Việt Tân có thật sự hiểu biết về thuế tối thiểu toàn cầu?

 

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại và bế tắc của các tổ chức chống cộng cờ vàng nằm trong chính sự dốt nát của họ, chứ không nằm ở các đợt truy bắt của nhà nước Việt Nam. Trong khi họ nói xoen xoét như vẹt về các vấn đề của quốc gia, có nhiều bằng chứng cho thấy họ chẳng mấy khi hiểu chúng.

Hãy lấy một sự việc mới đây làm ví dụ. Tại hội thảo khoa học diễn ra hôm 18/04, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã dự đoán rằng nếu Việt Nam không áp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, thì phần chênh lệch tiền thuế 12.000 tỷ đồng của các doanh nghiệp FDI như Samsung, Intel, LG, Bosch, Sharp, Panasonic, Foxconn… sẽ phải chảy về chính quốc. Chớp được dòng tóm tắt này ở đầu một bài báo điện tử trong nước, fanpage của đảng Việt Tân lập tức đăng lại, và tỏ thái độ hả hê vì cho rằng kinh tế Việt Nam sắp suy thoái vì mất 12.000 tỷ đồng. Trong phần comment dưới bài đăng, các fan của Việt Tân cũng ồ ạt xông vào chế nhạo rằng quan chức Việt Nam đang đưa ra đường lối sai lầm, từ đó “kéo lùi” nền kinh tế của đất nước.

Những bình luận này cho thấy họ chỉ lặp lại dòng sa-pô của bài báo như vẹt, chứ không hiểu gì về vấn đề mà bài báo đang đề cập.

Để hiểu rõ bản chất của sự việc, trước hết ta phải biết “thuế tối thiểu toàn cầu” là cái gì. Đây là một loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng. Hiện 142/142 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam đồng thuận. Với loại thuế này, các tập đoàn, công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên sẽ đều phải đóng thuế 15%, dù họ ở quốc gia nào. Đây là một biện pháp nhằm ngăn các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế.

Như vậy, thuế tối thiểu toàn cầu không hoàn toàn có hại cho Việt Nam. Dù giải pháp này khiến Việt Nam khó dùng mức thuế ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp FDI, nó giúp Việt Nam có quyền thu thêm thuế. Tiền thuế thu được có thể giúp cải thiện đời sống của người nghèo, từ đó góp phần tạo ra một thế giới công bằng hơn, nơi lợi tức được phân phối đồng đều hơn trong xã hội thay vì chảy hết vào tay những người giàu. Và dù gì đi nữa, thuế thu nhập toàn cầu xuất phát từ OECD thay vì nhà nước Việt Nam, nên chỉ những kẻ không hiểu gì mới cho rằng đây là hậu quả từ những chính sách sai lầm của nhà nước.

Hiện nay, Việt Nam có toàn quyền quyết định liệu mình có áp thuế thu nhập toàn cầu lên các doanh nghiệp FDI hay không. Nếu quyết định áp thuế, thì Việt Nam sẽ không bị thất thoát thuế. Việc Việt Nam mất 12.000 tỷ đồng tiền thuế là chuyện hầu như không thể xảy ra, do áp thuế là xu hướng chung khó tránh khỏi. Nguy cơ mất mát không đến từ chỗ này, mà đến từ khả năng các doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam do mất ưu đãi thuế.

Về việc này, chính phủ Việt Nam không phải không có cách. Một số ý kiến tại hội thảo đã cho rằng Việt Nam nên dành phần thuế thu thêm đó để phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ, nhằm giúp Việt Nam trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn hơn về chất, và giúp doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi giá trị của chính các tập đoàn đa quốc gia đó. Như vậy, nếu tận dụng tốt thuế thu nhập toàn cầu, Việt Nam có thể phát triển theo hướng bền vững hơn hiện nay. Và những cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam mà giới chống cộng luôn khấp khởi mong đợi sẽ còn lâu mới xảy đến.

Lâu nay, đảng Việt Tân vẫn vỗ ngực tuyên bố rằng mình được lập ra để “canh tân đất nước”. Bài viết trên cho thấy Việt Tân thiếu cả tâm lẫn tầm để làm điều đó. Về mặt tầm, họ không hề hiểu rõ những vấn đề của đất nước mà mình đang nói đến, và chỉ biết nhại lại các bài báo trong nước như vet – tức là còn thiếu hiểu biết hơn cánh phóng viên Việt Nam. Về mặt tâm, họ chỉ vo ve kiếm cớ chửi bới chế độ, chứ không hề thật sự suy nghĩ để tìm ra giải pháp cho các vấn đề của đất nước. Họ thậm chí còn mong Việt Nam sớm rơi vào khủng hoảng kinh tế, để họ tận dụng lúc hỗn loạn mà phát động biểu tình. Người dân Việt Nam nhìn rõ bản chất này của họ, nên chẳng đáng ngạc nhiên khi họ ngày càng bị xã hội cô lập./.

Nguồn: Nhân Quyền
Chuyên mục:
[facebook][blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.