Trần Thị Ái Liên được biết đến với tư cách là chủ hệ thống dạy kĩ năng sống “kỷ luật không nước mắt” tại thành phố Hồ Chí Minh. Cô ta từng học ở nước ngoài sau đó về Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, khi vào face của cô này, cộng đồng mạng phát hiện ra đây đích xác là một phần tử đã từng bị nhồi sọ với rất nhiều tư tưởng lệch lạc, thể hiện qua những tin, bài cô ta post và share trên mạng.
Điển hình như ngày 1/6 mới đây cô ta có bài viết nói về chuyện cách mạng và Bác Hồ đã “lừa” người dân Việt Nam tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, dẫn tới nhiều trẻ em tham gia cuộc chiến khi tuổi đời còn rất nhỏ…
Để thấy rõ sự bỉ ổi của Trần Thị Ái Liên, tôi xin phép đăng nguyên văn status của cô ta.
“Trong chiến tranh, phong trào cách mạng đã phát động cái gọi là cuộc chiến tranh nhân dân đúng với cái nghĩa đen của nó.
Họ đã đưa ra những khẩu hiệu như “Toàn dân đánh Mỹ”, “Dũng sĩ diệt Mỹ” và thành lập những đoàn thể như “Nhi đồng cứu quốc”, “Thiếu niên cứu quốc”, “Phụ nữ cứu quốc”, “Thanh niên cứu quốc”, “Phụ lão cứu quốc” để xúi giục, dụ dỗ, lường gạt cả nam lẫn nữ ở mọi lứa tuổi tham gia vào cuộc chiến. Trẻ em, phụ nữ, và người già phải cầm súng, vót chông, đào hầm, cài bẫy, làm giao liên, tiếp tế, hoặc canh gác cho các chiến sỹ cộng sản.
Ngay từ những ngày đầu, phong trào cách mạng đã tuyển dụng trẻ em vào những công tác nguy hiểm đến tính mạng. Những trẻ em nào được phong danh hiệu “Dũng Sĩ Diệt Mỹ” thì được đưa ra Bắc gặp Hồ Chí Minh. Hậu quả là vô số trẻ em phải chết, tù tội, thương tật khi chưa đến tuổi trưởng thành.
Trong số những trẻ em bị xúi giục và lợi dụng có vài nhân vật khá tiêu biểu như:
Lý Tự Trọng sinh năm 1914. Năm 11 tuổi, Lý Tự Trọng là một trong bảy thiếu niên được Hồ chí Minh đích thân tuyển dụng và đào tạo ở Quảng Châu từ năm 1925 đến 1927. Sau khi đào tạo, Hồ chí Minh đã đưa Lý tự Trọng về nước hoạt động. Cuối năm 1931, Lý tự Trọng bị Pháp bắt và đưa lên máy chém lúc vừa tròn 17 tuổi.
Võ Thị Sáu gia nhập Đảng CSVN năm 12 tuổi. Năm 14 tuổi, cô đã bị giao cho một quả lựu đạn và bắt phải đi giết một tên quan ba của Pháp. Vài năm sau, khi mang lựu đạn đi ám sát một viên cai tổng người Việt, Võ Thị Sáu đã bị bắt, bị đày ra Côn Đảo, và bị tử hình tại đây.
Dương Văn Nội tham gia đội “Thiếu niên cứu quốc Thủ Đô” năm 1946 khi được 14 tuổi. Tử trận năm 1947 khi chưa được 15 tuổi.
Kim Đồng (tên thật là Nông văn Dền) bị dùng vào việc đưa thư và liên lạc cho phong trào kháng chiến năm 12 tuổi và đã từng được gặp Hồ chí Minh tại hang Pắc Pó năm 1941. Kim Đồng bị Pháp rượt đuổi và bắn chết trong lúc làm công tác giao liên năm 1943 khi chưa tròn 14 tuổi.
Lê Trung Tương tham gia chiến đấu ở Bình Trị Thiên năm 9 tuổi và tử trận năm 12 tuổi.
Hồ Văn Mên tham gia phong trào kháng chiến tại tỉnh Sông Bé năm 10 tuổi. Năm 14 tuổi được phong danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” và được vượt Trường Sơn ra Bắc để gặp Hồ chí Minh năm 1967.
Kơ-pa Kơ-Lơng tham gia kháng chiến năm 13 tuổi.
Nguyễn Tấn Dũng (bí danh Giăng Mắc Ê Rô) tham gia kháng chiến tại Cà Mau năm 12 tuổi.
Lê Văn Tám là một nhân vật được Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động Trần Huy Liệu bịa ra như là một anh hùng huyền thoại với mục đích dụ dỗ nhiều trẻ em trên toàn cõi Việt Nam noi gương Lê văn Tám lao vào con đường chết để phục vụ cho kháng chiến.”
Hết trích
Trần Thị Ái Liên cho rằng cách mạng và Bác Hồ đã tạo ra các danh hiệu, các phong trào để xúi giục, lừa gạt, dụ dỗ, lừa gạt cả nam lẫn nữ tham gia cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Chao ôi, đây là lời của một con người có ăn có học đây ư. Đây là lời của một người Việt Nam đây ư?
Thực dân Pháp, đế quốc Mỹ mang quân xâm lược Việt Nam với mưu đồ biến Việt Nam thành thuộc địa. Với người Việt Nam, lòng yêu nước là truyền thống quý báu nhất. Thế nên giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. Chiến tranh nhân dân là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam chiến thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược từ trước tới nay. Vậy mà Trần Thị Ái Liên dám bảo rằng đó là cách mạng, Bác Hồ lừa gạt, dụ dỗ mọi người.
Trần Thị Ái Liên còn xúc phạm anh linh của các liệt sĩ như Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… Thử hòi Trần Thị Ái Liên rằng, nếu không có sự hi sinh đó thì giờ này làm sao cô có được hít thở bầu không khí độc lập, tự do này, rồi làm sao được ổn định mà ăn học, rồi quay về ăn bám đất nước này kiếm tiền để mà giờ đây ngồi khua môi múa mép một cách vô liêm sỉ như vậy.
Loại như Trần Thị Ái Liên có lẽ phải dùng từ là loại bỉ ổi mạt hạng mới xứng với những gì cô ta làm.
Điều khó hiểu là tại sao các cơ quan chức năng chưa túm cổ cô ta ta cho vào trại chăn kiến đi.