Cảnh báo đáng sợ về “đại dịch X”

 Trước khi COVID-19 xuất hiện đúng một thế kỷ, một trận “sóng thần” khác quét qua nhân loại. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các ước tính cho thấy khoảng 1/3 dân số thế giới thời điểm đó đã ngã bệnh.

Nó trở thành đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại những thế kỷ gần đây, với khoảng 50 triệu người tử vong, tức chiếm khoảng 10% số ca bệnh. “Tử thần” 100 năm trước mang tên “cúm Tây Ban Nha . Tên của loại virus đó, có lẽ quá quen thuộc. H1N1. “con sóng thần” một thế kỷ truớc COVID-19.

Nếu bạn kỹ lưởng một chút, hay là người dân sống ở vùng có khí hậu lạnh, bạn sẽ tiêm vắc xin cúm hàng năm. Phổ biến nhất có lẽ là loại vác-xin tái tổ hợp “tứ giá ngừa 4 chủng “cúm mùa”, bao gồm 2 chủng cúm A là H1N1 và H3N2, cùng 2 chủng cúm B Cúm mùa có vẻ khá “nhẹ nhàng ở những nơi khi hậu ẩm như TP HCM, cùng lắm là “hành người bệnh ra bã” trong khoảng hơn 1 tuần nhưng ít ai tử vong.

Tuy nhiên, ở những nơi khí hậu lạnh, số người chết vì cúm hàng năm không nhỏ. Dữ liệu năm 2018-2021 của Mỹ được CDC công bố ghi nhận tới hơn 41.000 ca tử vong.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha từng giết chết 50 triệu người.(Nguồn: GettyImages)

Đầu thế kỷ XX, cúm mùa là một phiên bản khác. Bách khoa toàn thư Britannica ghi chép: “Lần đầu tiền dường như bắt nguồn từ đầu tháng 3-1918, trong Thế chiến I. Mặc dù chưa chắc chắn virus khởi phát từ đầu nhưng nó đã nhanh chóng lây lan qua Tây Âu và đến tháng 7 cùng năm, nó tràn sang Ba Lan. Đợt cúm đầu tiên tương đối nhẹ. Nhưng trong suốt mùa hè, một loại bệnh nguy hiểm hơn đã được công nhận và dạng này xuất hiện đầy đủ vào tháng 8-1918. Triệu chứng viêm phối nặng lên nhanh chóng và người bệnh thường tử vong chỉ hai ngày sau những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm”.

Tại Camp Devens, bang Massachusetts – Mỹ, chỉ 6 ngày sau khi trường hợp cúm đầu tiên được báo cáo, con số đã leo thang đến 6.674 trường hợp. Đợt đại dịch thứ ba xảy ra vào mùa đông năm sau (1919) và đến mùa xuân tiếp theo thi virus mới lui bước.

Căn bệnh này lây qua đường hô hấp, không có vắc-xin, thuốc điều trị đặc hiệu và khiến các hệ thống y tế dự phòng còn quá sơ khai so với ngày nay phải chao đảo. Nó diễn tiến khá giống với COVID-19 một thế kỷ sau đó. Dường như một biến chủng ít nghiêm trọng hơn đã xuất hiện, khiến những làn sóng ở Tây Ban Nha năm 1920 – năm thứ ba của đại dịch – nhẹ hơn hai đợt tàn khốc trước đó rất nhiều.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử

Cho đến nay, “cúm Tây Ban Nha” vẫn nhuốm màu bí ẩn. “Mặc dù virus H1N1 1918 đã được tổng hợp và đánh giá nhưng các đặc tính khiến nó có sức tàn phá khủng khiếp như vậy vẫn chưa được hiểu rõ” – CDC viết. Và nhân loại có lẽ không ngờ, cái tên H1N1 một lần nữa tạo ra đại dịch vào thế kỷ XXI.

“Trong cùng thời điểm, Việt Nam phải đương đầu với 3 dịch H5N1, tiêu chảy cấp và giờ là cúm heo H1N1. Vì thế, phải đặt trong tình trạng báo động cấp 4, nghĩa là virus có khả năng lây nhiễm từ người sang người và có thể gây ra những ổ dịch lớn”. Bộ trưởng Bộ Y tế khi đó là ông Nguyễn Quốc Triệu nhận định như vậy tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh trên người (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) sáng 28-4 tại Hà Nội.

Đến ngày 11-6-2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công bố đại dịch cúm toàn cầu và nâng cấp báo động lên cấp 6, sau khi có hơn 1,6 triệu ca mắc và hơn 18.000 ca tử vong. Tuy nhiên, một nghiên cứu sau đó, phối hợp giữa WHO và CDC Mỹ, cho thấy số ca tử vong có thể lên đến 284.000 người. Nhiều người đã thiệt mạng mà chưa bao giờ được “đếm số”. Truy vết, cách ly bệnh nhân, đóng cửa trường học… là những gì đã diễn ra ở Việt Nam vào năm đại dịch đó, quang cảnh mà chúng ta vừa thấy trong đại dịch.

Theo CDC Mỹ, virus (H1N1)pdm09 gây ra cúm đại dịch 2009 rất khác với virus H1N1 đang lưu hành thời điểm đó. Rất ít người trẻ tuổi biểu hiện bất kỳ khả năng miễn dịch nào (như được phát hiện bằng phản ứng kháng thể) đối với dòng H1N1 đặc biệt này nhưng gần 1/3 số người trên 60 tuổi lại có kháng thể, có thể do đã tiếp xúc với các đồng H1N1 cũ hơn trước đó trong đời. Vì rất khác với virus H1N1 lưu hành, vắc-xin cúm theo mùa hầu như không bảo vệ chéo chống lại virus (H1N1)pdm09.

Đó là nguyên nhân chính khiến nó tạo thành đại dịch. Một chút may mắn cho nhân loại, cúm đại dịch A-H1N1 năm 2009 ít chết chóc hơn đại dịch cúm Tây Ban Nha 9 thập kỷ trước đó rất nhiều.

Bích Ngân

Chuyên mục:
[facebook][blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.