35 người, trong đó có ông trùm Wagner Yevgeny Prigozhin, đã được mời đến cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo Điện Kremlin ngày 10-7.
Cuộc gặp kéo dài trong 3 tiếng, diễn ra hôm 29-6, tức chỉ vài ngày sau cuộc nổi loạn của Wagner. Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, xác nhận có một cuộc gặp như vậy sau khi một số tờ báo Pháp loan tin cuối tuần trước.
Trong cuộc họp báo ngày 10-7, ông Peskov cho biết Tổng thống Putin đã mời 35 người đến cuộc gặp. Trong số này có ông trùm Prigozhin cùng một số chỉ huy đơn vị Wagner khác.
Ông Peskov nói rằng Tổng thống Putin đã đánh giá hoạt động của lực lượng Wagner tại tiền tuyến và “những sự kiện trong ngày 24/6”. Ông chủ Điện Kremlin cũng lắng nghe lời giải thích từ các chỉ huy Wagner, đồng thời đưa ra lựa chọn công việc cho họ sau khi ông trùm Prigozhin tới Belarus.
Đại diện Điện Kremlin cũng cho biết Tổng thống Putin lắng nghe lời giải thích của nhóm Wagner về những gì đã xảy ra và đưa ra cho họ một số lựa chọn.
“Các chỉ huy Wagner nhấn mạnh họ là người ủng hộ trung thành và cũng là binh sĩ dưới sự chỉ huy của Tổng thống. Họ khẳng định luôn sẵn sàng tiếp tục chiến đấu vì đất nước”, ông Peskov nói thêm.
“Các chỉ huy đã nói về những gì xảy ra vào ngày 24-6 theo cách hiểu của họ. Họ nhấn mạnh bản thân là những người ủng hộ trung thành và là những người lính của nguyên thủ quốc gia, của tổng tư lệnh tối cao. Họ cũng nói rằng họ sẵn sàng tiếp tục chiến đấu vì Tổ quốc”, ông Peskov nói thêm.
Hàng nghìn tay súng Wagner tổ chức nổi loạn hôm 24/6, sau khi ông trùm Prigozhin cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu chỉ đạo vụ tập kích vào doanh trại của tập đoàn, gây thương vong lớn, đồng thời yêu cầu giao Bộ trưởng Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Valery Gerasimov cho ông ta để có thể “khôi phục công lý”.
Quân đội Nga bác bỏ cáo buộc của Prigozhin, trong khi Điện Kremlin gọi lãnh đạo Wagner là “kẻ phản bội” và bác yêu sách trên.
Cuộc binh biến ngắn ngủi do ông Prigozhin lãnh đạo được xem là thách thức nghiêm trọng nhất với Tổng thống Putin kể từ khi lên nắm quyền. Trong đó các chiến binh Wagner đã giành quyền kiểm soát thành phố phía nam Rostov-on-Don và tiến về thủ đô Matxcơva.
Cuộc nổi loạn bị dập tắt trong vòng một ngày, nhờ một thỏa thuận do nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian. Trong các tuyên bố tuần trước, ông Prigozhin cho biết cuộc binh biến không nhằm mục đích lật đổ chính phủ.
Trùm Wagner giãi bày rằng cuộc nổi loạn nhằm đưa các chỉ huy quân đội Nga “ra trước công lý” vì những sai lầm và sự thiếu chuyên nghiệp ở Ukraine. Tổng thống Putin cho đến nay vẫn giữ nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov.
Trùm Wagner dự định sẽ đến Belarus theo các điều khoản của thỏa thuận chấm dứt cuộc binh biến. Nhưng Tổng thống Lukashenko cho biết ông Prigozhin đã trở lại Nga và các chiến binh Wagner vẫn chưa chấp nhận lời đề nghị chuyển đến Belarus.
Theo Furniture Today, xuất khẩu đồ nội thất của Trung Quốc sang Mỹ đã tăng trưởng âm hai chữ số trong năm 2022.
Tạp chí Furniture Today – một trong những tạp chí chuyên ngành nội thất uy tín – công bố, trong năm 2022, xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam sang Mỹ tăng 7%, đạt gần 9,7 tỷ USD, trong khi xuất khẩu mặt hàng này của Trung Quốc giảm 7%, xuống còn khoảng 8,5 tỷ USD.
Vào năm 2021, Trung Quốc và Việt Nam mỗi nước chiếm 31% thị phần bán đồ nội thất cho thị trường Mỹ và chỉ chênh nhau 17,5 triệu USD.
Với xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam, không giống như năm 2021, khi tất cả các sản phẩm nội thất đều tăng trưởng, và mức tăng chung là 23%, mức tăng 7% của năm 2022 chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng của các sản phẩm nội thất gỗ, đồ nội thất phòng ngủ bằng gỗ và giường gỗ. Trong khi đó, sản phẩm vải bọc, ghế khung gỗ lại sụt giảm.
Xuất khẩu đồ nội thất của Trung Quốc sang Mỹ đã tăng trưởng âm hai chữ số trong năm 2022, chủ yếu ở ghế bọc khung gỗ và đồ nội thất bằng gỗ khác, trong khi chỉ tăng nhẹ ở ghế ngồi ngoài trời bằng kim loại có đệm bọc vải và khung kim loại bọc ghế.
Jade Rusell, Ciám đốc điều hành của Công ty thiết kế nội thất Design Environments, một chuyên gia về nguồn cung ứng toàn cầu, cho biết bà không ngạc nhiên khi Việt Nam giành lại vị trí số 1.
Chuyên gia này cho biết, thuế quan đang khiến xuất khẩu của Trung Quốc khó theo kịp hơn, đặc biệt là khi một số doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất Trung Quốc đã mua các nhà máy ở Việt Nam.
Năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu đồ nội thất của thế giới đã tăng 7%, vượt mốc 31 tỷ USD, so với chỉ hơn 29 tỷ USD vào năm 2021.
Ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các quốc gia khác trong top 10 thị trường xuất khẩu đồ nội thất gia dụng lớn nhất vào Mỹ vào năm 2022 đều tăng trưởng xuất khẩu. Trừ Việt Nam, tất cả các quốc gia khác đều đạt mức tăng trưởng hai chữ số—mặc dù không mạnh bằng năm 2021.
Mexico vẫn là nhà cung cấp đồ nội thất đứng thứ ba cho Mỹ, đã tăng trưởng xuất khẩu 20% lên khoảng 2,3 tỷ USD, nhưng con số đó không đáng kể so với mức tăng 61% so với cùng của năm 2021. Tuy nhiên, Mexico đã bỏ xa Malaysia – thị trường xuất khẩu đồ nội thất đứng thứ tư vào thị trường Mỹ.
Khi lạm phát kéo dài và giá cả tăng cao, không chỉ người sống mà người đã khuất cũng chịu ảnh hưởng không kém. Và điều này thật sự đã và đang diễn ra tại “quốc gia có mặt trời không bao giờ mọc”.
Tang lễ “đắt xắt ra miếng”
Theo Euronews, chi phí sinh hoạt không phải là thứ duy nhất tăng lên ở Vương quốc Anh, tang lễ cũng trở nên đắt đỏ hơn.
Theo báo cáo của SunLife, một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Anh, trong 16 năm qua, chi phí trung bình cho một đám tang đã tăng 130% .
Vào năm 2004, một đám tang điển hình sẽ tiêu tốn của bạn khoảng £1.920 (€2.170). Đến năm 2019, con số này đã tăng lên 4.417 bảng Anh (5.000 euro).
Tuy nhiên, chi phí tang lễ có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào địa điểm, loại và hình thức.
London, khu vực đắt đỏ nhất nước Anh, không ngạc nhiên khi là nơi yêu cầu chi phí tang lễ tốn kém nhất. Ở đây, chi phí tang lễ vào khoảng 5.283 bảng Anh (5.975 euro) – nhiều hơn 2.000 bảng Anh (2.260 euro) so với ở Bắc Ireland.
Một gói tang lễ cơ bản bao gồm nhiều dịch vụ tang lễ cho tới hỗ trợ cho gia đình của người quá cố.
Các gia đình cũng có thể cá nhân hóa địa điểm tổ chức tang lễ, phục vụ ăn uống, hoa tang hoặc lựa chọn các dịch vụ bổ sung như xe limousine hoặc xe tang, điều này có thể khiến chi phí tăng vọt.
Theo Báo cáo chi phí tử vong năm 2023 của SunLife, việc tăng phí chuyên nghiệp (như chứng thực di chúc) và chi phí đưa tang (như thuê địa điểm) đã khiến tổng chi phí tử vong tăng lên 9.200 bảng Anh (10.400 euro).
Nhiều gia đình đã phải vật lộn để trang trải các chi phí này, một số phải vay nợ để chi trả cho việc tiễn đưa người thân của họ.
Một số yếu tố đằng sau việc tăng chi phí, bao gồm lạm phát và những thay đổi trong hoạt động của ngành tang lễ, bên cạnh nhu cầu mạnh mẽ hơn đối với các đám tang được cá nhân hóa và phi truyền thống.
Ngoài các nghi thức chôn cất, khi một người nào đó qua đời, có nhiều nhiệm vụ pháp lý cần được thực hiện, chẳng hạn như đăng ký người chết, thông báo cho ngân hàng và công ty bảo hiểm và giải quyết công việc của người chết.
Đây có thể là một quá trình tốn thời gian và phức tạp, và các gia đình có thể chọn tranh thủ sự giúp đỡ của luật sư để xử lý các nhiệm vụ này.
Lệ phí thông thường khoảng 1.500 bảng Anh (€1.700) hoặc £3.000 (€3390) cho một trường hợp đơn giản. Ngoài ra, nếu di sản của người mất trị giá hơn 325.000 bảng Anh thì có thể phải nộp thuế thừa kế. Các gia đình cần phải trả khoản này trước khi họ có thể tiếp cận bất kỳ khoản tiền hoặc tài sản nào do người quá cố để lại.
“Tháo chạy” khỏi thói quen xa xỉ
Theo tờ Bloomberg trích dẫn dữ liệu từ Barclays, nhiều người Anh đã cắt giảm chi tiêu cho những thứ xa xỉ và đi ăn ngoài vào tháng 3, trong bối cảnh thu nhập của các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi lạm phát với con số cao.
Dựa trên phân tích dữ liệu về các giao dịch thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, ngân hàng Barclays cho biết hơn một nửa số chủ thẻ đã giảm chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ, trong khi 6/10 người giảm chi tiêu cho việc đi ăn ngoài và mua quần áo mới.
Dữ liệu này cho thấy rằng người tiêu dùng Anh đang thay đổi thói quen mua sắm để tiết kiệm tiền trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng trầm trọng. Các hộ gia đình thiếu tiền mặt đang trở nên dễ bị ảnh hưởng hơn, khi tăng trưởng tiền lương không đáp ứng được mức tăng giá lớn nhất trong 40 năm.
Lạm phát hàng năm tăng bất ngờ lên 10,4% trong tháng 2, đánh dấu tháng thứ sáu liên tiếp ở mức hai con số và gây thêm áp lực lên các hộ gia đình ở Vương quốc Anh.
Một nhân viên thu nợ tiết lộ với tờ New York Times, các con nợ thường xin kéo dài thời hạn, van nài rằng việc quấy rối liên tục thế này sẽ dẫn tới cái chết của họ. Tuy nhiên, các nhân viên thu nợ vì tiền thưởng nên vẫn sẽ tiếp tục.
Dele Awosanya (tên nạn nhân đã được thay đổi), một kiến trúc sư, sợ hãi nhìn xung quanh như thể đang bị ai đó theo dõi. Mặc dù hôm đó thời tiết khá lạnh nhưng cơ thể anh lại tứa mồ hôi đầm đìa.
“Tôi hiện đang khánh kiệt và phá sản. Những ứng dụng cho vay đang ám ảnh cuộc đời tôi. Tin nhắn và những lời đe dọa đang khiến tôi coi cái chết như một cánh cổng để thoát khỏi sự tủi nhục này… Bây giờ tôi chỉ có thể hy vọng vào Chúa” – Awosanya nói với phóng viên Victor Ayeni của Nhật báo Punch (Nigeria), giọng chứa đầy sự tuyệt vọng.
Awosanya chỉ là một trong số hàng nghìn người Nigeria đã vay tiền từ các app cho vay nặng lãi trực tuyến, sau đó vỡ nợ. Giờ đây anh trở thành mục tiêu săn lùng của các chủ nợ, bị đe dọa, quấy rối, hủy hoại nhân tính và thậm chí cướp đi ý chí sống.
G. Chandra-Mohan, một người đàn ông 38 tuổi tại Ấn Độ, đã vay khoảng 1.000 USD từ ứng dụng vay tiền online. Tuy nhiên, sau một thời gian, số tiền nợ đã tăng lên gấp 5 lần do lãi, phí phát sinh và tiền phạt trễ hạn.
Với mức lương 200 USD/tháng, Chandra-Mohan không thể chi trả nổi. Anh rút hết hạn mức trong thẻ tín dụng và vay tiền từ hàng chục ứng dụng cho vay khác để ứng phó. Khi Chandra-Mohan báo với cảnh sát về những cuộc gọi quấy rối từ nhân viên thu hồi nợ, họ bảo anh ta tắt điện thoại trong vài ngày và quay lại nếu tình trạng vẫn tiếp diễn.
Một buổi sáng, sau khi lái xe máy chở vợ đến văn phòng, Chandra-Mohan đưa cho 3 cô con gái nhỏ một ít tiền lẻ và gửi chúng sang ông bà. Tiếp đó, anh trở về nhà và quyết định kết liễu cuộc đời mình. Thế nhưng, ngay cả sau khi Chandra-Mohan tự sát, những cuộc gọi đòi nợ vẫn tiếp tục tìm đến…
Theo Punch, trong những năm gần đây, các công ty cho vay trực tuyến đã trở thành một nguồn cung hấp dẫn đối với nhiều cá nhân và chủ doanh nghiệp khi cho phép nhận các khoản vay nhanh chóng, dễ dàng. Không khó để tìm thấy ứng dụng cho vay trực tuyến trên cửa hàng Google Play. Tại Nigeria, các ứng dụng này thường yêu cầu người dùng cung cấp Số xác minh ngân hàng (Bank Verification Number) và số điện thoại liên kết với nó.
Đối với các trường hợp ở Ấn Độ, ứng dụng vay tiền online còn yêu cầu quyền truy cập vào điện thoại của người vay, danh bạ, ảnh, tin nhắn văn bản, thậm chí nắm được cả phần trăm pin trên máy điện thoại của họ. Trong năm ngoái, các cơ quan chức năng của Ấn Độ đã phải phát đi cảnh báo đỏ về hàng loạt trường hợp trở thành nạn nhân của các ứng dụng vay tiền online.
Theo tờ New York Times, hạn hoàn trả các khoản vay online có thể rất ngắn, ví dụ như chỉ trong 1 tuần. Chủ nợ thường tính thêm lãi và phí (lên tới 1/3 khoản vay) trước khi tiền được chuyển đến tay người vay. Do đó, ngay từ ban đầu, những người đi vay đã nợ nhiều hơn số tiền mà họ nhận được.
Một số công ty cho vay còn có cả tổng đài, nơi các nhân viên thu nợ sẽ tiến hành chiến thuật đòi nợ qua điện thoại/mạng xã hội.
Đầu tiên, họ sẽ thực hiện các cuộc điện thoại quấy rối, thúc giục con nợ phải trả đủ tiền gốc, tiền lãi và phí phát sinh. Nếu các con nợ không trả hoặc không trả đủ, cuộc gọi sẽ chuyển hướng sang bạn bè và gia đình của họ, trong đó nhân viên thu nợ đôi khi còn cung cấp thông tin giả rằng người vay đang bị cảnh sát truy nã.
Một số đã lập nhóm chat trên WhatsApp, thêm thành viên từ danh sách liên hệ của người vay, sau đó gửi vào nhóm này những lời buộc tội nạn nhân. Một số khác sẽ tìm cách hướng những con nợ đang tuyệt vọng chuyển sang các dịch vụ cho vay tiền khác, khiến nạn nhân càng rơi sâu hơn vào bẫy.
Trong cuộc phỏng vấn với New York Times, một thanh niên 24 tuổi từng là nhân viên thu nợ cho biết anh ta kiếm được khoảng 130 USD/tháng với công việc này. Mỗi ngày, anh sẽ nhận được các tệp thông tin của khoảng 50 người vay, bao gồm thông tin cá nhân, bản sao căn cước và danh sách liên hệ của họ.
Các nhân viên thu nợ có thể kiếm được khoản tiền thưởng 7 USD hàng tuần nếu gây được áp lực buộc 3/4 con nợ phải trả lại các khoản vay. Tiền thưởng sẽ tăng gấp đôi nếu tỷ lệ thành công là 4/5 hoặc cao hơn. Cũng theo người này, các con nợ thường xin kéo dài thời hạn, van nài rằng việc quấy rối liên tục thế này sẽ dẫn tới cái chết của họ. Tuy nhiên, các nhân viên thu nợ vì tiền thưởng nên vẫn sẽ tiếp tục.
Trong khi đó, trả lời tờ Punch, bà Sola Erabor – người từng làm nhân viên thu nợ bán thời gian cho một số công ty cho vay như Easy Naira, Happy Loan và Fast Naira cho biết, các nhân viên thu nợ được đào tạo để sử dụng những lời đe dọa, quấy rối nhằm thu hồi các khoản vay.
“Thường sẽ có chỉ tiêu, nếu tới cuối tháng mà không đòi được khoản nợ nào thì sẽ bị trừ lương. Nhưng nếu thành công, nhân viên thu hồi nợ sẽ nhận được một khoản hoa hồng đáng kể. Vì vậy, họ phải làm bất cứ điều gì để đòi được tiền từ người vay, ngay cả khi phải lăng mạ, đe dọa…” – Bà Erabor cho hay.
Các nhân viên thu nợ sẽ phân loại người vay thành 4 loại, từ Q 0 đến Q 4. Những người có khoản vay chưa đến hạn rơi vào Q 0, nhân viên thu nợ sẽ gọi điện, khuyến khích họ trả tiền và hứa hẹn những lợi ích “hão” nếu họ thanh toán trước hạn.
G. Chandra-Mohan, cha của ba đứa trẻ, đã kết liễu cuộc đời mình sau khi không trả nổi các khoản nợ, lãi và phí phát sinh. Nguồn: NYT
Vào ngày đến hạn mà chưa trả nợ, những người Q 0 sẽ trở thành Q 1. Q 2 và Q 3 là những người có khoản vay đã trễ hạn trả vài ngày cho tới 1 tuần. Q 4 là những người đã trễ hạn trả từ 30 ngày trở lên. Họ sẽ nhận được những cuộc gọi quấy rối đòi nợ với giọng điệu gay gắt hơn. Đây cũng là lúc nhân viên thu nợ tìm tới liên hệ của người thân/bạn bè con nợ.
Tác động tâm lý từ các cuộc gọi/tin nhắn đe dọa là rất lớn. Thứ nhất, chúng gây căng thẳng về mặt tinh thần cho người đi vay. Thứ hai, chúng sẽ kích hoạt cơ chế gây hấn. Nhiều người phản ứng với các mối đe dọa bằng cách gây hấn, bởi đó là một trong những cơ chế đối phó của não bộ. Đối với họ, điều quan trọng nhất khi ấy là lòng tự trọng vẫn còn nguyên vẹn.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã giám sát vụ thử nghiệm vũ khí giúp thực hiện cuộc tấn công hạt nhân chống lại Mỹ và các đồng minh.
Reuters và Bloomberg cho biết Triều Tiên đã thử nghiệm một thiết bị không người lái dưới nước có khả năng tạo ra “sóng thần phóng xạ”. Trong đó, thiết bị này đã ở dưới nước gần 60 giờ ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Triều Tiên trước khi phát nổ.
“Nhiệm vụ của vũ khí chiến lược hạt nhân dưới nước là âm thầm xâm nhập vào lãnh hải mục tiêu và tạo ra một cơn sóng thần phóng xạ siêu quy mô thông qua vụ nổ dưới nước để tiêu diệt các nhóm hải quân và cảng chính của đối phương” – hãng tin nhà nước Triều Tiên KCNA tuyên bố.
Ngoài ra, từ ngày 21 đến ngày 23-3, Triều Tiên cũng bắn tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân giả, theo KCNA.
Bình Nhưỡng được cho là sở hữu nhiều tàu ngầm cỡ nhỏ với công nghệ cũ, tương đối dễ bị phát hiện. Song song đó, nước này tìm cách phát triển tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn mới có thể triển khai nhanh chóng và cơ động cũng như thiết bị mới giúp mang đầu đạn.
Chủ tịch Kim Jong-un
Triều Tiên từng cảnh báo sẽ phản ứng mạnh trước các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời đe dọa biến khu vực Thái Bình Dương thành “bãi tập bắn”.
Vụ thử nghiệm thiết bị không người lái dưới nước của Triều Tiên trùng với thời điểm kết thúc một trong những cuộc tập trận quân sự chung lớn nhất giữa Mỹ và Hàn Quốc nhiều năm qua. Washington lập luận rằng các cuộc tập trận như vậy là cần thiết để ứng phó với mối đe dọa hạt nhân từ Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, ông Kim Jong-un nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì khả năng phòng thủ hạt nhân và sự cần thiết của việc phát triển chương trình vũ khí hạt nhân liên tục để “bảo vệ người dân và lãnh thổ khỏi các mối đe dọa, đặc biệt là từ Mỹ và Hàn Quốc”.
Đài CNN cho biết theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc, một tên lửa của Triều Tiên có thể bay đến lãnh thổ Mỹ sau 33 phút nếu nó không bị chặn.
Trước khi COVID-19 xuất hiện đúng một thế kỷ, một trận “sóng thần” khác quét qua nhân loại. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các ước tính cho thấy khoảng 1/3 dân số thế giới thời điểm đó đã ngã bệnh.
Nó trở thành đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại những thế kỷ gần đây, với khoảng 50 triệu người tử vong, tức chiếm khoảng 10% số ca bệnh. “Tử thần” 100 năm trước mang tên “cúm Tây Ban Nha . Tên của loại virus đó, có lẽ quá quen thuộc. H1N1. “con sóng thần” một thế kỷ truớc COVID-19.
Nếu bạn kỹ lưởng một chút, hay là người dân sống ở vùng có khí hậu lạnh, bạn sẽ tiêm vắc xin cúm hàng năm. Phổ biến nhất có lẽ là loại vác-xin tái tổ hợp “tứ giá ngừa 4 chủng “cúm mùa”, bao gồm 2 chủng cúm A là H1N1 và H3N2, cùng 2 chủng cúm B Cúm mùa có vẻ khá “nhẹ nhàng ở những nơi khi hậu ẩm như TP HCM, cùng lắm là “hành người bệnh ra bã” trong khoảng hơn 1 tuần nhưng ít ai tử vong.
Tuy nhiên, ở những nơi khí hậu lạnh, số người chết vì cúm hàng năm không nhỏ. Dữ liệu năm 2018-2021 của Mỹ được CDC công bố ghi nhận tới hơn 41.000 ca tử vong.
Đại dịch cúm Tây Ban Nha từng giết chết 50 triệu người.(Nguồn: GettyImages)
Đầu thế kỷ XX, cúm mùa là một phiên bản khác. Bách khoa toàn thư Britannica ghi chép: “Lần đầu tiền dường như bắt nguồn từ đầu tháng 3-1918, trong Thế chiến I. Mặc dù chưa chắc chắn virus khởi phát từ đầu nhưng nó đã nhanh chóng lây lan qua Tây Âu và đến tháng 7 cùng năm, nó tràn sang Ba Lan. Đợt cúm đầu tiên tương đối nhẹ. Nhưng trong suốt mùa hè, một loại bệnh nguy hiểm hơn đã được công nhận và dạng này xuất hiện đầy đủ vào tháng 8-1918. Triệu chứng viêm phối nặng lên nhanh chóng và người bệnh thường tử vong chỉ hai ngày sau những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm”.
Tại Camp Devens, bang Massachusetts – Mỹ, chỉ 6 ngày sau khi trường hợp cúm đầu tiên được báo cáo, con số đã leo thang đến 6.674 trường hợp. Đợt đại dịch thứ ba xảy ra vào mùa đông năm sau (1919) và đến mùa xuân tiếp theo thi virus mới lui bước.
Căn bệnh này lây qua đường hô hấp, không có vắc-xin, thuốc điều trị đặc hiệu và khiến các hệ thống y tế dự phòng còn quá sơ khai so với ngày nay phải chao đảo. Nó diễn tiến khá giống với COVID-19 một thế kỷ sau đó. Dường như một biến chủng ít nghiêm trọng hơn đã xuất hiện, khiến những làn sóng ở Tây Ban Nha năm 1920 – năm thứ ba của đại dịch – nhẹ hơn hai đợt tàn khốc trước đó rất nhiều.
Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử
Cho đến nay, “cúm Tây Ban Nha” vẫn nhuốm màu bí ẩn. “Mặc dù virus H1N1 1918 đã được tổng hợp và đánh giá nhưng các đặc tính khiến nó có sức tàn phá khủng khiếp như vậy vẫn chưa được hiểu rõ” – CDC viết. Và nhân loại có lẽ không ngờ, cái tên H1N1 một lần nữa tạo ra đại dịch vào thế kỷ XXI.
“Trong cùng thời điểm, Việt Nam phải đương đầu với 3 dịch H5N1, tiêu chảy cấp và giờ là cúm heo H1N1. Vì thế, phải đặt trong tình trạng báo động cấp 4, nghĩa là virus có khả năng lây nhiễm từ người sang người và có thể gây ra những ổ dịch lớn”. Bộ trưởng Bộ Y tế khi đó là ông Nguyễn Quốc Triệu nhận định như vậy tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh trên người (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) sáng 28-4 tại Hà Nội.
Đến ngày 11-6-2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công bố đại dịch cúm toàn cầu và nâng cấp báo động lên cấp 6, sau khi có hơn 1,6 triệu ca mắc và hơn 18.000 ca tử vong. Tuy nhiên, một nghiên cứu sau đó, phối hợp giữa WHO và CDC Mỹ, cho thấy số ca tử vong có thể lên đến 284.000 người. Nhiều người đã thiệt mạng mà chưa bao giờ được “đếm số”. Truy vết, cách ly bệnh nhân, đóng cửa trường học… là những gì đã diễn ra ở Việt Nam vào năm đại dịch đó, quang cảnh mà chúng ta vừa thấy trong đại dịch.
Theo CDC Mỹ, virus (H1N1)pdm09 gây ra cúm đại dịch 2009 rất khác với virus H1N1 đang lưu hành thời điểm đó. Rất ít người trẻ tuổi biểu hiện bất kỳ khả năng miễn dịch nào (như được phát hiện bằng phản ứng kháng thể) đối với dòng H1N1 đặc biệt này nhưng gần 1/3 số người trên 60 tuổi lại có kháng thể, có thể do đã tiếp xúc với các đồng H1N1 cũ hơn trước đó trong đời. Vì rất khác với virus H1N1 lưu hành, vắc-xin cúm theo mùa hầu như không bảo vệ chéo chống lại virus (H1N1)pdm09.
Đó là nguyên nhân chính khiến nó tạo thành đại dịch. Một chút may mắn cho nhân loại, cúm đại dịch A-H1N1 năm 2009 ít chết chóc hơn đại dịch cúm Tây Ban Nha 9 thập kỷ trước đó rất nhiều.
Năm 2019 là năm đánh dấu thời kỳ quá độ chuyển dịch cục diện trật tự thế giới từ “đơn cực” sang “đa cực, nhiều trung tâm”, đặt ra cơ hội và thách thức đan xen đối với các nước vừa và nhỏ trong việc giữ vững nền độc lập, tự chủ. Diễn biến đó, thể hiện rõ nét qua 10 sự kiện quốc phòng, quân sự nổi bật thế giới theo nhận định của Tạp chí Quốc phòng toàn dân.
1. Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) đổ vỡ, đẩy thế giới vào vòng xoáy chạy đua vũ trang
Mỹ thử tên lửa hành trình tại đảo San Nicolas, bang California ngày 18-8. Ảnh: TTXVN
Cảnh sát Hồng Kông đã tuyên bố cuộc đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát là “bạo động”, theo đó, những người bị bắt có thể lãnh án 10 năm tù.
Cảnh sát bắn lựu đạn hơi cay về phía người biểu tình/REUTERS
Trưởng ty cảnh sát Hồng Kông Lư Vĩ Thông chiều 12.6 đã ban bố tình trạng bạo động khi người biểu tình gây bạo lực và xông vào trụ sở chính quyền, theo tờ South China Morning Post.
Cảnh sát Hồng Kông đã tuyên bố cuộc đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát là “bạo động”, theo đó, những người bị bắt có thể lãnh án 10 năm tù.
Cảnh sát bắn lựu đạn hơi cay về phía người biểu tình/REUTERS
Trưởng ty cảnh sát Hồng Kông Lư Vĩ Thông chiều 12.6 đã ban bố tình trạng bạo động khi người biểu tình gây bạo lực và xông vào trụ sở chính quyền, theo tờ South China Morning Post.
Tờ “The Online Citizen” đăng bài của Bowyer nói rằng Singapore từng đứng cùng phe với chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer Đỏ vì các toan tính chính trị.
Ngày 6/6/2019, tờ báo điện tử “The Online Citizen” của Singapore đã đăng bài của tác giả Brad Bowyer nêu quan điểm đối với vụ đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu không chuẩn về vấn đề Khmer Đỏ và vai trò của Việt Nam tại Campuchia vào năm 1979 và thập niên 1980.
Tờ "The Online Citizen" sử dụng bức ảnh của Thông tấn xã Việt Nam trong bài này, với chú thích: Lực lượng cách mạng Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam giải phóng Phnom Penh. (Ảnh chụp màn hình).
Vụ Watergate không phải là vụ do thám điện thoại trầm trọng của nước Mỹ, sự việc ấy quá xưa cũ so với các chiêu trò do thám thông tin người dùng qua điện thoại, đặc biệt là khi mỗi chiếc smartphone đều lưu trữ toàn bộ thông tin người dùng còn nhiều hơn máy tính cá nhân. Nếu Mỹ cáo buộc Huawei do thám thông tin người dùng, thì chính phủ Mỹ cũng buộc phải tự vấn chính mình về lịch sử nghe trộm điện thoại của mình.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch ngày 2/6 cho biết, để giải quyết các tranh chấp hiện nay, các quốc gia cần đề cao không khí hòa bình, với tinh thần đối tác và vì trách nhiệm với cộng đồng.
Đây cũng chính là nội dung của bài phát biểu với chủ đề “Giải quyết tranh chấp trong không khí hòa bình, với tinh thần đối tác, vì trách nhiệm cộng đồng” được Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch trình bày tại phiên toàn thể thứ 5, Đối thoại Shangri-La đang diễn ra tại Singapore.
Tham dự phiên này có Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynold.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh “Biển Đông là một trong những khu vực chứa đựng đầy đủ các lĩnh vực cạnh tranh cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Nếu chúng ta cùng tuân thủ luật pháp quốc tế, có trách nhiệm và thiện chí thì Biển Đông sẽ trở thành vùng biển hòa bình hợp tác và phát triển”.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 2/6. Ảnh: AFP.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh việc Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Tại họp báo thường kỳ chiều 23-5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc mới đây tổ chức cuộc đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 7 ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế”.
Tổng thống Nga khẳng định Moskva sẽ không thực thi các điều khoản của INF cho tới khi Washington ngừng vi phạm hiệp ước này.
Hãng thông tấn TASS đưa tin, hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh cho phép Moskva ngừng tuân thủ điều khoản trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và yêu cầu Bộ Ngoại giao Nga thông báo cho Washington về quyết định này.
Quân đội Pakistan đã bắn hạ 2 máy bay của Không quân Ấn Độ trong không phận nước này tại Kashmir vào ngày 27/2 và bắt giữ 1 phi công. Trả đũa, các lực lượng phòng không Ấn Độ bắn hạ máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Pakistan tại vùng Rajouri thuộc khu vực Jammu.
Ấn Độ bắn hạ máy bay F-16 của Pakistan (Ảnh minh họa)
Bộ Ngoại giao Ấn Độ chiều ngày 27/2 đã triệu Phó Đại sứ Pakistan Syed Haider Shah để trao công hàm phản đối về một số hành động trước đó của Islamabad, trong đó có việc Không quân Pakistan xâm phạm không phận Ấn Độ và việc binh sĩ Pakistan tấn công các cơ sở quân sự của Ấn Độ tại Đường ranh giới kiểm soát (LoC).
Bộ Ngoại giao Ấn Độ bày tỏ hy vọng Pakistan sẽ lập tức triển khai các hành động có thể kiểm chứng nhằm vào các phần tử khủng bố đang ẩn náu trên phần lãnh thổ do Islamabad kiểm soát. Ấn Độ cũng bảo lưu quyền hành động cứng rắn và quyết đoán trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước bất cứ hành vi gây hấn hay khủng bố nào từ bên ngoài.
Quan hệ giữa hai nước xấu đi nhanh chóng kể từ sau vụ đánh bom đẫm máu ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát hôm 14/2 làm 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Sau đó, căng thẳng tiếp tục tăng cao sau khi hai bên có một loạt hành động quân sự trả đũa lẫn nhau như Ấn Độ không kích trại huấn luyện của nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammad (JeM) ở khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, chặn các máy bay chiến đấu của Pakistan vi phạm không phận và buộc các máy bay này phải quay đầu. Đáp lại Không quân Pakistan tấn công các cơ sở quân sự của Ấn Độ, bắn rơi 2 máy bay và bắt giữ một phi công Ấn Độ.
Trước tình hình căng thẳng không ngừng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi chính phủ hai nước thực hiện các biện pháp kiềm chế nhằm đảm bảo tình hình căng thẳng không trở nên tồi tệ hơn.
Người phát ngôn của TTK LHQ, ông Stephane Dujarric cho biết người đứng đầu LHQ đang theo dõi sát diễn biến tình hình tại khu vực Kashmir và kêu gọi hai bên “kiềm chế tối đa”.
Nhiều nước như Mỹ, Anh, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã kêu gọi hai bên giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp ngoại giao vì hành động quân sự không chỉ gây tổn hại cho hai nước mà còn cho các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Liên minh châu Âu (EU) cũng kêu gọi New Delhi và Islamabad hết sức kiềm chế nhằm tránh tiếp tục thổi bùng căng thẳng. Trong khi đó, Nepal – quốc gia láng giềng của Ấn Độ – hối thúc hai quốc gia hạt nhân Nam Á hạ nhiệt căng thẳng và bình ổn tình hình thông qua các biện pháp đối thoại hòa bình.