Ngay sau khi sự việc ở Đắk Lắk xảy ra, rất nhiều luận điệu về nhân quyền đã được đưa ra để quy chụp vào đây. Tuy nhiên, sau lời khai của các đối tượng thì những chiêu bài này hoàn toàn thất bại.
Các đối tượng phản động như Nguyễn Văn Đài, Lê Trung Khoa, Nguyễn Thị Minh Hồng; Các trang mạng thù địch như VOA, BBC Tiếng Việt… đều đăng tải thông tin quy chụp rằng, “người dân Tây Nguyên bị cướp đất ở huyện Cư Kuin”, “người dân Tây Nguyên bị đàn áp tôn giáo”, “người dân Tây Nguyên bị cô lập”… nên buộc phải đứng dậy tranh, tấn công vào lực lượng công an, chính quyền. Thậm chí, sau khi những lời khai được đưa ra, trang mạng RFA vẫn cố tình lấp liếm dưới mác cảm thông, tìm mọi cách đổ lỗi cho chính quyền.
Theo lời khai của các đối tượng bị bắt giữ thì hơn 50 người từ nhiều địa phương khác nhau được kẻ cầm đầu tên Y Som gọi điện dụ dỗ tới một chòi rẫy trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, những yếu tố liên quan đến vấn đề giải tỏa đất đai ở huyện Cư Kuin hoàn toàn bị loại bỏ.
Cũng không có yếu tố tôn giáo nào trong vụ việc này. Bởi hơn 50 người tham gia trong vụ việc này chỉ biết một mệnh lệnh từ kẻ cầm đầu để đổi lấy tiền bạc, đưa ra nước ngoài sinh sống. Chính bản thân những người cầm súng, cầm bom xăng tự chế không biết mục đích của việc bắn giết này là gì.
Tuy nhiên, cũng từ lời khai ấy dư luận đã thấy rõ bản chất của vụ việc xả súng này. Đây là những hành vi được lên kế hoạch, tính toán, giao nhiệm vụ rõ rãng với tính chất hung hãn, liều lĩnh. Y Tim Niê (ngụ xã Cư Né, huyện Krông Búk) khai được chỉ đạo “thấy chỗ nào có người ở là phải bắn hết”, còn Y Măn Miô cho biết “người cầm đầu bảo đứng canh giữ, nếu người dân không làm theo là đâm”. 9 người thiệt mạng, 2 người bị thương, người dân vẫn chưa hết bàng hoàng. Ấy thế mà vẫn được kêu gọi cảm thông cho các đối tượng hung hãn? Đó là “nhân quyền”?
Qua đây, cũng thấy rõ những áp lực rất lớn trong việc đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực Tây Nguyên. Cũng như bộ mặt thật của các tổ chức, đối tượng dưới bỏ bọc “nhân quyền”!