An ninh mạng là một trong những mối bận tâm lớn nhất của nhân loại kể từ ngày Internet ra đời và phổ biến, khiến chính phủ các quốc gia trên thế giới phải đau đầu tìm ra giải pháp cho vấn đề này. 
An ninh mạng là gì?
Theo từ điển trích dẫn trong Phát kiến quốc gia về sự nghiệp và nghiên cứu an ninh mạng (NICCS), An ninh mạng được định nghĩa là “hoạt động hoặc quá trình, khả năng, hay trạng thái mà theo đó thông tin, hệ thống thông tin liên lạc và thông tin chứa trong đó được bảo vệ khỏi và/hoặc bảo vệ chống lại thiệt hại, sự sử dụng trái phép hoặc sửa đổi, khai thác”.
Điều đó có nghĩa là An ninh mạng bao gồm các giải pháp được thiết kế để bảo vệ người dùng máy tính và các công ty vận hành trên Internet. Trong thực tế, An ninh mạng là một phần trong khái niệm rộng hơn được gọi là An ninh thông tin – mục tiêu mà nó hướng đến là bảo vệ thông tin kỹ thuật số khỏi các hệ thống được kết nối với nhau.
Dưới đây là một số khái niệm khác có mối liên hệ mật thiết với vấn đề an ninh mạng:
Tội phạm mạng: bao gồm tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện thông qua Internet
Hiểm họa mạng: Khả năng gây tổn hại đến các tổ chức và người dùng thông qua Internet.
Không gian mang: Thực tế mô phỏng  áp dụng trong máy tính và mạng kỹ thuật số tồn tại trên toàn cầu, đây là một khái niệm rộng hơn nhiều so với Internet.
Nói ngắn gọn, An ninh mạng ra đời nhằm bảo vệ chúng ta chống lại các cuộc tấn công hoặc các hành động bất hợp pháp của các bên thứ ba trên mạng Internet.

Hành vi, đối tượng nào bị quy kết là tội phạm mạng?
Hành vi phạm pháp có thể là bất cứ thứ gì từ lừa đảo online, đưa virus máy tính vào hệ thống máy tính của một công ty nào đó, ăn cắp thông tin tài khoản và mật khẩu người dùng trên một nền tảng nhất định, tuyên truyền những điều dối trá về một người nào đó hoặc thậm chí mạo danh hay đánh cắp danh tính.
Danh sách các hành vi bị coi là phạm pháp được trích trong Bộ Pháp điển Hoa Kỳ bao gồm trộm cắp danh tính, hack, xâm nhập vào các hệ thống máy tính, khiêu dâm trẻ em, vi phạm sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, luật ở các tiểu bang của Mỹ có thể áp đặt thêm tội và một số tội chồng chéo khác.
Luật pháp của Liên minh châu Âu EU có định nghĩa hạn chế hơn về những hành vi cấu thành tội phạm mạng bao gồm: truy cập bất hợp pháp, can thiệp hệ thống bất hợp pháp, can thiệp dữ liệu bất hợp pháp, ngăn chặn bất hợp pháp
Do đó, an ninh mạng bao gồm nhiều đối tượng liên quan đến pháp luật hình sự và dân sự và việc bảo vệ danh dự hoặc tính riêng tư như thế giới thực. Điều cần được quan tâm ở đây là chiều trực tuyến,nơi mà những hành động bất hợp pháp được tạo ra và những tác động xảy ra trong thế giới kỹ thuật số.

Khi thông tin ông Nguyễn Hữu Linh sẽ được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, đã dấy lên làn sóng phẫn nộ. Lợi dụng tâm lý này, trên trang FB cá nhân của “Phạm Minh Vũ”, “Trung Tran”, “Nguyễn Văn Hải” (Blogger Điếu Cày), “Thang Pham”, “Nguyen Huy Hoang”, “Minh Phuong Nguyen”… tung tin rằng “hình như có yếu tố giảm nhẹ mức án với Linh có muôn vàn nguyên nhân, và nguyên nhân lớn nhất ở đây là mối quan hệ cộng sinh với anh trai Thủ tướng, đại ca của Linh nựng”. Sự thật có phải như vậy?
Cũng dễ hiểu khi dư luận phẫn nộ khi nghe tin Nguyễn Hữu Linh sẽ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Nói thật, chẳng ai bênh gì những kẻ biến thái, bệnh hoạn và bức xúc hơn khi kẻ giở trò đồi bại lại chính là một người đảm nhiệm chức vụ cao trong ngành tư pháp. Người bình thường đáng tội một thì với ông Linh đáng bị lên án nặng hơn nhiều lần. Tuy nhiên, chúng ta cần phải thượng tôn pháp luật, khi quyết định hình phạt nào cũng cần phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật, chứ không thể chạy theo sức nóng của dư luận để xử án được.

Theo Đại tá Nguyễn Trọng Tuấn, Giám thị Trại giam Xuyên Mộc (Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng - Bộ Công an), thời gian qua có một số ý kiến chưa hiểu đầy đủ về việc trại liên kết hợp tác với một công ty tư nhân để trồng cỏ và chăn nuôi trâu, bò thịt… trên một phần đất của trại.

Đại tá Nguyễn Trọng Tuấn, Giám thị Trại giam Xuyên Mộc (đóng quân tại ấp Bàu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết cách đây gần 5 năm, trại có tiến hành liên kết hợp tác với Công ty CP Thực phẩm Anh Khải Ký (Công ty A.K.K) để trồng cỏ và chăn nuôi trâu, bò thịt… trên một phần đất của trại. 

Việc này xuất phát từ thực tế diện tích đất phi nông nghiệp hiện trại đang quản lý; số đất này chủ yếu là đất khô cằn, chai sạn, sỏi đá, bạc màu... Khu vực này giáp ranh với khu dân cư xã Xuân Tâm, Xuân Lộc, Đồng Nai, định cư trái phép thường xuyên vào khu vực trại để lấn chiếm, canh tác trái phép, đi lại dễ gây mất an ninh, an toàn trại giam.

Một phần khu đất hợp tác kinh doanh của Trại giam Xuyên Mộc với Công ty A.K.K.

Trong bản phúc trình về tự do tôn giáo được đưa ra gần đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục đưa thông tin sai lệch tình hình tôn giáo của Việt Nam. Trong đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng: “Vấn đề tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam vẫn bị xuống cấp nghiêm trọng; chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp mọi tôn giáo, thường bắt giữ những người biểu tình ôn hòa để đòi hỏi tự do tín ngưỡng và tự do thờ phụng, trong đó có những nhà hoạt động cho tôn giáo và nhân quyền; nhiều tổ chức tôn giáo không được chính phủ công nhận…”.

Từ một người có mâu thuẫn với chính quyền về vấn đề đền bù đất đai, Lê Quốc Bình thường xuyên vào mạng xã hội theo dõi tin bài, video do các tổ chức phản động, các đối tượng cơ hội chính trị dàn dựng. Không dừng lại ở đó, Bình sử dụng tài khoản Facebook "Le Binh" để bình luận tiêu cực, chia sẻ các bài viết trên và đưa các tin về việc sử dụng vũ khí để tổ chức khủng bố hòng lật đổ chính quyền nước CHXH Việt Nam.

Bài phát biểu của “anh hề” tổng thống Ukraina đang được rất nhiều cư dân mạng yêu thích vì sự thẳng thắn và tham vọng của vị tân tổng thống này. “Anh hề” kêu gọi toàn dân Ukraina đoàn kết và hứa hẹn giải quyết các vấn đề về xung đột chính trị, đói nghèo, nạn tham nhũng. Thật là đáng để kỳ vọng. Tuy nhiên, anh hề này có thực hiện được lời hứa hay không thì cần xem xét. Ukraina là một quốc gia ẩn chứa nhiều mâu thuẫn không phải chỉ chính trị mà còn sắc tộc và tôn giáo. Các quan chức không “bán nước” cho Mỹ thì cũng “bán nước” cho Nga, nên việc các quan chức bị mua chuộc và tham nhũng là không thể tránh khỏi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc biểu tình bạo loạn lớn có tên là Cách mạng Cam. Nhân cảm hứng từ bài phát biểu của “anh hề”, ta hãy cùng nhau ôn lại chuyện cũ về Cách mạng Cam tại Ukraina.

Cuộc Cách mạng Cam lần đầu được diễn ra bằng một loạt các cuộc biểu tình kéo dài từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 1 năm 2005, ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Ukraina năm 2004. Cuộc bầu cử tổng thống này bị truyền thông từ các NGOs đã được Mỹ cấp vốn nuôi dưỡng trong nhiều năm tuyên bố là gian lận, những người này được gọi là các “giám sát viên bầu cử” từ nước ngoài và từ các tổ chức trong nước. Hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình hàng ngày để đòi lật đổ chính quyền mới. Nếu chúng ta nhớ lại những phong trào dân chủ tại Việt Nam đòi giám sát bầu cử và tự ứng cử vào năm 2014, ta sẽ dễ dàng nhận ra cách thực hiện ý hệt, tuy nhiên những tuyên truyền bôi nhọ cuộc bầu cử không có ảnh hưởng rộng lớn trong dân Việt. 

Tuy nhiên, trong những năm sau đó, Cách mạng Cam ngày càng suy thoái khi liên tục có tranh chấp phe phái trong nội bộ Ukraina giữa phe thân NATO và thân Nga.  Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, Yanukovych đã trở thành người kế nhiệm của Yushchenko với tư cách là Tổng thống Ukraine sau khi Ủy ban bầu cử trung ương và các nhà quan sát quốc tế tuyên bố rằng cuộc bầu cử tổng thống được tiến hành công bằng. Tuy nhiên, Yanukovych lại bị lật đổ vào tháng 2 năm 2014 tại Quảng trường Độc lập của Kiev bởi chính Cách mạng Cam. Cuộc lật đổ này đẫm máu, đã khiến hơn 100 người chết, xảy ra chủ yếu từ ngày 18 đến 20 tháng 2 năm 2014.

Xung đột leo thang cao điểm dẫn tới vụ tranh chấp Crưm. Mâu thuẫn Crưm đã đẩy cao mâu thuẫn sắc tộc vốn có ở Ukraina – đất nước mà hơn nửa dân số là người gốc Nga và có xu hướng thân Nga rõ rệt. Việc tuyên bố đòi lại Crưm của “anh hề” tổng thống cho thấy trong thời gian sắp tới, một lần nữa Ukraina sẽ tiếp tục một cuộc tranh chấp sắc tộc, bởi vì đòi lại Crưm cho người Ukraina thực ra là đòi lại Crưm cho những người Ukraina thân Mỹ. Thế nên người Việt đừng vội ngưỡng mộ tinh thần dân tộc của anh hề tổng thống này, giống như ta không nên dễ dàng tin luận điệu ‘yêu nước’ của những người tham gia biểu tình. Yêu nước thế nào được khi mồm chửi Trung Quốc nhưng tay vẫn nhận tiền của Mỹ.

Loa Phường



Cuộc cách mạng sắc màu (đôi khi được gọi là cuộc cách mạng màu) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi bởi các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới để mô tả các phong trào ở một số quốc gia của Liên Xô cũ và Balkan vào đầu những năm 2000 nhằm lật đổ chính quyền sở tại để thay thế bằng chính quyền bù nhìn do Mỹ và NATO dựng lên.

Ngày 29-5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo - Triển lãm Quốc gia về An ninh Bảo mật 2019 (Security World 2019) với chủ đề “Tăng cường bảo mật dữ liệu và an toàn, an ninh mạng cho ngành Tài chính-Ngân hàng và cơ quan Nhà nước”.

Đây là sự kiện do Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông), Ban cơ yếu Chính phủ phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG Việt Nam) tổ chức.

Tại Hội thảo, Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào, Phó trưởng Ban cơ yếu Chính phủ cho biết: Năm 2018 đã ghi nhận hơn 1 triệu đợt tấn công mạng với hình thức hết sức tinh vi. So với năm 2017, số lượng các cuộc tấn công mạng ghi nhận tăng hơn 35%. Đây là một xu thế hết sức nguy hiểm cho thấy tình hình an toàn thông tin dự báo tiếp tục diễn biến khó lường. Trong đó, nổi lên một số xu hướng đáng lo ngại như tấn công lây nhiễm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo; tấn công mạng vào các hệ thống tài chính ngân hàng để tống tiền, đánh cắp thông tin dữ liệu.

Trong chiêu bài “diễn biến hoà bình” và tuyên truyền phá hoại cách mạng Việt Nam của nhóm thế lực thù địch, phản động thì chưa bao giờ chứng ngừng tung ra luận điệu đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.


Chúng luôn đưa ra lời lẽ phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam không chịu đổi mới về chính trị, “tham quyền cố vị” giữ độc quyền lãnh đạo, vì thế chúng đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp, xoá bỏ Điều 4; xóa bỏ hiến định về Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo toàn xã hội.
Không chỉ dừng lại với những luận điệu trên, thế lực phản động chúng còn không ngừng thống kê, tổng hợp lại toàn bộ những sai lầm, thiếu sót cả về đường lối, chủ trương và chỉ đạo thực tiễn của Đảng trong quá khứ. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, quản lý xã hội để nhằm mục đích chấm dứt vai trò lịch sử của Đảng.

Đằng sau tất cả những luận điệu tuyên truyền, hoạt động chống phá của thế lực thù địch, chúng không ngoài mục đích hàng đầu và quan trọng nhất là làm suy yếu, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đẩy Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi tiến trình phát triển của dân tộc. Với tất cả các mưu đồ hết sức thâm độc, nham hiểm và trắng trợn của các thế lực thù địch, chúng không hề từ bỏ một mục đích gì.
Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là chế độ chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩã. Bởi đa nguyên chính trị vốn là một khuynh hướng xã hội học – triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội. Nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấu tranh chống độc quyền, bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản.
Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, tổ chức độc quyền có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong “dân chủ” che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội tư bản.
Khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống các nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô chính phủ, chống nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng, nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy Đảng Cộng sản khỏi vị trí lãnh đạo xã hội, đòi xây dựng nhà nước pháp quyền tư sản – bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất cả các nhóm, đảng phái đối lập, nhưng thực chất đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản.
Bản chất của nền dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Vì thế một chế độ xã hội nếu quyền lực thuộc vè giai cấp bóc lột thì không bao giờ có được khái niệm “dân chủ”. Nước Mỹ bao lâu nay vốn tự xưng họ là quốc gia đa đảng, nhưng thực chất trong quốc gia này chỉ tồn tại 2 đảng duy nhất của chủ nghĩa tư bản, đó là đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Trên thực tế, thì nước Mỹ hiện nay tồn tại tới 112 đảng, nhưng trong các năm qua chỉ có hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau nắm quyền. Đây là hai đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản ở Mỹ chứ không dành cho đại đa số người trong xã hội.
Tình cảnh của nước Mỹ có sự khác biệt rõ rệt, đó chính là khoảng cách giàu nghèo, sự bất công trong xã hội, thất nghiệp,…
Theo báo cáo của Viện Chính sách Kinh tế Mỹ hồi tháng 10/2018 thì tình trạng bất bình đẳng thu nhập đang là một vấn đề dai dẳng tại Mỹ, và trở nên tồi tệ hơn khi top 1% người giàu nước Mỹ có mức thu nhập trung bình hàng năm đạt 1,32 triệu USD, số 99% còn lại trung bình chỉ kiếm được 50.107 USD/năm.
Tính đa dạng của lịch sử và văn hóa đã làm phong phú nhiều vẻ của xã hội, pháp luật ra đời hay đảng phái điều hành đất nước cần phải nắm rõ điều khoản này. Nếu không sẽ tạo nên nguy cơ đẩy đất nước tới xung đột về lợi ích, hoặc là xung đột của một bộ phận trong xã hội.
Xét trên thực tế lịch sử phương Đông thì hiện nay vấn đề đa đảng đã đẩy Thái Lan chìm sâu vào những cuộc xung đột, tranh giành quyền lực trong nhiều năm qua, sau hơn 10 năm đến nay nước Thái mới có thể tổ chức bầu cử lại; hay câu chuyện xung đột trong cuộc bầu cử tại Indonesia mới đây đã cho thấy những nhóm lợi ích bị tách biệt gây ra xung đột; hoặc ở Đài Loan khi cuộc tranh luận dùng “lời to tiếng lại”, “nắm đấm” ở Quốc hội hiện nay trở thành “chuyện bình thường”.
Việt Nam không có cơ chế tam quyền phân lập như phương Tây, nhưng hệ thống bộ máy hoạt động được phân chia quyền lực cho các thành phần lãnh đạo nắm giữ. Điển hình là quyền lực tối cao hiện nay được chia ra thành 4 vị trí lãnh đạo, đó là: Tổng Bí thư thực hiện mảng đường lối, định hướng, chủ chương chính trị; Chủ tịch nước quản lý vấn đề an ninh quốc gia; Thủ tướng nắm giữ việc điều hành và phát triển nền kinh tế; Chủ tịch Quốc hội nắm giữa mảng lập pháp.
Chính vì thế mà ở các nhiệm kỳ nhân dân hay gọi vui đến các “bộ tứ quyền lực” để nói về sự đoàn kết, thống nhất khi cần huy động quyền lực, lại tạo nên được những phân định quyền lực rạch ròi trong từng lĩnh vực.
Chính vì sự phân chia quyền lực này đã tiến bộ và thích hợp với Việt Nam hơn, bởi vì đa đảng hay không đa đảng còn tùy thuộc vào con người, văn hóa của từng quốc gia. Đa đảng có thể phù hợp với Mỹ, với Anh, nhưng trong xã hội phương Đông thì vốn có những cách thức tổ chức xã hội khác biệt.
Đặc biệt, ở Việt Nam con người nhấn mạnh tính văn hóa, sử dụng văn hóa để điều khiển hoạt động của xã hội, đó chính là lý do vì sao “phép vua thua lệ làng”, pháp luật phải phù hợp với văn hóa, không như các nước phương Tây.
Hơn nữa, song song với quá trình phát triển của đất nước Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo có đường lối cách mạng đúng đắn, vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động, vì nền độc lập và sự phát triển của đất nước đã được nhân dân lựa chọn là chính đảng duy nhất đại diện cho quyền lợi của mình.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đại diện duy nhất cho quyền lợi của nhân dân lao động và cả dân tộc. Tính tất yếu của quá trình lịch sử tự nhiên đó đã và đang được nhân dân ta khẳng định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, những động cơ trong “diễn biến hòa bình” để yêu cầu phải đa đảng, phải đa nguyên. Nhưng vì cái lợi ích trước mắt nên những nhóm này cố gắng tạo nên sự xung đột và mâu thuẫn trong tư tưởng, âm mưu “lộng giả thành chân”.
Vì thế, mỗi một người dân cần phải nhận thức rõ ràng, tránh ngộ nhận, mơ hồ, lẫn lộn, dẫn tới dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam dối với cách mạng Việt Nam. Để tránh kéo đất nước vào tình cảnh hỗn loạn, tranh giành quyền lực, khủng hoảng kinh tế, trì trệ phát triển.
(Theo Bút Danh)

Xã hội loài người đã chứng kiến ít nhất 4 dạng quyền lực cơ bản: thần quyền, vũ quyền, tài quyền và trí quyền… Nhưng giờ là lúc loài người đối diện với một dạng quyền lực mà chỉ khoảng 15 năm trước, họ chưa từng nghĩ đến: Facebook quyền! 

Có vẻ loài người vẫn đang loay hoay, bối rối trong việc ứng xử với loại quyền lực rất mới này và nếu không sớm giải quyết được bài toán này, rất có thể loài người sẽ phải đối diện với những hỗn tạp khó đoán trong tương lai.
thần quyền xuất hiện trong những cộng đồng người nguyên thủy đầu tiên và có sức sống dẻo dai đến tận bây giờ. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học, sức mạnh của thần quyền giảm dần theo thời gian.
Năm 1752, khi nhà khoa học Franklin thả một con diều có gắn thanh sắt nhỏ lên trời để cố chứng minh hiện tượng sấm sét không phải là một hiện tượng thần linh mà là một hiện tượng khoa học thì ông đã bị những nhà thần học phản ứng dữ dội. Họ bảo, cố chứng minh như vậy là xúc phạm chúa trời và có thể khiến các vị thần nổi giận. Nhưng hai cha con Franklin vẫn dũng cảm làm và nhờ thế phát hiện ra hiện tượng tụ điện trên thanh sắt.
Cha con Franklin kết luận: chẳng có thần linh bí ẩn nào cả, sét đánh là hiện tượng vật lý và nhờ lời khẳng định này mà loài người bắt đầu biết cách chống sét bằng những cột thu lôi. Nhiều người bảo: những nhà khoa học như Franklin chính là những người đầu tiên tước đoạt quyền lực của các vị thần. Họ cũng chính là những người khiến thần quyền rớt giá.
Mạng xã hội- "quyền lực thứ 5": Đâu là mặt trái?
Khác với thần quyền, vũ quyền – tức là quyền lực vũ trang – không được xây dựng trên cơ sở của những niềm tin thần bí mà trên cơ sở của giáo gươm, súng đạn. Khi bộ tộc này va chạm với bộ tộc khác, bộ tộc nào có nhiều vũ khí sát thương hiểm hóc hơn, bộ tộc ấy dễ giành phần thắng.
Cá lớn nuốt cá bé, cộng đồng lớn nuốt cộng đồng bé, nước lớn nuốt nước bé – tiêu chí cơ bản nhất và quan trọng nhất tạo nên những cuộc “nuốt chửng” trong cả ngàn năm Trung cổ của loài người chính là quyền lực vũ trang.
Những cuộc va chạm giữa các nước thực dân phương Tây có một hệ thống vũ trang tối tân, một lực lượng quân đội hùng mạnh với những nước châu Á cũ kỹ, nghèo nàn, lạc hậu ở cuối thế kỷ 19 là minh chứng điển hình cho sức mạnh của vũ quyền.
Nếu thần quyền tạo nên sức mạnh đặc biệt của những thầy tư tế và giáo hội thì vũ quyền tạo nên chủ nghĩa đế quốc. Nhưng khi chủ nghĩa đế quốc bị khai tử và những cuộc chiến tranh cổ điển dần được thay thế bằng những cuộc chiến tranh quy ước thì loài người nhận ra sức mạnh của một loại quyền lực mới: quyền lực tài chính (tài quyền).
Trong một thế giới đa phương, nơi mà chỉ số GDP được tất cả các quốc gia coi trọng, nơi mà ai nắm được ưu thế về kinh tế có thể tạo ra những tác động tối quan trọng về chính trị thì việc xây dựng, sở hữu và sử dụng tài quyền là một yếu tố tối quan trọng của phát triển.
Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với các đòn tài chính không ngừng được ném về phía nhau khiến thế giới nhận ra sự sát thương khủng khiếp của những cuộc va chạm tài quyền. Ai thắng, ai thua trong những cuộc chiến quy ước như thế này?
Nếu chiến tranh cổ điển với những giới tuyến rành mạch luôn dẫn đến kết cục kẻ thắng người thua thì những cuộc chiến thương mại với những mối quan hệ quốc tế chằng chịt giữa các quốc gia lại không dễ cho ra một kết quả thắng – thua đơn tính.
Một chuyên gia nghiên cứu kinh tế Mỹ đã rất có lý khi đưa ra nhận định: Chiến tranh thương mại leo thang, tất cả các bên tham chiến đều thua, chỉ có điều bên nào thua ít, bên nào thua nhiều mà thôi.
Trong giai đoạn tồn tại của thần quyền và vũ quyền, yếu tố trí tuệ luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Phải có trí tuệ mới có thể tạo ra giá trị của cả thần quyền lẫn vũ quyền.
Trong giai đoạn tồn tại của tài quyền thì trí tuệ không chỉ là một yếu tố trong việc tạo ra các kiểu quyền lực mà nó chính thức trở thành một thứ quyền lực mới: trí quyền.
Nhà cổ sử Harari trong cuốn Lược sử loài người đã có những nhận định rất lý thú về sự chuyển hóa từ vũ quyền, tài quyền đến trí quyền: “Ngày nay sự giàu có chủ yếu đến từ nguồn nhân lực, kiến thức, kỹ thuật và cấu trúc kinh tế xã hội phức tạp như ngân hàng. Do đó rất khó để mang đi hoặc sáp nhập chúng vào lãnh thổ nào đó.
Chẳng hạn như ở California, sự giàu có ở đây ban đầu được xây dựng trên các mỏ vàng. Nhưng ngày nay nó được xây dựng trên silicon và phim ảnh – thung lũng Silicon và phim trường Hollywood.
Điều gì sẽ xảy ra nếu một nước nào đó xâm lược vũ trang California, đổ một triệu binh sĩ lên bãi biển San Francisco và tổng tấn công nội địa? Họ sẽ không kiếm được gì nhiều. Không có mỏ silicon ở thung lũng Silicon. Sự giàu có nằm trong óc của những kỹ sư Google và các bậc thầy kịch bản, đạo diễn và chuyên gia hiệu ứng đặc biệt của  Hollywood”.
Sẽ thật liều lĩnh nếu bảo trí quyền có thể tác động, làm thay đổi toàn diện vũ quyền và tài quyền nhưng rõ ràng, trong sự song song tồn tại của cả 4 loại quyền lực thì chưa bao giờ trí quyền cho thấy giá trị ghê gớm của nó như bây giờ.
Nhờ trí quyền, con người tạo ra hàng loạt thiết chế thông minh. Nhờ trí quyền, con người tạo ra hàng loạt cỗ máy, hàng loạt thiết bị, hàng loạt hệ thống kết nối toàn cầu lợi ích.
Mạng xã hội như Facebook chính là sản phẩm của trí quyền. Nhưng đến thời điểm này thì bản thân mạng xã hội có vẻ cũng đang phát triển và dần trở thành một quyền lực mới, chưa từng hiện diện trong bất cứ hình dung nào của loài người 15 năm trước.
Loài người vẫn chưa thống nhất một tên gọi chính thức cho loại quyền lực này nhưng mượn cách gọi của thần quyền – vũ quyền – tài quyền – trí quyền, có thể tạm gọi đấy là Facebook quyền.
Hãy thử tưởng tượng, Facebook bây giờ có tới 2,3 tỷ người dùng và nếu coi đây là một quốc gia thì nó chính là quốc gia có dân số lớn nhất toàn cầu. Người đứng đầu quốc gia đó – ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg đang sở hữu lượng thông tin khổng lồ của 2,3 tỷ “người dân” trong “quốc gia” của mình.
Ở thời đại “Big data” (dữ liệu lớn), nơi mà ai sở hữu nhiều thông tin người có có nhiều cơ hội giành chiến thắng trong những cuộc đối đầu thì rõ ràng Mark đang có trong tay một siêu quyền lực. Mark biết rõ quan điểm chính trị, xu thế xã hội, xu thế tâm lý, xu thế tiêu dùng… của một tệp khách hàng khổng lồ nhất trong lịch sử loài người.
Về mặt lý thuyết, Mark có thể cung cấp những thông tin này cho một phe nhóm chính trị, tác động tới việc thắng – thua của phe nhóm chính trị đó trong một cuộc bầu cử nào đó. Mark cũng có thể âm thầm bán thông tin này cho một công ty kinh doanh, giúp công ty này hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình, từ đó lên kế hoạch đánh bại đối thủ và đi những bước trơn tru trên hành trình biến “không” thành “có”.
Theo nhận định của Chris Hughes – một trong 3 người đồng sáng lập Facebook với Mark thì quyền lực của Mark hiện nay thậm chí còn vượt mọi quyền lực của các chính phủ, các tổ chức, các quốc gia.
Chính vì vậy Chris Hughes mới đây đã đề xuất phá thế độc quyền của Facebook bằng cách phải chia nhỏ nó thành ít nhất 3 công ty khác nhau – điều mà chắc chắn là rất khó thực hiện khi đặt những “tác hại” của Facebook bên cạnh những ý nghĩa khổng lồ về tính kết nối mà nó đã và đang mang lại.
Nếu như quyền lực Facebook nằm trọn trong tầm điều khiến của Mark thì rất nhiều chính trị gia, các phe nhóm, các đảng phái cũng thừa khôn ngoan trong việc tận dụng nền tảng Facebook để vun đắp những lợi ích riêng của mình.
Qua Facebook, người ta có thể ồ ạt tung tin giả để hạ uy tín của nhóm đối lập. Qua Facebook, người ta có thể tung ra một hệ thống những phát ngôn dân túy, để dễ bề ghi điểm cho mình.
Ở rất nhiều quốc gia, cơ chế tung tin và nhận tin trên nền tảng Facebook đã vượt xa các công cụ truyền tin cổ điển như báo in, phát thanh, truyền hình và cũng vượt qua công cụ truyền tin tối tân nhất là báo mạng.
Ai biết tận dụng Facebook để đánh bại đối thủ và đánh bóng mình, người đó sẽ có lợi thế lớn trên các đường đua. Ai nhận được cái gật đầu của ông chủ Facebook khi đề nghị cung cấp thông tin của một nhóm đối tượng mình quan tâm, người đó sẽ có ưu thế đặc biệt trong việc tác động, thu phục và cảm hóa nhóm đối tượng này.
Nếu vũ quyền và tài quyền trong rất nhiều trường hợp là những quyền lực có thể dễ dàng nhận diện, trí quyền trong một số trường hợp cũng có thể nhận diện thì Facebook quyền lại mang màu sắc của những quyền lực trong bóng tối. Ứng xử với những quyền lực trong bóng tối luôn khó khăn hơn nhiều so với những quyền lực có thể nhận diện bằng thị giác.
Sự vận động mang tính bản lề từ thần quyền đến vũ quyền đòi hỏi những thay đổi mang tính nền tảng về nhận thức. Sự vận động từ trí quyền đến Facebook quyền cũng đòi hỏi những thay đổi nền tảng như vậy.
Nhưng có vẻ như loài người vẫn chưa kịp tạo ra những thay đổi này nên loài người vẫn đang có những dấu hiệu hoang mang, bối rối trong việc ứng xử với nó. Tất cả các loại quyền lực nếu không được kiến tạo ở trạng thái cân bằng và kiểm soát lẫn nhau luôn có thể dẫn đến những hệ luỵ khôn lường.
Phải làm thế nào để cân bằng và kiểm soát Facebook quyền?
Phải làm thế nào để có thể sống hòa bình với sự hiển hiện bất ngờ và đầy choáng váng của một loại quyền lực thứ 5?
Đấy sẽ là một trong những bài toán khó nhất của loài người, trong thế kỷ này!
(Theo Công An Nhân Dân)

Những ngày vừa qua, trên nhiều trang thông tin tuyên truyền của các đối tượng phản động, cơ hội chính trị đang tích cực rêu rao thông tin Nguyễn Văn Hoá – người được các đối tương tung hô là tù nhân lương tâm – bị ngược đãi trong trại giam. Đồng thời, nhiều kẻ lấy cớ này để kêu gọi tuyệt thực, thực hiện các hành vi “giả nhân, giả nghĩa” nhằm xuyên tạc thực trạng đất nước và gây sức ép cho chính quyền.

Ngày 29/5/2019, công an Nghệ An đã thực hiện lệnh bắt giữ Nguyễn Năng Tĩnh, sinh 1976, nguyên giáo viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An.

Theo các bài viết trên mạng xã hội, Nguyễn Năng Tĩnh được xác định là một cơ sở cốt cán của tổ chức khủng bố Việt Tân "ẩn nấp trong cơ quan Nhà nước với vỏ bọc thầy giáo dạy thanh nhạc".

Thời gian gần đây, Đà Nẵng đã trở thành một địa bàn hội tụ của nhiều đối tượng phản động, chống phá Đảng, Nhà nước; cũng là nơi chúng châm ngòi nhiều chiêu trò chống phá nguy hiểm. Xâu chuỗi nhiều sự kiện, nhiều nhân vật sẽ cho chúng ta một bức tranh tổng thể với những hiểm họa khôn lường…

KỊCH BẢN CÁCH MẠNG LẬT ĐỔ ĐƯỢC ẤP Ủ TỪ SỚM

Đà Nẵng trở thành trung tâm của các hoạt động chống phá với hạt giống Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng đại diện Voice tại Việt Nam. Cùng với Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long Voice đã lột xác không còn chỉ thiên về các hoạt động từ thiện mà trở thành một tổ chức chống phá Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp.

Ảo tưởng, buông lơi hay tự huyễn hoặc mình… nhất định thất bại

Khi một tư tưởng xuất hiện, tồn tại và phát triển, tự thân nó là một cuộc đấu tranh để tự khẳng định nó; và, tranh đấu với các tư tưởng khác, dù muốn hay không, dưới muôn ngàn hình thức, quy mô, tính chất và mức độ, là quy luật sinh tồn của tư tưởng, đó là lẽ tự nhiên của sự phát triển. Không có con đường nào khác.

Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đã và đang như vậy. Phương diện tư tưởng, lý luận chính trị của chúng ta cũng như vậy, không nằm ngoài quy luật đó.

Hiện nay, hơn bao giờ hết, sau hơn 32 năm đổi mới, trên đường tiến tới Đại hội XIII của Đảng, cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận đang đối mặt với rất nhiều thử thách. Chúng ta hiểu rằng, có những ý kiến phản biện, đóng góp tâm huyết hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc hoạch định đường lối và tổ chức thực tiễn từ nhiều người, nhiều phía cả trong và ngoài nước, chúng ta trân trọng ghi nhận và tiếp thu. Nhưng, nếu đem ý kiến phản biện dù đầy thiện chí xây dựng đó tán phát khắp nơi, thậm chí loan tải trên mạng in-tơ-nét để cho người khác lợi dụng, công kích, chống phá,… thì lại đưa câu chuyện ấy sang một hướng khác, dù thấm đẫm sự mong đợi về nhiệt huyết hay thiện tâm nào đó.

Mấy năm nay, với “hàng núi” sách báo chống Đảng, hàng trăm giọng điệu công kích, bôi nhọ, phủ nhận, với hàng nghìn thủ đoạn đủ loại, trên mọi phương diện, đang tràn ngập mạng in-tơ-nét: về nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, về Đảng và sự cầm quyền của Đảng, về thể chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về hệ thống chính trị và về đội ngũ cán bộ, đảng viên… Những luận điệu xuyên tạc công cuộc đổi mới, sự công kích Đảng, Nhà nước và đất nước ta từ nhiều phía, với nhiều thủ đoạn, ở nhiều mức độ và nhiều tính chất, cả bên trong lẫn bên ngoài, rất phức tạp. Theo đó, xuất hiện đủ loại thái độ và phương cách hành xử gây nên tình trạng trắng đen lẫn lộn, thật giả hỗn mang, rất khó nhận diện và rất nguy hiểm nhưng rất tinh vi.

Có người, để ru ngủ và khiến không ít người lãng quên và mất cảnh giác, đã chỉ trích một cách ma mỵ rằng, chúng ta tưởng tượng ra cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận chính trị hiện nay và thổi phồng sự cấp bách cuộc đấu tranh này(!). Không! Chúng ta cũng không tự dựng lên những kẻ thù tư tưởng, lý luận chính trị, như ai đó nói, để huyễn hoặc sự quan trọng của chúng ta hay để khuếch trương lên sự phức tạp những công việc này. Chúng ta xây dựng sự thống nhất xã hội về tư tưởng chứ không phải “đồng phục tư tưởng”(!), kiến tạo nền lý luận trung thành và độc lập, sáng tạo của Việt Nam chứ không phải thứ “lý luận nhập khẩu”, “đầu Ngô mình Sở”(!), như những ai đó bôi nhọ và công kích.

Chúng ta càng không mơ hồ, ảo tưởng, tự ru ngủ mình về “sự thống nhất trong đa dạng” một cách cực đoan nào đó, như họ cổ xúy, rồi rơi vào sự chiết trung theo kiểu “vỗ vai cùng chung sống giữa các tư tưởng, các trào lưu”(!) hay “đã nguội tắt dần cuộc đấu tranh ý thức hệ”(!) giữa các hệ tư tưởng, các thể chế, quốc gia, dân tộc, biểu hiện tập trung giữa các tư tưởng gia ở những chế độ khác nhau… Chúng ta cũng càng không buông tay, thúc thủ, an bài, hoặc bi quan, yếm thế nào đó, rồi rơi vào “vũng lầy” của sự hoang mang, vô định, như những ai đó mong đợi hiện nay. Chúng ta hiểu rằng, bản chất của những sự thật về những hình thái vận động và đấu tranh tư tưởng, lý luận đó đang trở thành phổ biến một cách hết sức phức tạp có thể bị lừa phỉnh hoặc bị che lấp bởi những trào lưu mới mà những kẻ thù tư tưởng của chúng ta chưa bao giờ buông bỏ sự chống phá thâm hiểm, thậm chí kháng cự quyết liệt.

Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam – Nguồn: philosophy.vass.gov.vn

Trong kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV ngày 30/10/2017, để nhận xét về những phát ngôn gây tranh cãi của nhiều quan chức lãnh đạo, Đại biểu Lê Thanh Vân đã nói “Có những cán bộ chủ chốt, nhưng phát ngôn kỳ quặc”. Tuy nhiên gần đây, không chỉ có cán bộ chủ chốt mà nhiều Đại biểu Quốc hội cũng phát ngôn hết sức kỳ quặc. Thay vì nêu lên ý kiến, nguyện vọng của cử tri thì những vị ĐBQH này lại phát biểu những ý kiến mang nặng suy nghĩ cá nhân, dễ gây hiểu lầm, sử dụng dẫn chứng không chính xác mang tính quy chụp trên nghị trường. Những cái tên hiện đang làm nóng dư luận như: Lưu Bình Nhưỡng, Dương Trung Quốc và nay là Đại biểu Lê Thanh Vân.

Vừa qua, Đài Á Châu tự do - RFA có đăng tin bài: "Đúng 10 năm giam tù doanh nhân yêu nước Trần Huỳnh Duy Thức". Xét thấy cái được gọi là "Doanh nhân yêu nước" mà họ dung ở đây có vấn đề về "nguồn gốc", "xuất xứ" nên tôi có đôi lời giãi bày như thế này?

"Doanh nhân yêu nước" Trần Huỳnh Duy Thức là ai?

Ủy Hội quốc tế Hoa Kỳ về tôn giáo (USCIRF) vừa qua đã đưa ra những nội dung về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam nhưng hoàn toàn phản ánh sai lệch, xuyên tạc với tình hình thực tế. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam được nhìn nhận và đánh giá dựa trên các yếu tố pháp luật, bảo đảm quyền tự do tôn giáo, được xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo.

Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm, chính sách đúng đắn về vấn đề này và khẳng định: tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân (nguồn ảnh: Vietnamplus)

Với giọng điệu của một kẻ vô ơn từ trong xương tuỷ, Nguyễn Quang A đã nói với BBC trong bài ‘Việt Nam không tự do, làm sao chống tham nhũng?’ như sau: ""Bản thân bộ máy này đẻ ra tham nhũng, hay nói là cái lò này là lò đẻ ra tham nhũng thì phải vứt cái lò đẻ ra tham nhũng này đi, chứ không phải là đốt những kẻ tham nhũng, bởi vì không bao giờ đốt hết được cả, hết tên này thì nó sẽ sinh ra tên khác.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.