Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện các website, fanpage mang tên “Đại Kỷ nguyên” cùng với các trang mạng “chân rết” của chúng như “Trí thức Việt Nam”, “Chân trời mới Media”, “Hoa Sen khai nở”, “Đại Pháp hồng truyền chân thiện nhẫn”… ngoài những bài viết, video giải trí với chủ đề về kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật… chúng lồng ghép những nội dung tuyên truyền, phát triển “Pháp Luân công”, đồng thời phân tích sai lệch về thực trạng xã hội, xuyên tạc lịch sử, nói xấu chế độ XHCN nước ta hiện nay.



Trong khi tình trạng “dâng sao giải hạn” được tiến hành tại một số cơ sở tôn giáo vào dịp đầu năm đang bị nhiều người dân phê phán, phản đối, thì hoạt động “thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ” ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) bị phát hiện vừa qua lại tiếp tục gây bức xúc dư luận. Hiện tượng lợi dụng niềm tin hoang đường để hành nghề mê tín dị đoan nhằm trục lợi đang đòi hỏi tổ chức tôn giáo liên quan cùng cơ quan hữu quan cần sớm vào cuộc giải quyết để gìn giữ sự lành mạnh của xã hội, đồng thời bảo đảm việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh của nhân dân.

Những ngày qua, các sai phạm, nghi vấn trong một số hoạt động tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) đã trở thành một đề tài “nóng”, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Dưới chiêu bài “thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ”, “giải nghiệp tiền kiếp”, một số cá nhân với danh nghĩa Phật tử ngang nhiên tổ chức các hoạt động truyền bá một số quan niệm sai lệch, gieo rắc sợ hãi trong cộng đồng, mà xét đến cùng là nhằm mục đích thu lợi. Khai thác tâm lý lo lắng, sợ hãi của một số người dân trước các bất hạnh, rủi ro trong cuộc sống và công việc mưu sinh, muốn tìm đến cửa Phật để cầu an, những người này đã dựng lên cái gọi là “nợ vong” từ tiền kiếp. Người nợ cần phải “trả nợ” nếu muốn yên ổn, còn không sẽ bị “vong” đeo đuổi, trả thù. Theo họ, tất tật những tai ương, tật bệnh mà con người vướng phải đều do “vong oán” mà ra, như: Kinh doanh thua lỗ là do 36 kiếp trước tạo nghiệp (!); bị ung thư vú là do 42 kiếp trước làm nhiều điều ác, không chăm sóc em gái (!); bị teo thùy não dẫn đến liệt người là do 84 kiếp trước từng làm cai ngục, 20 kiếp trước đi bán thuốc nam giả cho người ta uống (!),... Họ còn bịa ra thứ “vong oán” rất bi hài và lố bịch như bị đau xương khớp là do 4 kiếp trước hay giết mèo. Thậm chí, họ còn vô lương tâm đến mức rao giảng một số điều xuyên tạc, thất đức, xúc phạm các Anh hùng dân tộc, khoét thêm nỗi đau của gia đình các nạn nhân có người thân không may bị thiệt mạng bởi kẻ ác.



Những ngày qua, chùa Ba Vàng trở thành tâm điểm của dư luận


Từ các luận điệu như vậy, họ gieo vào đầu óc người muốn cầu an rằng tất cả là do ân oán của gia chủ với “vong” từ hàng chục kiếp trước và đều có thể trả nợ, hoặc mua chuộc bằng cách trả tiền. Điều đáng tiếc là luận điểm phi lý này đã nhận được sự ủng hộ, tiếp tay của một số cá nhân chức sắc tôn giáo qua việc nhà chùa sẵn sàng nhận tiền cúng dường bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản với số tài khoản đã được công bố công khai trên trang mạng của chùa, và điều đáng nói là trang mạng này chưa được cơ quan chức năng cấp phép. Dù lý giải số tiền hoàn toàn do các Phật tử tự nguyện đóng góp, nhưng nhà tu hành này cũng không thể phủ nhận được sự thật: Nếu không có sự hù dọa về chuyện ân oán với “vong từ kiếp trước” và có thể trả bằng tiền, liệu chùa có thu về được số tiền cúng dường đó hay không? Ước tính trung bình mỗi tháng ở chùa Ba Vàng có từ 5.000 người đến 7.000 người tới “thỉnh vong, gọi hồn”, kèm theo đó là một khoản tiền đóng góp khổng lồ dưới danh nghĩa nhà chùa, không bị trừ thuế, không chịu rủi ro, không lo phá sản, không bị kiểm soát. Đến nay, số tiền này được sử dụng như thế nào vẫn là câu hỏi còn để ngỏ? Song qua đó có thể trực tiếp thấy một điều là: nếu không có sự cả tin, u mê, mù quáng của người đến “thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ” thì chắc chắn một số cá nhân nhà chùa không thể ngang nhiên dựng đàn, tế lễ để “giải nghiệp tiền kiếp” - mà thực chất là các chiêu trò mê tín dị đoan núp bóng giáo lý Phật giáo.
Điều khiến dư luận quan tâm hơn là các hoạt động như “thỉnh vong báo oán”, “giải nghiệp tiền kiếp” ở chùa Ba Vàng không phải mới phát sinh. Theo văn bản của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Ninh báo cáo Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thì: “Các hiện tượng trên tại chùa Ba Vàng đã xảy ra từ lâu... Trong các cuộc họp thường kỳ của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh có sự tham gia của các cơ quan, ban, ngành tỉnh Quảng Ninh, tập thể Ban Trị sự và nhiều thành viên đã thường xuyên có ý kiến góp ý chân thành về vấn đề này với Đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng. Tuy nhiên từ đó đến nay tình hình vẫn không tiến triển, thậm chí còn có nhiều ý kiến quy chụp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh mất đoàn kết nội bộ, ganh tị với chùa Ba Vàng. Mặc dù vậy, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh vẫn rất tích cực, kiên trì trong việc động viên, nhắc nhở trụ trì và tăng ni, Phật tử chùa Ba Vàng tu học đúng giới luật Phật chế, thực hiện đúng Hiến chương GHPGVN và pháp luật nhà nước”. Việc những sai phạm tại chùa Ba Vàng được Giáo hội Phật giáo địa phương nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn tái diễn, thậm chí với mức độ ngày càng ngang nhiên, trắng trợn hơn đã phần nào cho thấy sự lệch lạc trong quan điểm, thậm chí cố ý dung túng, làm trái với quan điểm tu hành của một số cá nhân tôn giáo tại đây. Chưa kể, nhiều Phật tử không tránh khỏi bất bình trước tình trạng một Phật tử vốn không có chức sắc tại chùa Ba Vàng như bà Phạm Thị Yến có thể công khai đứng ra tổ chức lễ “cúng bắt ma”, “thỉnh oan gia trái chủ”, thậm chí người này còn thường xuyên được mời giảng pháp, giáo hóa cho Phật tử bốn phương, xuất hiện trên nhiều tài liệu truyền thông về chùa, sở hữu một số kênh mạng xã hội với lượng người truy cập rất lớn. Đó là các câu hỏi mà các cá nhân, tổ chức liên quan cần trả lời trước dư luận.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, giáo lý Phật giáo luôn đề cao sự hướng thiện, lòng từ bi, đề cao luật nhân quả. Tuy nhiên, luật nhân quả trong giáo lý Phật giáo hoàn toàn xa lạ với sự rao giảng của một số cá nhân ở chùa Ba Vàng. Bởi, theo tinh thần Phật giáo, mọi người phải thành tâm sống trong cuộc đời, nghĩ lương thiện, làm việc thiện, giữ cho tinh thần luôn trong sáng, không làm điều ác, không suy nghĩ tiêu cực, không thù hằn, không sân si, tham lam, thù hận... Giữ trong tâm mình và sống hướng thiện như vậy, mỗi người sẽ có cuộc sống an nhiên, ngày càng thanh sạch, có ích cho con cháu, có ích cho cuộc đời; không được như vậy thì tự gây họa cho chính mình và tương lai của thân nhân. Hàng nghìn năm nay, các thế hệ người Việt Nam vẫn truyền dạy rằng sống phải biết “tu nhân, tích đức”. Theo giáo lý Phật giáo, không ai có thể dùng vật chất để mua chuộc thần thánh bao che, dung túng cho lỗi lầm.
Tuy vậy, thời gian qua không chỉ tại chùa Ba Vàng mà còn cả một số nơi, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân dân, một số cơ sở tâm linh, thờ tự đã sử dụng tôn giáo như bình phong để “buôn thần, bán thánh” bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi vô căn cứ khiến nhiều người tin theo. Và từ đó, họ thu lợi qua các hình thức như dâng sao giải hạn, đóng tiền gọi vong, trả nợ tiền kiếp... Thế giới tâm linh vốn thiêng liêng trong tâm tưởng của nhiều người bị biến thành mảnh đất màu mỡ cho kẻ “buôn thần bán thánh” mặc sức kiếm lời. Từ “dâng sao giải hạn” vào mỗi dịp đầu năm, tranh cướp “ấn” ở đền Trần, tranh giành “lộc” ở hội Gióng, đến khấn vái, nhét tiền vào tay tượng ở các miếu mạo, chùa chiền,… thực sự trở thành một nỗi lo của toàn xã hội. Vì khi mà con người không suy nghĩ sáng tạo, không chăm chỉ lao động, không làm việc lương thiện mà chỉ vay mượn, cầu xin sự may mắn từ “thế giới siêu nhiên” thì cũng là khi họ phải đối mặt nhiều hệ lụy từ chính cuộc sống. Trước hoạt động gây bức xúc ở chùa Ba Vàng, ngày 22-3-2019, UBND thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã có văn bản gửi Đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng, trong đó khẳng định: “Chùa Ba Vàng còn có các hoạt động tín ngưỡng trong cơ sở tôn giáo chưa đúng với danh mục đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, và “yêu cầu trụ trì chùa Ba Vàng chấm dứt các hoạt động không có danh mục hoạt động tôn giáo năm 2019 đã đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận”. Đồng thời ngày 23-3-2019, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu dừng hoạt động các trang thông tin của chùa Ba Vàng vì chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý. Quyết định này là cần thiết, vì trang mạng của chùa Ba Vàng có nhiều bài giảng pháp tuyên truyền sai trái về cái gọi là “vong báo oán”, và quy định muốn “trả nợ vong người gặp nạn” phải phát tâm cúng dường cùng sự hỗ trợ của Phật tử Phạm Thị Yến.
Quay trở lại sự việc trên, có lẽ không có gì cần phải bàn luận thêm, từ ý kiến của Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện Trưởng Viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh: “Theo nhận xét của riêng tôi, tà pháp thỉnh “oan gia trái chủ” là gieo rắc vào nỗi sợ hãi vô cớ, phi nhân quả, phi Phật học, phi khoa học rằng toàn bộ cuộc sống ở kiếp này, phần lớn mặt trái, mặt xấu đều do oan trái với ma quỷ trong kiếp trước. Tức là gieo rắc một niềm tin sai. Từ niềm tin sai đó người ta rước nỗi sợ hãi về với bản thân mình, gia đình mình, sống bất an, lo lắng, căng thẳng. Tạo ra những rối loạn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, các mối quan hệ xã hội cũng như sinh hoạt gia đình. Người ta khéo léo dàn dựng cách này cách kia để trên nền tảng sợ hãi đó làm cho nạn nhân đành bỏ ra một khoản tiền hàng triệu đồng để mua chuộc nỗi khổ, niềm đau vốn không có thật đó bị người ta hù dọa bằng những tà thuyết, tà kiến rất nguy hại. Đây là cuộc khủng hoảng truyền thông vốn không do Phật giáo tạo ra, do cá thể chùa Ba Vàng tạo ra, mà cụ thể hơn là do thầy trụ trì Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến. Điều đó dù xuất phát từ động cơ nào thì hậu quả nghiêm trọng là quần chúng mất niềm tin vào Phật giáo. Nhất là không còn tin tưởng hoặc bị lung lay niềm tin đối với nền minh triết trị liệu của đạo Phật. Đó là sự lừa đảo tinh vi, lừa đảo có tổ chức chứ không phải đó là một sự tình cờ. Tôi rất tiếc nó đã xảy ra nhiều năm và trước mặt thầy Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng mà tại sao thầy ấy lại mặc nhiên chấp nhận và xem cái đó như là dẫn dắt người ta đến “thỉnh oan gia trái chủ”. Một ngôi chùa với quy mô lớn, đông đảo Phật tử hành hương tới gây ra cuộc khủng hoảng như vậy, thử hỏi người dân còn biết nương tựa niềm tin vào đâu?” (Zing.vn ngày 23-3-2019).
Thực trạng đáng tiếc tại chùa Ba Vàng và một số cơ sở tôn giáo một lần nữa cho thấy một số hoạt động mê tín dị đoan núp bóng cửa Phật cần phải được giải quyết triệt để. Các sai phạm ở chùa Ba Vàng đang được cơ quan chức năng điều tra, giải quyết. Nhưng rõ ràng các hoạt động như vậy không thể sinh sôi, nảy nở nếu không có sự tiếp tay của một bộ phận xã hội vì thiếu hiểu biết, vì tưởng đồng tiền có thể mua được tất cả, kể cả mua vận may, để rồi tin theo điều phi lý, bị kẻ buôn thần bán thánh lung lạc, lợi dụng để trục lợi bất minh. Do đó, bên cạnh việc xử lý nghiêm các hành vi sai trái, đi ngược lại giáo lý Phật giáo của một số tăng ni, Phật tử các cơ quan có trách nhiệm, các tổ chức liên quan cần nhanh chóng triển khai chương trình hành động rộng khắp cảnh tỉnh xã hội, giúp người dân sáng suốt lựa chọn lối sống tích cực, hướng thiện, tự khẳng định giá trị đích thực của bản thân, giữ gìn hình ảnh lương thiện và một số giá trị đạo đức tốt đẹp mà Phật giáo hướng tới.
Thành Sơn (Nhân dân)

Chiều 11-3, tại Nhà khách Chính phủ, đã diễn ra cuộc họp giữa Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội để trao đổi về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Quốc hội trong năm 2018, định hướng công tác năm 2019.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội là một trong những điểm nhấn ngoại giao của Việt Nam.

Cuộc họp diễn ra dưới sự đồng chủ trì của đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao; đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng,Trưởng ban Đối ngoại Trung ương và đồng chí Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực năm 2018 diễn biến nhanh chóng với nhiều nhân tố bất ngờ, bất định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa 03 cơ quan, công tác đối ngoại đã đạt nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt, được đánh giá là một điểm sáng trong những thành tựu chung của đất nước, góp phần nâng cao thế và lực của Việt Nam. 

Các cơ quan đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất chính sách cho Đảng, Nhà nước với nhiều đề án lớn, quan trọng, đã trình trên 50 đề án lớn về đối ngoại và được đánh giá cao; giữ đà quan hệ, tiếp tục thúc đẩy hợp tác và đan xen lợi ích với các nước láng giềng, khu vực, đối tác quan trọng, tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác thực chất, đồng thời mở rộng thêm được khuôn khổ quan hệ với các đối tác chủ chốt; chủ động, sáng tạo hơn trong hội nhập quốc tế sâu rộng; chủ quyền quốc gia được bảo vệ vững chắc góp phần duy trì môi trường hòa bình phục vụ phát triển đất nước.

Công tác ngoại giao kinh tế, ngoại vụ địa phương được đẩy mạnh với nhiều kết quả tích cực bám sát phương châm lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; nâng tầm đối ngoại đa phương cả ở khâu hoạch định và triển khai chính sách thông qua việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương và tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng. Đặc biệt, vừa qua chỉ với thời gian chuẩn bị rất ngắn, các cơ quan mà nòng cốt là Bộ Ngoại giao đã phối hợp tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 được quốc tế đánh giá cao, thể hiện rõ vị thế, vai trò của đất nước cũng như mong muốn và năng lực của Việt Nam trong việc tham gia xử lý các vấn đề mang tính khu vực và toàn cầu; quảng bá rất tốt cho hình ảnh của Việt Nam.

Cuộc họp khẳng định sự phối hợp tốt, chặt chẽ, nhịp nhàng giữa 03 cơ quan trong thời gian qua, từ khâu tham mưu lập kế hoạch, xây dựng đề án, đến triển khai các hoạt động đối ngoại, trao đổi thông tin, nghiên cứu, tham mưu, xây dựng văn bản quản lý về đối ngoại… Kết quả hợp tác đó có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với công tác đối ngoại nói chung mà còn với từng hoạt động đối ngoại đặc thù do ban Đối ngoại Trung ương và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội chủ trì thực hiện. Cuộc họp cũng nhất trí đánh giá cao sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa 03 cơ quan – với vai trò là 03 cơ quan đầu mối.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá sự phối hợp giữa 03 cơ quan trong năm 2018 đã bám sát các quy định về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, góp phần củng cố tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Nghị viện.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đồng thời nhấn mạnh các hoạt động đối ngoại năm 2019 cần tiếp tục được thực hiện tốt với định hướng lớn là giữ vững môi trường hòa bình cho phát triển gắn với kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển đất nước; phát huy vai trò tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, nâng cao vị thế của đất nước.

Trên cơ sở này, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ lớn trong công tác năm 2019, bao gồm: nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và hiệu quả; triển khai tốt Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đẩy mạnh vận động ứng cử, chuẩn bị đảm nhiệm Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, chuẩn bị cho vai trò Chủ tịch ASEAN 2020; giữ cho được đà hội nhập quốc tế, phối hợp vận động ký, phê chuẩn EVFTA; triển khai kịp thời, hiệu quả công tác bảo hộ công dân; và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu và dự báo chiến lược. 

Để thực hiện những nhiệm vụ này, bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng hơn, 03 cơ quan cũng sẽ phối hợp đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, chuẩn hóa cán bộ làm công tác đối ngoại để bảo đảm trình độ chuyên nghiệp, hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ.

Tiên An

Bạch Hồng Quyền, "nhà đấu tranh dân chủ" gắn kết mật thiết với các tổ chức chống cộng hải ngoại, gửi thư cầu cứu tới hàng loạt các đài báo nước ngoài, kêu la bị Cảnh sát Thái Lan truy bắt để giao cho phía Việt Nam. BBC Việt ngữ đã trích dẫn thư cầu cứu của Quyền có đoạn: “Tình trạng của tôi hiện giờ thực sự là nguy hiểm. Tôi đang nói chuyện mà rất lo lắng là cảnh sát Thái có thể bắt tôi bất cứ lúc nào và trục xuất tôi về Việt Nam. Thực sự tôi rất lo lắng...”.

Các đài VOA, BBC, RFA và các trang tin lề trái dành nhiều bài phân tích, mô xẻ sự việc này với nhận định nguyên nhân khởi nguồn từ việc Bạch Hồng Quyền bị truy tìm do có liên quan đến nhân chứng sự việc Trương Duy Nhất mất tích tại Thái Lan.

Đối tượng Bạch Hồng Quyền đang lẩn trốn tại Thái Lan

Năm 2017, Bạch Hồng Quyền bị công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố về tội "Gây rối trật tự công cộng" xuất phát từ việc kích động, lôi kéo người dân bao vây trụ sở UBND huyện Lộc Hà, bắt giữ cán bộ. Khi biết bản thân và đồng bọn bị công an truy bắt, Bạch Hồng Quyền đã trốn sang Thái Lan và đang tìm cách xin tỵ nạn ở Mỹ.

Chưa lo được cho mình, nhưng ở Thái Lan, Bạch Hồng Quyền đã dính sâu vào đường dây được cho là của VOICE và băng đảng Bùi Thanh Hiếu trong việc tổ chức cho những kẻ trốn khỏi Việt Nam, xin tỵ nạn như Trương Duy Nhất.

Quyết định truy nã đối tượng Bạch Hồng Quyền

Do bị truy nã về tội hình sự, không liên quan đến tội chính trị, lại có thông tin xác thực Quyền đang ẩn nấp ở Thái Lan thì đương nhiên phía công an Việt Nam sẽ phối hợp cảnh sát Interpol quốc tế, trong đó có cảnh sát Interpol Thái Lan truy lùng Quyền. Nếu bắt được Quyền thì chắc chắn phía Cảnh sát Thái Lan sẽ bàn giao cho Việt Nam và việc sau đó là Quyền sẽ được ra tòa, lĩnh bản án hình sự đang chờ đợi anh ta.

 Còn nhớ khi lệnh truy nã được phát đi, Quyền đã khoe gặp ông tham tán chính trị ĐSQ Đức với hàm ý thách thức công an Việt Nam và khoe khoang đã có ô dù bảo trợ, bảo vệ. Từ đó đến nay đã gần 2 năm, Quyền vẫn chưa đến được bến bờ nào cả. Song rõ ràng là thân mình lo chưa xong, Quyền đã đua đòi lập đường dây tỵ nạn với các băng đảng Việt tân ở hải ngoại thì đúng chẳng khác nào "lạy ông tôi ở bụi này"!

Loa Phường

Việc chế tạo giàn khoan Mộc Tinh được giao cho Vietsovpetro, còn Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) đảm nhiệm khối lượng công việc khổng lồ nhất là chế tạo giàn Hải Thạch và giàn xử lý trung tâm PQP-HT.

Nhận nhiệm vụ Tập đoàn giao cho, “người anh cả” Vietsovpetro và PTSC M&C đã tập trung vào đây những chuyên gia giỏi nhất và những người thợ lành nghề nhất. Lãnh đạo các đơn vị này cũng đứng trước một thách thức chưa từng có - ấy là chế tạo giàn khoan ở độ sâu trên 140m nước.

Hàng chục năm qua, Vietsovpetro chế tạo giàn thường ở mức trên năm chục mét độ sâu. Ở ngoài biển, cứ thêm một chục mét độ sâu là phải thay đổi hàng loạt vấn đề trong thiết kế và thiết bị. Một người đứng xuống biển, nước đến đầu gối thì khác, nhưng chỉ cần nước ngập đến thắt lưng là… đừng đùa! Không khéo chết đuối như chơi. Biển cả là thế đấy. Con người chưa bao giờ chế ngự được sóng biển, mà chỉ nghĩ kế chống chọi lại mà thôi.

Một buổi chào cờ trên giàn khoan dầu khí Hải Thạch.

PTSC M&C là một trong những tổng thầu EPCI (Engineering, Procurement; Construction and Installation - Installation là lắp đặt trên biển) hàng đầu của Việt Nam và của khu vực Đông Nam Á. Tập đoàn dầu khí lớn nhất Đông Nam Á là Petronas của Malaysia đã xếp PTSC M&C vào các công ty có trình độ chế tạo cơ khí đạt chuẩn quốc tế. PTSC M&C đã thực hiện 40 dự án lớn và hầu hết là trên biển, trong đó, đáng nể nhất là Dự án giàn Hải Sư Đen; giàn Thăng Long và Đông Đô của Thăng Long JOC; Dự án Sư Tử Đen Đông Bắc… rồi Dự án chế tạo Module máy nén khí cho mỏ Lan Tây của BP…

Lãnh đạo của PTSC và nhất là đơn vị chủ công PTSC M&C thì gần như bám trụ, ăn ngủ tại công trường chế tạo. Hình ảnh Giám đốc PTSC M&C cùng các cộng sự quần quật suốt ngày đêm ngoài công trường đã in sâu trong trí nhớ của tất cả những ai đã tham gia Dự án Biển Đông 01.

Trong dự án này, phần việc giao cho PTSC M&C là nặng nhất, chiếm tới 3/4 khối lượng. Và mặc dù đã thi công nhiều công trình biển, từng làm nhiều giàn có khối lượng lên đến 2.000 tấn, hoặc như bộ chân đế cho mỏ Chim Sáo nặng 4.000 tấn, nhưng đối với giàn công nghệ xử lý khí thì đây là lần đầu tiên Việt Nam tự chế tạo. Trước đây, các giàn công nghệ đều do nước ngoài làm. Chính vì vậy, khi biết tin PVN tự chế tạo, lắp đặt giàn công nghệ, nhiều tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới đã rất ngạc nhiên và thậm chí họ còn… thách đố.

Khi bắt tay vào làm, nhiều lãnh đạo PTSC M&C thấy choáng ngợp, bởi công trình này lớn quá, vĩ đại quá và là công trình chưa bao giờ các anh nghĩ chúng ta có thể làm được.

Để thực hiện dự án này, PTSC M&C đã đưa 50 kỹ sư sang Malaysia để cùng họ thiết kế. Đây là cách làm rất hay của lãnh đạo PTSC M&C, bởi vì các kỹ sư này, khi tham gia thiết kế từ đầu, lúc về họ lại chỉ huy thi công lắp đặt, như vậy anh em sẽ rất hiểu công việc. Ban Dự án Biển Đông 01 của PTSC M&C có 500 người, đảm nhiệm nhiều loại công việc khác nhau, nhưng tất cả đều có trình độ từ đại học trở lên.

Có những thời điểm mà trên công trường có tới 3.000 cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động tay nghề cao làm việc suốt ngày đêm. Cũng phải nói thêm rằng, toàn bộ thiết kế chi tiết, mua sắm thiết bị và thi công chế tạo trên bờ do đội ngũ cán bộ, công nhân viên người Việt đảm nhiệm và trong khoảng thời gian là 30 tháng. Các chuyên gia và những người thợ tài ba của PTSC M&C đã có những giải pháp kỹ thuật hết sức tài tình trong việc gia cố mặt bằng sản xuất (nền bãi) để tăng sức chịu tải từ 4 tấn lên 53 tấn trên một mét vuông và đặt đường trượt hạ thủy chịu được tải trọng 1.720 tấn trên một mét chiều dài. Chỉ có nền bãi này, các cần cẩu có sức nâng 1.200 tấn mới nhấc được các khối thiết bị nặng hàng ngàn tấn. Đây là một kỷ lục mà rất ít nhà thầu trên thế giới làm được.

Chế tạo trên bờ đã là việc cực khó, nhưng đem ra biển xa hàng trăm cây số hạ thủy, lắp vào chân đế mới là chuyện “đánh bạc với giời”. Từ trước, việc lắp đặt các giàn có khối lượng dưới 4.000 tấn thì dùng cần cẩu, nhưng với các giàn trên 4.000 tấn thì phải theo phương pháp đánh chìm sà lan hoặc trượt. Việc vận chuyển, lắp đặt cực kỳ tốn kém và thường chiếm đến 30% giá trị toàn dự án.

Xin hãy thử tưởng tượng, một chiếc sà lan chở trên đó khối thiết bị nặng cả chục ngàn tấn, cao ngất ngưởng như tòa nhà chục tầng được hai hoặc ba tàu kéo đi với tốc độ nhỉnh hơn người đi bộ chút, trên đoạn đường biển hơn 300 cây số thì sẽ như thế nào? Kéo ra đến nơi rồi lại phải hạ xuống, lắp vào giàn chân đế… Vì giàn quá nặng, nên lúc hạ thủy chân đế phải dùng phương pháp đánh chìm sà lan để cho giàn trượt xuống biển và được giữ lơ lửng trong làn nước biển bằng hệ thống phao khổng lồ. Sau khi định vị chuẩn xác vị trí, sẽ cho xả hơi từ các phao và để giàn chìm dần xuống.

Năm 2011, lắp đặt giàn Mộc Tinh. Khi đang “rồng rắn” cả đoàn trên biển khi cách Mộc Tinh hơn 100 cây số thì có tin một cơn bão mới nhoe lên tít tận ngoài Thái Bình Dương, cách Philippines cả ngàn cây số. Tốc độ di chuyển của bão thì gấp… 3 lần tốc độ của đoàn tàu. Thế là cả đoàn đã phải… chuồn ngay vào Côn Đảo nấp. Một lần bị như vậy là coi như vài chục tỉ đồng ném xuống biển.

Trong ký ức của nhiều đồng chí lãnh đạo Tập đoàn, lãnh đạo các đơn vị Biển Đông POC, PTSC, PV Drilling, Vietsovpetro, PV EIC… họ vẫn nhớ như in những cuộc họp bàn giải pháp kỹ thuật kéo dài trắng đêm, những cuộc tranh cãi nảy lửa ngay trên bãi chế tạo ngoài cảng PTSC; rồi có những lúc đã đập bàn… Nhưng tất cả đều chỉ vì một mục tiêu chung là đưa giàn Hải Thạch - Mộc Tinh vào khai thác đúng tiến độ và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Có một vấn đề nữa mà cho đến nay mới thấy rằng, quyết tâm của lãnh đạo Tập đoàn có tầm nhìn chiến lược trong việc đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao.

 Trước đây, chế tạo và lắp đặt các giàn khoan, các trung tâm xử lý dầu, khí, chúng ta đều phải thuê chuyên gia nước ngoài. Chi phí cho việc thuê chuyên gia nước ngoài đắt gấp nhiều lần so với người Việt Nam. Điều trớ trêu là cùng một vị trí làm việc như nhau, trình độ ngang nhau, nếu thuê chuyên gia nước ngoài thì chi phí phải trả cao gấp hơn 10 lần so với người Việt.

Chuyên gia nước ngoài có ưu điểm là cung cách làm việc rất chuyên nghiệp, cẩn trọng, họ thường có những giải pháp hiệu quả. Nhưng điểm không phù hợp với điều kiện của ta là họ sài rất sang theo những tiêu chuẩn cao cấp, họ áp chuẩn cao và nhất nhất cái gì cũng phải theo “chuẩn”, bất kể thứ  “chuẩn” đó có phù hợp với điều kiện của ta hay không. Tuyển chọn chuyên gia cũng phải rất cẩn thận. Khi đọc hồ sơ, lý lịch của ai cũng “đẹp”, nhưng khi vào việc thì lại chưa chắc.

“Khát vọng” - đúng là những người làm Dầu khí Việt Nam có một khát vọng cháy bỏng là tìm dầu làm giàu cho Tổ quốc. Chính khát vọng này đã trở thành động lực để cho họ vượt qua hết những khó khăn thách thức này đến khó khăn thách thức khác, dù là trên Biển Đông hay ở sa mạc Sahara, ở vùng cực Bắc nước Nga, vùng rừng hoang vu đầy bất ổn ở Venezuela hay vùng rừng rậm Amazon ở Peru… để làm nên thương hiệu Petrovietnam. Chỉ có những người trong nghề mới hiểu hết sự phức tạp, “rắc rối” của nghề thăm dò khai thác dầu khí.


Cụm giàn khoan Hải Thạch - Mộc Tinh.
Trên đời này có một nghề mà công việc không giờ nào giống giờ nào, không ngày nào giống ngày nào, không giếng khoan nào giống giếng khoan nào - đó chính là nghề thăm dò khai thác dầu khí. Vì thế, có người từng làm việc nhiều năm, kinh nghiệm được coi là “đầy mình”, nhưng khi bắt tay vào khoan một giếng mới thì vẫn có thể thất bại thảm hại như thường. Như BP, TOTAL và số tập đoàn danh tiếng trên thế giới khác từng thăm dò khai thác ở Việt Nam, nếu cộng số tiền mà họ đã “đổ xuống Biển Đông” để rồi không moi lên được 1 lít dầu nào có lẽ phải là cả tỉ đôla. Như BP chẳng hạn, 16 năm trời ròng rã họ thăm dò khu Hải Thạch - Mộc Tinh, ném vào “hai vì sao dưới đáy biển” này cả gần nửa tỉ đôla, nhưng cuối cùng cũng đành phải “chia tay hoàng hôn”. Rủi ro trong thăm dò khai thác dầu khí là thế.

 Chính vì rủi ro trong thăm dò khai thác dầu khí quá lớn, cho nên trên thế giới, các tập đoàn, công ty khai thác dầu khí thường phải liên doanh với nhau. Ngoài việc liên doanh để tận dụng thế mạnh công nghệ, kinh nghiệm điều hành của nhau thì còn có một lý do nữa, ấy là chia sẻ rủi ro. Đầu tư vào một mỏ tốn hàng trăm triệu đôla, nhỡ không hút được dầu thì chia tiền bị mất ra, cũng đỡ… xót ruột.

Một trong những sáng tạo nhất của anh em Ban Quản lý Dự án Biển Đông là quyết định đặt hàng với PV Drilling chế tạo giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm (TAD)  và đã đầu tư 200 triệu USD cho chế tạo giàn này. Giàn PV Drilling V là loại giàn tiếp trợ và khi làm xong ở mỏ này thì lại được kéo đi mỏ khác. Khi khoan thăm dò ở độ sâu 140m, nếu với phương pháp dựng giàn khoan cố định, mỗi giếng khoan tốn khoảng… 200 triệu USD, còn nếu dùng giàn tiếp trợ thì mỗi giếng chỉ hết 50 đến 70 triệu USD.

Cũng phải nói thêm rằng, trên thế giới hiện chỉ có 8 giàn tiếp trợ nửa nổi, nửa chìm như thế này.

Có một chuyện mà không phải là nhiều người đã biết, ấy là từ cuối năm 2009, khi Dự án Phát triển mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh còn đang chờ các bộ, ban, ngành cho ý kiến và Chính phủ phê duyệt thì Tập đoàn đã cho triển khai đóng giàn PVD-V và mua 35 ngàn tấn thép. Giá thép vào năm 2009 khá thấp, nếu mua vào năm 2010 thì phải đội lên gần 30%.

Trong quá trình thiết kế, chế tạo và lắp đặt, có thể nói những ngày kéo các thiết bị ra biển để hạ xuống là những ngày mất ăn mất ngủ. Việc có mặt thường xuyên của lãnh đạo Biển Đông POC tại công trường đã làm tăng sự phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các đơn vị liên quan như Vietsovpetro, PV Drilling, PTSC… đồng thời cũng tạo ra sự khích lệ, động viên đối với cán bộ, công nhân viên.

Cho đến thời điểm này, giàn Hải Thạch - Mộc Tinh và trung tâm xử lý khí được thiết kế không những hiện đại nhất ở Việt Nam, mà còn ở khu vực Đông Nam Á.

Ngày 8-10-2011: Hoàn thành chế tạo, hạ thủy và lắp đặt ngoài khơi giàn khai thác khí Mộc Tinh. Giàn này nặng khoảng 14 ngàn tấn.

Ngày 26-6-2012: Hoàn thành chế tạo, lắp đặt và hạ thủy ngoài khơi giàn khai thác khí mỏ Hải Thạch. Giàn này cũng khoảng 14 ngàn tấn.

Và ngày 10-10-2012: Hoàn thành việc lắp đặt giàn xử lý trung tâm ngoài khơi. Giàn này nằm sát giàn Hải Thạch và có khối lượng ngót… 3 chục ngàn tấn.

Ngày 27-7-2013, dòng khí từ hai mỏ Hải Thạch, Mộc Tinh đã được đưa lên và đưa về giàn xử lý trung tâm.

Cho đến ngày hôm nay, mọi việc đã ổn thỏa. Tất cả đều được tiến hành một cách hoàn hảo và đúng kế hoạch.

Dự án Hải Thạch - Mộc Tinh là một dự án có nhiều cái nhất ở Việt Nam:

Có nhiệt độ dòng khí cao nhất;

Có áp suất dòng khí lớn nhất - khoảng 450at;

Có khối lượng thiết bị, vật tư lớn nhất - gần 60 ngàn tấn;

Có giờ công an toàn cao nhất - tính đến ngày 16-8-2013 là 17 triệu giờ;

Có chi phí quản lý tiết kiệm nhất - khoảng 74 triệu đôla;

Có độ sâu lớn nhất - 140m.

Nguyễn Như Phong - CAND

Ngày 05/3/2019 Lê Đình Công thông qua facebook của mình đã đăng tải tuyên bố, "chỉ kết bạn với người yêu nước" không kết bạn với bất kể ai “kể cả người tốt, anh em ruột thịt, bạn bè thân thích… cũng không kết bạn”.

Trước đây những người thường xuyên quan tâm đến vụ việc Đồng Tâm và những hoạt động của bố con Lê Đình Kình, Lê Đình Công thì đã mập mờ hình dung ra cái luận điệu kích động người dân gây mất an ninh trật tự vô căn cứ, biết đến Công là kẻ bị tiêu những đồng tiền lấy được khi vợ mình ngủ với cháu họ. Nhưng đối với người dân thôn Hoành thì việc Công tuyên bố không quan hệ với anh em ruột thịt, bạn bè thân thích thì cũng không có gì làm lạ. Từ lâu, người ta chỉ thấy ông ta quan hệ, ngao du với những kẻ côn đồ, những kẻ chuyên cho vay nặng lãi, trộm cắp như Nguyễn Quốc Tiến, Bùi Văn Tiến và những kẻ cơ bạc  ma túy, nghiện rượu như Trần Văn Sơn, Nguyễn Văn Tuyên. Còn đối với dòng họ Lê Đình với hơn 1.500 khẩu tại Đồng Tâm thì Lê Đình Công, Lê Đình Kình đã không dám đến thắp hương ngày giỗ tổ vì cả dòng họ Lê Đình đã không coi Lê Đình Kình, Lê Đình Công là thành viên của dòng họ, nên việc Lê Đình Công tuyên bố không chơi với anh em ruột thịt, điều này để thấy ở Đồng Tâm ngoài mấy kẻ côn đồ thì cũng không ai chơi với Công. Những cuộc họp gần đây do công tổ chức, người ta nhận thấy ngoài bố con Kình thì chẳng thấy ai khác trong dòng họ Lê Đình tham gia, nên có khẳng định người dân Đồng Tâm và người trong dòng họ Lê Đình đang tẩy chay Lê Đình Công nên Công có muốn kết bạn thì cũng không ai kết bạn với Công.

Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định không chỉ trong năm 2018 mà ngay từ năm 2017, ông Nguyễn Khắc Tuấn, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình đã can thiệp sửa điểm.

Cơ quan ANĐT Bộ Công an ngày 11-3 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. 

Đây là vụ án có tính chất rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, làm suy giảm và mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng. 

Việc can thiệp, nâng điểm thi trắc nghiệm cho các thí sinh đã ảnh hưởng đến kết quả thi, xét tuyển đại học của các thí sinh khác, trực tiếp xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, lấy kết quả xét tuyển vào các Trường Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Liên quan đến vụ án trên, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố 3 bị can về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. 

Các bị can gồm: Nguyễn Quang Vinh (SN 1966, trú tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), nguyên Trưởng phòng, Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở giáo dục đào tạo tỉnh Hòa Bình; Đỗ Mạnh Tuấn (SN 1979, Phó hiệu trưởng Trưởng phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) và Nguyễn Khắc Tuấn (SN 1981, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐY tỉnh Hòa Bình.

Quá trình điều tra xác định: Ngày 14-5-2018, UBND tỉnh Hòa Bình ra quyết định số 1165/ QĐ- UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia năm 2018. 

Trên cơ sở đó, ngày 15-5-2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình có quyết định số 1196/QĐ- SGDĐT thành lập Hội đồng thi THPT Quốc gia năm 2018. 

Trong đó, Tổ chấm thi trắc nghiệm gồm có Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Ban thư ký Hội đồng thi làm tổ trưởng; Nguyễn Khắc Tuấn, Chuyên viên phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục (KT&QLCLGD); Đỗ Mạnh Tuấn; Nguyễn Hồng Biển, giáo viên Trường THPT Lạc Thủy C; Đào Ngọc Thuật, giáo viên Trường THPT Mai Châu và Trần Phi Điệp, giáo viên Trường THPT Lạc Thủy.

Tổ chấm thi tự luận môn Ngữ văn do Diệp Thị Hồng Liên, Phó trưởng phòng KT&QLCLGD, Phó trưởng ban chấm thi phụ trách gồm 1 trưởng môn chấm thi (Nguyễn Văn Quang, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cộng Hòa) và 45 cán bộ, giáo viên. 

Quá trình thực hiện nhiệm vụ chấm thi, Vinh, Mạnh Tuấn và Khắc Tuấn cùng một số đối tượng liên quan đã có hành vi sửa chữa, nâng điểm bài thi cho các thi sinh...,  làm sai lệch kết quả thi tại tỉnh Hòa Bình.

Kết quả điều tra, Cơ quan ANĐT Bộ Công an có đủ căn cứ xác định: Đầu tháng 5-2018, tại phòng làm việc riêng của Vinh, Vinh đã bàn bạc, chỉ đạo Mạnh Tuấn xử lý, can thiệp, nâng điểm thi trắc nghiệm cho các thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hòa Bình. Vinh và Mạnh Tuấn thống nhất, phải sửa trực tiếp trên bài thi của thí sinh, trước khi đưa vào máy quét file ảnh bài làm gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Theo sự thống nhất giữa các đối tượng, Vinh có trách nhiệm chuẩn bị chìa khóa phòng để bài thi trắc nghiệm, bố trí niêm phong cửa phòng thi bóc được dễ dàng, khó bị phát hiện. Đỗ Mạnh Tuấn trực tiếp sửa bài thi của thí sinh. 

Nguyễn Khắc Tuấn và Ðỗ Mạnh Tuấn.

Sau đó, Mạnh Tuấn đã gặp, trao đổi và bàn bạc với Khắc Tuấn để cùng thực hiện việc can thiệp, nâng điểm thi cho một số thí sinh theo chỉ đạo của Vinh. Đồng thời, chủ động chuẩn bị bút chì, tẩy bút chì, in sẵn đáp án của các môn thi trắc nghiệm Bộ GD&ĐT đã công bố trên mạng Inrternet ra giấy A4; tập hợp danh sách các thí sinh cần nâng điểm thi (có thí sinh cần đạt điểm xét tuyển đại học, có thí sinh chỉ cần đủ để tốt nghiệp THPT).

TTXVN - Sáng 9-3, tại Hà Nội, Cơ quan Ðiều tra hình sự các tổ chức sự nghiệp thuộc Cục Ðiều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) phối hợp Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an), Văn phòng Interpol Việt Nam và Tổ chức Interpol quốc tế dẫn độ thành công đối tượng Lê Quang Hiếu Hùng từ Cu-ba về Việt Nam.


Lê Quang Hiếu Hùng (SN 16-10-1974), công nhân viên quốc phòng Chi nhánh Ðầu tư xây dựng miền nam, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô (Bộ Quốc phòng) là bị can bị truy nã quốc tế trong vụ án "Giả mạo trong công tác; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; sản xuất, buôn bán hàng giả" đã bị Cơ quan Ðiều tra hình sự các tổ chức sự nghiệp ra quyết định khởi tố ngày 21-10-2018. Sau khi bị khởi tố, đối tượng này bỏ trốn ra nước ngoài, Cơ quan Ðiều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã đề nghị Văn phòng Interpol Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế. Trong quá trình lẩn trốn, đối tượng Hùng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, tạo vỏ bọc, thường xuyên di chuyển, thay đổi chỗ ở nhằm tránh bị các lực lượng chức năng phát hiện, truy bắt.

Việc bắt giữ và dẫn độ thành công đối tượng truy nã quốc tế Lê Quang Hiếu Hùng về Việt Nam thể hiện quyết tâm của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong điều tra, xử lý kiên quyết, triệt để, không có vùng cấm đối với các hành vi vi phạm pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội. Ðồng thời, là kết quả của sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị bảo vệ pháp luật của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Theo Nhân dân

Suốt nhiều năm qua, các thế lực thù địch luôn triệt để lợi dụng từ “tự do” trong cụm từ “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật” của hệ thống pháp luật Việt Nam để tổ chức các hoạt động chống phá, hòng gây mất ổn định chính trị-xã hội.

Để thực hiện mưu đồ ấy, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn nhằm tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước; hậu thuẫn về vật chất, tinh thần cho các đối tượng chống đối, đưa tôn giáo ở Việt Nam trở thành lực lượng chính trị “đối trọng” với Đảng. Chúng xác định lấy “tự do tôn giáo” làm “ngòi nổ” để chống phá Việt Nam. 

Những năm gần đây, các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch nhằm tách quyền “tự do” ra khỏi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam thể hiện dưới các hình thức: Chống phá thông qua việc ra các đạo luật, nghị quyết từ ngoài nước; lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng sự mở rộng về dân chủ, nhân quyền của Nhà nước Việt Nam để tiến tới quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, hòng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Việt Nam; tăng sức ép với Việt Nam qua thể chế hóa các vấn đề về tự do tôn giáo, tín ngưỡng nhạy cảm, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, vu khống về tự do tôn giáo ở Việt Nam... Chúng xúi giục, kích động số phần tử phản động trong tôn giáo người Việt ở nước ngoài tổ chức các hoạt động chống phá về tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam; tổ chức một số cuộc mít tinh, biểu tình do các hội, nhóm mang danh tôn giáo hải ngoại nhằm đưa ra những yêu sách đòi Việt Nam thực thi cái gọi là "các quyền tự do tôn giáo". Để đi sâu hơn, chúng hỗ trợ, kích động và chỉ đạo một số linh mục cực đoan trong nước đẩy mạnh hoạt động chống phá. Bên cạnh đó, các cơ quan đại diện chính thức của một số nước phương Tây thông qua đại sứ quán, lãnh sự quán đã có những hoạt động công khai, hoặc bí mật ủng hộ số đối tượng cực đoan nói trên. Họ trực tiếp, hoặc cử người đi điều tra, nắm những sai sót, sơ suất trong thực hiện chính sách tôn giáo của Việt Nam ở các địa phương, cơ sở để lợi dụng chống Đảng và Nhà nước, tố cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, cấm đoán tôn giáo, đàn áp giáo sĩ...

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.