Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển đảo quê hương. Hiển thị tất cả bài đăng

 Việc đánh bắt thuỷ hải sản trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia khác là vấn đề được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Để giải quyết tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn khiển trách 4 tỉnh ven biển đã để ngư dân có hành vi trên và yêu cầu tăng cường các mức độ xử phạt để răn đe ngư dân không vi phạm hành vi đánh bắt thuỷ hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài.

Tuy nhiên, có một số dư luận cho rằng hành động của Thủ tướng là thiếu cân nhắc, làm khó ngư dân vì ngư dân phải bảo đảm nguồn thu hoạch hải sản để xuất khẩu cũng như là những cột mốc trên biển để bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên, việc đánh bắt thuỷ hải sản trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia khác không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Đầu tiên, việc đánh bắt thuỷ hải sản trái phép trên vùng biển của một quốc gia khác là vi phạm chủ quyền và tôn trọng lãnh thổ của quốc gia đó. Điều này đã được quy định rõ ràng trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việc vi phạm pháp luật quốc tế này có thể dẫn đến tranh chấp về lãnh thổ và an ninh quốc gia.

Thứ hai, hành động này ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Đánh bắt thuỷ hải sản trái phép trên các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác có thể kéo theo việc ngành thuỷ sản trong nước bị áp các lệnh cấm vận, đặc biệt là Thẻ vàng IUU của EU.

Thứ ba, hành động này làm mất lòng tin của quốc tế đối với Việt Nam. Việc đánh bắt thuỷ hải sản trái phép trên vùng biển của các quốc gia khác là một hành vi không đúng nguyên tắc của chính sách ngoại giao của Việt Nam. Việc này có thể dẫn đến sự phản đối từ phía các quốc gia khác và gây ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, các biện pháp cần được thực hiện để đảm bảo việc khai thác hải sản bền vững và hợp pháp. Thứ nhất, cần tăng cường việc giám sát và kiểm soát việc đánh bắt thuỷ hải sản trên vùng biển của các quốc gia khác. Các tỉnh ven biển cần có các chính sách, quy định, đảm bảo rằng ngư dân chỉ được đánh bắt thuỷ hải sản trên vùng biển của Việt Nam và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Thứ hai, cần tăng cường cơ chế xử phạt vi phạm hành vi đánh bắt thuỷ hải sản trái phép. Các cơ quan chức năng cần áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, từ xử phạt tài chính đến tịch thu tàu và bắt giữ các ngư dân vi phạm.

Thứ ba, cần tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ tài nguyên biển, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên biển. Người dân cần hiểu rõ rằng đánh bắt thuỷ hải sản trái phép sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến tài nguyên biển, môi trường sống và hình ảnh của đất nước.

Trong tình hình hiện nay, việc bảo vệ tài nguyên biển, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên biển là một vấn đề cấp bách. Việc đánh bắt thuỷ hải sản trái phép trên vùng biển của các quốc gia khác không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến tài nguyên biển, môi trường sống và hình ảnh của đất nước. Vì vậy, cần có các biện pháp cứng rắn để đảm bảo việc khai thác hải sản bền vững và hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam cũng như các quốc gia khác. Việc tăng cường giám sát, kiểm soát, cơ chế xử phạt và tuyên truyền sẽ giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ tài nguyên biển và hỗ trợ cho chính sách ngoại giao của Việt Nam.

Ngoài ra, các tỉnh ven biển cũng cần tìm kiếm các giải pháp kinh tế khác để đảm bảo thu nhập cho ngư dân mà không cần phải phụ thuộc vào việc đánh bắt thuỷ hải sản trái phép trên vùng biển của các quốc gia khác. Việc phát triển các ngành kinh tế đem lại giá trị gia tăng cao và đồng thời không gây ra tác động xấu đến tài nguyên biển cũng là một hướng đi đáng được quan tâm.

Nhìn chung, việc đánh bắt thuỷ hải sản trái phép trên vùng biển của các quốc gia khác không chỉ là vấn đề của ngư dân và các tỉnh ven biển mà là vấn đề của cả đất nước. Cần có các biện pháp cứng rắn và hiệu quả để đảm bảo việc khai thác hải sản bền vững và hợp pháp, bảo vệ tài nguyên biển và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ đó, cũng giúp nâng cao đời sống của người dân ven biển và phát triển kinh tế đất nước theo hướng bền vững.

Bích Vân

 Việt Nam kiên định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế; ủng hộ việc các nước cùng nhau hợp tác giải quyết bất đồng trong vấn đề Biển Đông.



Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên. (Ảnh: Phương Uyên/TTXVN phát)

Chiều 6/4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về thông tin tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc thời gian qua có hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bộ Ngoại giao khi đó đã đưa ra bình luận về thông tin này, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:

"Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán các hoạt động ở khu vực Biển Đông cần tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982."

Theo Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam cho biết tàu Hải Dương Địa chất 4 đã rời khỏi vùng biển của Việt Nam.

Về thông tin Tổ chức Khoa học Tự nhiên Trung Quốc (NSFC) công bố danh sách 33 khu vực “khảo sát thường xuyên," trong đó có một số tuyến tại Biển Đông bao trùm lên quần đảo Trường Sa và vùng biển của Việt Nam, Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nêu rõ: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982."

Bà Phạm Thu Hằng cho rằng việc khảo sát, nghiên cứu khoa học trong phạm vi quần đảo Trường Sa và vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển của mình, do đó không có giá trị.

Trước thông tin, ngày 4/4, báo China Daily của Trung Quốc đăng một cuộc phỏng vấn với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến thăm nước này. Trong cuộc phỏng vấn, ông Anwar Ibrahim kêu gọi đối thoại để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông và cho rằng đây không phải là vấn đề "không thể vượt qua," Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nêu quan điểm của Việt Nam về phát ngôn trên và việc giải quyết khác biệt trên Biển Đông.

Bà Phạm Thu Hằng nêu rõ: Là quốc gia kiên định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, Việt Nam ủng hộ việc các nước có thể cùng nhau hợp tác giải quyết bất đồng trong vấn đề Biển Đông, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các nước, được xác định bởi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982); đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trật tự pháp lý trên biển, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy phát triển bền vững biển và đại dương.

"Với chủ trương trên, Việt Nam luôn sẵn sàng cùng các quốc gia liên quan đàm phán, giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ do lịch sử để lại, đóng góp tích cực vào quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, cũng như đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới," Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng khẳng định./.

Thu Phương - Nguồn: TTXVN/Vietnamplus

 Việt Nam kiên định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế; ủng hộ việc các nước cùng nhau hợp tác giải quyết bất đồng trong vấn đề Biển Đông.



Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên. (Ảnh: Phương Uyên/TTXVN phát)

Chiều 6/4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về thông tin tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc thời gian qua có hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bộ Ngoại giao khi đó đã đưa ra bình luận về thông tin này, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:

"Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán các hoạt động ở khu vực Biển Đông cần tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982."

Theo Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam cho biết tàu Hải Dương Địa chất 4 đã rời khỏi vùng biển của Việt Nam.

Về thông tin Tổ chức Khoa học Tự nhiên Trung Quốc (NSFC) công bố danh sách 33 khu vực “khảo sát thường xuyên," trong đó có một số tuyến tại Biển Đông bao trùm lên quần đảo Trường Sa và vùng biển của Việt Nam, Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nêu rõ: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982."

Bà Phạm Thu Hằng cho rằng việc khảo sát, nghiên cứu khoa học trong phạm vi quần đảo Trường Sa và vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển của mình, do đó không có giá trị.

Trước thông tin, ngày 4/4, báo China Daily của Trung Quốc đăng một cuộc phỏng vấn với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến thăm nước này. Trong cuộc phỏng vấn, ông Anwar Ibrahim kêu gọi đối thoại để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông và cho rằng đây không phải là vấn đề "không thể vượt qua," Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nêu quan điểm của Việt Nam về phát ngôn trên và việc giải quyết khác biệt trên Biển Đông.

Bà Phạm Thu Hằng nêu rõ: Là quốc gia kiên định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, Việt Nam ủng hộ việc các nước có thể cùng nhau hợp tác giải quyết bất đồng trong vấn đề Biển Đông, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các nước, được xác định bởi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982); đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trật tự pháp lý trên biển, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy phát triển bền vững biển và đại dương.

"Với chủ trương trên, Việt Nam luôn sẵn sàng cùng các quốc gia liên quan đàm phán, giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ do lịch sử để lại, đóng góp tích cực vào quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, cũng như đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới," Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng khẳng định./.

Thu Phương - Nguồn: TTXVN/Vietnamplus

Việc chế tạo giàn khoan Mộc Tinh được giao cho Vietsovpetro, còn Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) đảm nhiệm khối lượng công việc khổng lồ nhất là chế tạo giàn Hải Thạch và giàn xử lý trung tâm PQP-HT.

Nhận nhiệm vụ Tập đoàn giao cho, “người anh cả” Vietsovpetro và PTSC M&C đã tập trung vào đây những chuyên gia giỏi nhất và những người thợ lành nghề nhất. Lãnh đạo các đơn vị này cũng đứng trước một thách thức chưa từng có - ấy là chế tạo giàn khoan ở độ sâu trên 140m nước.

Hàng chục năm qua, Vietsovpetro chế tạo giàn thường ở mức trên năm chục mét độ sâu. Ở ngoài biển, cứ thêm một chục mét độ sâu là phải thay đổi hàng loạt vấn đề trong thiết kế và thiết bị. Một người đứng xuống biển, nước đến đầu gối thì khác, nhưng chỉ cần nước ngập đến thắt lưng là… đừng đùa! Không khéo chết đuối như chơi. Biển cả là thế đấy. Con người chưa bao giờ chế ngự được sóng biển, mà chỉ nghĩ kế chống chọi lại mà thôi.

Một buổi chào cờ trên giàn khoan dầu khí Hải Thạch.

PTSC M&C là một trong những tổng thầu EPCI (Engineering, Procurement; Construction and Installation - Installation là lắp đặt trên biển) hàng đầu của Việt Nam và của khu vực Đông Nam Á. Tập đoàn dầu khí lớn nhất Đông Nam Á là Petronas của Malaysia đã xếp PTSC M&C vào các công ty có trình độ chế tạo cơ khí đạt chuẩn quốc tế. PTSC M&C đã thực hiện 40 dự án lớn và hầu hết là trên biển, trong đó, đáng nể nhất là Dự án giàn Hải Sư Đen; giàn Thăng Long và Đông Đô của Thăng Long JOC; Dự án Sư Tử Đen Đông Bắc… rồi Dự án chế tạo Module máy nén khí cho mỏ Lan Tây của BP…

Lãnh đạo của PTSC và nhất là đơn vị chủ công PTSC M&C thì gần như bám trụ, ăn ngủ tại công trường chế tạo. Hình ảnh Giám đốc PTSC M&C cùng các cộng sự quần quật suốt ngày đêm ngoài công trường đã in sâu trong trí nhớ của tất cả những ai đã tham gia Dự án Biển Đông 01.

Trong dự án này, phần việc giao cho PTSC M&C là nặng nhất, chiếm tới 3/4 khối lượng. Và mặc dù đã thi công nhiều công trình biển, từng làm nhiều giàn có khối lượng lên đến 2.000 tấn, hoặc như bộ chân đế cho mỏ Chim Sáo nặng 4.000 tấn, nhưng đối với giàn công nghệ xử lý khí thì đây là lần đầu tiên Việt Nam tự chế tạo. Trước đây, các giàn công nghệ đều do nước ngoài làm. Chính vì vậy, khi biết tin PVN tự chế tạo, lắp đặt giàn công nghệ, nhiều tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới đã rất ngạc nhiên và thậm chí họ còn… thách đố.

Khi bắt tay vào làm, nhiều lãnh đạo PTSC M&C thấy choáng ngợp, bởi công trình này lớn quá, vĩ đại quá và là công trình chưa bao giờ các anh nghĩ chúng ta có thể làm được.

Để thực hiện dự án này, PTSC M&C đã đưa 50 kỹ sư sang Malaysia để cùng họ thiết kế. Đây là cách làm rất hay của lãnh đạo PTSC M&C, bởi vì các kỹ sư này, khi tham gia thiết kế từ đầu, lúc về họ lại chỉ huy thi công lắp đặt, như vậy anh em sẽ rất hiểu công việc. Ban Dự án Biển Đông 01 của PTSC M&C có 500 người, đảm nhiệm nhiều loại công việc khác nhau, nhưng tất cả đều có trình độ từ đại học trở lên.

Có những thời điểm mà trên công trường có tới 3.000 cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động tay nghề cao làm việc suốt ngày đêm. Cũng phải nói thêm rằng, toàn bộ thiết kế chi tiết, mua sắm thiết bị và thi công chế tạo trên bờ do đội ngũ cán bộ, công nhân viên người Việt đảm nhiệm và trong khoảng thời gian là 30 tháng. Các chuyên gia và những người thợ tài ba của PTSC M&C đã có những giải pháp kỹ thuật hết sức tài tình trong việc gia cố mặt bằng sản xuất (nền bãi) để tăng sức chịu tải từ 4 tấn lên 53 tấn trên một mét vuông và đặt đường trượt hạ thủy chịu được tải trọng 1.720 tấn trên một mét chiều dài. Chỉ có nền bãi này, các cần cẩu có sức nâng 1.200 tấn mới nhấc được các khối thiết bị nặng hàng ngàn tấn. Đây là một kỷ lục mà rất ít nhà thầu trên thế giới làm được.

Chế tạo trên bờ đã là việc cực khó, nhưng đem ra biển xa hàng trăm cây số hạ thủy, lắp vào chân đế mới là chuyện “đánh bạc với giời”. Từ trước, việc lắp đặt các giàn có khối lượng dưới 4.000 tấn thì dùng cần cẩu, nhưng với các giàn trên 4.000 tấn thì phải theo phương pháp đánh chìm sà lan hoặc trượt. Việc vận chuyển, lắp đặt cực kỳ tốn kém và thường chiếm đến 30% giá trị toàn dự án.

Xin hãy thử tưởng tượng, một chiếc sà lan chở trên đó khối thiết bị nặng cả chục ngàn tấn, cao ngất ngưởng như tòa nhà chục tầng được hai hoặc ba tàu kéo đi với tốc độ nhỉnh hơn người đi bộ chút, trên đoạn đường biển hơn 300 cây số thì sẽ như thế nào? Kéo ra đến nơi rồi lại phải hạ xuống, lắp vào giàn chân đế… Vì giàn quá nặng, nên lúc hạ thủy chân đế phải dùng phương pháp đánh chìm sà lan để cho giàn trượt xuống biển và được giữ lơ lửng trong làn nước biển bằng hệ thống phao khổng lồ. Sau khi định vị chuẩn xác vị trí, sẽ cho xả hơi từ các phao và để giàn chìm dần xuống.

Năm 2011, lắp đặt giàn Mộc Tinh. Khi đang “rồng rắn” cả đoàn trên biển khi cách Mộc Tinh hơn 100 cây số thì có tin một cơn bão mới nhoe lên tít tận ngoài Thái Bình Dương, cách Philippines cả ngàn cây số. Tốc độ di chuyển của bão thì gấp… 3 lần tốc độ của đoàn tàu. Thế là cả đoàn đã phải… chuồn ngay vào Côn Đảo nấp. Một lần bị như vậy là coi như vài chục tỉ đồng ném xuống biển.

Trong ký ức của nhiều đồng chí lãnh đạo Tập đoàn, lãnh đạo các đơn vị Biển Đông POC, PTSC, PV Drilling, Vietsovpetro, PV EIC… họ vẫn nhớ như in những cuộc họp bàn giải pháp kỹ thuật kéo dài trắng đêm, những cuộc tranh cãi nảy lửa ngay trên bãi chế tạo ngoài cảng PTSC; rồi có những lúc đã đập bàn… Nhưng tất cả đều chỉ vì một mục tiêu chung là đưa giàn Hải Thạch - Mộc Tinh vào khai thác đúng tiến độ và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Có một vấn đề nữa mà cho đến nay mới thấy rằng, quyết tâm của lãnh đạo Tập đoàn có tầm nhìn chiến lược trong việc đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao.

 Trước đây, chế tạo và lắp đặt các giàn khoan, các trung tâm xử lý dầu, khí, chúng ta đều phải thuê chuyên gia nước ngoài. Chi phí cho việc thuê chuyên gia nước ngoài đắt gấp nhiều lần so với người Việt Nam. Điều trớ trêu là cùng một vị trí làm việc như nhau, trình độ ngang nhau, nếu thuê chuyên gia nước ngoài thì chi phí phải trả cao gấp hơn 10 lần so với người Việt.

Chuyên gia nước ngoài có ưu điểm là cung cách làm việc rất chuyên nghiệp, cẩn trọng, họ thường có những giải pháp hiệu quả. Nhưng điểm không phù hợp với điều kiện của ta là họ sài rất sang theo những tiêu chuẩn cao cấp, họ áp chuẩn cao và nhất nhất cái gì cũng phải theo “chuẩn”, bất kể thứ  “chuẩn” đó có phù hợp với điều kiện của ta hay không. Tuyển chọn chuyên gia cũng phải rất cẩn thận. Khi đọc hồ sơ, lý lịch của ai cũng “đẹp”, nhưng khi vào việc thì lại chưa chắc.

“Khát vọng” - đúng là những người làm Dầu khí Việt Nam có một khát vọng cháy bỏng là tìm dầu làm giàu cho Tổ quốc. Chính khát vọng này đã trở thành động lực để cho họ vượt qua hết những khó khăn thách thức này đến khó khăn thách thức khác, dù là trên Biển Đông hay ở sa mạc Sahara, ở vùng cực Bắc nước Nga, vùng rừng hoang vu đầy bất ổn ở Venezuela hay vùng rừng rậm Amazon ở Peru… để làm nên thương hiệu Petrovietnam. Chỉ có những người trong nghề mới hiểu hết sự phức tạp, “rắc rối” của nghề thăm dò khai thác dầu khí.


Cụm giàn khoan Hải Thạch - Mộc Tinh.
Trên đời này có một nghề mà công việc không giờ nào giống giờ nào, không ngày nào giống ngày nào, không giếng khoan nào giống giếng khoan nào - đó chính là nghề thăm dò khai thác dầu khí. Vì thế, có người từng làm việc nhiều năm, kinh nghiệm được coi là “đầy mình”, nhưng khi bắt tay vào khoan một giếng mới thì vẫn có thể thất bại thảm hại như thường. Như BP, TOTAL và số tập đoàn danh tiếng trên thế giới khác từng thăm dò khai thác ở Việt Nam, nếu cộng số tiền mà họ đã “đổ xuống Biển Đông” để rồi không moi lên được 1 lít dầu nào có lẽ phải là cả tỉ đôla. Như BP chẳng hạn, 16 năm trời ròng rã họ thăm dò khu Hải Thạch - Mộc Tinh, ném vào “hai vì sao dưới đáy biển” này cả gần nửa tỉ đôla, nhưng cuối cùng cũng đành phải “chia tay hoàng hôn”. Rủi ro trong thăm dò khai thác dầu khí là thế.

 Chính vì rủi ro trong thăm dò khai thác dầu khí quá lớn, cho nên trên thế giới, các tập đoàn, công ty khai thác dầu khí thường phải liên doanh với nhau. Ngoài việc liên doanh để tận dụng thế mạnh công nghệ, kinh nghiệm điều hành của nhau thì còn có một lý do nữa, ấy là chia sẻ rủi ro. Đầu tư vào một mỏ tốn hàng trăm triệu đôla, nhỡ không hút được dầu thì chia tiền bị mất ra, cũng đỡ… xót ruột.

Một trong những sáng tạo nhất của anh em Ban Quản lý Dự án Biển Đông là quyết định đặt hàng với PV Drilling chế tạo giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm (TAD)  và đã đầu tư 200 triệu USD cho chế tạo giàn này. Giàn PV Drilling V là loại giàn tiếp trợ và khi làm xong ở mỏ này thì lại được kéo đi mỏ khác. Khi khoan thăm dò ở độ sâu 140m, nếu với phương pháp dựng giàn khoan cố định, mỗi giếng khoan tốn khoảng… 200 triệu USD, còn nếu dùng giàn tiếp trợ thì mỗi giếng chỉ hết 50 đến 70 triệu USD.

Cũng phải nói thêm rằng, trên thế giới hiện chỉ có 8 giàn tiếp trợ nửa nổi, nửa chìm như thế này.

Có một chuyện mà không phải là nhiều người đã biết, ấy là từ cuối năm 2009, khi Dự án Phát triển mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh còn đang chờ các bộ, ban, ngành cho ý kiến và Chính phủ phê duyệt thì Tập đoàn đã cho triển khai đóng giàn PVD-V và mua 35 ngàn tấn thép. Giá thép vào năm 2009 khá thấp, nếu mua vào năm 2010 thì phải đội lên gần 30%.

Trong quá trình thiết kế, chế tạo và lắp đặt, có thể nói những ngày kéo các thiết bị ra biển để hạ xuống là những ngày mất ăn mất ngủ. Việc có mặt thường xuyên của lãnh đạo Biển Đông POC tại công trường đã làm tăng sự phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các đơn vị liên quan như Vietsovpetro, PV Drilling, PTSC… đồng thời cũng tạo ra sự khích lệ, động viên đối với cán bộ, công nhân viên.

Cho đến thời điểm này, giàn Hải Thạch - Mộc Tinh và trung tâm xử lý khí được thiết kế không những hiện đại nhất ở Việt Nam, mà còn ở khu vực Đông Nam Á.

Ngày 8-10-2011: Hoàn thành chế tạo, hạ thủy và lắp đặt ngoài khơi giàn khai thác khí Mộc Tinh. Giàn này nặng khoảng 14 ngàn tấn.

Ngày 26-6-2012: Hoàn thành chế tạo, lắp đặt và hạ thủy ngoài khơi giàn khai thác khí mỏ Hải Thạch. Giàn này cũng khoảng 14 ngàn tấn.

Và ngày 10-10-2012: Hoàn thành việc lắp đặt giàn xử lý trung tâm ngoài khơi. Giàn này nằm sát giàn Hải Thạch và có khối lượng ngót… 3 chục ngàn tấn.

Ngày 27-7-2013, dòng khí từ hai mỏ Hải Thạch, Mộc Tinh đã được đưa lên và đưa về giàn xử lý trung tâm.

Cho đến ngày hôm nay, mọi việc đã ổn thỏa. Tất cả đều được tiến hành một cách hoàn hảo và đúng kế hoạch.

Dự án Hải Thạch - Mộc Tinh là một dự án có nhiều cái nhất ở Việt Nam:

Có nhiệt độ dòng khí cao nhất;

Có áp suất dòng khí lớn nhất - khoảng 450at;

Có khối lượng thiết bị, vật tư lớn nhất - gần 60 ngàn tấn;

Có giờ công an toàn cao nhất - tính đến ngày 16-8-2013 là 17 triệu giờ;

Có chi phí quản lý tiết kiệm nhất - khoảng 74 triệu đôla;

Có độ sâu lớn nhất - 140m.

Nguyễn Như Phong - CAND

Thiếu tá Trần Văn Bỉnh, Quyền Chỉ huy trưởng Trung tâm Hậu cần kỹ thuật (HC-KT) đảo Sinh Tồn thuộc Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn cho biết, lúc 17h chiều ngày 6-3, Cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã sửa chữa thành công sự cố máy phát điện của Tàu cá BĐ - 95137 TS.

Trước đó, lúc 2h sáng, ngày 5-3, Tàu cá BĐ - 95137 TS do ông Phạm Ngọc Bằng, SN 1978, trú tại Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định làm thuyền trưởng, đang đánh bắt hải sản ở vùng biển Trường Sa đã liên lạc với Trung tâm HC-KT đảo Sinh Tồn nhờ hỗ trợ sửa chữa sự cố máy phát điện. Lúc này thời tiết trên biển gió Đông Bắc cấp 3, cấp 4, trên tàu cá BĐ - 95137 TS có 6 ngư dân, hành nghề câu cá ngừ Đại Dương.

Tàu cá BĐ - 95137 TS đang sửa chữa tại Âu tàu Sinh Tồn . (Ảnh: Văn Bỉnh).

Ngay sau khi nhận được tin báo nhờ hỗ trợ của ngư dân, Trung tâm HC-KT đảo Sinh Tồn đã hướng dẫn tàu cá BĐ - 95137 TS vào lòng Âu tàu đảo Sinh Tồn. Lúc 11h45 ngày 5-3, Tàu cá BĐ - 95137 TS đã neo đậu tại âu tàu Sinh Tồn an toàn.

Qua khảo sát, kiểm tra thực tế và phát hiện máy phát điện Tàu cá BĐ - 95137 TS bị nứt xi-lanh, không có khả năng khắc phục. Nếu không kịp thời sửa chữa, thay thế sẽ hỏng máy phát điện và các trang bị trên tàu bị tê liệt hoàn toàn, nguy cơ tàu sẽ bị trôi dạt trên biển rất cao.

Thợ sửa chữa của Trung tâm đang khắc phục sự cố tàu cá BĐ-95137TS. (Ảnh: Văn Bỉnh).

Sau hơn một ngày đêm, với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, lúc 17 giờ chiều ngày 6-3, cán bộ, nhân viên Trung tâm HC-KT đảo Sinh Tồn đã thay thế xi-lanh và khắc phục thành công sự cố máy phát điện Tàu cá BĐ - 95137 TS. Lúc 18h cùng ngày, các ngư dân và con tàu tiếp tục ra khơi mưu sinh.

Công Hoan – Văn Bỉnh

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã phát huy bản chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, luôn đoàn kết, chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, lập nhiều chiến công, thành tích xuất sắc.

Luỹ thép biên phòng nhân dân


Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP khẳng định: Ngay từ khi mới ra đời, BĐBP đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, xã hội, đồng thời triển khai nhiệm vụ bảo vệ biên giới.


Lớp lớp cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã có mặt nơi vùng cao, biên giới, hải đảo xa xôi, lập đồn, dựng trạm, bám đất, bám dân, xây dựng cơ sở chính trị, chính quyền cách mạng, vận động, giúp đỡ đồng bào thực hiện đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, dựng nên “luỹ thép biên phòng nhân dân”.


Bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, BĐBP đã chủ động, nhạy bén, làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, kịp thời tham mưu xử lý, giải quyết hiệu quả các tình huống ở biên giới, không để bị động, bất ngờ. Đề xuất việc hoạch định, xây dựng, hoàn thiện đường lối, hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia cả trước mắt và lâu dài.


Chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y kiểm tra cột mốc quốc gia.

Tích cực đổi mới, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, kiểm soát cửa khẩu. Đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, tội phạm xuyên quốc gia. Với tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đã thực hiện thắng lợi nhiều chuyên án lớn; nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ để đem lại bình yên cho nhân dân khu vực biên giới.


BĐBP đã tham mưu và trực tiếp tham gia tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng và ngoại giao nhân dân trên biên giới. Các chương trình “Biên cương thắm tình hữu nghị”; giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia đã thực sự ghi dấu ấn về công tác đối ngoại quốc phòng, góp phần xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị, tạo môi trường thuận lợi cho mở rộng giao lưu, hợp tác, phát triển đất nước.


Sau 30 năm thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2019), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước; của các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương, khu vực biên giới đã cóphát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh; phòng tuyến nhân dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới ngày càng vững mạnh. Các cuộc vận động hướng về biên giới, hải đảo được triển khai rộng khắp trong cả nước, huy động nguồn lực to lớn giúp đỡ các xã, phường, làng, bản khu vực biên giới, hải đảo, các đồn, trạm biên phòng.


Kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc ở biên giới, hải đảo khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới. Ngày Biên phòng toàn dân đã trở thành ngày hội của nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới...


Đồng hành với nhân dân biên giới


Theo Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách về đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc. Từng bước đẩy lùi các tệ nạn mê tín dị đoan, các tập tục lạc hậu, xây dựng được hàng nghìn làng, bản văn hóa, gia đình văn hóa.


Tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng nền biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc. Các đơn vị BĐBP đã tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới vững mạnh toàn diện.


Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, trong những năm qua, BĐBP đã tăng cường 332 cán bộ cho các xã, phường biên giới; gần 1.500 đảng viên các đồn biên phòng được giới thiệu tham gia sinh hoạt tại chi bộ các xóm, bản biên giới để tham mưu, đóng góp nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng sinh hoạt của các chi bộ.


Hơn 7.000 cán bộ các đồn biên phòng được phân công phụ trách trên 33.000 hộ gia đình khu vực biên giới. Cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc biên giới, là điều kiện để BĐBP tiếp tục gần dân, sát dân và hiểu dân hơn.


Cùng với đó, lực lượng BĐBP đã có nhiều chương trình, mô hình, việc làm sáng tạo, hiệu quả thiết thực hướng về đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, tiêu biểu như: Chương trình “Mái ấm biên cương” đã vận động, quyên góp xây dựng hơn 7.000 căn nhà trị giá 241 tỷ đồng; chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới” đã trao tặng hơn 25.000 con bò giúp đồng bào nghèo biên giới; chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đã cùng các cấp hội phụ nữ đỡ đầu, giúp đỡ chị em phụ nữ ở hơn 100 xã biên giới đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.


Đặc biệt, BĐBP đã phát động và tổ chức hiệu quả chương trình “Nâng bước em tới trường”, đỡ đầu hơn 2.800 học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới được cắp sách tới trường. Trong đó, có 820 cháu mồ côi, 40 cháu không nơi nương tựa được nuôi dưỡng tại các đồn biên phòng, gần 200 cháu là học sinh nước bạn Lào và Campuchia.


Những hình ảnh “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Thầy thuốc quân hàm xanh”, “Cán bộ xã quân hàm xanh”, “Chiến sĩ văn hóa quân hàm xanh” đã thực sự được nhân dân các dân tộc tin yêu, quý mến; góp phần tô thắm thêm phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.


Trung tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định: Phát huy truyền thống anh dũng, chiến đấu, lực lượng BĐBP tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân nhân, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống.


Cảnh giác, mưu trí, dũng cảm tấn công địch và tội phạm; chủ động, sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt trong công tác, kiên quyết trong đấu tranh, quyết thắng mọi kẻ thù, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Trải qua chặng đường 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dù có những tên gọi khác nhau và đặt dưới sự quản lý, điều hành của Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an; dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, BĐBP cũng luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; chú trọng rèn luyện, phát triển lực lượng, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Viết Tôn - CAND

Nhằm đảm bảo cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân các quần đảo Trường Sa đón Xuân Kỷ Hợi 2019 đủ đầy, chương trình “Xuân Biên giới – Tết Hải đảo” năm 2019 đã mang hàng ngàn suất quà đến với các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân quần đảo Trường Sa.
Hàng ngàn suất quà được tập kết lên 4 tàu vận tải, sẵn sàng lên đường đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân quần đảo Trường Sa. Ảnh: Quang Thái/TTXVN

Đến năm 2030, phát triển thành công các lĩnh vực: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác…
Ngày 22/10/2018, thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, Tổng  Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển.

Ban Chấp hành TW nhất trí ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển

Đưa VN trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển...
Đề cập nội dung về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao với những nhận định, đánh giá về kết quả của việc thực hiện Nghị quyết số 09, đồng thời nhất trí ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển.
Đồng thời, phấn đấu đến năm 2030 đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo. Tăng trưởng kinh tế biển và thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển ngày càng cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước; đóng góp của các ngành kinh tế thuần biển chiếm khoảng 10% GDP cả nước; đóng góp GRDP của các tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 – 70% GDP cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình của cả nước; đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của người dân sống trên các đảo…
Kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, nhất là chất thải nhựa đại dương. Ở các tỉnh, thành phố ven biển, chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường; các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển có hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường và được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Chú ý kết hợp chặt chẽ giữa phát triển bền vững kinh tế biển với xây dựng xã hội gắn kết hài hoà với biển; bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng phù hợp với quy luật tự nhiên; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển. Bảo đảm cân bằng sinh thái và hài hoà các mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, liên kết và hỗ trợ giữa các vùng nội địa đất liền, vùng ven biển và hải đảo, đại dương.
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia – dân tộc trên các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên các vùng biển, đảo để phát triển bền vững kinh tế.
Trong bối cảnh cả thế giới đang thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần quan tâm chuyển từ kinh tế biển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sang kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, khoa học công nghệ, phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam. Cơ cấu lại, phát triển đồng bộ và bền vững các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, các vùng biển, ven biển và hải đảo theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Chú trọng phát triển các trung tâm kinh tế ven biển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; phát huy lợi thế về điều kiện địa chiến lược, kinh tế, chính trị và tự nhiên. Khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên biển, làm động lực cho phát triển kinh tế đất nước. Chủ động thích ứng với biến đổi khu vực và toàn cầu, trong đó có biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch cụ thể, sát hợp với thực tế.
Hết sức coi trọng công tác điều tra cơ bản, thực hiện phương châm nắm chắc, quản chặt, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nhà nước và xã hội, trong nước và nước ngoài để thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược về phát triển bền vững kinh tế biển. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học – công nghệ, lấy khoa học – công nghệ tiên tiến và nguồn nhân lực chất lượng cao làm khâu đột phá để phát triển kinh tế biển. Đồng thời khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách tạo môi trường và điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư có công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến, hiện đại phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, cần hết sức chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân.
Đồng thời, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư sát hợp với thực tế để thực hiện có hiệu quả. Chú trọng các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên: Phát triển du lịch biển, đảo; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác; nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản và phát triển hạ tầng nghề cá; phát triển công nghiệp đóng tàu; phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế mới.
Tập trung đầu tư có hiệu quảcác khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển và hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối vùng đồng bộ làm nền tảng đột phá để phát triển vùng biển, ven biển trở thành điểm đến của thế giới đồng thời là cửa ngõ vươn ra thế giới.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.