Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỷ nguyên số. Hiển thị tất cả bài đăng

 Ngày 16/8, một đoạn clip tiktok với nội dung vô cùng nhạy cảm được cho là xuyên tạc hình ảnh Bác Hồ bỗng được lên xu hướng thu hút lượt xem vô cùng cao, khiến rất nhiều người dùng tỏ ra bức xúc. 

Một điều khiến toàn bộ người dùng MXH và người dùng tiktok vô cùng khó hiểu là tại sao một đoạn clip có nội dung vô cùng độc hại lại được đề xuất lên xu hướng cho hàng triệu người dùng. Liệu sau bao lần hứa hẹn sẽ kiểm duyệt gắt gao của tiktok với cơ quan chức năng chỉ là lời nói xuông?

Thực chất, tiktok nổi lên trong 02 đến 03 năm trở lại đây và trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội được nhiều người dùng nhất tại Việt Nam. Chỉ trong thời gian ngắn hiện nay ước tính lượng người dùng trên Tiktok lên đến 50 triệu tại Việt Nam.

Không phủ nhận việc nền tảng này mang lại lợi ích giải trí nhanh mà còn là một kênh truyền thông, kinh doanh nhanh cho hầu hết các lĩnh vực. Thì đa phần các nội dung từ nền tảng này không được kiểm soát, trở nên mất chất lượng và vi phạm nhiều quy tắc cộng đồng.

Từ năm 2022 đến nay trên Tiktok đã có nhiều nội dung vi phạm như xuyên tạc về chính trị, chống phá Đảng và Nhà nước, nhiều thông tin độc hại gây nguy hiểm cho trẻ em, sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng nhằm phát tán nội dung giật gân, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu tới giới trẻ và cộng đồng người dùng.

06 vi phạm của Tiktok tại Việt Nam

(1) Tiktok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc kích dục, các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, thậm chí lừa đảo…

Tài khoản xuất hiện đoạn clip xuyên tạc khiến MXH bức xúc

(2) Tiktok không quản lý hoạt động của người dùng nên để nhiều người dùng có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hoá nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí tạo xu hướng để thu lời từ những nội dung này.

Cụ thể, cho phép thách đấu trực tuyến, người dùng nổi tiếng có thể được người xem tặng quà; càng sốc, hở, phản cảm càng được tặng nhiều quà và có khả năng quy đổi ra tiền. Điều đáng nói là Tiktok sẽ nhận được 70% từ số tiền thu được.

(3) Nền tảng này cũng không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư của người khác đăng lên Tiktok tung tin giả, bôi nhọ người khác hoặc nhằm mục đích xấu…

(4) Gần đây, nền tảng này có nội dung xuyên tạc về lịch sử Việt Nam, thậm chí đưa ra những thông tin lệch lạc, lệch chuẩn đối với việc chọn nghề, chọn ngành, hướng nghiệp của học sinh, thông tin sai lệch về đọc sách (chỉ nhà nghèo mới đọc sách) hay trào lưu về nhạc chế nhảm nhí…

(5) Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái….

(6) Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là các nội dung trích từ phim.

Màn hình gợi ý nội dung của TikTok từ khi người dùng chưa đăng nhập.

Hệ lụy lớn nhất từ sự quản lý lỏng lẻo của TikTok là khiến nền tảng tràn lan tin giả, tin sai sự thật. Các trào lưu được nền tảng này khuyến khích đánh vào thị hiếu, tác động và ảnh hưởng tới người dùng nói chung.

Rõ ràng, những sai phạm của TikTok để lại hệ lụy nghiêm trọng như tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội. Khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc. Khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Nội dung vi phạm bản quyền tràn lan.

Trên Wired, Johannes Eichstaedt – chuyên gia về AI tại Viện Stanford cho rằng, sở dĩ tình trạng nội dung bẩn trên TikTok không được xử lý triệt để là vì: “Động lực thực sự của TikTok không phải giải trí mà là lợi nhuận. Thuật toán AI của nền tảng đang cố giữ chân người dùng bằng nội dung được cho là hấp dẫn, bất chấp nó nguy hiểm hoặc phản cảm ra sao”.

Còn theo Catherine Wang – chuyên gia AI tại Google, các lỗ hổng trong hệ thống đánh giá khiến nội dung độc hại dễ dàng vượt qua vòng sàng lọc, trong khi việc duyệt thủ công từng video là không thể với lượng người dùng khổng lồ của TikTok. Sau khi lọt qua vòng kiểm duyệt, video bắt đầu được TikTok phân bổ khắp thế giới bằng thuật toán. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi vì sao những nội dung bẩn trên TikTok lại có tốc độ lan truyền chóng mặt như vậy. Sau nhiều phân tích, Wang khẳng định, thuật toán TikTok khuyến khích nhà sáng tạo nội dung tiếp tục làm thêm những video tương tự. Nhiều chủ tài khoản cho biết nội dung của họ được “ưu ái” hơn sau nhiều tuần đăng video đều đặn.

Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới đã cấm người dân và người làm việc trong các cơ quan chính phủ không được phép cài ứng dụng TikTok trên điện thoại làm việc của họ. Nếu những tình trạng tương tự còn xảy ra, việc cấm tiktok tại Việt Nam là một điều cần được lưu tâm và xử lý mạnh tay.

 Sau 15 năm, Samsung đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD.

Mới đây, Samsung Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty Samsung Electronics Việt Nam – Thái Nguyên.

Năm 2013, Công ty Samsung Electronics Việt Nam – Thái Nguyên (SEVT) chính thức nhận giấy phép đầu tư tại Thái Nguyên, với số vốn ban đầu 2 tỷ USD. Chỉ sau 1 năm, SEVT đã tăng vốn thêm 3 tỷ USD. Liên tục các năm sau đó, Samsung đầu tư dự án mới và tăng cường mở rộng tại Thái Nguyên.

Đến thời điểm hiện tại, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Thái Nguyên đạt trên 7,5 tỷ USD (chiếm gần 73% trong tổng số vốn đầu tư FDI toàn tỉnh).

10 năm của SEVT cũng đánh dấu cột mốc 15 năm Samsung thực hiện kế hoạch đầu tư quy mô lớn tại Việt Nam. Sau 15 năm, Samsung đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD. Giai đoạn 2014-2022, doanh thu của công ty này đạt 204,6 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách Nhà nước gần 22,6 nghìn tỷ đồng, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của cả nước.

Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, Samsung đã tạo việc làm cho trên 103.000 lao động, trong đó có 41% là công dân Thái Nguyên.

Với những thành tích và đóng góp tích cực cho kinh tế – xã hội, tại buổi Lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng SEVT; đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải trao Cờ thi đua của UBND tỉnh tặng tập thể cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, khẳng định: ‘Để trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới, trong 10 năm qua chúng tôi đã trải qua không ít khó khăn, cả những kinh nghiệm thất bại. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ Việt Nam và chính quyền tỉnh Thái Nguyên cùng sự đồng lòng của nhân viên và các công ty cung ứng, Samsung đã khắc phục mọi khó khăn và xây dựng nên nhà máy SEVT của ngày hôm nay. Trong thời gian tới, Samsung Việt Nam, cũng như SEVT sẽ đoàn kết để cung cấp sản phẩm đúng thời hạn, cùng tạo ra những thành công trên thị trường. Samsung cam kết nỗ lực hết mình để trở thành doanh nghiệp đồng hành với Việt Nam, nhận được tình cảm yêu mến của người dân Việt Nam’.

Ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp tích cực và ý nghĩa của SEVT, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái bày tỏ mong muốn Tập đoàn Samsung sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó sớm hiện thực hóa kế hoạch nâng tầm vị thế của Việt Nam vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất toàn cầu để trở thành cứ điểm chiến lược về nghiên cứu và phát triển của Samsung trên toàn cầu; phấn đấu trở thành trung tâm nuôi dưỡng nhân tài ưu tú và là nơi sản xuất thành công những công nghệ hàng đầu thế giới…

Hạ Băng

 Thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo với nhiều chiêu bài “tung hoành” trên không gian mạng và qua các cuộc gọi, tin nhắn điện thoại, khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin mất sạch tiền.


Công an Thành phố Hà Nội và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo 20 hình thức lừa đảo qua mạng xã hội, điện thoại thường gặp, người dân cần lưu ý.


Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Theo Phó Cục trưởng Phụ trách Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) Trần Đăng Khoa, hành vi lừa đảo trực tuyến thời gian qua phổ biến hơn. Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân là bước đệm để thực hiện lừa đảo tài chính. Đối tượng lừa đảo lợi dụng tâm lý nhẹ dạ, cả tin hoặc đánh vào lòng tham để đạt mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ TT&TT đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt bảo vệ người dân trên không gian mạng như phát triển các trang thông tin, xử lý tin nhắn rác, lừa đảo (chongthurac.vn); trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (canhbao.khonggianmang.vn); cung cấp công cụ nhận diện lừa đảo trực tuyến, kỹ năng phòng, chống lừa đảo (congcu.khonggianmang.vn)…/.

Bàng Vuông tổng hợp

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, trong tháng 5 tới, Bộ TT&TT sẽ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kết hợp với Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Thuế… để thanh tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam.


Mặc dù việc thanh, kiểm tra chưa diễn ra và cơ quan chức năng chưa đưa ra biện pháp cụ thể về quản lý TikTok thời gian tới nhưng trên mạng xã hội đã xuất hiện những ý kiến “lo bị siết”. Những ý kiến này cho rằng, TikTok là ứng dụng mới, đem lại nhiều tính năng hiệu quả trên không gian mạng, nhất là tạo thành trào lưu, xu thế mới cho giới trẻ thì cần phải xem TikTok là lợi thế, khuyến khích phát triển chứ không nên cấm đoán hay hạn chế. Viện dẫn không gian mạng “phát huy tiếng nói mở”, “thể hiện tính dân chủ”, số ủng hộ TikTok cũng như các trào lưu trên mạng xã hội đòi hỏi được “mở biên độ” để tạo không gian, phương thức tương tác mới cho giới trẻ.


Ảnh minh họa.

Trong khi đó, một số cá nhân lấy cớ này để lèo lái thông tin, cho rằng Nhà nước Việt Nam không muốn mạng xã hội nào phát triển, luôn tìm cách cấm đoán để “bịt miệng” người dân. Từ việc nói đến kiểm tra TikTok, số này lại lấy cớ phê phán Luật An ninh mạng, phê phán việc quản lý Internet, mạng xã hội ở Việt Nam là “độc tài, mất dân chủ”!

Thực tế, việc các phương thức mạng xã hội mới ra đời thường gây sự chú ý ở nhiều mặt, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, sử dụng mạng xã hội nào, sử dụng như thế nào còn phải tuỳ thuộc tính năng của mạng xã hội đó, nhất là phải xem xét cả những tác hại nếu buông lỏng quản lý.

Các quốc gia tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể để có hình thức áp dụng, trong trường hợp xét thấy tính nguy hại lớn thì hoàn toàn có thể cấm hoặc hạn chế ở các mức độ khác nhau. Tháng 11/2022, trong cuộc điều trần trước Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện Hoa Kỳ liên quan các mối đe doạ toàn cầu, Giám đốc FBI Christopher Wray cho rằng: “Chúng tôi có các quan ngại về an ninh quốc gia đối vớiTikTok. Điều này bao gồm khả năng ứng dụng có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu của hàng triệu người dùng cũng như các thuật toán có khả năng được sử dụng trong những hoạt động gây ảnh hưởng hoặc cơ hội xâm nhập thiết bị cá nhân”. Bộ trưởng Tư pháp Úc Mark Dreyfus ngày 4/4/2023 cho biết, nước này sẽ xóa ứng dụng TikTok khỏi tất cả các thiết bị do chính phủ liên bang sở hữu vì lo ngại về bảo mật. Trong tuyên bố, Bộ trưởng Dreyfus nói lệnh cấm sẽ có hiệu lực “ngay khi có thể”, đồng thời cho biết thêm rằng quyền miễn trừ sẽ chỉ được cấp sau khi xem xét từng trường hợp cụ thể và có các biện pháp an ninh thích hợp. 

Trước đó, chính phủ nhiều nước châu Âu đã cấm người làm việc trong các cơ quan chính phủ không được phép cài ứng dụng TikTok trên điện thoại làm việc của họ. Hà Lan, Bỉ và Anh quyết định cấm nhân viên chính phủ liên bang cài đặt ứng dụng TikTok trên các thiết bị của cơ quan nhà nước và chính phủ. Mới đây, ngày 24/3, Slovakia đã tham gia vào danh sách các quốc gia cấm TikTok. Người đứng đầu Văn phòng Quốc hội Slovakia Daniel Guspancho biết, hiện những nhân viên của cơ quan này đã bị cấm sử dụng ứng dụng TikTok và lệnh cấm này cũng được đề xuất áp dụng cho các nghị sĩ và trợ lý của họ. Bộ Dịch vụ công Pháp cũng nhấn mạnh, nước này đã cấm nhân viên khu vực công tải “các ứng dụng giải trí” trong điện thoại làm việc của họ… Như vậy, việc kiểm tra để áp dụng biện pháp cấm hay hạn chế ở các mức độ khác nhau đối với TikTok hay các nền tảng mạng xã hội khác là việc làm bình thường của các nước.

TikTok, Facebook, YouTube đều là các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, có tiêu chuẩn cộng đồng áp dụng trên toàn cầu. Tuy nhiên khi vào Việt Nam, các nền tảng này phải tuân thủ theo luật pháp Việt Nam, không chỉ bao gồm việc quản lý về nội dung mà còn cả nghĩa vụ về thuế, thanh toán, quảng cáo. Cùng những tính năng mới của TikTok thì những sai phạm của nó để lại hệ lụy nghiêm trọng như tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Đó là việc các clip ngắn trên TikTok khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc; cổ suý hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, nội dung vi phạm bản quyền tràn lan. Không chỉ TikTok mà YouTube, Facebook cũng đang lan truyền những nội dung tương tự.

Cùng với sự tăng trưởng như vũ bão, TikTok liên tục khiến dư luận bức xúc về những nội dung xấu, độc hại được lan truyền một cách chóng mặt. Có một thực tế là các video nội dung nhảm nhí câu view, nội dung khiêu dâm, truyền bá mê tín dị đoan, tin giả tràn lan hay cả những thông tin sai lệch về chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước đều đã xuất hiện trên TikTok tại Việt Nam.

Gần đây, xảy ra nhiều vụ vi phạm pháp luật từ ứng dụng TikTok, gây hậu quả xấu. Không ít người dùng TikTok cung cấp nội dung xấu, vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Cùng với đó, vô số nội dung độc hại núp bóng review phim ngắn vẫn đang tràn lan trên nền tảng mạng xã hội. Đã có tài khoản TikTok tung ra clip cắt ghép có nội dung kỳ thị dân tộc, vùng miền, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người xem. Có cả những nội dung bình luận sai trái về vấn đề chính trị, nội bộ, dân chủ, nhân quyền, gây ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng. 

Theo báo cáo minh bạch của TikTok, nền tảng xóa 1,7 triệu video tại Việt Nam vì vi phạm chính sách trong quý IV/2022, trong đó 94,9% là chủ động xóa. Tuy nhiên, động thái này của TikTok vẫn bộc lộ thiếu sót khi không thể ngăn chặn hoàn toàn các video xấu, độc hại. Bởi khác với Facebook hay YouTube phân phối nội dung hoàn toàn tự động hoặc gợi ý thụ động, TikTok do thuật toán phân phối nội dung nên bất kể thông tin tốt hay độc hại sẽ tạo thành xu hướng trên nền tảng mạng xã hội này.

Trên Wired, Johannes Eichstaedt - chuyên gia về AI tại Viện Stanford cho rằng, sở dĩ tình trạng nội dung bẩn trên TikTok không được xử lý triệt để là động lực thực sự của TikTok không phải giải trí mà là lợi nhuận. Thuật toán AI của nền tảng đang cố giữ chân người dùng bằng nội dung được cho là hấp dẫn, bất chấp nó nguy hiểm hoặc phản cảm ra sao. Còn theo Catherine Wang - chuyên gia AI tại Google, các lỗ hổng trong hệ thống đánh giá khiến nội dung độc hại dễ dàng vượt qua vòng sàng lọc, trong khi việc duyệt thủ công từng video là không thể với lượng người dùng khổng lồ của TikTok. Sau khi lọt qua vòng kiểm duyệt, video bắt đầu được TikTok phân bổ khắp thế giới bằng thuật toán. Đây cũng là lý do vì sao những nội dung bẩn trên TikTok lại có tốc độ lan truyền chóng mặt như vậy.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, có 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam.

Thứ nhất, nền tảng này không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; ngăn tin giả, nội dung độc hại, nhảm nhí, có khả năng gây nguy hiểm với trẻ em.

Thứ hai, TikTok sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng, từ đó phát tán những nội dung giật tít, câu view mặc cho chúng phản cảm, độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, giới trẻ.

Thứ ba, TikTok không có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, thuốc kích dục…

Thứ tư, TikTok không quản lý hoạt động của các idol (thần tượng) dẫn đến nhiều người sản xuất nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa, nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, tạo xu hướng thu lợi nhuận từ những nội dung này. Cụ thể là việc cho phép thách đấu trực tuyến, idol TikTok có thể được người xem tặng quà, càng sốc, hở, phản cảm càng được tặng nhiều quà và có khả năng quy đổi ra tiền.

Thứ năm, TikTok không có biện pháp quản lý các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt các nội dung trích từ phim ảnh.

Thứ sáu, không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, xúc phạm, bôi nhọ.

Hiện chúng ta đã có Luật An ninh mạng và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác quy định quản lý các mạng xã hội. Điều 4 về nguyên tắc bảo đảm an ninh mạng quy định: Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng…

Do đó, việc kiểm tra, đánh giá toàn diện để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp với các mạng xã hội, trong đó có TikTok là việc làm bình thường của cơ quan quản lý nhà nước, hoàn toàn không phải “bất ngờ” hay “chỉ dấu bịt miệng, mất dân chủ” như một số luận điệu.

Như ở phần đầu bài đã nêu, theo kế hoạch, trong tháng 5 tới, Bộ TT&TT sẽ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kết hợp với Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Thuế… để thanh tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam. Phối hợp với Bộ Công Thương quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của TikTok Shop tại Việt Nam; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đánh giá toàn diện về tác động, ảnh hưởng của TikTok với cộng đồng, giới trẻ, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động công cụ rà, quét hình ảnh, video. Triển khai đồng bộ các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật, ngoại giao, truyền thông… để yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải hoạt động tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Bộ TT&TT cũng sẽ tổ chức hội nghị với mạng lưới đa kênh của YouTube, TikTok, Facebook để tăng cường quản lý về việc tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam, xây dựng kế hoạch truyền thông thúc đẩy hình ảnh, hình thành các xu hướng ứng xử văn hóa mạng lành mạnh./.

Khánh Ngân - Nguồn: CAND

 Samsung xác định Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu và muốn đưa Việt Nam thành “trung tâm của các trung tâm” nghiên cứu và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Roh Tae-Moon, Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Điện tử.

Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung Park Hark Kyu cho hay, số nhà cung cấp 1 và 2 của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung đã tăng 10 lần, từ 25 doanh nghiệp vào 2014 lên 257 vào cuối năm 2022. Samsung cũng mong muốn sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm, nguyên liệu “made in Vietnam” hơn.

Samsung tuyên bố về vị thế quan trọng của Việt Nam

Ông lớn điện tử Hàn Quốc Samsung xác định Việt Nam không chỉ là cứ điểm sản xuất toàn cầu mà còn nhắm đến mục tiêu đưa Việt Nam nắm giữ vị thế cao hơn trong chuỗi cung ứng của gã khổng lồ này.

Samsung tuyên bố muốn đưa Việt Nam trở thành “trung tâm của các trung tâm” nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu của Tập đoàn.

Tuyên bố mới và động thái đáng chú ý này của Samsung được đưa ra tại cuộc gặp giữa người đứng đầu Chính phủ Việt Nam – Thủ tướng Phạm Minh Chính với ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung.

Samsung hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam. Các dự án lớn của Samsung tập trung tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM. Tính đến nay, Samsung đã đầu tư 18 tỷ USD vào Việt Nam và đang trên đà thực hiện kế hoạch đầu tư kinh doanh với tổng vốn đăng ký được nâng lên thành 20 tỷ USD.

Báo cáo tài chính được công bố thể hiện, năm 2022, doanh thu và xuất khẩu của Samsung đạt tương ứng 73,7 tỷ USD và 65 tỷ USD. Cũng trong năm 2022, lợi nhuận của các nhà máy của Samsung tại Việt Nam khoảng 4,6 tỷ USD, đóng góp tới 30% vào tổng doanh thu của tập đoàn mẹ.

Đáng chú ý, sản lượng sản xuất điện thoại của Samsung tại Việt Nam chiếm khoảng 50% tổng lượng sản xuất điện thoại của Samsung trên toàn cầuvà Việt Nam cũng là quốc gia “đại bản doanh”, đảm trách lượng điện thoại lớn nhất của Samsung bán ra khắp thế giới. Tính đến tháng 11/2022, tổng số nhân lực của Tổ hợp các công ty Samsung tại Việt Nam là gần 100.000 người.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics

Samsung giữ đúng cam kết với Việt Nam
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung đã có một buổi gặp gỡ. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả hoạt động kinh doanh của Tổ hợp các Công ty Samsung tại Việt Nam với tiến độ giải ngân nhanh. Hoạt động đầu tư của Samsung góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng, phát triển công nghệ hỗ trợ, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướngViệt Nam cũng chúc mừng Samsung đã hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm 2022, hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt đông Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Hà Nội theo đúng cam kết.

Việt Nam và Hàn Quốc vừa thống nhất nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 5/12/2022 vừa qua, mở ra những cơ hội mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc nói chung cũng như giữa các doanh nghiệp hai nước nói riêng.

Trên cơ sở ấy, Thủ tướng tin tưởng và mong muốn, với cơ sở nền tảng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, các kết quả hợp tác đã đạt được và sự tin cậy, chân thành, Samsung sẽ tiếp tục là một trong những ngọn cờ đầu thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước với thêm nhiều dự án mới mang tầm chiến lược, tiếp tục phát huy kết quả hoạt động kinh doanh và mở rộng hoạt động đầu tư, hướng đến những mục tiêu mới cao hơn trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Đưa Việt Nam thành “trung tâm của các trung tâm” R&D

Ông Park Hark Kyu khẳng định Samsung cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

“Samsung xác định Việt Nam không chỉ là cứ điểm sản xuất toàn cầu, mà còn hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành “trung tâm của các trung tâm” nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu của Tập đoàn”, Giám đốc phụ trách tài chính của Samsung Park Hark Kyu tuyên bố.

Ông Park cũng lưu ý, Samsung đã đạt nhiều kết quả và sẽ tiếp tục nỗ lực để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng khi dự lễ khánh thành Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội về các giải pháp đào tạo nhân lực để có nhiều hơn nữa người Việt Nam tham gia đội ngũ lãnh đạo Samsung Việt Nam. Qua đó,nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giá trị sản xuất nội địa và đẩy mạnh hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam.

Theo ông Park, đến nay đã có hơn 2.000 kỹ sư đang làm việc tại Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội.
Trong khi đó, số lượng nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2 của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung đã tăng gấp 10 lần, từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 257 doanh nghiệp vào cuối năm 2022.

Hạ Băng

 Quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam là không cấm sự phát triển của mạng Internet, mà chỉ nghiêm cấm mặt trái do Internet gây ra, trái với bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, cản trở sự phát triển xã hội.



Theo báo cáo Vietnam Digital Advertising 2019 do Adsota phát hành, trong năm qua, trung bình hằng ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 tiếng 42 phút - tương đương ¼ ngày, để truy cập Internet trên tất cả các thiết bị. Trong đó, 2 tiếng 33 phút được dành để truy cập vào các mạng xã hội, cao hơn so với mức trung bình của thế giới là 2 tiếng 16 phút.

Tuy nhiên, Internet và mạng xã hội một mặt đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng nhưng cũng đem theo những mặt trái, trong đó có vấn đề về quyền con người. Những vấn đề này đòi hỏi phải có những khung pháp lý và chính sách quản lý để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt trái trên không gian mạng.


Trẻ em đang là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất trên môi trường mạng. Mới đây, bà Lesley Miller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng, bên cạnh những cơ hội, Internet, CNTT cũng đang đưa đến nhiều thách thức, mặt trái.

Các nền tảng mạng tạo ra cách mạng với cuộc sống của trẻ em, song đồng thời cũng mang lại những lạm dụng và khai thác trẻ em kinh khủng nhất.

Còn đại diện A05, Bộ Công an cho biết, số vụ việc phản ánh về tội phạm mà cơ quan này tiếp nhận hàng năm chỉ khoảng hơn 1.000 vụ, tuy nhiên trong đó số lượng vụ việc về tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn và xu hướng tội phạm cũng đang chuyển dần lên môi trường mạng.


Môi trường mạng xã hội giờ đây được cho là mảnh đất màu mỡ cho tin giả (fake news) phát triển. Mới đây, thông tin giả về vụ việc Trấn Thành bị tố "bay lắc" trên mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt. Sau đó, Trấn Thành đã tìm ra người tung tin, trực tiếp gặp, nói chuyện và cuối cùng, quyết định khởi kiện việc này nhằm lấy lại danh dự cho mình. Trấn Thành cho biết, bản thân anh bị thiệt hại về tinh thần, một số hợp đồng quảng cáo bị mất... từ tin đồn thất thiệt này. Tất nhiên, Trấn Thành không phải trường hợp đầu tiên bị cư dân mạng "đặt điều" mà rất nhiều người nổi tiếng cũng đã từng hứng chịu nỗi khổ này từ mạng xã hội.

Có một ví dụ rất điển hình liên quan đến việc các tin tức giả tấn công người Việt trên mạng xã hội trở thành vấn nạn. Bộ Công an cho biết, lợi dụng dịch bệnh Covid-19, các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trị trong và ngoài nước đã lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương. Nhiều đối tượng cũng đã tung tin thất thiệt hoặc đưa những thông tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like, gây hoang mang trong dư luận xã hội.


Trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động tạo ra rất nhiều group, diễn đàn và tạo ra nhiều thông tin giả, thông tin xấu độc nhằm tuyên truyền xuyên tạc, kích động, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận, tạo sự bất ổn về an ninh trật tự để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Một số đối tượng lấy danh nghĩa “quyền tự do ngôn luận” để bày tỏ quan điểm cá nhân, nhưng nhằm mục đích tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nếu các trường hợp này bị xử lý, thì các thế lực thù địch lại dùng chiêu bài “Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận”, “vi phạm tự do Internet”...


Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các đối tượng lợi dụng Internet vi phạm quyền và lợi ích của nhà nước và công dân. Điều này không chỉ phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật các quốc gia khác quy định trên lĩnh vực này mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của Internet và nền kinh tế số tại Việt Nam; bảo vệ các quyền của người dân và xã hội.

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, trong năm 2019, đối với công tác quản lý thông tin điện tử, Bộ đã chủ động đàm phán, đấu tranh quyết liệt với Facebook, Google, buộc 2 nền tảng này phải tích cực hợp tác trong việc gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam và có giải pháp ngăn chặn tình trạng phát tán tin giả, tài khoản giả mạo. Bộ TT&TT cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công an cùng triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật để yêu cầu Facebook, Google tuân thủ nghiêm túc pháp luật Việt Nam.

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, hiện Facebook đã có sự quan tâm rất lớn đến fake news. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục làm việc với Facebook trong việc ngăn chặn tin giả trên mạng xã hội này.

Bên cạnh đó, để xử lý vấn đề tin giả trên môi trường mạng, Bộ TT&TT đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp như chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trong nước ngăn chặn các website không rõ nguồn gốc đưa tin giả mạo, xử lý nghiêm những đối tượng trong nước phát tán thông tin giả mạo. Ngoài ra, Bộ chỉ đạo các cơ quan báo chí đấu tranh, phản bác các tin giả, thông tin xuyên tạc về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để kịp thời cung cấp thông tin, định hướng các cơ quan báo chí thông tin chính xác, đầy đủ, khách quan về các vấn đề “nóng” đang được lan truyền trên mạng để hạn chế tác động tiêu cực.

Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT sẽ thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin tức thời, hiệu quả giữa cơ quan chức năng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet và cộng đồng trong việc điều phối, xử lý các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên mạng, vận hành hệ thống hỗ trợ người sử dụng truy cập Internet an toàn. Bên cạnh đó, Bộ hỗ trợ và phát triển cộng đồng, thiết lập cơ chế liên lạc đơn giản, thuận tiện, sẵn sàng để người sử dụng phản ánh về các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật, thông tin gây nguy hại đến cá nhân, tổ chức tới cơ quan chức năng.


Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”, có hiệu lực thi thành từ ngày 15/4/2020. Đáng chú ý, Nghị định này tăng mức xử phạt đến 20 triệu đồng đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân… để đảm bảo an toàn trên môi trường mạng.


Có thể thấy, hệ thống pháp luật của Việt Nam về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin của công dân là cơ bản đầy đủ, đồng bộ và tương thích với luật quốc tế về quyền con người. Đặc biệt, luật An ninh mạng đang dần đi vào cuộc sống và góp phần đảm bảo an toàn trên không gian mạng.

Luật An ninh mạng đã tạo nên nền tảng pháp lý vững chắc, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân... Mọi cá nhân vẫn được bày tỏ chính kiến trên không gian mạng, tự do ngôn luận hoàn toàn không bị hạn chế nếu chấp hành các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, luật đã giúp tạo môi trường lành mạnh, an toàn. Việt Nam không cấm sự phát triển của mạng Internet, mà chỉ nghiêm cấm mặt trái do Internet gây ra, trái với bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, cản trở sự phát triển xã hội, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.

Bài: Thái Khang, Thu Hằng | Ảnh: Tư liệu
Đồ họa: Multimedia VietNamNet
Nguồn: Báo Vietnamnet

Chiều 7/6, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông đã công bố các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của Google và YouTube.

Theo đó, ba sai phạm chính của Google ở Việt Nam là: cơ chế quản lý nội dung đăng tải lỏng lẻo; không kiểm soát được hoạt động đăng phát quảng cáo trên các clip YouTube và mạng lưới quảng cáo Google Adsense; cho phép người dùng mua quảng cáo trực tiếp với Youtube, Google không thông qua đại lý quảng cáo trong nước.

Biểu tượng của Google

An ninh mạng là một trong những mối bận tâm lớn nhất của nhân loại kể từ ngày Internet ra đời và phổ biến, khiến chính phủ các quốc gia trên thế giới phải đau đầu tìm ra giải pháp cho vấn đề này. 
An ninh mạng là gì?
Theo từ điển trích dẫn trong Phát kiến quốc gia về sự nghiệp và nghiên cứu an ninh mạng (NICCS), An ninh mạng được định nghĩa là “hoạt động hoặc quá trình, khả năng, hay trạng thái mà theo đó thông tin, hệ thống thông tin liên lạc và thông tin chứa trong đó được bảo vệ khỏi và/hoặc bảo vệ chống lại thiệt hại, sự sử dụng trái phép hoặc sửa đổi, khai thác”.
Điều đó có nghĩa là An ninh mạng bao gồm các giải pháp được thiết kế để bảo vệ người dùng máy tính và các công ty vận hành trên Internet. Trong thực tế, An ninh mạng là một phần trong khái niệm rộng hơn được gọi là An ninh thông tin – mục tiêu mà nó hướng đến là bảo vệ thông tin kỹ thuật số khỏi các hệ thống được kết nối với nhau.
Dưới đây là một số khái niệm khác có mối liên hệ mật thiết với vấn đề an ninh mạng:
Tội phạm mạng: bao gồm tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện thông qua Internet
Hiểm họa mạng: Khả năng gây tổn hại đến các tổ chức và người dùng thông qua Internet.
Không gian mang: Thực tế mô phỏng  áp dụng trong máy tính và mạng kỹ thuật số tồn tại trên toàn cầu, đây là một khái niệm rộng hơn nhiều so với Internet.
Nói ngắn gọn, An ninh mạng ra đời nhằm bảo vệ chúng ta chống lại các cuộc tấn công hoặc các hành động bất hợp pháp của các bên thứ ba trên mạng Internet.

Hành vi, đối tượng nào bị quy kết là tội phạm mạng?
Hành vi phạm pháp có thể là bất cứ thứ gì từ lừa đảo online, đưa virus máy tính vào hệ thống máy tính của một công ty nào đó, ăn cắp thông tin tài khoản và mật khẩu người dùng trên một nền tảng nhất định, tuyên truyền những điều dối trá về một người nào đó hoặc thậm chí mạo danh hay đánh cắp danh tính.
Danh sách các hành vi bị coi là phạm pháp được trích trong Bộ Pháp điển Hoa Kỳ bao gồm trộm cắp danh tính, hack, xâm nhập vào các hệ thống máy tính, khiêu dâm trẻ em, vi phạm sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, luật ở các tiểu bang của Mỹ có thể áp đặt thêm tội và một số tội chồng chéo khác.
Luật pháp của Liên minh châu Âu EU có định nghĩa hạn chế hơn về những hành vi cấu thành tội phạm mạng bao gồm: truy cập bất hợp pháp, can thiệp hệ thống bất hợp pháp, can thiệp dữ liệu bất hợp pháp, ngăn chặn bất hợp pháp
Do đó, an ninh mạng bao gồm nhiều đối tượng liên quan đến pháp luật hình sự và dân sự và việc bảo vệ danh dự hoặc tính riêng tư như thế giới thực. Điều cần được quan tâm ở đây là chiều trực tuyến,nơi mà những hành động bất hợp pháp được tạo ra và những tác động xảy ra trong thế giới kỹ thuật số.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.