Trong những ngày này, Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai diễn ra tại thủ đô Hà Nội đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận thế giới, với kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả đột phá trong mục tiêu phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc Stephane Dujarric. (Ảnh: moroccoworldnews.com)

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 26/2, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc Stephane Dujarric nhiệt liệt hoan nghênh Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại thủ đô Hà Nội.

Nhắc lại tuyên bố đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đưa ra trong cuộc họp báo tháng 1/2019, ông Dujarric khẳng định, đây là thời điểm phù hợp để Mỹ và Triều Tiên tái khởi động các vòng đối thoại một cách nghiêm túc và một lộ trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đang dần hé lộ.

Có thể ông Kim Jong-un sẽ đề nghị đóng cửa khu phức hợp hạt nhân Yongbyon đổi lấy tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên và một số động thái giảm trừng phạt từ Mỹ.

ổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tiếp tục gặp nhau sáng nay tại Hà Nội.

Theo lịch trình, hai ông sẽ gặp nhau lúc 9 giờ sáng tại khách sạn Sofitel Legend Metropole. Hai nhà lãnh đạo sẽ có cuộc trao đổi song phương trong khoảng 45 phút, sau đó sẽ gặp chung với hai phái đoàn quan chức hai bên, hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) dẫn thông tin từ Nhà Trắng cho biết.

Sau bữa ăn trưa làm việc, hai lãnh đạo sẽ ký Tuyên bố chung Hà Nội vào khoảng 2 giờ chiều nay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp tối qua 27-2 tại khách sạn Sofitel Legend Metropole. Ảnh: GETTY IMAGES

Sang Hà Nội những ngày trước thượng đỉnh, các quan chức Mỹ đã tích cực làm công tác soạn thảo thỏa thuận với các quan chức Triều Tiên trước khi nhà hai lãnh đạo đến, tuy nhiên đến lúc này vẫn chưa thể biết được những nội dung gì có trong các tài liệu.

Cụ thể, chưa rõ ông Kim sẽ đồng ý thực hiện các bước đi gì tiến tới loại trừ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, và chưa rõ Mỹ sẽ có những bước nhượng bộ trao đổi gì.

Theo Yonhap, có thể ông Kim sẽ đề nghị đóng cửa khu phức hợp hạt nhân Yongbyon để đổi lấy tuyên bố biểu tượng chấm dứt chiến tranh Triều Tiên và một số động thái giảm nhẹ trừng phạt từ Mỹ.

Hai lãnh đạo và hai phái đoàn Mỹ-Triều ăn tối chung ngày 27-2. Ảnh: CNN

Trao đổi với báo chí về khả năng tuyên bố chấm dứt chiến tranh khi gặp ông Kim tối 27-2, ông Trump nói: “Chúng ta sẽ biết thôi”.

Theo thông tin từ Yonhap, ông Trump có kế hoạch họp báo riêng, thông báo với các nhà báo về kết quả thượng đỉnh với ông Kim, trước khi lên đường về Mỹ vào tối nay.

ĐĂNG KHOA/PLO.VN

Donald Trump đã ca ngợi sự hiếu khách của Việt Nam cũng như tốc độ phát triển kinh tế của nước ta.

"Việt Nam đang phát triển với tốc độ hiếm nơi nào trên Trái Đất so được. Triều Tiên cũng có thể phát triển như thế, và rất nhanh chóng nếu Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết.

Từng trải qua nhiều năm chiến tranh, Việt Nam hiện nay đã trở thành một đất nước có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ tại Đông Nam Á, ABC News nhận định. Nhiều chuyên gia đánh giá cũng đánh giá Việt Nam là hình mẫu tiềm năng cho Triều Tiên sau phi hạt nhân hoá: mở cửa, cho phép tự do hoá nền kinh tế cùng với thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân.

Theo sự tổng hợp của fb Bão Lửa, trong khi Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2 sắp diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam thì tại Hàn Quốc, dư luận về một "Mật ước Hà Thành" đang ngày càng được lan truyền, và trong đó nội dung quan trọng nhất là việc "Mỹ nhất trí rút dần quân đội khỏi Hàn Quốc sau khi Triều Tiên - Hàn Quốc tuyên bố kết thúc chiến tranh”.

Theo đó, tại khu vực xung quanh Trại Humphreys – căn cứ quân đội Mỹ trên xứ Hàn, các biểu ngữ "Phản đối Mỹ thì ra khỏi đây, Chúng tôi đi cùng nhau" được các tiểu thương giăng lên gần Trại Humphreys ở Pyeongtaek, Korea. Các biểu ngữ này được treo lên giữa những lá cờ Mỹ và Hàn Quốc.


Ngoài ra, hàng trăm nhà hàng và cửa hàng từ tiệm làm móng (nails) đến tiệm xăm đã mọc lên quanh căn cứ này. Theo dự án mở rộng, quy mô cuối cùng của Trại Humphreys sẽ tăng lên 43.000 người vào năm 2022.


"Tôi lo lắng rằng họ có thể rời khỏi đất nước này", Choi Eun-hee, chủ một nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại 10 năm nay, chỉ cách Trại Humphreys vài bước chân, nói. "Ít nhất 80% khách hàng của tôi là binh sĩ Mỹ".

Tháng trước, bà Choi, 43 tuổi, đã tham dự một cuộc tuần hành cùng hàng chục người địa phương nhằm yêu cầu quân đội Mỹ ở lại.

Tuy nhiên, kể cả khi không có hiệp ước hòa bình nào ở Hà Nội, cũng không có gì đảm bảo rằng quân đội Mỹ sẽ ở lại Hàn Quốc khi Tổng thống Trump đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Hồi đầu tháng, Hàn Quốc đã đồng ý gánh thêm chi phí 924 triệu USD để duy trì quân đội Mỹ ở nước này nhưng vì thỏa thuận mới chỉ có giá trị trong một năm, hai nước có thể sớm phải quay lại bàn đàm phán.

*****
Không chỉ nhóm dân Hàn được hưởng lợi từ trại lính Mỹ lo lắng cho số phận của họ nếu như Mỹ-Triều đạt được thỏa hiệp nào đó. Tôi cho rằng lo lắng và nhiều toan tính nhất vẫn là chính phủ đương nhiệm Hàn Quốc. Số phận của đất nước này không nằm trong tay của Chính phủ họ mà nằm trong tay nước khác. Bàn đàm phán quan trọng này, không hề có sự hiện diện của họ, bất kể thành tựu kinh tế và sự phát triển thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên mà họ đã đạt được.

Nguyên nhân cốt yếu là nằm ở kẻ có thực lực và thực sự quyết định sự “độc lập” của mình. Triều Tiên tuy nghèo, tuy bị cô lập so với Hàn Quốc thịnh vượng nhưng lại buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và cả thế giới phấp phỏng vào từng câu nói của vị lãnh đạo họ Kim.
Hơn ai hết giờ đây, nếu Mỹ-Triều đạt thỏa hiệp, điều Hàn lo sợ là Mỹ sẽ rút quân khỏi bán đảo này và Hàn sẽ phải “tự bảo vệ lãnh thổ” chăng? Không phải vô lý khi dân mạng VN chém gió về hình bóng một VNCH đang hiện diện, thậm chí còn không được ngồi trên bàn đàm phán !?!

Kinh tế chưa phải là tất cả. Bản lĩnh, sự độc lập và kiên cường phải chăng mới là sức mạnh thực sự, mới khiến đối phương phải nể trọng!!!

Loa Phường

Chiều 27/2, đoàn lãnh đạo cao cấp của Triều Tiên có mặt tại nhà máy sản xuất ô tô VinFast (Hải Phòng) sau chuyến thăm vịnh Hạ Long vào buổi sáng cùng ngày.Sau khi tham quan vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), chiều 27/2, đoàn lãnh đạo cấp cao Triều Tiên đến thăm Tổ hợp sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast tại Cát Hải, Hải Phòng. Tổ hợp này do Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam - Vingroup làm chủ sở hữu.


Đoàn Triều Tiên gồm hơn 20 người, trong đó có 3 Phó chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên là các ông Ri Su Yong, Kim Pyong Hee, O Su Yong; Bộ trưởng các lực lượng vũ trang nhân dân No Kwang Chol, và Bí thư Tỉnh ủy Gangwon Park Yong Nam.
Trong bài phát biểu khi đón đoàn, ông Nguyễn Việt Quang - Phó chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Vingroup nói: "Thay mặt Tập đoàn Vingroup, xin được nồng nhiệt chào mừng đoàn lãnh đạo cấp cao Triều Tiên vì đã dành thời gian quý báu tới thăm các cơ sở của tập đoàn tại Hải Phòng. Sự hiện diện của quý vị là niềm vinh dự và tự hào của tập đoàn!".

Sau khi nghe các đại diện của Vingroup lần lượt trình bày về mô hình hoạt động, kinh doanh của VinFast, Vinsmart và VinEco, phái đoàn vào thăm xưởng sản xuất thân vỏ ô tô và xưởng sản xuất xe máy điện của VinFast.
Ngay khi ra mắt, ô tô, xe máy điện VinFast và điện thoại di động Vsmart đã trở thành cơn sốt trên thị trường. Đây không chỉ là những sản phẩm quốc dân khiến người Việt tự hào, mà còn được cho là sẽ góp phần giúp Việt Nam có chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế như một quốc gia có nền công nghiệp – công nghệ phát triểnXe máy điện VinFast Klara là sản phẩm nhận được nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng
Sau khi tham quan nhà xưởng VinFast, các lãnh đạo Triều Tiên sẽ thăm Khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, Hải PhòngChiều nay, đoàn sẽ về Hà Nội chuẩn bị cho các buổi làm việc trong chương trình Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều


Cả 2 ông Kim Jong-un và ông Donald Trump đều đã có mặt tại Hà Nội trong ngày 26/2 để chuẩn bị cho cuộc gặp đầu tiên sau 8 tháng.Khác với cuộc gặp lịch sử đầu tiên tại Singapore tập trung vào việc phá băng để mở đường cho ngoại giao về tiến trình phi hạt nhân hóa, cải thiện quan hệ giữa 2 bên, cuộc gặp lần này sẽ hướng tới chi tiết các thỏa thuận cụ thể thay cho tuyên bố chung mơ hồ 2 bên đưa ra vào tháng 6/2018. Sau hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Trump, ông Kim Jong Un sẽ có chuyến thăm hữu nghị chính thức tại Việt Nam trong hai ngày 1-2/3.Duy Thành (VTC News)
x

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27, 28 tháng 2 là sự kiện đặc biệt, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và cộng đồng thế giới. Để bảo đảm an ninh, trật tự và bảo vệ an toàn hội nghị, những ngày này, các đơn vị thuộc Công an TP Hà Nội đã triển khai nhiều phương án.

Sẵn sàng cho nhiệm vụ

Sáng sớm 26-2, khi ánh đèn đường vẫn còn chưa tắt, sương mù vẫn còn giăng khá dày đặc, Thiếu úy Lương Thị Thu, Đại đội 2, Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm (Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an TP Hà Nội) đã rời trụ sở tại 1232 đường Láng để cùng đơn vị có mặt tại ngã năm chân cầu Chương Dương làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự. 

Dù hôm qua tất bật nhiều nhiệm vụ như phân làn, cấm đường chống ùn tắc, bảo vệ các Đoàn và thực hiện tuần tra kiểm soát buổi đêm tại các khu vực trọng điểm nhưng khuôn mặt cô không hề tỏ ra chút mệt mỏi. Thiếu úy Thu chia sẻ: “Đây là sự kiện chính trị, ngoại giao quốc tế quan trọng hàng đầu diễn ra trên địa bàn Thủ đô trong năm 2019.

Lực lượng Công an siết chặt công tác đảm bảo an ninh tại các địa điểm có đoàn Mỹ và Triều Tiên lưu trú. Ảnh: Xuân Trường

Trong dòng trạng thái mới nhất trên Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump đã gọi ông Kim Jong Un là 'người bạn của tôi', nhấn mạnh Việt Nam đang phát triển mạnh hơn phần lớn thế giới.


Trước đó ông Trump từng “gợi ý” rằng Triều Tiên sẽ nối bước sự phát triển của Việt Nam nếu phi hạt nhân hóa,  tức từ bỏ hạt nhân và phát triển như Việt Nam, là "rất lớn, một cơ hội tuyệt vời chưa từng có trong lịch sử". Đồng thời với dòng twitter gọi Kim Jong-un là “người bạn của tôi”, ông Trump đăng tiếp dòng trạng thái chỉ trích Đảng Dân chủ Mỹ: "Phe Dân chủ nên thôi bảo tôi phải làm gì với Triều Tiên và tự hỏi tại sao họ đã không làm được điều đó trong 8 năm dưới thời Obama đi"

Dòng tweet mới nhất của ông Trump.

Chưa đầy nửa tiếng sau, tweet này nhận được hơn 5.000 trả lời, hơn 5.000 lượt tweet lại và gần 30.000 "tim" yêu thích. Còn đến thời điểm hiện tại, dòng trạng thái trên đã nhận được hơn 180.000 lượt "tim" yêu thích, 24.000 lượt trả lời và 48.000 lượt chia sẻ lại.

Với thái độ này của ông Trump xem như dấu chấm hết hy vọng cho nỗ lực vận động ông Trump từ phía các tổ chức/đảng phái chống Việt Nam, đang cầu khẩn Trump nhắc nhở Hà Nội về nhân quyền, phóng thích các “tù nhân lương tâm”….như nhóm mấy dân biểu Mỹ, nhóm 100 “nhân sỹ chấy thức” Việt, các hội nhóm “đấu tranh zân chủ” trong và ngoài nước khác.

Còn nhớ mỗi bận ông Trump chỉ trích hay đe nẹt Triều Tiên, lên án chế độ XHCN thì chúng như lên đồng với hy vọng ông sẽ “rửa nhục” cho chúng. Chúng dành đủ thứ ngôn từ như chính quyền khủng bố, tập đoàn tội phạm để nhắm chỉ chính quyền Kim Jong un, chế độ độc đảng, độc tài để lên án Đảng CS Việt Nam, công kích việc Việt Nam nhận tổ chức hội nghị này, đón tiếp “tập đoàn tội phạm” như thượng khách…mà tiệt nhiên không dám phê phán Trump nửa lời. Thế mới thấy đáng thương cho những kẻ lâu này ảo tưởng đang “phò Mỹ” tích cực như vậy thì sẽ được Mỹ quan tâm, ủng hộ, khát vọng bệnh hoạn về tương lai sẽ được Mỹ hậu thuẫn như thủ lĩnh đối lập Venezuela.


Sáng nay, trước khi gặp ông Kim - đối tác chính của Hội nghị thượng đỉnh này, ông Trump đã đến diện kiến chủ nhà là Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ký kết các hợp đồng thương mại khủng, dự định ăn trưa và bàn công việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Với lịch trình như vậy thì chỉ khác với chuyến thăm chính thức ở chỗ không ra thông cáo chung, còn mọi việc đã được đôi bên bàn bạc thông suốt cho lộ trình thúc đẩy quan hệ hai nước Việt-Mỹ ở cấp thượng đỉnh.

Khổ, chắc các zân chủ, cờ vàng đang miệt mài hô hào “tổng biểu tình” để “biểu dương lực lượng” với Trump như là một cơ hội có một không hai để “lật đổ cộng sản” ra sao và đến đâu rồi nhỉ?!?

Loa Phường

Từ ngày 27 đến 28-2 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cùng chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội. Việc được chọn làm nơi tổ chức một hội nghị mà cả thế giới đặc biệt quan tâm không chỉ là vinh dự mà còn là cơ hội để đưa hình ảnh một nước Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Vì sao là Việt Nam?

Tại buổi họp báo quốc tế về công tác chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội, sáng 25-2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhấn mạnh: Hội nghị lần này là sự kiện quốc tế quan trọng, nhận được sự quan tâm hàng đầu của các quốc gia cũng như người dân trong khu vực và thế giới.

Theo Thứ trưởng Lê Hoài Trung, dư luận quốc tế đều đánh giá cao và cho rằng Thủ đô Hà Nội là địa điểm phù hợp, có ý nghĩa để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần này. Trước hết là bởi Việt Nam có kinh nghiệm tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế lớn cũng như những chuyến thăm của lãnh đạo các nước. Những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, về hội nhập quốc tế của Việt Nam trong nhiều năm qua nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam cũng là quốc gia có mối quan hệ hợp tác tốt với cả hai đối tác Mỹ và Triều Tiên.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu tại Họp báo quốc tế về công tác chuẩn bị Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai. Ảnh: TTXVN.


Ngày 22/2/2019, cơ quan ANĐT công an tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Huỳnh Đắc Túy trú tại phường Nghĩa Lộ, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi về tội "làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" ( theo Điều 117 BLHS ).

Theo tài liệu của cơ quan điều tra, Huỳnh Đắc Túy là giám đốc doanh nghiệp xây dựng Túy Nguyệt, đối tượng thường xuyên sử dụng Facebook cá nhân để đăng tải, phát tán những bài viết có nội dung kêu gọi, kích động nhân dân nhằm chống phá Nhà nước. 

Hiện cơ quan an ninh điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi làm, tàng trữ, phát tán thông tin tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam của Huỳnh Đắc Túy.

Xem thêm video:


Việc các cơ quan pháp luật tiến hành các biện pháp xử lý hai cán bộ nguyên là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Đây là những việc làm nhằm tiếp tục quá trình điều tra, xử lý các vụ án trọng điểm được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) chỉ đạo thực hiện quyết liệt thời gian qua; được dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình. Phải xử lý theo pháp luật những cán bộ cấp cao, đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng chỉ đạo: Điều đó thật đau lòng nhưng vì sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, sự thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm và sẽ còn tiếp tục làm trong thời gian tới…
Cần xử lý quyết liệt, công khai
Tinh thần quyết liệt, triệt để nêu trên được đông đảo dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, tiếp tục củng cố niềm tin vào chủ trương của Đảng trong đấu tranh PCTN. Từ vụ án này cho thấy không chỉ tiếp tục thể hiện tinh thần không có vùng cấm mà còn rất nghiêm túc, vừa đạt được hiệu quả cao trong thu hồi tài sản, vừa xử lý nghiêm minh, thấu tình đạt lý đối với cán bộ sai phạm cả về kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trước đó, dư luận từng băn khoăn sự việc liệu có điểm dừng sau khi tài sản thất thoát đã bị thu hồi, thì nay đã có câu trả lời rõ ràng. Đây là một trong những vụ việc được xử lý, thu hồi tài sản nhanh, số lượng lớn (8.500 tỷ đồng), thể hiện hiệu quả tốt về mặt kinh tế trong đấu tranh PCTN, tiêu cực thời gian qua…
Hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã bị khởi tố, bắt giam.
Sự việc cũng thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh PCTN và xử lý kỷ luật cán bộ: Mọi cán bộ, đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu có thành tích sẽ được biểu dương, khen thưởng; nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải bị xem xét, xử lý nghiêm minh, kịp thời. Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không "xử lý nội bộ"; kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên dù là cán bộ cấp cao đến đâu nếu vi phạm pháp luật vẫn phải được xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, không có nương nhẹ, không có vùng cấm.
Tinh thần đó một lần nữa minh chứng sự nghiêm túc, công bằng, nhất quán trong cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Tinh thần “tiếp tục làm” vì cuộc đấu tranh chống tham nhũng không một sớm, một chiều; cũng không lúc nóng, lúc lạnh mà bền bỉ, vững chắc, trên cơ sở điều tra, xem xét chặt chẽ; hoàn toàn không phải vì động cơ đấu đá, thanh trừng nội bộ như các thế lực xấu lâu nay vẫn rêu rao, xuyên tạc. Trên thực tế, từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, trong vòng chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đã bị thi hành kỷ luật. Tại hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung Hội nghị Trung ương 8, khóa XII của Đảng, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã đưa ra con số: Chỉ trong hai năm gần đây, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng và hàng nghìn đảng viên vi phạm, trong đó có một số đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng và cố ý làm trái.
Trong vụ án AVG, các cơ quan pháp luật đã khởi tố, điều tra vụ việc từ lâu và các biện pháp xử lý mới đây là diễn biến bình thường tiếp theo của quá trình tố tụng, là những việc làm đúng pháp luật, có cơ sở, thể hiện đúng tính chất nghiêm minh của pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN). Không chỉ hai cán bộ cấp cao nêu trên mà Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an hiện đang tập trung lực lượng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm đối với các bị can và những người có liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Sự việc còn cho thấy, việc xử lý cán bộ vi phạm trong thời gian qua đã được làm một cách thận trọng, bài bản, rõ đến từng cá nhân vi phạm, không còn là “lỗi của tập thể”, đặc biệt là công khai trước dư luận, sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó, đúng người, đúng tội.
Những bài học sâu sắc
Qua sự việc trên tiếp tục cho chúng ta bài học sâu sắc cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không chỉ đối với những cán bộ cấp cao có khuyết điểm, sai phạm, mà còn là bài học chung đối với mọi cán bộ, đảng viên. Mỗi người cần phải khắc cốt ghi tâm 4 đức: Cần, kiệm, liêm, chính mà Bác Hồ từng nhắc nhở “thiếu một đức thì không thành người” đối với cán bộ. Mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, chủ động tự soi, tự sửa để tránh đi vào “vết xe đổ”, dính “chàm” vào những vụ việc tiêu cực. Dẫu những cán bộ sai phạm đã nhận khuyết điểm, thấy rõ hậu quả sự sai phạm của mình, nhưng thật đau xót chính họ đã thiêu đốt, làm đổ vỡ, chôn vùi bao chiến công, cống hiến, đóng góp suốt những năm tháng phấn đấu và công tác. Đó là nỗi đau, nỗi mất mát, xót xa rất lớn không chỉ đối với bản thân mỗi cán bộ cấp cao mà còn với cả người thân, gia đình, đồng chí, bè bạn… của họ. 
Thực tế đau xót đó còn để lại bài học đắt giá cho chúng ta trong quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về các tổ chức đảng, lãnh đạo, quản lý các cấp. Mọi cán bộ, đảng viên dù ở cấp nào cũng đều phải rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, tự giác đặt mình trong sự quản lý của cấp ủy đảng các cấp, tuân thủ kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết không để hiện tượng cán bộ sai phạm do bị buông lỏng quản lý, thiếu sự kiểm tra, giám sát của tập thể, của cấp trên.
Trong một số trường hợp, vi phạm còn có nguyên nhân do lỗ hổng cơ chế, pháp luật lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, tạo kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm. Những lỗ hổng này cần thiết phải sớm được khắc phục. Hiện nay, cùng với việc tiếp tục hoàn thiện, đưa Hiến pháp và nhiều đạo luật quan trọng, như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật PCTN, Luật Thanh tra, Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại… vào cuộc sống, chúng ta cũng đang không ngừng hoàn thiện nhiều quy định của Đảng, như: Quy định 102 về xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm; Quy định 07 của Ban Chấp hành Trung ương về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm; Quy định 08 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương … Cách đây ít ngày, Ban Bí thư vừa ban hành chỉ thị về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Đây là yêu cầu cấp thiết thường xuyên để giữ nghiêm kỷ luật của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Củng cố và tăng cường kỷ luật của Đảng phải là nhiệm vụ thường xuyên của mọi đảng viên và tổ chức đảng. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm sự đồng bộ, nghiêm minh, tính thượng tôn pháp luật và sự kiểm soát quyền lực chặt chẽ cũng là đòi hỏi cấp bách hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, kỷ luật của Đảng. Theo Người, lãnh đạo tất yếu phải có kiểm tra; “kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết”. Người luôn mong mỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, Đảng không có lợi ích gì khác. Do đó, Người nhấn mạnh: “mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: Lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài. Nghĩa là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng”.
Qua vụ AVG và những bài học để lại càng giúp chúng ta thấm thía những lời dạy của Người. Nhưng cũng từ đó, giúp chúng ta thêm tin tưởng, cùng tự soi, tự sửa vì sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, sự thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh cũng như uy tín của Đảng và ý nguyện của nhân dân.
THIỆN MINH-QĐND

Sự kiện Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò của Việt Nam với các vấn đề quốc tế. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời phỏng vấn TTXVN. Xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn.


- Xin Thủ tướng cho biết cảm nhận về việc Thủ đô Hà Nội, Việt Nam được lựa chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việc Thủ đô Hà Nội của Việt Nam được chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai là một minh chứng rõ nét cho thấy vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Sự kiện này góp phần hiện thực hóa phương châm “Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” đã được Đảng ta triển khai từ Đại hội Đảng XI (2011).

Có trách nhiệm - tức là Việt Nam tích cực tham gia tìm giải pháp cho các vấn đề "nóng" của khu vực và thế giới, đem lại hòa bình, ổn định và phát triển. Phù hợp với chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao 8/2018 là “vượt khỏi khuôn khổ hiện nay.”
Thực vậy, từ khi gia nhập Liên hợp quốc 1977, Việt Nam đã là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và hiện là ứng cử viên duy nhất của nhóm châu Á-Thái Bình Dương cho nhiệm kỳ 2020-2021.

Tại khu vực, Việt Nam là một thành viên quan trọng của ASEAN, một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trong ASEAN và cũng là một đối tác ngoại giao quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới.

Với những kinh nghiệm tổ chức các hội nghị thượng đỉnh quy mô lớn như APEC 2017,WEF ASEAN 2018, Việt Nam sẽ phấn đấu cao nhất để tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai.

Đến nay, Hà Nội đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị trên mọi phương diện, các bạn có thể thấy đường phố tràn ngập cờ tung bay, hoa tươi rực rỡ và cảm nhận sự hồ hởi, những nụ cười rạng ngời của người dân chào đón bạn bè quốc tế.

Qua Hội nghị này, hy vọng Việt Nam sẽ trở thành "cầu nối" cho tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, giữ vai trò một đối tác góp phần kiến tạo hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và khu vực.

Thời gian tới, với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020 và ứng cử vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam tin tưởng sẽ đóng góp tích cực hơn nữa vào tiến trình hoà bình trên bán đảo Triều Tiên và hòa bình, phát triển bền vững trên thế giới.

Tôi tin rằng, khi luôn là thành viên có trách nhiệm, tận tâm, tận lực với cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều vấn đề quốc tế, hội nghị quốc tế lớn của khu vực và toàn cầu trong tương lai.

Xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng đã trả lời phỏng vấn.

PV (Theo TTXVN)

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.