Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp luật. Hiển thị tất cả bài đăng

Ngày 20/5/2024, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân (UBND) thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông. Đây là một sự việc đáng chú ý, thu hút sự quan tâm của dư luận và đặt ra câu hỏi về ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân.

Trước đó ngày 17/5, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một nhóm người tập Yoga có hành vi nằm, ngồi trên đường giao thông để chụp ảnh. Hình ảnh này được chụp tại khu vực ngã ba đường Trần Hưng Đạo giao nhau với đường Nguyễn Công Thu, thuộc tổ dân phố Tân Hưng, thị trấn Kiến Xương. Những hình ảnh này nhanh chóng gây bức xúc trong cộng đồng mạng do hành vi tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Hình ảnh nhóm người tập Yoga nằm, ngồi trên đường giao thông chụp ảnh khiến nhiều người bức xúc (Ảnh: Facebook).

Những người trong nhóm này đều là phụ nữ, tổng cộng 17 người, và họ đã cùng nhau thực hiện các thế Yoga trên đường bộ để chụp ảnh kỷ niệm mùa hoa bằng lăng. Đây là một hành động không chỉ gây cản trở giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Dư luận xã hội phản ứng mạnh mẽ trước hành vi này, cho rằng đó là hành động thiếu ý thức và không tôn trọng quy định giao thông.

Sau khi nhận được thông tin về vụ việc, cơ quan chức năng của thị trấn Kiến Xương đã ngay lập tức tiến hành xác minh. Vào chiều ngày 18/5, Công an thị trấn Kiến Xương đã mời nhóm người trên lên trụ sở để làm việc và lập biên bản vụ việc. Qua xác minh, lực lượng chức năng xác định vụ việc diễn ra vào khoảng 4h30 ngày 17/5.

Tiếp theo, Chủ tịch UBND thị trấn Kiến Xương đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người trong nhóm này về hành vi: tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông. Hành vi này vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 11, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Mỗi người bị xử phạt hành chính 150.000 đồng.

Đối với ba trường hợp vi phạm chưa đủ tuổi vị thành niên, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, nhắc nhở và không áp dụng hình thức xử phạt hành chính.

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, các hành vi gây cản trở giao thông, tụ tập đông người trái phép trên đường bộ là vi phạm nghiêm trọng. Mục đích của các quy định này nhằm đảm bảo an toàn giao thông, tránh các tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn.

Việc xử phạt nhóm phụ nữ tập Yoga giữa đường không chỉ là biện pháp răn đe mà còn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về an toàn giao thông. Ý thức tham gia giao thông của mỗi cá nhân có ảnh hưởng lớn đến trật tự và an toàn của toàn xã hội. Hành động này của cơ quan chức năng thể hiện sự nghiêm túc trong việc thực thi pháp luật và bảo vệ an toàn cho người tham gia giao thông.

Sau khi bị mời lên làm việc và bị xử phạt, nhóm người trên đã nhận thức rõ hành vi sai trái của mình. Họ cho biết hành động nằm, ngồi trên đường chụp ảnh chỉ nhằm mục đích kỷ niệm và không lường trước được hậu quả cũng như mức độ vi phạm. Qua sự việc này, nhóm người đã nhận được bài học đắt giá về việc tuân thủ quy định giao thông và trách nhiệm công dân.

Sự việc nhóm phụ nữ tập Yoga giữa đường tại Kiến Xương đã dấy lên nhiều tranh cãi và phản ánh thực trạng ý thức giao thông của một bộ phận người dân. Đây không phải lần đầu tiên xảy ra các hành vi vi phạm giao thông kiểu này, nhưng nó là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho cộng đồng về việc tuân thủ pháp luật giao thông.

Các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông và ý thức công dân. Những hình ảnh và hành vi vi phạm cần được xử lý nghiêm minh để tạo tính răn đe và nâng cao nhận thức của người dân. Ngoài ra, cộng đồng mạng và các phương tiện truyền thông cũng cần có vai trò tích cực trong việc lan tỏa những thông điệp tích cực, nhắc nhở mọi người tuân thủ quy định giao thông.

Đáng chú ý, cơ quan chức năng xử phạt nhóm phụ nữ tập Yoga giữa đường tại Kiến Xương là cần thiết và đúng đắn, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân và duy trì trật tự giao thông. Hy vọng từ sự việc này, mọi người sẽ rút ra được bài học về việc tuân thủ quy định pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giao thông.

 Thông tin Thạch Cương (SN 1987) và Tô Hoàng Chương (SN 1986, cùng ngụ xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) bị khởi tố, bắt tạm giam không làm cho người dân địa phương quá bất ngờ. Bởi đây là 2 đối tượng thường xuyên hoạt động xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước trên không gian mạng.

Ông Thạch Suông là người có uy tín ở địa phương cho biết, đã cùng với đoàn thể cấp cơ sở thường xuyên đến tận nhà gặp trực tiếp Thạch Cương và Tô Hoàng Chương để phân tích, giáo dục 2 đối tượng nhận thức được hành vi sai trái. Tuy nhiên, qua theo dõi, 2 đối tượng này có những lúc lại hoạt động thường xuyên, gây bất bình trong nhân dân nói chung và đồng bào Khmer trên địa bàn nói riêng.

Cần xử lý nghiêm hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ -0
Công an cơ sở tiếp xúc với ông Thạch Suông. (Ảnh: Mộng Tuyền)

Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách, đời sống người dân ngày càng khởi sắc. Thực tế, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vẫn nhận thấy đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có gia đình, người thân đã được cải thiện rất nhiều. Cơ sở hạ tầng, điện, nước sạch đã đến từng nhà, đường sá đã được nhựa hóa đến tận từng đường làng, ngõ xóm, hộ nghèo được hỗ trợ vốn làm ăn... Trong khi bà con đồng bào dân tộc Khmer chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, tích cực giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương thì các đối tượng như Cương và Chương lại có hành vi sai lệch, chống phá Đảng và Nhà nước.

“Đã giáo dục nhiều lần nhưng 2 đối tượng trên vẫn không từ bỏ, vẫn vi phạm, xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng bào Khmer và sư sãi ủng hộ việc cơ quan chức năng xử lý nghiêm những kẻ sai phạm”, ông Thạch Suông nói.

Huyện Cầu Ngang có gần 35% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, phần lớn đồng bào Khmer đều theo Phật giáo Nam tông Khmer. Toàn huyện có 23 chùa Phật giáo Nam tông, với 425 vị chư tăng và hơn 53.000 phật tử. Đại Đức Thạch Đa Ra, Sư cả, Trụ trì chùa ThLốt, Phó trưởng Ban trị sự, Phó Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Cầu Ngang cho biết: Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer, đời sống của bà con Phật tử được ấm no, nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên khá giả.

Với phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, các vị sư sãi thường xuyên phối hợp với đoàn thể và Công an địa phương trong việc lồng ghép các buổi thuyết pháp với việc tuyên truyền, vận động, giáo dục để đồng bào Phật tử thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Phật tử xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, đề cao cảnh giác, phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự và tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Theo Đại đức Thạch Đa Ra, bà con đồng bào Phật tử đều hiểu được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, có ý thức tốt trong việc chấp hành quy định của pháp luật và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn.

Đại Đức Thạch Đa Ra và các vị chức sắc, đồng bào Phật tử đều đồng tình và ủng hộ việc xử lý đối với các trường hợp lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước.

Việc khởi tố, bắt tạm giam các đối tượng lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, hợp với lòng dân.

Cần xử lý nghiêm hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ -1
Cơ quan An ninh điều tra thực hiện lệnh bắt tạm giam Thạch Cương. (Ảnh: Đạt Nhân)

Theo Cơ quan An ninh điều tra, từ năm 2020 đến nay, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương thường xuyên sử dụng mạng xã hội để biên soạn, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video và livestream nhiều thông tin sai sự thật, giả mạo, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Chính quyền, đoàn thể địa phương đã mời giáo dục nhiều lần nhưng cả 2 đối tượng trên đều không sửa đổi. Sở Thông tin và Truyền thông đã 2 lần xử phạt vi phạm hành chính đối với Thạch Cương về hành vi đăng thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai sự thật trên trang cá nhân. Tô Hoàng Chương cũng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương không sửa đổi mà còn tiếp tục vi phạm ngày càng quyết liệt, cực đoan hơn. Sở Thông tin và Truyền thông đã gửi văn bản đề nghị Cơ quan An ninh điều tra, xử lý 2 đối tượng trên theo quy định của pháp luật.

Cần xử lý nghiêm hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ -0
Cơ quan An ninh điều tra thực hiện lệnh bắt tạm giam Tô Hoàng Chương. (Ảnh: Hồ Giang)

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh đã thu thập đủ chứng cứ chứng minh 11 bài viết, 7 video trên trang cá nhân của Thạch Cương và Tô Hoàng Chương có nội dung sai sự thật, giả mạo, xúc phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngày 31/7, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Thạch Cương và Tô Hoàng Chương về hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đây là việc làm cần thiết để giữ vững kỷ cương phép nước, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Theo CAND.

 


Ngày 3/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt bị cáo Phan Sơn Tùng (sinh năm 1984, trú tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội) 6 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 117, khoản 1 – Bộ luật Hình sự.


Phan Sơn Tùng thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam, tháng 9/2022. 

Tổng số có 6 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho bị cáo Tùng. Tuy nhiên, tại phiên tòa, chỉ 3 luật sư bào chữa có mặt.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 1/3/2022, Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố nhận được công văn, tài liệu kèm theo của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đề nghị xác minh, xử lý vi phạm trong hoạt động sử dụng không gian mạng Internet liên quan đến đối tượng Phan Sơn Tùng.

Tùng có hình ảnh, lời nói, phát biểu trong một số video clip phát tán trên Facebook, Youtube với nội dung tuyên truyền, đả kích, nói xấu chế độ, xuyên tạc sai sự thật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong đó, 11 video clip được phát tán trên kênh Youtube “Phan Sơn Tùng”, một video clip phát tán trên Facebook “Vì Việt Nam thịnh vượng”.

Cơ quan điều tra đã xác định, từ năm 2011, Phan Sơn Tùng đã tạo lập, quản lý và sử dụng 4 tài khoản mạng trực tuyến gồm: ba kênh Youtube “Vì Việt Nam thịnh vượng”, “Sơn Tùng TV”, “Phan Sơn Tùng” và một tài khoản Facebook mang tên “David Phan”.

Đến tháng 8/2022, tài khoản Facebook đã đăng lại hơn 1.000 video clip từ ba kênh Youtube trên. Các video clip thu hút trên 148 triệu lượt xem và 530.000 lượt theo dõi.

Ngoài ra, từ ngày 5-31/8/2022, Phan Sơn Tùng đăng tải qua kênh “Vì Việt Nam thịnh vượng” 10 video clip với nội dung kêu gọi thành lập tổ chức bất hợp pháp với tên gọi “Đảng Việt Nam thịnh vượng”… nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận.

Các video clip trên được Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thu thập. Phan Sơn Tùng cũng xác nhận đã truy cập vào kênh Youtube của mình và tự tải xuống 22 video nêu trên.

Cơ quan chức năng kết luận, quá trình quản lý các tài khoản mạng, Phan Sơn Tùng đã làm và phát tán 16 video clip có nội dung vi phạm pháp luật lên mạng Internet. Cụ thể, 26 nội dung có thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; 6 nội dung tuyên truyền thông tin gây chiến tranh tâm lý; 17 nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân… Các video clip này chủ yếu để tuyên truyền nhằm chống Nhà nước, chống Đảng, chống chính quyền.

Tại phiên tòa, Phan Sơn Tùng đã thừa nhận hành vi, thừa nhận các bài đã đăng tải là do bị cáo thực hiện nhưng không thừa nhận nội dung các bài viết đã đăng tải là vi phạm pháp luật./.

Nguồn: Nhân Quyền

 Công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định truy nã đặc biệt một bị can liên quan đến vụ tấn công trụ sở xã về tội danh “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.

Liên quan đến vụ tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur, H.Cư Kuin (Đắk Lắk), ngày 1.7, thông tin từ Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, cơ quan này đã ra các quyết định truy nã đặc biệt đối với 5 bị can về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.

Theo đó, Công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định truy nã các bị can: Nay Tam (49 tuổi), Nay Yên (53 tuổi), Nay Dương (55 tuổi, cùng trú xã Cư Pơng, H.Krông Búk), Y Khing Liêng (31 tuổi, trú xã Hòa Sơn, H.Krông Bông) và Y Ju Niê (55 tuổi, trú xã Ea Knuêc, H.Krông Pắk, Đắk Lắk).

Trước đó, ngày 28.6, các bị can nói trên bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố bị can về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Hiện cả 5 bị can nói trên đã bỏ trốn khỏi địa phương, không rõ tung tích.

Theo quyết định truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận đối tượng truy nã, phải báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk tại địa chỉ: 58 Nguyễn Tất Thành, phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, điện thoại: 0694389133.

Sáng sớm 11/6, nhóm tội phạm đã tấn công 2 trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) khiến 2 cán bộ xã, 4 cán bộ, chiến sĩ công an và 3 người dân tử vong, 2 cán bộ công an bị thương.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an truy bắt những kẻ gây án.

Tính đến này 23/6, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với 75 bị can về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, khởi tố 7 bị can về tội “Không tố giác tội phạm”, 1 bị can về tội “Che giấu tội phạm”, 1 bị can về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép”.

Hạ Băng

 Sự việc nổ súng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur làm thương vong cả cán bộ và dân khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Với sự vào cuộc nhanh chóng và nỗ lực của lực lượng công an cùng những thông tin của người dân, 27 đối tượng nguy hiểm đã bị bắt giữ.

Ngay trong sáng sớm ngày 11/06, sau khi nhận được thông tin, lực lượng công an đã nhanh chóng vào cuộc. Ngoài tiếp viện từ Bộ Công an, lực lượng công an Đắk Lắk đã được huy động hết 100% nhân lực. Để vừa đảm bảo bắt giữ các đối tượng, vừa đảm bảo an ninh tính mạng cho người dân ở các khu vực xung quanh đồng thời tăng cường nhân lực lập các chốt chặn để kiểm soát tình hình.
Công an nhanh chóng điều phương tiện, lực lượng đến hiện trường.
Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường nơi người dân bị nhóm đối tượng sát hại
Các đối tượng bị bắt giữ sáng ngày 11/06
Các đối tượng bị bắt giữ sáng ngày 11/06
Các đối tượng bị bắt giữ chiều ngày 11/06
Sáng 12/06, Cảnh sát Cơ động, Bộ Công an và Công an Đắk Lắk tiếp tục triển khai lực lượng tiếp tục truy bắt các đối tượng nguy hiểm tại Đắk Lắk
Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết các lực lượng chức năng đã làm việc trắng đêm và đang quyết liệt truy bắt những người còn lại trong nhóm tấn công. Lực lượng chức năng cũng đã giải thoát 2 công dân bị bắt làm con tin, công dân thứ 3 tự giải thoát.
Lực lượng chức năng cũng thu một số vũ khí quân dụng, trong đó có súng trường CKC
Cảnh sát Cơ động, Bộ Công an và Công an Đắk Lắk vẫn tiếp tục triển khai lực lượng tiếp tục truy bắt các đối tượng còn lại. Tại huyện Cư Kuin, các xã được chỉ đạo trực 100% quân số. Đến 11 giờ 30 ngày 12/6, lực lượng chức năng đã bắt giữ tổng số 26 đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng tại cầu Cá Ngựa, thôn Đồng Sơn, xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng tại cầu Cá Ngựa, thôn Đồng Sơn, xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin.
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, lực lượng chức năng vẫn đang khép chặt vòng vây để truy bắt triệt để nhóm đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.

Chiều 12/6, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, tính đến 18h30 cùng ngày, lực lượng Công an đã bắt giữ thêm 1 đối tượng trong vụ tấn công vào UBND xã tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, nâng tổng số đối tượng bị bắt lên 27 đối tượng.

Hiện an ninh được nới lỏng ở khu vực xung quanh hiện trường, cuộc sống người dân đã trở lại bình thường. Lực lượng chức năng đang dọn dẹp trụ sở UBND xã Ia Tiêu để nhanh chóng hoạt động. Tương tự, người dân xã Ea Ktur đã quay lại với công việc như mọi ngày. Theo một cán bộ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên (Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an), đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với dân quân, công an xã, huyện cùng nhiều lực lượng khác chia thành các tổ tuần tra, kiểm soát trên địa bàn xã Ea Tiêu, Ea Ktur và nhiều khu vực lân cận huyện Cư Kuin. Người dân địa phương bình tĩnh và thực hiện theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Hạ Băng

 Những người bị bắt giữ khai nghe theo lời xúi giục của bọn phản động hứa hẹn sau khi tấn công vào UBND xã sẽ được cho tiền, được đưa vượt biên sang nước ngoài.

1 trong những đối tượng bị bắt giữ

Trước đó, từ các ngày 3/6 đến 6/6, những người được tên Y Som (trú tại Đắk Lắk, xác định là người cầm đầu) gọi điện dụ dỗ tập trung tại địa bàn huyện Cư Kuin để có người đưa vượt biên ra nước ngoài. Khi ra nước ngoài sinh sống, mỗi người sẽ được chúng chu cấp cho tiền cùng với đó sẽ có người lo cho cuộc sống “sung sướng, tốt đẹp hơn”.

Từ ngày 6/6 đến 10/6, có hơn 50 người từ nhiều địa phương khác nhau như: Cư M’gar, Krông Búk, Ea Hleo, thị xã Buôn Hồ… (tỉnh Đắk Lắk) và một số ở huyện Phú Thiện, Krông Pa… (tỉnh Gia Lai) đến tập trung tại một chòi rẫy trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Công an lấy lời khai của 1 đối tượng bị bắt giữ. Ảnh: VTV

Sau khi tập trung tại đây, nhóm người này tổ chức ăn uống và đến khoảng 1h ngày 11/6, thì chia thành 2 tốp mang theo súng, dao, bom xăng, lựu đạn… đã được chuẩn bị từ trước, đồng loạt tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur.

Trụ sở xã Ea Tiêu bị hư hại nghiêm trọng.

Tại những nơi bị nhóm người này tấn công, các cửa sổ, cửa chính ở 2 trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur đều bị đập phá, nhiều tài liệu giấy tờ bị đốt. Nghiêm trọng hơn, nhóm này xông vào trụ sở công an xã nằm trong khuôn viên UBND xã; bắn, giết chết 4 cán bộ chiến sĩ; đâm trọng thương 3 cán bộ chiến sĩ khác đang túc trực tại cơ quan.

Trụ sở xã Ea Tiêu bị hư hại nghiêm trọng.

Chưa dừng lại ở đó, sau khi rút ra khỏi trụ sở UBND xã, trên đường đi, nhóm này chặn ôtô của Chủ tịch UBND xã Ea Tiêu và Bí thư Đảng ủy xã Ea Ktur (đang trên đường đến trụ sở sau khi nhận được tin báo vụ gây rối) và giết chết 2 người này.

Máy móc tại phòng làm việc ở trụ sở xã bị hư hại hoàn toàn.

Sau đó, nhóm người này tiếp tục chặn 2 ôtô của người dân lưu thông trên đường và giết chết họ, sau khi gây án đã chia nhau bỏ trốn nhưng lần lượt bị bắt giữ.

Tính đến chiều 13/6, các lực lượng chức năng đã bắt giữ 45 người; hiện vẫn tiếp tục truy quét, bắt giữ những người còn lại để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 Thực hiện Kế hoạch của Công an tỉnh về triển khai các giải pháp kéo giảm bền vững 5% tội phạm về trật tự xã hội, Công an huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các đội nghiệp vụ, Công an các xã, thị trấn tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương huy động các ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác phòng chống tội phạm, kiềm chế, giảm tội phạm trên địa bàn, đồng thời, tăng cường các biện pháp đấu tranh với các loại tội phạm.

Qua công tác nắm tình hình trên địa bàn huyện thời gian qua nổi lên một số đối tượng hoạt động theo kiểu tín dụng đen. Lãnh đạo Công an huyện Vũ Thư đã chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an các xã, thị trấn rà soát, lập danh sách các đối tượng nghi vấn để điều tra, làm rõ.

Đấu tranh làm rõ 2 vụ, 2 đối tượng
Đối tượng Trần Thị Quyên cho lời khai.
Đấu tranh làm rõ 2 vụ, 2 đối tượng
Đối tượng Nguyễn Anh Đạt tại cơ quan điều tra.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 25/4, Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Vũ Thư đã đấu tranh, làm rõ Nguyễn Anh Đạt (SN 1987), trú tại xã Song An, huyện Vũ Thư có hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Anh Đạt khai nhận từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2023 đã cho hơn 20 người vay tiền với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, mức lãi suất từ 108% đến 440%/năm.

Đấu tranh làm rõ 2 vụ, 2 đối tượng
Tang vật vụ án.

Quá trình điều tra mở rộng vụ án, Công an huyện Vũ Thư tiếp tục làm rõ Trần Thị Quyên (SN 1972), trú tại xã Trung An, huyện Vũ Thư về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; từ tháng 5/2022 đến tháng 4/2023, Quyên đã cho 10 người vay tiền với lãi suất 108% đến 440/năm.

Hiện Công an huyện Vũ Thư đang tiếp tục điều tra mở rộng, đồng thời, thông báo, những ai là nạn nhân, có vay tiền của các đối tượng trên đến ngay Công an huyện Vũ Thư trình báo và cung cấp thông tin để xử lý các đối tượng theo đúng quy định của pháp luật.

 Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, gần đây, tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tiếp tục tuyên truyền, lôi kéo người dân trên địa bàn tỉnh tham gia cái gọi là “Trưng cầu dân ý”, bầu Đào Minh Quân (đối tượng cầm đầu) làm ‘Tổng thống đệ tam Việt Nam cộng hoà” bằng cách điền thông tin cá nhân, ký tên.


Khi bị phát giác, không ai tin theo, thì số đối tượng của tổ chức này, tiến hành thu thập, đánh cắp thông tin cá nhân của công dân trong nước, nhất là từ những hình ảnh CCCD được đăng tải trên Internet, mạng xã hội để tự đăng ký tham gia “Trưng cầu dân ý” cho vơi nỗi thoả mãn của Đào Minh Quân.


Mẫu điền thông tin cá nhân trên trang web chương trình "trưng cầu dân ý".

Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận được một số đơn trình báo của người dân về việc thông tin cá nhân bị các đối tượng của tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” sử dụng để đăng ký cái gọi là chương trình “Trưng cầu dân ý”, bầu Đào Minh Quân (đối tượng cầm đầu) làm “Tổng thống đệ tam Việt Nam cộng hoà”. Người dân rất lo sợ và bức xúc khi mình bị ghi tên là thành viên của tổ chức khủng bố.

Hoạt động “trưng cầu dân ý”, bầu Đào Minh Quân làm tổng thống đệ tam Việt Nam Cộng hoà, cấp phát nhà, cấp phát việc làm miễn phí... là những chiêu bài cũ, hòng để mị dân, “mơ về một giấc mơ xưa”, của số đối tượng cầm đầu tổ chức này. Giấu đầu thì lại hở đuôi, ngay trên trang web mà các đối tượng tán phát chương trình “trưng cầu dân ý”, chúng lại đăng tải loạt hoạt động xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một hành động phản phúc, không thể nào chấp nhận được của một tổ chức mang danh “Chính phủ”. Các đối tượng của tổ chức bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” giống như những đứa trẻ không chịu lớn, khi sống mãi với mộng tưởng một chế độ tay sai, không chấp nhận lịch sử rằng đất nước đã được giải phóng, Nam – Bắc sum họp một nhà.


Sau khi khai báo thông tin cá nhân, nếu không tin theo người dân sẽ bị đánh cắp thông tin.

Tiến hành công tác điều tra, xác minh về thông tin qua đơn trình báo của người dân, bước đầu cơ quan Công an tỉnh Vĩnh Phúc xác định, trong quá trình quản lý, sử dụng các giấy tờ (như CCCD, CMND và các giấy tờ cá nhân khác có ảnh), người dân tự đăng tải trên các ứng dụng mạng xã hội mà không có biện pháp bảo mật thông tin (như làm mờ, che bớt thông tin nhạy cảm...), bị rơi, mất, thất lạc giấy tờ, bị các đối tượng xấu lừa đảo, mạo danh cơ quan chức năng đề nghị cung cấp thông tin cá nhân hoặc bị tin tặc tấn công đánh cắp thông tin... Các thông tin này, bị các đối tượng xấu sử dụng để cung cấp cho tổ chức khủng bố nhằm “lấy thành tích”, vì lợi ích kinh tế... Đây là các hành vi tiếp tay cho tổ chức khủng bố của số phần tử xấu, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ, xử lý đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Công an tỉnh Vĩnh Phúc biểu dương tinh thần cảnh giác, trách nhiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đảm bảo ANTT của các công dân tại địa bàn tỉnh, đã kịp thời tố giác các đối tượng khủng bố đã sử dụng thông tin cá nhân vào việc xấu.

Người dân cần tỉnh táo, nâng cao cảnh giác, nhất là khi sử dụng mạng xã hội, theo dõi thông tin trên mạng Internet, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ thông tin cá nhân, dữ liệu điện tử. Tuyệt đối, không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng xấu, không nên đăng tải hình ảnh giấy tờ cá nhân lên các ứng dụng mạng xã hội, chỉ cung cấp, xuất trình giấy tờ cá nhân khi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, lực lượng chức năng yêu cầu xuất trình, cung cấp thông tin, sử dụng các dịch vụ công, xác thực điện tử từ các ứng dụng tin cậy. Ngoài ra, khi phát hiện các đối tượng tham gia các tổ chức phản động, khủng bố cần kịp thời thông báo cho cơ quan Công an gần nhất để phối hợp xử lý./.

Minh Hiền - Nguồn: CAND

 Nhóm tội phạm lợi dụng người Việt Nam học tập, định cư tại Pháp có nhận dịch vụ gom hàng, chuyển phát nhanh hàng hóa quốc tế để vận chuyển ma túy qua sân bay.

Tang vật công an thu giữ – Ảnh: Công an cung cấp

Ngày 26/4, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM thông tin chính thức về vụ án vận chuyển trái phép chất ma tuý từ Pháp về Việt Nam, phát hiện ngày 16/3/2023 tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Theo Công an TP.HCM, lực lượng chức năng đã làm rõ chuyến hàng phát hiện vào ngày 16/3 do các nữ tiếp viên bị lợi dụng vận chuyển ma tuý từ Pháp về Việt Nam. Đồng thời, xác định thêm 6 chuyến hàng chứa ma túy tổng hợp các loại do cùng một đối tượng người Việt Nam lưu trú tại Pháp, sử dụng thủ đoạn cất giấu ma tuý trong các tuýp kem đánh răng, hộp thực phẩm chức năng…

Thủ đoạn của nhóm đối tượng này là lợi dụng người Việt Nam học tập, định cư tại Pháp có nhận dịch vụ gom hàng, chuyển phát nhanh hàng hoá quốc tế để vận chuyển ma tuý về Việt Nam qua Sân bay quốc tế Nội Bài.

Sau đó, chúng sử dụng dịch vụ giao hàng nhanh trong nước để đưa số ma tuý này giao về cho một đối tượng tại Đồng Nai tách thành từng kiện hàng riêng, vận chuyển bằng đường bộ giao cho các đối tượng tại TP.HCM và Bình Dương để tiếp tục chia nhỏ, tiêu thụ tại nhiều điểm tại TP.HCM và một số tỉnh, thành khác.

“Các hành vi trên không liên quan đến các nữ tiếp viên”, thông báo của Công an TP.HCM nêu.

Công an TP.HCM cho hay, quá trình truy bắt gặp rất nhiều khó khăn do các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn đối phó tinh vi, sử dụng dịch vụ giao hàng công nghệ để giao nhận ma túy.

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khuyến cáo người dân và các đơn vị kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa và quốc tế cần nâng cao tinh thần cảnh giác, kiểm tra kỹ thông tin người gửi, nguồn gốc hàng hóa nhận vận chuyển để tránh việc bị lợi dụng vận chuyển trái phép chất ma tuý. Đồng thời, kịp thời thông tin đến cơ quan công an về các kiện hàng hóa có dấu hiệu bất thường để xử lý theo đúng quy định.

 Đoàn Luật sư TP.HCM tạm đình chỉ tư cách hành nghề luật sư của bà Đặng Thị Hàn Ni (SN 1977, ngụ quận 7, TP.HCM).

Nhà báo Hàn Ni khi bị đọc lệnh bắt giữ

Ngày 26/3, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, tổ chức này đã họp và quyết định tạm đình chỉ tư cách hành nghề luật sư của Đặng Thị Hàn Ni (SN 1977, ngụ quận 7, TP.HCM).

Theo ông Hậu, bà Đặng Thị Hàn Ni đang bị khởi tố nên Đoàn Luật sư TP.HCM đã tạm đình chỉ tư cách hành nghề luật sư. Nếu trường hợp bị tòa án kết án thì bà Ni sẽ bị các cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, xóa tên khỏi danh sách luật sư.

Cũng theo ông Hậu, trước đây Đoàn Luật sư TP.HCM đã tiếp nhận thông tin bà Đặng Thị Hàn Ni có dấu hiệu vi phạm các Điều 17 và 18 của Luật Luật sư 2006.

Cụ thể, bà vừa là luật sư, vừa là nhà báo của một tờ báo tại TP.HCM. Đoàn luật sư đã gửi công văn cho cơ quan báo chí nơi bà công tác và Sở Nội vụ TP.HCM để yêu cầu xác minh bà có phải là viên chức hay không. Tuy nhiên, đoàn đã không nhận được phản hồi từ hai cơ quan này nên chưa có cơ sở để thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của bà.

“Nếu Đoàn Luật sư TP.HCM nhận được xác nhận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền bà Hàn Ni đang là viên chức thì chúng tôi sẽ xoá tư cách luật sư đối với Hàn Ni bởi vì bà đang vi phạm vi phạm luật Luật sư”, ông Hậu nói.

Trước đó vào ngày 24/2, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Đặng Thị Hàn Ni để điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Theo Công an TP.HCM, trước đó, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM đã tiếp nhận, thụ lý đơn tố giác của bà Nguyễn Phương Hằng và chồng là ông Huỳnh Uy Dũng về việc bị can Đặng Thị Hàn Ni đăng tải các đoạn video xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Hành vi này xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty CP Đại Nam và Quỹ từ thiện Hằng Hữu.

Cơ quan công an xác định Đặng Thị Hàn Ni đã cố ý đăng tải nhiều video trên kênh Youtube với các nội dung chưa được kiểm chứng. Những thông tin này thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư. Các nội dung đăng tải trên đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem và bình luận, gây ảnh hưởng xấu đến ninh trật tự, gây hoang mang trong nhân dân, xâm phạm quyền cơ bản của công dân.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.