Theo sự tổng hợp của fb Bão Lửa, trong khi Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2 sắp diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam thì tại Hàn Quốc, dư luận về một "Mật ước Hà Thành" đang ngày càng được lan truyền, và trong đó nội dung quan trọng nhất là việc "Mỹ nhất trí rút dần quân đội khỏi Hàn Quốc sau khi Triều Tiên - Hàn Quốc tuyên bố kết thúc chiến tranh”.
Theo đó, tại khu vực xung quanh Trại Humphreys – căn cứ quân đội Mỹ trên xứ Hàn, các biểu ngữ "Phản đối Mỹ thì ra khỏi đây, Chúng tôi đi cùng nhau" được các tiểu thương giăng lên gần Trại Humphreys ở Pyeongtaek, Korea. Các biểu ngữ này được treo lên giữa những lá cờ Mỹ và Hàn Quốc.
Ngoài ra, hàng trăm nhà hàng và cửa hàng từ tiệm làm móng (nails) đến tiệm xăm đã mọc lên quanh căn cứ này. Theo dự án mở rộng, quy mô cuối cùng của Trại Humphreys sẽ tăng lên 43.000 người vào năm 2022.
"Tôi lo lắng rằng họ có thể rời khỏi đất nước này", Choi Eun-hee, chủ một nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại 10 năm nay, chỉ cách Trại Humphreys vài bước chân, nói. "Ít nhất 80% khách hàng của tôi là binh sĩ Mỹ".
Tháng trước, bà Choi, 43 tuổi, đã tham dự một cuộc tuần hành cùng hàng chục người địa phương nhằm yêu cầu quân đội Mỹ ở lại.
Tuy nhiên, kể cả khi không có hiệp ước hòa bình nào ở Hà Nội, cũng không có gì đảm bảo rằng quân đội Mỹ sẽ ở lại Hàn Quốc khi Tổng thống Trump đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Hồi đầu tháng, Hàn Quốc đã đồng ý gánh thêm chi phí 924 triệu USD để duy trì quân đội Mỹ ở nước này nhưng vì thỏa thuận mới chỉ có giá trị trong một năm, hai nước có thể sớm phải quay lại bàn đàm phán.
*****
Không chỉ nhóm dân Hàn được hưởng lợi từ trại lính Mỹ lo lắng cho số phận của họ nếu như Mỹ-Triều đạt được thỏa hiệp nào đó. Tôi cho rằng lo lắng và nhiều toan tính nhất vẫn là chính phủ đương nhiệm Hàn Quốc. Số phận của đất nước này không nằm trong tay của Chính phủ họ mà nằm trong tay nước khác. Bàn đàm phán quan trọng này, không hề có sự hiện diện của họ, bất kể thành tựu kinh tế và sự phát triển thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên mà họ đã đạt được.
Nguyên nhân cốt yếu là nằm ở kẻ có thực lực và thực sự quyết định sự “độc lập” của mình. Triều Tiên tuy nghèo, tuy bị cô lập so với Hàn Quốc thịnh vượng nhưng lại buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và cả thế giới phấp phỏng vào từng câu nói của vị lãnh đạo họ Kim.
Hơn ai hết giờ đây, nếu Mỹ-Triều đạt thỏa hiệp, điều Hàn lo sợ là Mỹ sẽ rút quân khỏi bán đảo này và Hàn sẽ phải “tự bảo vệ lãnh thổ” chăng? Không phải vô lý khi dân mạng VN chém gió về hình bóng một VNCH đang hiện diện, thậm chí còn không được ngồi trên bàn đàm phán !?!
Kinh tế chưa phải là tất cả. Bản lĩnh, sự độc lập và kiên cường phải chăng mới là sức mạnh thực sự, mới khiến đối phương phải nể trọng!!!
Loa Phường