“Anh hùng” giao thông

Cao tốc Nha Trang – Cam Lâm về đích trước hạn được xem điểm sáng ở lĩnh vực giao thông trong bối cảnh nhiều dự án trọng điểm chậm trễ kéo dài.

Cao tốc Nha Trang – Cam Lâm

Dự án cao tốc thành phần Nha Trang – Cam Lâm dài hơn 49 km, đi qua huyện Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa). Đây là một trong 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP có thời gian xây dựng 2 năm.

Trước đó, trong dịp Tết đầu năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, đôn đốc dự án Nha Trang – Cam Lâm, thăm và chúc Tết cán bộ, công nhân viên tham gia dự án.

Tại đây, Tập đoàn Sơn Hải đã có báo cáo cam kết rút ngắn tiến độ 3 tháng. Đồng thời, Tập đoàn Sơn Hải cũng đã bỏ thêm kinh phí để mở rộng phần lề đường so với thiết kế, giúp an toàn hơn. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư dự án không thay đổi.

Nói là làm, ngày 20/4, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải về việc đề nghị cho phép tổ chức lễ hoàn thành Dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Nha Trang – Cam Lâm vào cuối tháng 5, sớm hơn 3 tháng so với dự kiến ban đầu và cam kết bảo hành 10 năm.

Tiến sỹ Chu Công Minh, chuyên ngành cầu đường thuộc Đại học Bách Khoa TP HCM, nói cao tốc được đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), có sự tham gia của tư nhân (Tập đoàn Sơn Hải góp hơn 2.600 tỷ đồng) là nguyên nhân chính khiến dự án đẩy nhanh tiến độ.

Lý giải dự án vượt tiến độ đề ra, ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm, cho biết thời điểm ký hợp đồng dự án gặp nhiều khó khăn do Covid-19 và giá cả nguyên vật liệu tăng cao. Tuy nhiên đơn vị có sự chuẩn bị từ trước, lập kế hoạch đầu tư, bố trí vốn phù hợp, áp dụng công nghệ hiện đại nên dự án sớm về đích.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, đôn đốc dự án Nha Trang – Cam Lâm

Việc hoàn thành đưa vào thông xe sớm dự án sẽ góp phần rút ngắn thời gian đi lại giữa các vùng kinh tế trọng điểm, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Đặc biệt, trong thời thời điểm hiện tại Khánh Hòa đang bước vào cao điểm mùa du lịch, lượng khách di chuyển đến và đi rất lớn.

Thực tiễn phát triển đã minh chứng “đại lộ sinh đại phú”, đường mở đến đâu, dân giàu đến đó. Hạ tầng giao thông đang được tập trung cải thiện, trong đó việc hoàn thành cao tốc Bắc – Nam phía Đông và mục tiêu 5.000 km cao tốc vào năm 2030 sẽ là tiền đề, là bệ phóng đưa đất nước tiến đến hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045, khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Và kết quả của thịnh vượng, hùng cường, chính là người dân được no ấm, được hạnh phúc, sung túc hơn.

Trong suốt 3 nhiệm kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ XI, XII và XIII, phát triển kết cấu hạ tầng được xác định là một trong 3 đột phá chiến lược, trong đó hạ tầng giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Thủ tướng Chính phủ đã dành sự quan tâm, ưu tiên đặc biệt để đầu tư tuyến cao tốc mang tinh thần đại lộ sinh phú quý. Thủ tướng rất nhiều lần chỉ đạo và đốc thúc các  Phó Thủ tướng và Bộ Giao thông Vận tải. Mới đây nhất là Công điện số 194, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục nhất quán phương châm việc triển khai các dự án đường cao tốc là công trình của quốc gia, phục vụ lợi ích chung của cả nước và mang lại động lực, lan tỏa, thúc đẩy thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.


Chuyên mục:
[facebook][blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.