới thay đổi được chính sách.

Áp-phích quảng cáo bộ phim tài liệu “Đừng sợ” của nhóm Green Trees

Điều đặc biệt đáng chú ý là khi Green Trees mô tả mình như một tổ chức “bảo vệ môi trường”, nhưng có 3 bằng chứng cho thấy nhóm này cùng phong trào biểu tình “cá chết” mà họ góp mặt, chỉ lợi dụng vấn đề môi trường để tổ chức phong trào biểu tình, nhằm lật đổ Nhà nước Việt Nam:

Thứ nhất, đằng sau những “slogan” mà Green Trees rêu rao khắp nơi, quá trình hoạt động của họ đã thể hiện rõ động cơ của mình.

Như quảng cáo của tổ chức này Green Trees xuất phát từ phong trào phản đối chặt, thay thế cây xanh ở Hà Nội, khởi phát từ tháng 03/2015. Nhưng trên thực tế, nhóm người đầu tiên phát động phong trào này là group Facebook “6700 Cây Xanh”, do giới NGO xây dựng. Nội quy của nhóm này không cho phép “các hoạt động và nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam; công kích, chửi bới cá nhân; đi ngược lại lợi ích quốc gia”. Vì vậy, khi Phạm Đoan Trang và Trịnh Anh Tuấn muốn biến phong trào bảo vệ cây xanh Hà Nội thành một phong trào biểu tình, công kích Nhà nước kéo dài, họ đã lập ra nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh”, không chấp nhận những nội quy vừa kể. Tháng 04/2016, nhân việc nhà máy thép của tập đoàn Formosa gây ô nhiễm bờ biển miền Trung Việt Nam, nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” đổi tên thành Green Trees để tiện hoạt động và chuyển hẳn sang khai thác vụ Formosa.

Việc đem bàn thờ ra cúng cây để cầu siêu cho linh hồn của những đại cổ thụ và kêu gọi nhân dân đứng lên phản đối việc chặt cây của chính quyền Hà Nội dù mục đích của chính quyền là hoàn toàn đúng đắn, nhằm tránh tai nạn đổ gãy trong mùa mưa hay như liên tiếp những vụ việc “vì cá, vì biển” mà kích động, dẫn đầu những đoàn biểu tình hò hét, kêu la giăng biểu ngữ, cờ hiệu đòi “Fomosa cút”, đòi “kiện Fomosa” với mục đích nhắm vào Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan trong sự cố môi trường biển đã bóc mẽ bộ mặt “lưu manh chính trị” của Green Trees mượn danh nghĩa “vì môi trường”, “bảo vệ sức khỏe người dân”, “bảo vệ lợi ích đất nước”. Song trên thực tế là lợi dụng để hô hào, đánh bóng tên tuổi và ghi điểm với các ông lớn bên ngoài viện trợ cho chúng tha hồ sống thật với bản chất. Cũng qua việc người “sáng lập” nhóm Green Trees – Phạm Đoan Trang dùng cụm từ “cách mạng cá” để gọi phong trào biểu tình chống Formosa, thì “bảo vệ môi trường” chỉ là cái cớ để thực hiện mục đích lật đổ chế độ. 

Green Trees cay cú với thất bại kêu gọi diễu hành tưởng niệm 01 năm cá chết

Thứ hai, thành viên của Green Trees không xuất phát từ các phong trào bảo vệ môi trường hoặc các ngành học liên quan đến môi trường.

Thay vào đó, họ vốn là thành viên của các nhóm biểu tình chuyên nghiệp, tận dụng mọi cơ hội để chửi bới, xúc phạm chế độ từ năm này qua năm khác. Tương tự, phong trào biểu tình “chống Formosa” ở miền Trung chỉ quy tụ các nhóm giáo dân bất mãn và chỉ giơ cờ Công giáo; người lạ nằm ngoài giáo xứ có thể bị đánh “hội đồng” nếu xuất hiện trong đoàn. Người bắc loa hô hào biểu tình, nếu không phải linh mục ở các xứ bất mãn thì cũng là những thành viên Việt Tân như Hoàng Đức Bình, Trần Thị Xuân, Nguyễn Trung Trực. Như vậy, đặc điểm chung nhất của các hoạt động biểu tình không phải là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, mà là để tập hợp lực lượng, tiến hành các hoạt động chống chính quyền.

Thứ ba, các hoạt động biểu tình thể hiện hành vi “bảo vệ môi trường” theo phương thức ôn hòa nhưng thực chất là: Chặn Quốc lộ 1A, dùng gậy gỗ tấn công dân thường đi qua chốt chặn, và đập phá các trụ sở cơ quan Nhà nước. Những người tham gia biểu tìnhg chặn cầu, chiếm bến phà, biến các khu Công giáo bất mãn ở một số địa phương thành những “khu tự trị”. Rõ ràng đây là những hành động vi phạm pháp luật, chống Nhà nước, chứ không phải là hành động “vì công lý , vì sự thật” để bảo vệ môi trường.

Nếu Green Trees can đảm như đã khoe trong phim “Đừng sợ” – “sẽ tiếp tục lên tiếng về các hoạt động bảo vệ môi trường, dù có phải đối mặt với nhiều áp lực”, hãy thôi dùng vỏ bọc “bảo vệ môi trường” để che giấu bản chất phản động chống Nhà nước của mình.

Trần Tâm
Chuyên mục:
[facebook][blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.