Vụ việc thầy giáo tiểu học ở Bắc Giang bị “tố” có hành vi sàm sỡ học sinh vẫn đang trong quá trình điều tra thì dư luận lại “dậy sóng” trước nghi án thầy giáo Trường THPT chuyên Thái Bình gửi tin nhắn “gạ tình” nữ sinh lớp 10. Dẫu rằng đây chỉ là những hiện tượng cá biệt song những hành vi lệch chuẩn này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường giáo dục, làm xấu xí hình ảnh của nhà giáo, làm giảm niềm tin của xã hội với giáo dục.

Mặc dù cả hai vụ việc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo chưa có kết luận cuối cùng, tuy nhiên, những hành vi trên đều là chuyện tối kỵ và không thể chấp nhận được trong môi trường giáo dục. Đáng tiếc những câu chuyện này không phải lần đầu xảy ra. Vào cuối tháng 12-2018, ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn (huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) bị tố lạm dụng tình dục nhiều học sinh.

Cũng trong tháng 12-2018, một thầy giáo dạy thể dục ở Gia Lai đã lừa chở nữ sinh lớp 8 đi chỉ đường, sau đó dùng vũ lực thực hiện hành vi đồi bại. Trước đó nữa, vào cuối tháng 4-2018, thầy Nguyễn Đình Lê - giáo viên Trường Tiểu học An Thượng A (Hoài Đức-Hà Nội) cũng đã bị phụ huynh “tố” có hành vi dâm ô đối với học sinh.

PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: Đây là những hiện tượng dị biệt và không thế chấp nhận được trong môi trường giáo dục, không thể chấp nhận được với tư cách người thầy. Điều này cũng cho thấy, phẩm chất, đạo đức của một bộ phận giáo viên hiện nay đang giảm sút, bị thoái hóa. Những “tấm gương mờ” này không chỉ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của người giáo viên mà còn tác động xấu tới thế giới quan của học sinh.

Nguy hại hơn cả là niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng ít nhiều bị sứt mẻ. Do vậy, cần phải xử lý nghiêm và cương quyết đưa ra khỏi ngành những “con sâu” này.

Trường Tiểu học Tiên Sơn, Bắc Giang, nơi xảy ra vụ việc thầy giáo bị “tố” có hành vi sàm sỡ học sinh.

Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cũng cho rằng: Đây đúng là những vụ việc không đáng có, không mong muốn của ngành Giáo dục và cần phải xử lý nghiêm. Qua những sự việc này cho thấy, ở trong môi trường giáo dục vẫn còn những hành vi phản giáo dục. Tấm gương đạo đức của nhà giáo với học sinh chưa được thực thi nghiêm túc khiến dư luận xã hội cũng như cha mẹ học sinh thiếu niềm tin với nhà giáo.

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định về đạo đức nhà giáo; nhiều nhà trường cũng ban hành quy chế làm việc, trong đó quy định rõ những việc nhà giáo được làm và không được làm. Đặc biệt, các vi phạm về đạo đức nhà giáo trong thời gian qua, cơ quan báo chí đều đăng tải với nhiều bài học sâu sắc được rút ra.

Tuy vậy, những câu chuyện đáng buồn này vẫn tiếp tục tiếp diễn. Điều này cho thấy, tư cách, đạo đức của người thầy phụ thuộc nhiều vào sự nghiêm khắc với bản thân, ý chí nỗ lực tự hoàn thiện mình về mọi mặt của mỗi giáo viên.

Đề xuất giải pháp cho vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: Cần phải thực hiện đồng bộ cùng lúc nhiều giải pháp. Về phía giáo viên, phải ý thức được giá trị nghề nghiệp cũng như lòng tự trọng nghề nghiệp để luôn không ngừng phấn đấu, hoàn thiện bản thân. Về phía các nhà trường, hàng năm các cơ sở giáo dục cũng nên phổ biến lại các quy định về đạo đức nhà giáo, đồng thời cho giáo viên phải ký cam kết để nâng cao trách nhiệm và tính răn đe.

Cuối năm tổng kết lại, nếu ai vi phạm cam kết, vi phạm đạo đức nghiêm trọng thì không nên giữ lại ngành vì nghề giáo không có chỗ cho những cá nhân thiếu tư cách và đạo đức. Về phía các cơ sở đào tạo giáo viên, cần thiết kế lại chương trình theo hướng tăng thời lượng giảng dạy về đạo đức, kỹ năng, tình huống thực tế.

Cùng với đó, thay đổi cả cách kiểm tra, đánh giá, xem tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức cũng là tiêu chí quan trọng, là điều kiện để được tốt nghiệp. Ngoài ra, tuyển chọn đầu vào sư phạm, bên cạnh việc dựa vào điểm số cũng cần xem xét thêm các yếu tố khác như lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức.
* Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thái Bình vừa có văn bản số 151/SGDDT-TCCB yêu cầu Trường THPT chuyên Thái Bình  phải báo cáo, giải trình, làm rõ các nội dung được cho là có liên quan đến tin nhắn qua lại giữa thầy giáo và nữ sinh của trường, gửi báo cáo giải trình về Sở GD&ĐT trong ngày 5-3; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định hiện hành, báo cáo kết quả xử lý về sở GD&ĐT trước ngày 20-3. 
Cũng theo đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình, Thanh tra sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình đang có cuộc làm việc trực tiếp với Ban Giám hiệu Trường THPT chuyên Thái Bình để xác minh nội dung liên quan. 
Trước đó, trong ngày 4-3, một số báo điện tử đã đăng bài phản ánh về việc một thầy giáo chủ nhiệm tại Trường THPT chuyên Thái Bình bị “tố” gửi tin nhắn “gạ tình” nữ sinh lớp 10 cùng trường kèm theo hàng loạt tin nhắn điện thoại được chụp lại khiến dư luận xã hội bất bình, bức xúc. 
* Ngày 5-3, Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, đang tiến hành điều tra, làm rõ hành vi của ông D.T.M.- thầy giáo chủ nhiệm lớp 5A, Trường Tiểu học Tiên Sơn liên quan đến có hành vi dâm ô đối với nhiều học sinh nữ trong lớp, gây bức xúc dư luận. 
Cùng ngày, theo lãnh đạo Trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên cho hay, thầy D.T.M. đã viết đơn gửi lãnh đạo nhà trường xin ra khỏi ngành sau khi xảy ra sự việc. Đơn đã được gửi đến lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào tạo (Phòng GD&ĐT) huyện Việt Yên. Hiện Phòng GD&ĐT huyện đang tích cực phối hợp cùng các cơ quan chức năng làm rõ sự việc và sẽ xử lý đơn xin ra khỏi ngành của giáo viên này đúng theo quy định.
Trong bản tường trình ngày 2-3, thầy M. cho biết lớp 5A do thầy M làm chủ nhiệm có 39 học sinh. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, chiều 1-3, thầy giáo này phụ đạo ngoài giờ cho một số học sinh. Do uống rượu quá chén trước đó, thầy M. đã có hành động véo mũi, véo tai, vỗ vai, vỗ mông học sinh. “Hành động của tôi đã làm cho một số em sợ. Hết giờ, tôi về nhà đi ngủ”, nam giáo viên trình bày.
Hùng Quân - Thủy – Hiền

Huyền Thanh

Hôm nay là ngày Quốc tế 8/3, ngày mà cả nhân loại tôn vinh những người phụ nữ, một nửa quan trọng của thế giới. Chị em phụ nữ ai cũng hồ hởi, phấn khởi, ăn xinh mặc đẹp để chào đón những lời chúc tốt đẹp dành cho mình, nhất là từ cánh mày râu.

Phụ nữ Việt Nam đẹp, rất đẹp và có rất nhiều tấm gương phụ nữ Việt nam đẹp cả về hình thể nhân cách và công việc. Có những nữ doanh nhân, nữ chính khách, nữ nghiên cứu khoa học… rất giỏi, họ miệt mài ngày đêm cống hiến cho đất nước và họ được tôn vinh. Họ thực sự là những bông hoa thơm tỏa hương khoe sắc.

Thế nhưng cũng trong những ngày này, tôi lại nghĩ về những bông hoa dại, mọc nhầm vị trí hoặc không được đón ánh mặt trời. Thế nên hoa đó là hoa đen, vô sắc, thậm chí có mùi còn khó ngửi với cộng đồng. Đấy chính là các “nữ lưu dân chủ”.

Đó là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đó là Trần Thị Nga, đó là Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Huỳnh Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Thị Đoan Trang, Thúy Hạnh, Cấn Thị Thêu…

Lợi dụng đám đông người tụ tập trên QL 1A, các đối tương đã hô hào gây mất trật tự, tấn công cảnh sát làm nhiệm vụ, gây ách tắc giao thông trên QL 1A. 15 bị cáo trong vụ án này đã lãnh án.

Ngày 7/3, TAND huyện Tuy Phong (Bình Thuận ) xét xử vụ án gây rối trật tự công cộng xảy ra tại khu vực xã Hòa Minh (huyện Tuy Phong) và thị trấn Phan Rí Cửa (huyện Bắc Bình) vào ngày 10/6/2018. Có 15 bị cáo bị đưa xét xử trong vụ án này gồm: Nguyễn Thị Liên (SN 1974, ngụ Đồng Nai), Nguyễn Duy Sang (SN 1984, ngụ Đồng Nai), Nguyễn Duy Sang (SN1984), Kinh Tấn Hoạch (SN 1992) cùng trú tại huyện Bắc Bình; Hồ Thái Hà (SN 19810, Nguyễn Tấn Đông (SN1978), Trần Hồ (SN 1980), Đặng Ngọc Tấn (SN 2000), Huỳnh Văn Sù (SN 1989), Nguyễn Thanh Phương (SN 1996), Phạm Văn Mẫn (SN 2000), Nguyễn Văn Hiếu (SN1998), Nguyễn Trường Vĩnh Phúc (SN 1982), Lê Minh Trường (SN 2001), Lê Thị Ngọc Anh (SN 1989), Phạm Thị Minh Thu (SN 1973) cùng trú tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong. 

Theo cáo trạng, khoảng 8 giờ đến 23 giờ ngày 10/6/2018 rất nhiều người dân tụ tập trên QL 1A khu vực Cầu Nam, xã Hòa Minh (Tuy Phong) và khu vực cầu Sông Lũy (thị trấn Phan Rí Cửa).

Một số người quá khích đã hô hào, kích động đám đông phá phách, cản trở giao thông trên QL1A làm cho các phương tiện giao thông không thể lưu thông qua đoạn đường này suốt thời gian dài. Một số đối tượng quá khích dùng gạch đá, cây gậy tấn công lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng, điều tiết giao thông.

Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều được tổ chức tại Hà Nội vừa qua, một lần nữa Cs Mai Khôi (Đỗ Nguyễn Mai Khôi) lại trở thành tâm điểm của sự chỉ trích của cộng đồng rận chủ. Không còn việc để ngực thả rông và đòi “tè vào mặt Trump” như lần trước để gây sự chú ý của dư luận, lần này Mai Khôi lựa chọn cách thể hiện sự phản đối Tổng thống Trump bằng hành động giơ “ngón tay thối” vào đoàn xe chở Tổng thống Trump đi qua vào tối ngày 27/2/2019. Mai Khôi cho rằng, mình có quyền và lý do để biểu tình phản đối Trump vì Tổng thống Trump là người “phân biệt chủng tộc; làm nhục và xúc phạm phụ nữ; Trump đã khen 9 lãnh đạo độc tài; Trump nói dối trước công chúng liên tục (15 lần/ngày); không quan tâm đến nhân quyền và không công nhận xã hội dân sự...”.

Hành động của Mai Khôi ngay lập tức đã bị giới rận chủ bóc mẽ, đó là sự bắt chước hành động của nhà điêu khắc – nghệ sỹ Ai Weiwei (người TQ), với những bức ảnh mang tên “Fuck off” từng chụp “ngón tay thối” trỏ vào các cấm thành tại Quảng trường Thiên An Môn. Nhưng trái ngược với sự nổi tiếng của người nghệ sỹ bất đồng chính kiến người TQ, thì việc bắt chước của Mai Khôi lại nhận hiệu ứng ngược lại. Có thể dễ dàng nhận thấy điều đó qua mỗi tút của Mai Khôi đều nhận tới hàng nghìn lượt like và hàng trăm bình luận, đa phần đều là những lời chỉ trích không thương tiếc.

Đó là ý kiến của nhiều người sau khi nghe lại nội dung bài giảng lễ của Linh mục Nguyễn Văn Hùng, Quản xứ Kẻ Gai, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An trong thánh lễ công lý và hoà bình của giáo xứ Cầu Rầm, Tp Vinh, Nghệ An. 

Dưới đây là toàn văn của nội dung bài giảng được lược trích lại: “Chiến tranh đã qua lâu rồi, nhưng bình yên vẫn chưa tìm đến, vì thế mà vẫn có người dân vẫn lấy thân mình chèn trước bánh xích để giữ nhà, người dân phải cầm xăng để tự thiêu, để bảo vệ mảnh đất mà gia đình trước vụ cưỡng chế đất”; “chủ quyền đất đai là quyền lợi của muôn dân, là bất biến, chủ quyền đất đai, quyền lợi của muôn dân không thể biến mất bởi con dấu của chính quyền, nếu quyền đất đai, quyền lợi của muôn dân biến mất bởi con dấu của chính quyền thì đất nước này xóa đổ lâu rồi. Chính quyền theo chân chính quyền sẽ bị xóa đổ.”; 

Người dân xã Đồng Tâm đã bội thực với những cái bánh vẽ của bố con Kình. Nhưng do chẳng có gì để nói tại các cuộc họp, nên Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu vẫn trơ trẽn diễn luận điệu nhàm chán để lừa dân tại cuộc họp sáng ngày 02/3/2019 với hơn 10 người tham gia.

Tại cuộc họp Lê Đình Kình vẫn cao giọng cho rằng “việc người dân xã Đồng Tâm bắt giữ cán bộ là không vi phạm pháp luật, là do cán bộ xã không nhận người”. Kình không biếtxấu hổkhinói những lời đó, ông ta cố quên đi rằng, chính Bùi Viết Hiểu cùng một số người khác như Bùi Văn Tiến, Nguyễn Quốc Tiến những ngày đó đã kích động người dân rào làng, ngăn cản, bắt giữ chính cán bộ huyện Mỹ Đức khi vào làng tuyên truyền, vận động người dân thả số cán bộ công an bị bắt giữ trái phép. Tổ đồng thuận đã ngăn cản không cho các cơ quan truyền thông vào làng để che giấu hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Lực lượng Cảnh vệ Việt Nam giành được sự tin tưởng tuyệt đối từ phía Mật vụ Mỹ và an ninh Triều Tiên nhờ tinh thần làm việc chủ động, chuyên nghiệp và luôn sẵn sàng trong mọi tình huống.

"Chỉ cần nhìn thấy mặt Cảnh vệ Việt Nam là chúng tôi yên tâm", Thượng tá Nguyễn Văn Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Bảo vệ Sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế tự hào nói với phóng viên CAND Online về chia sẻ của Mật vụ Mỹ khi phối hợp cùng lực lượng Cảnh vệ Việt Nam thực hiện công tác bảo vệ cho đoàn Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai.

Các đồng chí lãnh đạo Phòng Bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế chia sẻ với PV về công tác đảm bảo an toàn cho nguyên thủ Mỹ-Triều tại Hà Nội.

Thiếu tá Trần Văn Bỉnh, Quyền Chỉ huy trưởng Trung tâm Hậu cần kỹ thuật (HC-KT) đảo Sinh Tồn thuộc Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn cho biết, lúc 17h chiều ngày 6-3, Cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã sửa chữa thành công sự cố máy phát điện của Tàu cá BĐ - 95137 TS.

Trước đó, lúc 2h sáng, ngày 5-3, Tàu cá BĐ - 95137 TS do ông Phạm Ngọc Bằng, SN 1978, trú tại Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định làm thuyền trưởng, đang đánh bắt hải sản ở vùng biển Trường Sa đã liên lạc với Trung tâm HC-KT đảo Sinh Tồn nhờ hỗ trợ sửa chữa sự cố máy phát điện. Lúc này thời tiết trên biển gió Đông Bắc cấp 3, cấp 4, trên tàu cá BĐ - 95137 TS có 6 ngư dân, hành nghề câu cá ngừ Đại Dương.

Tàu cá BĐ - 95137 TS đang sửa chữa tại Âu tàu Sinh Tồn . (Ảnh: Văn Bỉnh).

Ngay sau khi nhận được tin báo nhờ hỗ trợ của ngư dân, Trung tâm HC-KT đảo Sinh Tồn đã hướng dẫn tàu cá BĐ - 95137 TS vào lòng Âu tàu đảo Sinh Tồn. Lúc 11h45 ngày 5-3, Tàu cá BĐ - 95137 TS đã neo đậu tại âu tàu Sinh Tồn an toàn.

Qua khảo sát, kiểm tra thực tế và phát hiện máy phát điện Tàu cá BĐ - 95137 TS bị nứt xi-lanh, không có khả năng khắc phục. Nếu không kịp thời sửa chữa, thay thế sẽ hỏng máy phát điện và các trang bị trên tàu bị tê liệt hoàn toàn, nguy cơ tàu sẽ bị trôi dạt trên biển rất cao.

Thợ sửa chữa của Trung tâm đang khắc phục sự cố tàu cá BĐ-95137TS. (Ảnh: Văn Bỉnh).

Sau hơn một ngày đêm, với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, lúc 17 giờ chiều ngày 6-3, cán bộ, nhân viên Trung tâm HC-KT đảo Sinh Tồn đã thay thế xi-lanh và khắc phục thành công sự cố máy phát điện Tàu cá BĐ - 95137 TS. Lúc 18h cùng ngày, các ngư dân và con tàu tiếp tục ra khơi mưu sinh.

Công Hoan – Văn Bỉnh

Tổng thống Nga khẳng định Moskva sẽ không thực thi các điều khoản của INF cho tới khi Washington ngừng vi phạm hiệp ước này.

Hãng thông tấn TASS đưa tin, hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh cho phép Moskva ngừng tuân thủ điều khoản trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và yêu cầu Bộ Ngoại giao Nga thông báo cho Washington về quyết định này.

Tin cho biết tổ chức Human Rights Watch vừa phối hợp với Liên Đoàn Nhân Quyền Quốc Tế và Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam ra thông cáo kêu gọi EU thúc ép Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Hành động này được tiến hành trước phiên đối thoại nhân quyền Liên Minh Châu Âu và Việt Nam lần thứ 8 theo kế hoạch diễn ra hôm nay tại Brussels, nước Bỉ.

Mới đây trên trang Thường dân đăng tải bài "NHÂN QUẢ BÁO ỨNG: LIỆT SĨ VÕ THỊ SÁU RẤT LINH THIÊNG". Trong đó có đoạn viết: "Mọi người còn nhớ, năm 2017, trên mạng xuất hiện một video quay cảnh ăn nhậu của nhóm người, trong đó có nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Nguyễn Duy. Nguyễn Duy không tiếc lời lăng mạ, xúc phạm Chị Võ Thị Sáu, để cả nhóm hùa theo cười hả hê, kẻ tung người hứng cố tình bôi nhọa hình tượng người nữ anh hùng Võ Thị Sáu, xuyên tạc Lịch sử Việt Nam. (Nhóm người này thuộc tổ chức Văn đoàn độc lập (VĐĐL) do Nguyên ngọc "sáng lập")


Trong 2 ngày 26 và 28/01/2019, hai anh em Huỳnh Minh Tâm, Huỳnh Thị Tố Nga đã lần lượt bị bắt để điều tra về các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của họ. Trong 1 tháng trước thời điểm đó, Tâm và Nga đã cùng một số cá nhân khác phát tán 2 văn bản mang tên "Cương lĩnh Chính trị 2019" và "Thông điệp Hoạch định Hành động", trong đó họ kêu gọi lật đổ chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam, và hướng dẫn cách thức xây dựng tổ chức để làm việc đó. Trong hai bản cương lĩnh, kế hoạch có màu sắc mê tín này, họ trích dẫn tư tưởng của "Thái Dịch Lý Đông A" Nguyễn Hữu Thanh - một nhân vật nửa chính trị, nửa tôn giáo từng sáng lập đảng chống Cộng mang tên "Trường Việt Duy Dân Ðảng" trước năm 1945.

Tuần qua, trong khi cả thế giới hướng về Hà Nội, hướng về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều với những mong muốn, kỳ vọng tốt đẹp thì không ít kẻ vẫn cố tình đi “ngược dòng”, tìm mọi cách chống phá với các thủ đoạn trơ trẽn. 

Trước khi hội nghị diễn ra, trên mạng Internet xuất hiện những bài viết đặt câu hỏi ngây ngô như tại sao lại chọn Việt Nam, tại sao chọn Hà Nội để tổ chức hội nghị mà không phải một địa điểm nào khác, tại sao lại coi Việt Nam là “điểm hẹn hoà bình”, từ đó có lời lẽ bôi nhọ, miệt thị đất nước và con người Việt Nam, chỉ trích Mỹ “sai lầm” khi lựa chọn Việt Nam. 

Báo chí ngày 3/3/2019 đồng loạt đưa thông tin Chính phủ đã nhất trí với chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở công lập và hỗ trợ học sinh tư thục và sẽ tổ chức triển khai theo lộ trình, trước mắt sẽ tổ chức triển khai với học sinh ở các vùng, miền khó khăn trước.


Trước đó, khi dư thảo Luật giáo dục đưa ra chủ trương này đã bị nhiều bộ ngành phản đối, tiêu biểu là hai bộ Tài chính và Nội vụ không đồng tình với đề xuất. Bộ Nội vụ dẫn quy định này mâu thuẫn với chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và tạo áp lực rất lớn lên ngân sách Nhà nước, tuy nhiên Bộ Giáo dục thì cho rằng việc thực hiện chính sách này sẽ giúp phổ cập giáo dục phổ thông, tạo nguồn tuyển sinh và tăng tỷ lệ học sinh qua đào tạo nghề nghiệp.

Bắt giữ đối tượng sử dụng 4 tài khoản mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Nhà nước

Ngày 2/3, Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó phòng tham mưu Công an tỉnh Bến Tre cho biết, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Bến Tre đã tiến hành khám xét, giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Công Em, sinh năm 1971, cư trú tại ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm để điều tra về hành vi 'Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước'.

Chưa thấy ở đâu, giáo dân dưới sự dẫn dắt của các Linh mục cực đoan lại húng chó như ở Giáo phận Vinh. Những gì họ cư xử với chính quyền, với dân tộc và với đồng bào mình làm người ta nhớ đến "đêm trường trung cổ". Đó là đội quân bất chấp pháp luật, lý lẽ, tình cảm, đạo đức, nhân nghĩa, chỉ biết tử vì đạo. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi lương dân tránh như tránh hủi bởi thái độ khát máu, tanh tưởi của họ.

Tất nhiên, giáo dân chỉ làm những việc thất đức, vô pháp vô thiên ấy khi được các linh mục giật dây, bảo kê. Đến đây, người ta nghi ngờ cái nhân cách của các giáo dân, bởi họ không còn là chính mình, và cũng nghi ngờ nhân cách của các vị chủ chăn, bởi họ không làm theo những gì mà chúa Jesus đã răn dạy.

Mới đây từ nhiều trang lan truyền chuyện 1 Linh mục Gp Vinh có tên Trương Văn Khẩn, hiện là quản xứ Đạo Đồng, xã Quang Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Chỉ vì muốn gây sức ép để chiếm khu đất, ngăn cản việc chính quyền địa phương cho hộ cá nhân thầu nuôi cá kết hợp trồng lúa mà Linh mục này đã chỉ đạo giáo dân "tổ chức cho giáo dân phá bờ bao, rút cạn nước trong 5 ao đang thả cá của anh Bắc làm thiệt hại rất lớn về kinh tế của gia đình". 

Nói thêm về hành vi của Linh mục này trước đó, trang Thường dân cho biết: "Cụ thể vào ngày 27/1 và 22/2/2019 Linh mục quản xứ Trương Văn Khẩn đã chỉ đạo giáo dân tiến hành chiếm đất trái pháp luật, phá tài sản của gia đình anh Lê Đức Bắc. Anh Bắc là giáo dân giáo xứ Đạo Đồng có niềm tin và tình yêu với Thiên chúa; đồng thời cũng tích cực trong việc làm ăn, phát triển kinh tế góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Cũng như bao người dân làm ăn chân chính khác anh Bắc đã thầu đất để làm trang trại mấy năm nay.

Cảnh ao cá sau khi bị tháo nước (Nguồn: Thường Dân). 

Thế nhưng thời gian gần đây, linh mục Khẩn không biết vì mục đích gì mà muốn chiếm diện tích đất của anh Bắc đang làm trang trại. Linh mục Trương Văn Khẩn đã nhiều lần dụ dỗ,thuyết phục anh Bắc nhượng đất, tuy nhiên anh Bắc không đồng ý. Để thực hiện được ý đồ đó, với bản tính cực đoan, vị linh mục đã tìm mọi cách để ép buộc anh Bắc khi chỉ đạo giáo dân cô lập gia đình anh Bắc". 

Chân dung Linh mục Trương Văn Khẩn (Nguồn: FB). 

Trước đó, khi mới về làm quản xứ Đạo Đồng sau khi giáo xứ này được thành lập từ Toà Giám mục Gp Vinh, lấy lí do làm bãi đỗ xe cho giáo dân đi dự lễ, Linh mục này đã chỉ đạo hội đồng mục vụ giáo xứ vận động các hộ giáo dân có đất đối diện với nhà thờ giáo xứ hiến nhượng đất đai; tiếp đó đã chỉ đạo giáo dân thuê phương tiện san lấp và có thái độ bất chấp, thiếu hợp tác trong quá trình xử lý hành vi vi phạm. 

Được biết hành vi của Linh mục này đang khiến cho gia đình người bị thiệt hại hết sức hoang mang, lo sợ và căm phẫn. Vốn liếng, công sức của họ hàng năm trời đã bị đổ xuống sông, xuống biển. Thiết nghĩ để thiết lập lại kỷ cương, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các hộ giáo dân liên quan, các cơ quan cần vào cuộc điều tra, xử lý. Tất nhiên việc này cũng rất cần sự hợp tác, giúp sức hiệu quả, đắc lực từ Toà Giám mục Gp Vinh, đặc biệt là vai trò không thể thiếu của tân Giám mục Gp Vinh Nguyễn Hữu Long. 

An Chiến

Cho đến nay, cả nước đã hoàn thành nhiệm vụ tuyển chọn, gọi thanh niên nhập ngũ năm 2019. Số lượng thanh niên nhập ngũ trong cả nước lên đến hàng vạn người. Cũng như nhiều năm trước, trong đợt tuyển quân năm nay đã có nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học, có việc làm, thu nhập ổn định nhưng vẫn làm đơn tình nguyện nhập ngũ.

Cá biệt có gia đình hai anh em cùng làm đơn xin được nhập ngũ trong một đợt. Trả lời phỏng vấn báo chí trong dịp lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên đã bày tỏ những suy nghĩ chân thành của mình: “Ngay từ khi còn nhỏ, em đã mong được mặc bộ quân phục màu xanh, làm anh Bộ đội Cụ Hồ”. Có người thì nói: “Em luôn mong muốn có dịp được sống trong quân ngũ để rèn luyện những phẩm chất cao quý của thanh niên… tiếp tục phát huy truyền thống của dân tộc ta”. Có người chia sẻ: “Bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của dân tộc là trách nhiệm, vinh dự của thế hệ trẻ… Chúng em hiểu trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ, nhất là trong tình hình hiện nay”.

Thế nhưng trên internet, mạng xã hội đã có kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tán phát thông tin xấu độc. Chẳng hạn, có kẻ viết: “Chính sách nghĩa vụ quân sự thực chất là chạy đua vũ trang”; “ Thời bình sao phải tuyển nhiều lính như thời chiến?”; “Sao không tập trung vào phát triển kinh tế, chống tham nhũng?”... Những “phản biện” nói trên công bằng mà nói, có thể do thiếu hiểu biết về đường lối, chính sách quốc phòng, về Luật Nghĩa vụ quân sự của Đảng và Nhà nước ta. Nhưng đã có kẻ xấu lợi dụng dịp này để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Mục đích của họ là phá hoại mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, đặc biệt là với quân đội.

Đường lối, chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta có cơ sở lịch sử, chính trị, pháp lý minh bạch. Trước hết, đó là vì dân tộc ta phải thường xuyên chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta cho thấy, không có một thế kỷ nào nhân dân ta không phải chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược.

Ảnh minh họa. Nguồn: qdnd.vn.

Ngay từ thời kỳ phong kiến, các triều đại trong lịch sử Việt Nam đã có chính sách “ngụ binh ư nông”(2). Chính sách này ra đời trong bối cảnh-một đất nước đất không rộng, người không đông, lại thường xuyên bị các thế lực nước ngoài xâm lược. Chính sách “ngụ binh ư nông” là sự kết hợp nhiệm vụ duy trì lực lượng quốc phòng với sản xuất, sẵn sàng chuyển hóa lực lượng quân sự từ sản xuất sang chiến đấu khi cần thiết và ngược lại, chuyển lực lượng chiến đấu về sản xuất trong thời bình.  

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực ngày nay đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng trước nhiều nguy cơ đe dọa về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ... Ngày nay, những nguy cơ, thách thức cũ vẫn còn đó thì lại có thêm những nguy cơ, thách thức mới. Đó là bảo vệ chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và hạnh phúc của nhân dân. Gắn liền với nguy cơ, thách thức đó là phương thức chống phá của các thế lực thù địch-đó là chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Về kỹ thuật, đó là việc các thế lực thù địch sử dụng internet, mạng xã hội làm phương thức chống phá mới.

Ứng phó với tình hình đó, đường lối, chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta đã có những điểm mới. Văn kiện Đại hội XII của Đảng ta xác định: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền”… Chính sách và chiến lược quốc phòng của Đảng ta là “tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh”; “xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc... Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước”.

Đảng và Nhà nước ta cũng đã công khai hóa chính sách quốc phòng của Nhà nước ta. Đó là: “Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ, thể hiện ở chủ trương không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp với các quốc gia khác bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam chủ trương từng bước hiện đại hóa quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ.

Việt Nam chủ trương không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác”.(3)

Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua là sự thể chế hóa Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân” (Điều 15); “Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng” (Điều 16).

Luật Nghĩa vụ quân sự quy định nghĩa vụ quân sự là “Nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân;… Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của luật này” (Điều 4).

Luật Nghĩa vụ quân sự nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc-chế độ trong tình hình mới. Về mặt lý luận cũng như thực tế, thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự không làm tăng quân số tuyệt đối, không nhằm chạy đua vũ trang… mà chỉ nhằm luân chuyển nhân lực từ dân sự sang quân sự và ngược lại (đó là những đợt ra quân theo định kỳ hằng năm).

Ý kiến “phản biện” rằng: “Thời bình sao phải tuyển nhiều lính như thời chiến?”; “Sao không tập trung vào phát triển kinh tế, chống tham nhũng?”, nếu không nói là một luận điệu chính trị xấu độc thì cũng thể hiện sự hiểu biết ấu trĩ về nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nói chung, của Quân đội ta nói riêng trong thời bình.

Thực tế cho thấy, ngay trong thời chiến, Quân đội ta vẫn dành một lực lượng nhất định tham gia sản xuất (phục vụ quốc phòng và dân sinh)… Hiện nay, không ít đơn vị quân đội đang làm đồng thời cả hai nhiệm vụ-kinh tế và quốc phòng, như một số đơn vị quân đội làm kinh tế, tự đáp ứng một phần nhu cầu, giảm thiểu gánh nặng ngân sách cho Nhà nước. Hoặc các bệnh viện quân đội vừa là một cơ sở y tế trong hệ thống y tế quốc gia, vừa làm nhiệm vụ sẵn sàng phục vụ cứu chữa trong thời chiến. Trong thời bình, ở những bệnh viện này, không chỉ cán bộ, chiến sĩ quân đội được chữa trị mà còn có cả những bệnh nhân dân sự… nhất là những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Trên lĩnh vực phòng, chống thiên tai, quân đội luôn là lực lượng nòng cốt và có không ít cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ cứu hộ-cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, các thế lực thù địch thường lợi dụng những vấn đề kinh tế-xã hội khó khăn, như ô nhiễm môi trường, những sơ hở trong quản lý kinh tế-dịch vụ công… để kích động người dân chống lại chính quyền. Hành vi “bất tuân dân sự”-là kịch bản trong đó, những phần tử cầm đầu tập hợp lực lượng, tụ tập đông người, biểu tình gây rối… từng bước đi đến bạo loạn, lật đổ chế độ xã hội, chuyển hóa xã hội hiện hữu sang con đường tư bản chủ nghĩa, lệ thuộc vào ngoại bang. Vì vậy, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị tư tưởng ngày càng quyết liệt. Trên mặt trận ấy, các cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam lại là một trong những lực lượng tiên phong...

Mục tiêu của cách mạng Việt Nam ngày nay là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Điều kiện và tiền đề để thực hiện mục tiêu đó là giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và ổn định xã hội. Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự là góp phần đưa dân tộc ta đi đến mục tiêu đó.

TS CAO ĐỨC THÁI (1)

(1) - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

(2) - Là chính sách trong các triều đại: Nhà Đinh, Lê sơ, Lý, Trần.

(3) - Sách trắng quốc phòng (Việt Nam) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.