Trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra vào cuối năm nay, các thế lực thù địch, cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí đang ra sức xuyên tạc, kích động, lôi kéo người lao động đòi quyền lập trong doanh nghiệp của mình cái gọi là “tổ chức đại diện người lao động”, “công đoàn độc lập” nhằm xóa bỏ công đoàn cơ sở, phủ nhận vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chống phá Đảng, Nhà nước, gây bất ổn xã hội.
Các đối tượng thành lập hệ thống kênh YouTube để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đây là hoạt động có tổ chức, được đào tạo chuyên nghiệp với những thủ đoạn nguy hiểm.
Lập hệ thống kênh YouTube xấu độc, xuyên tạc
Tính đến tháng 1/2023, theo số liệu thống kê của Datareportal, Việt Nam đã có 63 triệu tài khoản, trong đó hơn 100.000 kênh kiếm tiền từ quảng cáo (kênh có hơn 1.000 người theo dõi) với nhiều chủ đề từ giải trí, ẩm thực, vlog... Hiện tại doanh thu quảng cáo của YouTube tại thị trường Việt Nam ước tính đã lên đến hơn 500 triệu USD - đây là một thị trường phát triển tiềm năng, có nhiều người xem.
Các tổ chức, đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước trước đây sử dụng ở các nền tảng mạng xã hội khác nhận thấy tiềm năng to lớn trước sự phát triển này và lượng người xem ở Việt Nam lớn nên đã xây dựng hàng loạt kênh YouTube với sự tổ chức, đào tạo làm truyền thông chuyên nghiệp, đồng thời còn lôi kéo, móc nối với các thành phần bất hảo trong nước. Trong số những tổ chức, đối tượng đó, nổi bật nhất là nhóm người Thượng lưu vong ở Thái Lan, chúng biết cách khai thác hiệu quả nền tảng này để vừa tuyên truyền chống phá Nhà nước. vừa khai thác để làm công cụ kinh tế, tài chính phục vụ cho hoạt động chống phá lâu dài.
Hình thành từ cuối năm 2019, được đánh dấu với các kênh chuyên tổng hợp tin tức có địa chỉ đặt kênh ở Thái Lan, Hoa Kỳ, Thụy Điển… nhưng lại đưa tin tức bằng tiếng Việt nhằm khai thác lượng người xem và tuyên truyền chống phá Việt Nam. Dấu mốc ban đầu của tổ chức này là kênh “MOV Giai điệu cuộc sống”, lúc đầu kênh chuyên khai thác chủ đề giải trí của giới showbiz Việt Nam vốn dĩ thu hút lượng người xem rất đông. Kênh “MOV Giai điệu cuộc sống” ban đầu cũng nằm lọt thỏm trong số hàng ngàn kênh khai thác chủ đề này, tuy nhiên bắt đầu lộ bản chất khi lợi dụng vụ việc lùm xùm trong chuyện bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo công tác từ thiện của một số ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng. Có được ảnh hưởng rộng, kênh này bắt đầu đưa những hình ảnh được cắt ghép và nội dung xuyên tạc, bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Một lượng lớn người xem hóng tin vụ việc nhưng lại thiếu sự kiểm chứng đã đăng ký kênh này mang lại doanh thu quảng cáo lớn cho kênh. Tuy nhiên, do đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc và bịa đặt nên kênh “MOV Giai điệu cuộc sống” đã bị sập do vi phạm nguyên tắc cộng đồng của YouTube.
Dù vậy, khi đã hiểu được thị hiếu người xem và có kinh nghiệm sau lần bị xóa kênh trên nền tảng này, chúng bắt đầu “đẻ” ra hàng loạt các kênh mới như Vietvoice, TOV, HOV Tiếng nói Việt, KSD News, Life News… để tiếp tục tuyên truyền và lách luật kiểm soát của YouTube một cách có tổ chức. Với số lượng khoảng hơn 20 kênh như kể trên, chúng đã đăng lại những nội dung đã bị xóa bỏ ở kênh “MOV Giai điệu cuộc sống” trước đó và tiếp tục sản xuất nội dung xuyên tạc khai thác chủ đề này. Đáng nói, những kênh này đều đặt địa chỉ ở Thái Lan hoặc Hoa Kỳ với số lượng người theo dõi hàng vạn. Mặc dù đặt địa chỉ ở nước ngoài nhưng người Việt trong nước vẫn xem được, do thuật toán của YouTube gợi ý cho người xem vì biết nắm bắt khai thác trend (xu hướng) các chủ đề được dư luận quan tâm như lùm xùm từ thiện của giới showbiz; các vụ án về tham nhũng lớn đang bị điều tra, xét xử ở Việt Nam.
Phương thức thủ đoạn quen thuộc của chúng là bịa đặt một nội dung từ bài viết cho đến hình ảnh cắt ghép lồng vào video, hình ảnh thu nhỏ (thumbnail), giật tít và biết sử dụng kỹ thuật SEO (tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm) nhằm thu hút tối đa người xem. Điển hình là khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt, chúng bắt đầu bịa đặt xuyên tạc trắng trợn về nhiều cá nhân lãnh đạo của TP Hồ Chí Minh và còn vu khống, tấn công vào người thân của các vị này để khai thác lượt xem, gây rối loạn thông tin trong dân chúng. Theo ghi nhận, hệ thống kênh này mỗi ngày sản xuất ít nhất 2 video xuyên tạc, thu hút hàng trăm triệu lượt xem, kéo theo doanh thu từ hệ thống kênh lên đến hơn 40.000 USD/tháng và tổng số lượng video chỉ về nội dung xuyên tạc này đã lên đến hơn 2.000 video.
Đặc điểm chung của những kênh này là trong phần giới thiệu kênh, các đối tượng để cùng một nội dung với luận điệu là “Không cố tình công kích, nhạo báng bất kỳ cá nhân hay tổ chức, đảng phái nào”. Chúng cũng cố tình đặt tên nhái theo các kênh chính thống trong nước như TOV, HOV, TV News, Vietnam Today, Bản tin an ninh 24h… với logo, có đoạn video mở đầu được tổ chức chuyên nghiệp để đội lốt đây là kênh truyền thông “chính thống” đánh lừa người xem.
Thực tế đã có những hội nhóm, cá nhân trên các nền tảng xã hội khác đã dẫn link và chia sẻ thông tin làm sai lệch ngày một lan rộng. Ngoài ra, chúng còn cóp nhặt những bài viết từ trong nước rồi “xào nấu”, lồng vào đó những nội dung xuyên tạc theo ý muốn. Đồng thời, các đối tượng còn lấy nguồn thông tin các báo đài nước ngoài như BBC, VOA, RFA… rồi video hóa để tuyên truyền vào trong nước nhằm thu hút người xem. Chưa kể, chúng còn lập các trang Facebook chia sẻ những nội dung trên nền tảng YouTube nhằm tăng lượt tương tác để lan truyền thông tin xấu độc này nhiều hơn và tăng doanh thu kiếm tiền.
Điều nguy hại là ngoài những nội dung trên, các đối tượng còn xây dựng một số kênh nhưng khai thác chủ đề về tin tức chiến sự Ukraine - Nga, tình hình Trung Quốc, Hoa Kỳ và biển Đông với các nội dung bịa đặt, xuyên tạc, kích động chia rẽ mối quan hệ Việt Nam và các nước khác, đồng thời gây hoang mang dư luận trong nước về đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Theo thống kê đã có hơn 5.000 video thể loại này, chúng tập trung khai thác người xem ở Việt Nam, thích tin tức giật gân, ngoài việc kiếm tiền ra thì mục đích chúng sẽ nuôi kênh để sau đó có thể biến đổi nó thành một kênh chống phá trực tiếp ở Việt Nam.
Đồng thời, chúng cũng cho ra đời hàng loạt kênh ngoại vi có nội dung “sạch” đặt địa chỉ ở Việt Nam, đặt những cái tên nhái với cái đuôi “24h”, “News”, sử dụng logo, xây dựng diện mạo nhìn qua giống như là các kênh YouTube của báo đài, tổ chức truyền thông trong nước hòng đánh lừa người xem. Ở những kênh này thì chúng video hóa từ bài viết trên báo chí chính thống, không tấn công xuyên tạc Nhà nước mà vẫn ca ngợi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và có kiểm soát nội dung. Ngoài ra, chúng còn xây dựng kênh khai thác mảng chủ đề về phong cách sống, đạo đức, tôn giáo… với bề ngoài đội lốt là một kênh bình thường. Mục tiêu của chúng là xây dựng những kênh có nội dung “an toàn, chính xác” để khai thác tiền quảng cáo ổn định vì chúng biết rằng những kênh chuyên nội dung xuyên tạc, bịa đặt thông tin có thể bị xóa, ngăn chặn, rủi ro cao.
Đáng chú ý là chúng có liên kết với người Việt trong nước để mua bán, chuyển nhượng, nhất là một số kênh có chủ đề Vlog, săn bắn hái lượm, ẩm thực mà chủ sở hữu cũ là người dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nam Bộ để tái sử dụng. Một số trường hợp kênh bị tắt chế độ kiếm tiền, quảng cáo nhưng chưa bị xóa kênh, chúng sẽ “tẩy trắng” bằng cách gỡ hết tất cả video, thay đổi hình ảnh và tên kênh rồi nằm im để qua thời gian kiểm duyệt của YouTube thì bắt đầu đăng lại video có nội dung “sạch”. Hoặc là chuyển đổi chủ sở hữu kênh, các trường hợp ghi nhận như Vietnam Today, Hóng biến Tv…
Lộ diện những kẻ đứng đằng sau hệ thống kênh YouTube độc hại
Điểm đáng chú ý, các tài khoản có thể định danh con người thật vào tương tác trong hệ thống kênh này là một số cá nhân, tổ chức người Việt Nam đang sống ở Thái Lan. Những người này tham gia vào tổ chức có tên gọi là “Người Thượng vì Công lý” (MSFJ, Montagnards Stand For Justice) do đối tượng Y Quynh Bdap cầm đầu. Đối tượng Y Quynh Bdap sở hữu riêng một kênh YouTube “Dak Lak News”, hằng ngày Y Quynh Bdap vẫn tiếp tục tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam bằng hai thứ tiếng Ede và tiếng Việt. Sau vụ tấn công khủng bố ở Đắk Lắk, Y Quynh Bdap tiếp tục xuyên tạc rằng chính quyền Việt Nam không có chứng cứ thuyết phục về hành vi vi phạm của các đối tượng khủng bố và biến kênh này thành một kênh chuyên tuyên truyền về tin tức phản động, lôi kéo nhiều người dân tộc thiểu số ở trong nước vào tương tác.
Trong số những người đọc hệ thống kênh xuyên tạc này thì một “giọng đọc vàng” chuyên đọc mảng nội dung tin tức xuyên tạc, bịa đặt là Lê Văn Thương. Lê Văn Thương (SN 1988) trước đó đã bị Công an tỉnh Quảng Ngãi truy nã về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đã bỏ trốn khỏi địa phương vào năm 2018, hiện đang sống lưu vong ở Thái Lan. Trước đây tên này thường xuất hiện trên kênh riêng là “TOV Tiếng nói Việt” đặt kênh ở Thụy Điển, cũng bình luận xuyên tạc chém gió như bao nhà “đấu tranh dân chủ” hải ngoại khác nhưng không có nhiều lượt xem. Nhưng kể từ khi tham gia hệ thống kênh độc hại này, Thương không còn chường mặt lên kênh như mọi lần và chỉ đứng đằng sau đọc tin tức bịa đặt. Sở dĩ y được mệnh danh là “giọng đọc vàng” do số lượng video đọc ước tính lên đến 3.000 video. Các nội dung video do Thương đọc được tái sử dụng trên hệ thống kênh có tên Saigonpost, Việt Voice, Giới Thạo Tin, Life News trong hệ thống. Ngoài ra, đối tượng Thái Văn Đường (chủ kênh Đường Văn Thái) cũng có sự tương tác với hệ thống kênh YouTube xấu độc kể trên. Thái Văn Đường trước đây lưu vong ở Thái Lan và hiện đã bị bắt. Thời gian đầu, kênh của Đường rất ít tương tác nhưng kể từ khi tiếp xúc với các đối tượng này thì kênh của Đường “thay da đổi thịt”, được các nick ảo chuyên đi “rải” bình luận cho hệ thống kênh xấu độc này cũng vào tương tác hòng để được thuật toán YouTube đề xuất, kiếm view, kiếm doanh thu từ quảng cáo. Những thông tin sai lệch từ kênh của Đường bắt đầu có lượng người xem khủng, doanh thu có tháng lên đến 10.000 USD.
Có thể thấy rằng, hệ thống sử dụng kênh YouTube để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta đã được hình thành có tổ chức, được đào tạo chuyên nghiệp nhưng có sự khác biệt với các tổ chức khác là chúng biết khai thác nhiều chủ đề, xây dựng kênh ngoại vi, kênh “sạch” để tạo nguồn doanh thu ổn định. Tinh vi hơn là biết “tẩy trắng” kênh, tái sử dụng nội dung video, móc nối với các đối tượng trong nước để chuyển nhượng, tái sử dụng kênh, biết áp dụng các phương thức kỹ thuật để lách sự kiểm soát của YouTube và tăng đề xuất đến người dùng. Với lượng doanh thu lớn, ổn định từ quảng cáo YouTube, các đối tượng này đã có nguồn tiền kiếm sống, tiếp tục hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam và lôi kéo bà con theo chúng.
Các đối tượng này không những vi phạm luật pháp Việt Nam mà còn vi phạm luật pháp của nước sở tại khi đang sử dụng lãnh thổ, phương tiện cơ sở hạ tầng truyền thông của các nước này để tuyên truyền chống phá không chỉ nước Việt Nam mà còn các quốc gia khác. Đây thực sự là các đường dây, tổ chức tội phạm mạng xuyên biên giới, trong khi nền tảng mạng xã hội YouTube hiện nay có nhiều lỗ hổng, bất cập và các cơ quan phụ trách và báo chí truyền thông chính thống trong nước cũng không đủ nguồn lực để kiểm soát hết nội dung bị ăn cắp cũng như báo cáo các video vi phạm. Cư dân mạng trong nước và kiều bào ở hải ngoại cần phải tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc kể trên và cùng chung tay gắn cờ vi phạm với những video, kênh có nội dung thông tin sai lệch, xuyên tạc nhằm ngăn chặn sự lan truyền của thông tin độc hại.
Theo CAND
Sáng nay, tại Philippines đã nổ ra cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam. Theo tờ Manila Bulletin, một số nhân vật thuộc nhóm Makabansa đã tập hợp trước đại sứ quán lên án cái gọi là hoạt động quân sự hóa của Việt Nam ở Biển Đông và kêu gọi Việt Nam ngừng đánh bắt cá ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Kalayaan. Đây không phải là một cuộc biểu tình bất chợt mà nhiều khả năng là một vụ giật dây.
Tranh chấp giữa Philippines và Việt Nam tại Trường Sa
Căn cứ Hiệp định Paris ký năm 1898 giữa Mỹ và Tây Ban Nha, khi Tây Ban Nha bàn giao Philippines cho Mỹ quản lý, Hiệp định xác định phạm vi lãnh thổ quần đảo Philippines không bao gồm quần đảo Trường Sa. Tuy vậy, Philippines vẫn yêu sách chủ quyền đối với phần lớn quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm 1956, nhà thám hiểm Philippines, Thomas Cloma, đã tuyên bố về quần đảo này với tên gọi “Kalayaan” (Vùng đất Tự do). Từ năm 1971 đến năm 1973, Philippines đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977 đến 1978, chiếm thêm 2 đảo; năm 1979, Philippines công bố Sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11/6/1979 gộp hầu hết quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa Lớn, vào một đơn vị hành chính, gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Philippines. Năm 1980, Philippines chiếm thêm đảo Công Đo ở phía Nam quần đảo Trường Sa. Đến nay, Philippines đang chiếm giữ 10 vị trí tại Trường Sa, gồm 7 đảo, đá san hô và 3 bãi cạn, rạn san hô.
Tại quần đảo Trường Sa đang tồn tại sự chiếm đóng đan xen của 4 nước 5 bên (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc và lãnh thổ Đài Loan), các bên liên quan đều thường xuyên có những hoạt động tại các thực thể địa lý mà họ đang chiếm đóng nhằm vào những mục đích khác nhau. Khác với Trung Quốc, Đài Loan, những hoạt động của Philippines không nhằm mở rộng hay chiếm đóng thêm các thực thể địa lý trong quần đảo Trường Sa mà chỉ nhằm cải tạo, nâng cấp các căn cứ hậu cần trên đảo Thị Tứ; nghĩa là chưa làm thay đổi hiện trạng chiếm đóng mà Tuyên bố về ứng xử trong Biển Đông (DOC) đã đề cập. Chính vì thế, hiện tại mối quan hệ giữa Việt Nam và Philippines vẫn đấu tranh chủ yếu trên phương diện ngoại giao về những tranh chấp liên quan đến chủ quyền tại quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, điều này khiến cho một số người không hài lòng.
Âm mưu thổi lửa vào mối quan hệ Việt Nam và Philippines
Âm mưu này bắt đầu từ khi tờ Manila Times ngày 16/7 đăng bài viết về hoạt động xây cất của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, sử dụng cái gọi là tài liệu bị rò rỉ từ phía Việt Nam từ một nguồn tin bí mật.
“Nguồn tin” này trong thời gian qua đã chủ động tiếp xúc với báo chí Philippines đề nghị cung cấp “các tài liệu mật”, cũng như tóm tắt nội dung các tài liệu, với các điểm đáng chú ý.
Về hình thức, các tài liệu có vẻ như giống với tài liệu thật, dù không loại trừ khả năng nó được chèn vào các thông tin giả, hoặc ít nhất nếu làm giả thì những kẻ đứng sau hết sức chuyên nghiệp và tinh vi.
Tuy nhiên, vì Manila Times là tờ báo được xếp vào hàng “cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh”, đặc biệt về vấn đề Biển Đông, nên không tạo ra được hiểu ứng lan tỏa. Vấn đề bị chìm đi sau đó không lâu sau bài báo đầu tiên, nên “nguồn tin” đã cố gắng tiếp xúc với những tờ báo lớn hơn ở Philippines để mớm và thúc đẩy vấn đề này, nhằm mục đích tiếp tục làm nóng, tạo ra dư luận lớn hơn, nhưng bất thành.
Vì thế, đến ngày 27/7, tờ Manila Times tiếp tục chạy một bài nặng đô hơn. Sau thời điểm ấy, một cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam nổ ra đã làm vấn đề này trở nên được quan tâm hơn. Không loại trừ khả năng cả cuộc biểu tình này cũng đã được hoạch định trong âm mưu đó. Vì dù các tờ báo khác ở Philippines có bỏ qua “các tài liệu mật” thì vụ biểu tình cũng đã thu hút chú ý của dư luận.
Mục đích của âm mưu này không ngoài việc rêu rao hoạt động xây đảo của Việt Nam, xem Việt Nam là kẻ gây hấn lớn ở quần đảo Trường Sa, chia rẽ Việt Nam với Philippines, Malaysia, cũng như hướng dư luận Philippines có thái độ không thân thiện với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, phá hoại sự đoàn kết trong ASEAN. Chính vì thế, cần phải khẳng định đây là một âm mưu vô cùng nham hiểm, từng bước đi đã được tính toán cẩn thận. Thế mới thấy, để bảo vệ được chủ quyền trên biển Đông như Việt Nam trong thời gian qua không phải là điều dễ dàng.