Vụ việc một nhóm người có trang bị súng, dao tấn công (vụ tấn công) vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur, trong đó có khu vực làm việc của Công an xã, thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk (rạng sáng 11/6/2023) đang được những thành phần phản động, chống phá đất nước triệt để lợi dụng xuyên tạc, bóp méo bản chất và kích động chia rẽ, hằn thù dân tộc.


Tiêu biểu như Trương Nhân Tuấn, thành viên tổ chức phản động Tập hợp dân chủ đa nguyên ở Pháp tung ra hàng loạt bài viết, kiểu như “Giải pháp nào để cứu những người Thượng cuối cùng?” ngày 14/6/2023 và “Đâu là nguyên nhân những bất ổn ở Tây Nguyên từ năm 1975 đến nay?” ngày 18/6/2023, tung ra luận điệu xảo trá, vu cáo kiểu như “khác với thực dân kiểu cũ, người Pháp mở mang dân trí cho dân thuộc địa, mở mang đường xá, xây dựng cầu cống, nhà thương, trường học, phát triển kinh tế nội địa… thì “thực dân mới” do lòng tham đất, đã đuổi những người Thượng đi vào tuyệt lộ” và nếu “không ngăn chặn kịp thời, người Thượng sẽ bị diệt chủng”. Ông ta xuyên tạc, gán ghép “nguyên nhân của mọi nguyên nhân bạo loạn Tây Nguyên, từ năm 1975 đến nay, không loại trừ, đều bắt nguồn từ sự bội ước, nếu không nói là phản bội, của đảng CSVN đối với các dân tộc bản địa ở miền Nam như Khmer, Chàm, Thượng v.v..” và kích động hay mang bánh vẽ kiểu “cách tốt nhứt hiện thời là chính phủ Pháp mở cửa vùng lãnh thổ Guyane để đón nhận toàn bộ người Thượng còn sót lại”.

Trước hết, sự thật hiển nhiên vụ việc tấn công làm một số công an, cán bộ và người dân ở đây thiệt mạng, thương tích, rồi bắt cóc con tin là hành vi manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính, có tổ chức khiến người dân cả nước bàng hoàng. Vụ tấn công đó không phải là do người Kinh đàn áp, chiếm đất của người Thượng để giao đất dự án cho doanh nghiệp; cũng không phải do “cưỡng chế thu hồi và giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Ban Mê Thuột” và càng không phải là do “CSVN đã phát động chủ trương “đấu tranh giai cấp”, xúi dân “kinh” truy bắt, đánh đập dân Thượng” như Trương Nhân Tuấn và các thế lực thù địch bẻ cong, xuyên tạc và bôi đen sự thật.

Ngược lại được sự hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực của quần chúng nhân dân, thậm chí sự động viên của người thân ruột thịt, họ hàng đối tượng ra đầu thú, nên chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng công an và các đơn vị chức năng đã bắt giữ được 74 đối tượng (đến ngày 20/6) cùng 4 khẩu súng quân dụng, 4 khẩu súng tự chế, gần 200 viên đạn, 2 quả lựu đạn, dao, hung khí tự chế các loại và nhiều tài liệu, tang vật khác…. Công an đã và đang phối hợp cùng các cơ quan liên quan đấu tranh, lấy lời khai, làm rõ vai trò từng đối tượng và những người có liên quan đến vụ tấn công này. Cùng với đó, việc nhanh chóng điều tra, xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật; tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp loại trừ các nguy cơ xảy ra vụ việc tương tự, lợi dụng vụ việc kích động gây mất an ninh, trật tự; nhất là việc chỉ đạo và sẵn sàng các lực lượng, phương tiện xử lý các tình huống phức tạp phát sinh những ngày vừa qua đã góp phần để Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung bình thường trở lại.

Đây mới là sự thật và sự thật này là không thể phủ nhận, chứ không phải như những luận điệu vu cáo, bịa đặt trắng trợn của Trương Nhân Tuấn

Thứ hai, Trương Nhân Tuấn và đồng đảng của y không thể xuyên tạc về chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng như sự ghi nhận vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Trên hành trình đấu tranh vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên luôn tin tưởng, đi theo Đảng, chịu sự lãnh đạo của Đảng và có nhiều đóng góp tích cực, góp phần vào những thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu giây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng ta. Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ” để săn sóc cho tất cả các đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta” trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, ngày 19/4/1946.

Thứ ba, người Thượng, đồng bào Tây Nguyên luôn là dân của một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất và đã, đang ngày càng phát triển. Dù vẫn còn những khó khăn cần phải giải quyết, song không thể suy diễn chủ quan rằng mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế, xã hội nói chung, cho vùng Tây Nguyên nói riêng là do “tham đất đai” của đồng bào, nên đã đuổi đồng bào Thượng đi vào đường cùng; càng không phải là “chiến công “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, công lao nếu tính là 10 thì trong đó người Thượng đã góp 5” nhưng sau khi miền Nam được giải phóng, cả nước thống nhất thì “đảng CSVN một mình chiếm lĩnh mọi thành quả” nên “lời hứa “khu tự trị Tây Nguyên” cũng theo mây gió bay đi” như Trương Nhân Tuấn kích động.

Hơn nữa, việc Trương Nhân Tuấn trích dẫn Chương trình của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam để quy chụp rằng những lời “hứa hẹn với người Thượng” đã bị lãng quên cũng thật nực cười. Thế, danh sách đại biểu Quốc hội khóa XV gồm 499 người thì có 89 đại biểu là người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc Tày, Thái, Mông, Mường, Khmer, Chăm, Ê đê, Khơ mú, Nùng, Giáy, Sán Dìu, Thổ, Xơ Đăng, Brâu, Sán Chay (Cao Lan), Lự, La Chí, Vân Kiều, Lào, Hoa, Cơ Ho…; trong đó, các địa phương có tỷ lệ đại biểu người dân tộc thiểu số trúng cử cao gồm Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Lai Châu, Bắc Kạn, Sóc Trăng, Đắk Lăk và nhất là có ông Y Thanh Hà Niê K’đăm – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; ông Tráng A Dương – Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh… chẳng phải là minh chứng và chính là cái tát vả vào nhận định ngu ngơ “từ năm 1975 đến nay, danh sách nhân sự lãnh đạo cấp cao không có tên người dân tộc nào cả” của Trương Nhân Tuấn hay sao!

Vì thế, mọi suy diễn, công kích, xuyên tạc của Trương Nhân Tuấn đều là chiêu trò, thủ đoạn chống phá thâm độc gây chia rẽ đồng bào Thượng, đồng bào các tỉnh vùng Tây Nguyên với đồng bào cả nước nhằm gây “bất ổn ở Tây Nguyên” và phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhưng mọi mưu toan, chiêu trò đó chỉ là dã trang xe cát mà thôi./.

Nguồn: Nhân Quyền

 Sự việc nổ súng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur làm thương vong cả cán bộ và dân khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Với sự vào cuộc nhanh chóng và nỗ lực của lực lượng công an cùng những thông tin của người dân, 27 đối tượng nguy hiểm đã bị bắt giữ.

Ngay trong sáng sớm ngày 11/06, sau khi nhận được thông tin, lực lượng công an đã nhanh chóng vào cuộc. Ngoài tiếp viện từ Bộ Công an, lực lượng công an Đắk Lắk đã được huy động hết 100% nhân lực. Để vừa đảm bảo bắt giữ các đối tượng, vừa đảm bảo an ninh tính mạng cho người dân ở các khu vực xung quanh đồng thời tăng cường nhân lực lập các chốt chặn để kiểm soát tình hình.
Công an nhanh chóng điều phương tiện, lực lượng đến hiện trường.
Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường nơi người dân bị nhóm đối tượng sát hại
Các đối tượng bị bắt giữ sáng ngày 11/06
Các đối tượng bị bắt giữ sáng ngày 11/06
Các đối tượng bị bắt giữ chiều ngày 11/06
Sáng 12/06, Cảnh sát Cơ động, Bộ Công an và Công an Đắk Lắk tiếp tục triển khai lực lượng tiếp tục truy bắt các đối tượng nguy hiểm tại Đắk Lắk
Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết các lực lượng chức năng đã làm việc trắng đêm và đang quyết liệt truy bắt những người còn lại trong nhóm tấn công. Lực lượng chức năng cũng đã giải thoát 2 công dân bị bắt làm con tin, công dân thứ 3 tự giải thoát.
Lực lượng chức năng cũng thu một số vũ khí quân dụng, trong đó có súng trường CKC
Cảnh sát Cơ động, Bộ Công an và Công an Đắk Lắk vẫn tiếp tục triển khai lực lượng tiếp tục truy bắt các đối tượng còn lại. Tại huyện Cư Kuin, các xã được chỉ đạo trực 100% quân số. Đến 11 giờ 30 ngày 12/6, lực lượng chức năng đã bắt giữ tổng số 26 đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng tại cầu Cá Ngựa, thôn Đồng Sơn, xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng tại cầu Cá Ngựa, thôn Đồng Sơn, xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin.
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, lực lượng chức năng vẫn đang khép chặt vòng vây để truy bắt triệt để nhóm đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.

Chiều 12/6, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, tính đến 18h30 cùng ngày, lực lượng Công an đã bắt giữ thêm 1 đối tượng trong vụ tấn công vào UBND xã tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, nâng tổng số đối tượng bị bắt lên 27 đối tượng.

Hiện an ninh được nới lỏng ở khu vực xung quanh hiện trường, cuộc sống người dân đã trở lại bình thường. Lực lượng chức năng đang dọn dẹp trụ sở UBND xã Ia Tiêu để nhanh chóng hoạt động. Tương tự, người dân xã Ea Ktur đã quay lại với công việc như mọi ngày. Theo một cán bộ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên (Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an), đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với dân quân, công an xã, huyện cùng nhiều lực lượng khác chia thành các tổ tuần tra, kiểm soát trên địa bàn xã Ea Tiêu, Ea Ktur và nhiều khu vực lân cận huyện Cư Kuin. Người dân địa phương bình tĩnh và thực hiện theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Hạ Băng

Thời gian qua, các thế lực thù địch rêu rao, gán ghép nhiều thông tin xuyên tạc, sai trái hòng chống phá việc ban hành và thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (HTCT) theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả của Đảng ta. Những luận điệu xuyên tạc, sai trái đó phải được nhận diện và bác bỏ bằng những luận cứ lý thuyết và thực tiễn, góp phần khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương đổi mới, sắp xếp HTCT theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Một số luận điệu sai trái, xuyên tạc

Với mũi nhọn chống phá là tập trung vào những đổi mới trong tổ chức và hoạt động của HTCT như việc chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính; nhất thể hóa các chức danh, phân cấp, ủy quyền, tinh gọn bộ máy; công tác sắp xếp, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ trong HTCT Việt Nam, các thế lực thù địch từng bước tung ra những luận điệu xuyên tạc, sai trái.

Chúng cho rằng việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của HTCT thực chất là sáp nhập “chính quyền vào Đảng”, dẫn đến việc thao túng quyền lực Nhà nước về phía Đảng, là “độc tài cá nhân”, “độc tôn tham nhũng”. Từ đó, chúng khẳng định việc làm trên sẽ khiến không khí trở nên “ngột ngạt” bao trùm Đảng và “chông chênh” về tương lai (nhất là khi quan điểm “nhất thể hóa” theo hướng Đảng kiêm nhiệm chính quyền đang dần hiện thực). Thêm vào đó, chúng ra sức kêu gọi cán bộ, đảng viên hưu trí, cựu chiến binh lên tiếng phản đối. Cụ thể, trên một số diễn đàn, trang mạng xã hội, các thế lực thù địch tăng cường xuyên tạc chủ trương đổi mới, sắp xếp bộ máy của HTCT các cấp lần này cũng chẳng khác gì việc làm theo kiểu “giật gấu vá vai”, chưa đi vào chiều sâu, nguyên nhân cốt lõi của sự “cồng kềnh, kém hiệu quả” trong bộ máy của HTCT, mà thực chất Đảng chỉ mở hướng dư luận cho việc sáp nhập “chính quyền vào Đảng” nhằm cổ xúy, phục vụ cho lợi ích nhóm, tạo kẽ hở để người có chức, có quyền trục lợi.

Bên cạnh đó, các thế lực phản động lợi dụng những hạn chế, bất cập hòng đánh đồng, đổ lỗi những khuyết điểm, hạn chế có nguyên nhân chính từ những sai lầm hay sự “độc tôn, độc tài” của Đảng ta; quy kết rằng những điều đó có nguồn gốc từ hạn chế, yếu kém của Đảng cầm quyền. Việc làm của chúng đã phần nào ảnh hưởng đến những nỗ lực đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của HTCT nước ta, gây ra nhiễu loạn thông tin.

Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Thứ nhất, đối với một đảng chính trị cầm quyền, việc đổi mới tổ chức bộ máy của HTCT theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là hoạt động bình thường và cũng là xu thế chung ở nhiều thể chế và quốc gia trên thế giới hiện nay.

Ở Việt Nam, việc chủ trương xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy của HTCT không phải là vấn đề mới, “giật gấu vá vai”, mà được đề ra và thực hiện trong suốt tiến trình lãnh đạo của Đảng và không tách rời khỏi hệ lý luận về vai trò, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII nhấn mạnh: “Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của HTCT, đạt được nhiều kết quả quan trọng”.

Để có nền chính trị bền vững như hiện nay, Đảng đã chỉ đạo xây dựng và ban hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết và Nhà nước ban hành nhiều chính sách, chỉ thị có liên quan đến công tác sắp xếp, cơ cấu lại HTCT hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, không có nhiệm kỳ nào Trung ương không bàn đến các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại, bất cập của HTCT.

Sau các nghị quyết của Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và ban hành các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể được khẩn trương tổ chức thực hiện đối với các vấn đề liên quan đến hoàn thiện bộ máy, phân cấp, ủy quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; công tác cán bộ cũng được thực hiện nghiêm túc, đồng bộ; đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực được tiến hành quyết liệt, đồng bộ với nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy. Điều đó thực sự tạo ra sự lan tỏa, ủng hộ trong toàn Đảng và toàn xã hội.

Như vậy, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của HTCT tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn, phản ánh rõ vai trò lãnh đạo liên tục, thông suốt và kịp thời của Đảng trong thời kỳ đổi mới; đồng thời, phản ánh và thể hiện được quyết tâm, ý chí của toàn hệ thống chính trị và khát vọng phát triển đất nước của Nhân dân ta. Nó vừa là tất yếu, vừa là yêu cầu cấp bách để HTCT ngày càng hoàn thiện, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, trong thực tế, một số bất cập, hạn chế của HTCT là bài học kinh nghiệm, thậm chí là điều kiện “chín muồi” để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện bộ máy của HTCT nước ta.

Sau 37 năm đổi mới, mặc dù đã có sự quan tâm, tổ chức, sắp xếp liên tục đối với tổ chức bộ máy của HTCT, song cho đến nay, chúng ta đang vẫn phải duy trì “một tổ chức bộ máy của HTCT còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao”; “việc hoàn thiện mô hình tổ chức tổng thể của HTCT cho phù hợp với tình hình thực tiễn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy ở một số nơi thiếu kiên quyết, đồng bộ và chưa đạt mục tiêu đề ra; cá biệt có nơi còn nóng vội, chưa có bước đi vững chắc”. Thực tế đó khiến chúng ta cần chú tâm hơn về những nguyên nhân của các hạn chế, bất cập trong công tác xây dựng HTCT hoàn thiện, vững mạnh.

Về đội hình, biên chế và năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy HTCT, hiện nay, số hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước ước khoảng gần 4 triệu người, chưa tính Quân đội và Công an. Chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức dù được nâng lên một bước đáng kể so với trước đây nhưng chưa đồng đều, thậm chí còn yếu, nhất là năng lực phát hiện vấn đề, tham mưu và đề xuất các biện pháp giải quyết.

Có thể thấy là nếu tiếp tục duy trì bộ máy như vậy quá lâu, không những cản trở sự phát triển, đi ngược lại đòi hỏi của thực tiễn khách quan và xu hướng cải cách bộ máy của các quốc gia trên thế giới mà cũng không có ngân sách nào đủ để duy trì và nuôi nổi một bộ máy của HTCT “quá khổng lồ”, “cồng kềnh” và “nhiều đầu mối” như thế. Đây là thời điểm thích hợp nhất, tích hợp đủ các điều kiện để thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của HTCT. Thách thức đang đặt ra cho cả HTCT nước ta là vô cùng lớn.

Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Đại hội XIII của Đảng đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ, trong đó, nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là “tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và HTCT toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của HTCT tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này cần kiên quyết đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch. Muốn vậy, cần thực hiện một số nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường nhận thức và tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của HTCT Việt Nam. Theo đó, cần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ.

Thứ hai, kiên quyết đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch về đổi mới và xây dựng, kiện toàn HTCT nước ta. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tấn, báo chí, các lực lượng chuyên trách làm công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đối với các cơ quan tham mưu về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống các quan điểm sai trái, thù địch cần quán triệt, thực hiện hiệu quả các quan điểm, giải pháp trong Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Thứ ba, kịp thời đồng bộ quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng HTCT Việt Nam tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện lý luận mô hình HTCT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kịp thời sơ kết, tổng kết các mô hình thí điểm, làm căn cứ hoàn thiện đường lối đổi mới, xây dựng đồng bộ HTCT nước ta thời gian tới; chú trọng hoàn thiện về thể chế, bảo đảm đồng bộ, liên thông giữa quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tổ chức bộ máy, biên chế của HTCT, tạo hành lang pháp lý đổi mới toàn diện đối với HTCT.

Bên cạnh đó, gắn đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của HTCT với thực hiện hiệu quả các quan điểm Đại hội XIII và Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và HTCT; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Thứ tư, phát huy những mặt tích cực, khắc phục những bất cập, hạn chế đang tồn tại của HTCT nước ta để những bất cập, hạn chế đó không thể trở thành điểm để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Quán triệt, triển khai và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo quan điểm của Đại hội XIII về đổi mới, xây dựng HTCT từ tổ chức bộ máy, các mối quan hệ, các cơ chế, đến các nguyên tắc vận hành… nhằm xây dựng bộ máy HTCT Việt Nam hoạt động hiệu lực, hiệu quả./.

LÊ THỊ TÌNH, Trường Chính trị tỉnh Gia Lai - Nguồn: Báo Gia Lai điện tử

 Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6-10-2022, của Bộ Chính trị, “Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết số 23-NQ/TW) đang tạo ra khí thế và động lực lớn thúc đẩy vùng Tây Nguyên phát triển toàn diện. Để hiện thực hóa những mục tiêu đề ra trong Nghị quyết, thời gian tới, các tỉnh vùng Tây Nguyên cần nâng cao quyết tâm chính trị, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đột phá, góp phần giải quyết các điểm nghẽn, vướng mắc, tạo nền tảng cho phát triển bền vững.



Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan trưng bày sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Nguyên tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045_Ảnh: TTXVN

Tiềm năng, lợi thế và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Vùng Tây Nguyên có diện tích khoảng 54,5 nghìn km2 (chiếm 1/6 diện tích cả nước; lớn thứ 3 trong 6 vùng kinh tế - xã hội); nằm ở điểm giao biên giới ba nước Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam, tiếp giáp các vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; được coi là “phên dậu phía Tây của Tổ quốc”, là “nóc nhà của Đông Dương”. Tây Nguyên là vùng giàu tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong phát triển, giữa vai trò tâm điểm của kết nối đông - tây; có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh đối với cả nước; là vùng dự trữ chiến lược cho phát triển bền vững của quốc gia,... Nhìn chung, tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên được thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, Tây Nguyên là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Địa hình của vùng đa phần là đồi núi và cao nguyên có độ cao từ 500 - 1.500m so với mực nước biển; diện tích đất đỏ ba-zan lớn, phì nhiêu (khoảng 1 triệu héc-ta), đất đỏ vàng với độ tơi, xốp cao (khoảng 1,8 triệu héc-ta), đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía tây nam và trong các thung lũng, đất phù sa ở ven sông,... Mặt khác, khí hậu của vùng có hai mùa rõ rệt, nắng nhiều vào mùa khô, trong khi mùa mưa tập trung lượng mưa lớn trong năm (tổng lượng mưa trung bình ở vùng Tây Nguyên cung cấp cho dòng chảy mặt khoảng 50,2 tỷ m3/năm; dòng chảy ngầm khoảng 6,6 tỷ m3/năm). Đây là những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi trong phát triển cây công nghiệp, nông nghiệp (đặc biệt là các cây nhiệt đới, như cà phê, cao su, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, mắc-ca...).

Bên cạnh đó, rừng là yếu tố nổi trội về tài nguyên tự nhiên của vùng Tây Nguyên với diện tích lớn; toàn vùng có gần 2,6 triệu héc-ta, lớn thứ ba cả nước (khoảng 17,5%), trong đó rừng tự nhiên là 2,1 triệu héc-ta, rừng trồng mới là 469.000ha(1); tỷ lệ che phủ xấp xỉ 46% (năm 2021). Tài nguyên rừng có tính đa dạng sinh học cao, gồm nhiều chủng loại động, thực vật quý hiếm, như cây gỗ, cây dược liệu, voi, hổ, khỉ,...; từng là không gian cư trú và là nguồn tài nguyên sinh kế của cư dân địa phương, tạo nên “văn hóa rừng” độc đáo. Mặt khác, nhờ địa hình cao nguyên khá bằng phẳng, nhiều sông, suối gắn chặt với cánh rừng, nên vùng có điều kiện để phát triển mạnh về các loại hình du lịch, như du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, thể thao, mạo hiểm, canh nông,...; là cơ sở để hình thành “con đường xanh Tây Nguyên”. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản trong vùng khá đa dạng, một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, như than bùn, than nâu, sét cao lanh,... là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng (đặc biệt, trữ lượng bô-xit rất lớn, khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bô-xit cả nước(2)).

Thứ hai, Tây Nguyên là vùng đất có bản sắc văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú; là không gian sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với 12 DTTS tại chỗ, gồm Gia-rai, Ba-na, Ê-đê, M-nông, B-râu, Chu-ru, Rắc-glay, Cơ-ho, Giẻ-triêng, Mạ, Rơ-măm và Xơ-đăng. Qua các thời kỳ lịch sử, lượng người di cư từ các nơi lên vùng Tây Nguyên ngày càng nhiều, hiện nay, dân số của vùng xấp xỉ 6 triệu người (chiếm 6,1% dân số cả nước); có 53 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 52 DTTS với số lượng khoảng 2,2 triệu người (chiếm 37,65% dân số toàn vùng)(3). Đây cũng là nơi có đông thành phần dân tộc nhất nước ta và là nơi duy nhất có đủ các nhóm ngôn ngữ - dân tộc của Việt Nam.

Các đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên đã hình thành và lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, có giá trị lịch sử và thẩm mỹ độc đáo, như rượu cần, nhà rông, nhà dài, nhà mồ, đàn T’rưng, các bộ sử thi đồ sộ hay “không gian văn hóa cồng chiêng”,... Mỗi tỉnh trong vùng có sự hiện diện ít nhất một sắc màu văn hóa nổi bật có tính đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương, cụ thể: dân tộc Ê-đê đại diện cho văn hóa ở tỉnh Đắk Lắk (người Ê-đê chiếm 17% dân số toàn tỉnh (DSTT)); dân tộc Gia-rai, Ba-na đại diện cho văn hóa tỉnh Gia Lai (người Gia-rai chiếm 29,2% DSTT, người Ba Na chiếm 11,8% DSTT); dân tộc M-nông đại diện cho văn hóa tỉnh Đắk Nông (người M-nông chiếm 9,7% DSTT); đại diện cho bản sắc văn hóa ở tỉnh Lâm Đồng là dân tộc Mạ, Cơ-ho (người Mạ chiếm 76,5% toàn bộ người Mạ ở Việt Nam, người Cơ-ho chiếm 13,5% DSTT và 87,4% toàn bộ người Cơ-ho ở Việt Nam); đại diện cho bản sắc văn hóa ở tỉnh Kon Tum là dân tộc Xơ-đăng, Giẻ-triêng (người Xơ-đăng chiếm 24,4% DSTT, chiếm 62,7% toàn bộ người Xơ-đăng ở Việt Nam; người Giẻ-triêng ở tỉnh Kon Tum chiếm 62,4% tổng số người Giẻ-triêng ở Việt Nam(4).

Thứ ba, sau 20 năm triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18-1-2002, của Bộ Chính trị, “Về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010” và Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24-10-2011, của Bộ Chính trị, “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2020”, các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của vùng; đồng thời, thực hiện khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển nhanh, bền vững và đạt được nhiều kết quả to lớn, quan trọng (thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 48 triệu đồng, gấp 10,6 lần năm 2002)(5). Mặt khác, “quan điểm đồng bộ” trong phát triển vùng được kế thừa, cụ thể: “phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp đồng bộ cả kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; vừa phát huy ý chí tự lực, tự cường, khai thác nội lực tại chỗ, vừa phải có sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và đầu tư tương xứng của Nhà nước về chính sách, nguồn lực và sự liên kết, hỗ trợ của các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước”. Từ những nền tảng đó, Tây Nguyên hiện trở thành vùng sản xuất chủ lực một số sản phẩm nông sản với quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao (nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả); ngành du lịch có bước phát triển khá, hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng, vùng du lịch sinh thái - văn hóa có sức hấp dẫn; các giá trị văn hóa được bảo tồn, kế thừa và phát huy. Mặt khác, ý thức đoàn kết, tính tự lực trong phát triển sản xuất, giảm nghèo được nâng cao; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên,...

Những khó khăn, bất cập trong phát triển kinh tế - xã hội:

Một là, tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp nhất (tuy có tăng, nhưng mới chỉ xếp thứ 5 trong 6 vùng kinh tế - xã hội), đồng thời giữa các địa phương có sự chênh lệch (cao nhất là tỉnh Lâm Đồng, thấp nhất là tỉnh Gia Lai); số hộ nghèo, cận nghèo lớn, nguy cơ tái nghèo còn cao; khoảng cách giàu - nghèo giữa các nhóm dân tộc chậm được thu hẹp(6). Bên cạnh đó, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới còn thấp; chất lượng giáo dục - đào tạo, nguồn nhân lực, năng suất lao động chậm chuyển biến, có nhiều hạn chế; công tác chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ y tế, chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp so với mức trung bình cả nước,...

Hai là, nhiều giá trị di sản, bản sắc văn hóa dân tộc của vùng đang đứng trước nguy cơ bị mai một, hòa tan; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và khai thác, phát triển; việc ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp chưa được chú trọng. Mặt khác, tỷ lệ che phủ rừng giảm mạnh và không đạt được mục tiêu đề ra; nguồn nước có nguy cơ suy giảm, tình trạng khô hạn diễn biến bất thường,...

Ba là, một mặt, hoạt động liên kết nội vùng và liên vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả, còn mang tính hình thức; mặt khác, mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng còn thiếu thốn và xuống cấp, nhất là kết cấu hạ tầng chiến lược (giao thông, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin,...), chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vấn đề tôn giáo, dân tộc,... vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, khó khăn; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn.

Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Trước yêu cầu thực tiễn, nhằm thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế - xã hội nói chung và đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng Tây Nguyên nói riêng, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW với nội dung, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm định hướng, nhận diện thời cơ và thách thức để thúc đẩy xây dựng vùng Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Nhiều quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đã chú trọng đến vai trò, vị trí quan trọng và tiềm năng, lợi thế của vùng, góp phần mang lại sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, điều này được thể hiện cụ thể ở một số nội dung sau:

Về quan điểm chỉ đạo: Nghị quyết số 23-NQ/TW kế thừa tất cả quan điểm chỉ đạo trước đó, đồng thời bổ sung, phát triển các quan điểm phù hợp với tình hình mới, đưa ra hệ thống 5 quan điểm về phát triển Tây Nguyên. Trong đó, Nghị quyết tiếp tục xác định vùng Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trên nhiều mặt, như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng - an ninh và đối ngoại,... của cả nước; xác định yêu cầu vừa phát triển vùng Tây Nguyên nhanh, vừa phải bền vững là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các địa phương trong vùng, mà còn với cả nước.

Trên cơ sở đó, Nghị quyết số 23-NQ/TW nhấn mạnh việc xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên thông qua kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường,... gắn chặt với bảo đảm quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Có thể thấy, Đảng ta coi trọng và đặt việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường lên hàng đầu, làm nền tảng cho việc giữ vững quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị - xã hội; đồng thời, có sự chỉ đạo, bổ sung những quan điểm, định hướng phù hợp hơn, như phát triển vùng Tây Nguyên theo hướng đẩy mạnh liên kết vùng, nội vùng, liên kết chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành phố khu vực duyên hải Trung Bộ; đẩy nhanh kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, với các nước trong khu vực,...

Về mục tiêu: Nghị quyết số 23-NQ/TW xác định các mục tiêu tổng thể, cụ thể và thời hạn chiến lược cần đạt được rõ ràng hơn, tầm nhìn xa hơn. Điều này thể hiện những kỳ vọng và quyết tâm cao của Đảng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho vùng Tây Nguyên trong giai đoạn mới. Nghị quyết số 23-NQ/TW xác định, phấn đấu đến năm 2030, Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hóa dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế gắn với các trung tâm chế biến. Cơ bản hình thành hạ tầng giao thông quan trọng, hạ tầng số,... Đến năm 2045, Tây Nguyên được kỳ vọng trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước,...


Phát triển nhiều mô hình du lịch cộng đồng tại các buôn làng đồng bào dân tộc Tây Nguyên, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước_Ảnh: TTXVN

Một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:

Thứ nhất, nhanh chóng xây dựng, triển khai đồng bộ các quy hoạch, kế hoạch phát triển; bảo đảm hoạt động liên kết giữa các địa phương ở quy mô nội vùng và liên vùng. Các quy hoạch, kế hoạch phải xác định tầm nhìn chiến lược, đặc biệt là vấn đề chênh lệch giữa các địa phương trong vùng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, từ đó, kiến tạo sự phát triển đồng đều giữa các địa phương. Đồng thời, Trung ương và các địa phương trong vùng cần chủ động, sớm xác định rõ về tính đặc thù của vùng Tây Nguyên, cụ thể là cần có cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp để phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng; các cơ quan ở Trung ương cần tăng cường phối hợp với Hội đồng vùng và các địa phương trong vùng, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, ban hành, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách ưu tiên, có tính đặc thù cho phát triển vùng và tính đến yếu tố đặc thù trong xây dựng chính sách(7), nhằm tạo nền tảng thể chế, cơ chế đặc thù, góp phần phát huy lợi thế, tiềm năng từng địa phương và có những phát triển so sánh với các vùng, miền khác trong cả nước.

Thứ hai, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khắc phục sự thiếu hụt nhân lực khoa học - công nghệ và hạn chế của vùng trũng về giáo dục. Nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học, làm công tác nghiên cứu, tham mưu, phản biện chính sách của các địa phương trong vùng vẫn còn mỏng(8); hiện nay, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn khá cao (chiếm 50,2%), trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 16,9%. Vì vậy, các địa phương phải có chính sách giáo dục - đào tạo, thu hút nhân tài; đồng thời, làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất về trường học, hợp tác tốt về đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nguồn nhân lực của vùng.

Thứ ba, chú trọng khai thác, phát huy thế mạnh từng địa phương về nông nghiệp, du lịch, năng lượng tái tạo...; mặt khác, nhanh chóng có phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích cây ăn trái, tăng năng suất, giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, cần có giải pháp mạnh mẽ bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững. Ngoài ra, chú trọng phát triển các ngành nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh bền vững; hạn chế sử dụng chất hóa học và các biện pháp can thiệp xâm hại đất và hệ sinh thái tự nhiên.

Thứ tư, củng cố và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở) có bản lĩnh chính trị, tính chuyên nghiệp cao, năng động, sáng tạo; bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý, có sự chuyển giao, kế thừa chặt chẽ giữa các thế hệ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện lớp cán bộ kế cận, cán bộ nữ, cán bộ là người đồng bào DTTS; tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; phát huy cao độ truyền thống văn hóa, cách mạng, sự cần cù và ý chí tự lực, tự cường của nhân dân. Trước nay, buôn, làng là một bộ phận rất quan trọng và là địa bàn chủ yếu ở cấp cơ sở vùng Tây Nguyên, do đó, phải chú trọng phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; phát huy hiệu quả các mô hình tự quản tại cộng đồng ở các cơ sở, vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa. 

Thứ năm, tranh thủ nguồn lực từ việc triển khai các chương trình, chính sách hiện có trên địa bàn; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Bên cạnh đó, tập trung giải quyết triệt để vấn đề đất đai do các yếu tố lịch sử để lại và mối quan hệ giữa đất đai, dân tộc và tôn giáo. Các địa phương phải tăng cường chất lượng công tác tuyên truyền, dân vận; nâng cao trình độ dân trí, phổ biến kiến thức chính trị, pháp luật, bảo đảm nền tảng cho phát triển kinh tế, góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, văn hóa lành mạnh, tốt đẹp./.

TS PHẠM XUÂN HOÀNG - PHẠM THỊ NHÂM ANHPhó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên - Trường Chính trị tỉnh Gia Lai - Nguồn: Tạp chí Cộng sản
----------------------

(1) Quyết định số 2860/QĐ-BNN-TCLN, ngày 27-7-2022, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Về công bố hiện trạng rừng toàn quốc”

(2), (3) Xem: Báo cáo số 1045-BC/BCSDCP, ngày 18-8-2022, của Ban cán sự đảng Chính phủ, “Về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18-1-2002, của Bộ Chính trị khóa IX, “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010” và Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24-10-2011, của Bộ Chính trị khóa XI, “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, của Bộ Chính trị (khóa IX), “Về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2020””

(4) Tổng cục Thống kê: Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2020, tr. 160 – 161

(5) Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6-10-2022, của Bộ Chính trị, “Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

(6) Theo số liệu năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Lâm Đồng là 44,9 triệu đồng/người/năm; tỉnh Gia Lai ở mức 27,8 triệu đồng/người/năm. Trong giai đoạn 2010 - 2020, thu nhập của 20% nhóm người có thu nhập thấp nhất và 20% nhóm người có thu nhập cao nhất trong vùng có mức chênh lệch không đổi là 8,3 lần, cao hơn mức trung bình của cả nước

(7) Xem: “Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị phát triển vùng Tây Nguyên”, Báo điện tử VTV, ngày 14-10-2022, https://vtv.vn/chinh-tri/toan-van-phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-hoi-nghi-phat-trien-vung-tay-nguyen-20221014183444097.htm

(8) Năng suất lao động vùng Tây Nguyên hiện nay tương đối thấp (khoảng 65% mức trung bình cả nước), chất lượng nguồn nhân lực còn yếu. Theo thời giá lao động năm 2020, vùng chỉ đạt 84,3 triệu đồng/lao động; quy mô lao động của vùng lớn, năm 2020 là 3,5 triệu người; tốc độ tăng trưởng lao động bình quân cao so với cả nước, tuy nhiên cơ cấu lao động của vùng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (67,9%), khá khác biệt so với xu thế chung là 33%

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.