Phản biện Trương Huy San về “xung đột sắc tộc, văn hóa”

 Trương Huy San có một bài viết với tiêu đề “không chỉ những người Thượng sử dụng bạo lực có lỗi”. Bài viết có những lập luận thay đổi bản chất của sự việc, nghiêm trọng hơn là gieo rắc mầm mống ly khai, kích động chia rẽ dân tộc.

Cụ thể trong bài viết của mình Trương Huy San đưa ra các luận điểm rằng: Chính sách phát triển Tây Nguyên khiến người dân nơi đây không có đất để địa táng theo phong tục, bị thua thiệt về ngôn ngữ; Hơn 50 cộng đồng dân tộc luôn thua kém cơ hội tiếp cận kinh tế, văn hóa, chính trị. Vì vậy, Trương Huy San khẳng định, vụ việc vừa qua mang màu sắc xung đột sắc tộc, văn hóa… nhằm phục vụ quan điểm “Tây Nguyên là đất của người Thượng”.

Các học sinh đồng bào tại trường Nơ Trang Lơng (Đắk Lắk) thuộc dân tộc Ê đê, Mơ nông, Tày, Nùng, Thái… đều được tự do mặc trang phục truyền thống tới trường

Về quan điểm của Trương Huy San, xin phép có ý kiến như sau:

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2021, dân số khu vực Tây Nguyên khoảng 6 triệu người, so với năm 1976 đã tăng gấp 5 lần. Với diện tích không nở ra, chỉ 5,5 triệu ha, thiếu đất địa táng theo phong tục là hoàn toàn dễ hiểu.

Các tập tục văn hóa vẫn luôn được duy trì qua nhiều thế hệ. Trong ảnh là Lễ bỏ mả (pơ thi) là nghi lễ quan trọng của đồng bào Gia Rai để giải phóng cho người sống khỏi mọi ràng buộc với người chết. Sau nghi lễ này, người chết sẽ thực sự về với xứ sở của các thần.

Thứ nữa, các em học sinh vùng núi, vùng sâu vùng xa cũng đều được hưởng những chính sách, chế độ từ nhà nước. Tiếng Việt hiện tại cũng đã trở nên phổ biến cùng với sự phát triển của Tây Nguyên, để đáp ứng được nhu cầu giao thương buôn bán, phát triển du lịch. Và chính trong chính sách giữ gìn văn hóa thì tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số vẫn đang được bảo tồn.

Ngoài việc tiếp cận chương trình phổ thông giáo dục hiện đại, các tỉnh Tây Nguyên ngày càng chú trọng mở rộng việc dạy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy trẻ em ở đây được nghe, nói, đọc, viết thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Bên cạnh đó, từ hàng nghìn năm nay, 54 anh em dân tộc trên khắp lãnh thổ cùng đùm bọc, đoàn kết, phát triển tạo nên nền văn hiến kỳ vĩ của dân tộc Việt Nam. Bất cứ ai dù thuộc dân tộc nào đều được tự do làm ăn sinh sống hợp pháp trên bất cứ lãnh thổ nào của Việt Nam. Vậy nên quan điểm, “Tây Nguyên là đất của người Thượng” là hoàn toàn đi ngược với tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đi ngược với tinh thần sở hữu đất đai của toàn dân.

Cán bộ kỹ thuật Công ty cà-phê 15 (Quân khu 5) hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số chăm sóc cây cà-phê.
Cán bộ xã Cuor Đăng (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) thăm hỏi và bàn giao nhà tình nghĩa tặng hộ đồng bào nghèo
Một góc “thay da đổi thịt” của Tây Nguyên. Trong ảnh là Bảo tàng cà phê Buôn Ma Thuột
Di sản văn hóa cồng chiêng luôn được tái hiện để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước
Và hiện tại Tây Nguyên cũng là điểm đến yêu thích của du khách nước ngoài, rất nhiều trải nghiệm thú vị của khách nước ngoài về nơi đây được chia sẻ trên các blog du lịch.

Và nếu không được tiếp cận về cận về kinh tế, văn hóa, chính trị… thì làm sao Tây Nguyên có thể “thay da đổi thịt” như ngày hôm nay. Cơ sở hạ tầng phát triển chung với việc giữ gìn bản sắc văn hóa. Tây Nguyên đang vươn mình cùng sự phát triển của đất nước.

Chuyên mục:
[facebook][blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.