Bản chất của chiến lược cách mạng sắc màu



Cuộc cách mạng sắc màu (đôi khi được gọi là cuộc cách mạng màu) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi bởi các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới để mô tả các phong trào ở một số quốc gia của Liên Xô cũ và Balkan vào đầu những năm 2000 nhằm lật đổ chính quyền sở tại để thay thế bằng chính quyền bù nhìn do Mỹ và NATO dựng lên.

Thuật ngữ này cũng đã được áp dụng cho một số cuộc cách mạng ở những nơi khác, kể cả ở Trung Đông. Nguồn gốc của làn sóng Cách mạng này có thể bắt nguồn từ Cách mạng Quyền lực Nhân dân năm 1986 (còn gọi là Cách mạng Vàng) ở Philippines.

Những người tham gia các cuộc cách mạng sắc màu chủ yếu sử dụng thứ mà họ tự gọi là “đấu tranh bất bạo động” hay đấu tranh dân sự – những thuật ngữ khá phổ biến trên đầu môi chót lưỡi các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Các hoạt động bao gồm: biểu tình, đình công và góp ý chính sách nhưng thực ra là phản đối chính phủ vốn bị coi là tham nhũng  hoặc độc đoán và ủng hộ dân chủ tự do. Những hoạt động này nhằm mục đích tạo ra áp lực mạnh mẽ để thúc ép chính quyền thay đổi, nếu không thay đổi thì lực lượng đông đảo sẽ thực hiện chính biến bằng con đường vũ lực hoặc yêu cầu Mỹ và  NATO can thiệp quân sự.

Những phong trào này thường áp dụng một màu sắc cụ thể hoặc một loài hoa làm biểu tượng. Thế lực quan trọng nhất tạo nên sức mạnh cho các cuộc sắc màu này chính là các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc các tổ chức dân sự (CSO) và đặc biệt là tầng lớp sinh viên vốn dễ xu thời và thích chứng tỏ bản thân là những người văn minh, hiểu biết.

Rất nhiều phong trào trong số ấy đã “tạm gọi” là  “thành công” vì đã thành công trong việc ép chính phủ phải ngồi vào bàn đàm phán, ví dụ như Cách mạng Bulldozer của Cộng hòa Liên bang Nam Tư (2000), trong Cách mạng Hoa hồng của Georgia (2003) và Cách mạng Cam của Ukraine (2004). Trong hầu hết nhưng không phải tất cả các trường hợp, các cuộc biểu tình lớn trên đường phố diễn ra ngay sau các cuộc bầu cử với lý do là nghi ngờ kết quả bầu cử, để ép tổng thống chưa an vị phải từ chức.

Các cuộc Cách mạng sắc màu này, bên ngoài là ‘bất bạo động” nhưng thực ra gây thiệt hại không ít về tính mạng, và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế với sự tê liệt toàn bộ bộ máy chính quyền. Không những vậy, hậu quả của nó là sự tranh chấp liên tục giữa các phe phái để chiếm ghế tổng thống và nội các. Hầu hết các nước diễn ra Cách mạng sắc màu, có thể mượn câu thơ của Tố Hữu để mô tả “Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng/Mặt trời lên là hết bóng sương mù/Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng/Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường”, tức là vẫn tiếp tục bạo loạn và đói nghèo không dứt. Đây là cách Mỹ làm suy yếu các nước ở vùng ven của khối Xã hội chủ nghĩa và Islam, thông qua đó gây bất ổn ở bên trong các nước lớn.

Việt Nam ta cũng là một trong số các nước ở vùng ven của khối Xã hội chủ nghĩa, do đó, Mỹ không ngừng “gieo hạt” các Cách mạng sắc màu trong các hoạt động bề ngoài mang tính chất “hòa bình” như: cấp vốn cho các NGOs, giám sát nhân quyền, tuyên truyền về dân chủ… Nhưng các hoạt động “hòa bình” ấy chỉ là bước đầu trong một chiến lược dài hạn có tên “Cách mạng sắc màu”. Việt Tân – tổ chức đảng phản động lưu vong được Mỹ ủng hộ lấy biểu tượng hoa mai làm logo, có phải để chuẩn bị cho Cách mạng mai vàng ở Việt Nam?

Blog Loa Phường sẽ dành một loạt bài tiếp theo để mổ xẻ về các cuộc cách mạng sắc màu khắp nơi trên thế giới để các bạn hình dung ra sự thật về nó.

Loa Phường
Chuyên mục:
[facebook][blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.