Nhân ngày quốc tế nhân quyền, bàn luận về tình hình nhân quyền Việt Nam

Trước ngày Quốc tế nhân quyền (10/12), đám phản động ở trong và ngoài nước liên tục tổ chức các hoạt động để khuếch trướng, phô trương lực lượng bằng nhiều chiêu trò khác nhau: từ trao giải thương nhân quyền Lê Đình Lượng cho dân chủ Nguyễn Thúy Hạnh và quỹ 50K của cô ta, từ việc kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực buộc Việt Nam trả tự do cho hàng loạt đối tượng chống đối cho đến ra sức xuyên tạc tình hình nhân quyền ở trong nước. Thực tế, những hoạt động trên không làm thay đổi bản chất tình hình nhân quyền Việt Nam, không thể thay đổi cái nhìn của bạn bè quốc tế và dư luận ở trong nước liên quan đến tình hình nhân quyền Việt Nam, và tất nhiên, nó chỉ là tô vẽ thêm cho đánh giá thiếu khách quan của một số tổ chức nhân quyền quốc tế với Việt Nam mà thôi.


Nếu ai quan tâm tới tình hình nhân quyền ở Việt Nam có thể thấy, thời gian qua, chúng ta đã đạt được những vấn đề đáng kể về tình hình nhân quyền, nâng cao quyền lợi của người dân. Có một thực tế không thể chối cãi là để thực hiện và bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp và pháp luật, căn cứ tình hình thực tiễn ở Việt Nam và trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo luật pháp quốc tế về vấn đề nhân quyền, những năm qua, Nhà nước ta luôn thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế và các khuyến nghị về nhân quyền mà Việt Nam đã chấp thuận. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nhân quyền với các quốc gia, tổ chức quốc tế quan tâm tới vấn đề này ở nước ta.

Ở một góc độ khác, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú ý việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, coi đây là nội dung hết sức quan trọng trong các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân gắn với bảo đảm các quyền của con người, vì sự phát triển toàn diện của con người. Cùng với đó, Nhà nước ta cũng không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh của nhân dân. Đặc biệt, hệ thống pháp luật ở Việt Nam luôn được điều chỉnh và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như bảo đảm sự tương thích quốc tế.

Mặt khác, dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng vấn đề nhân quyền vẫn luôn là chủ đề mà các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, chống phá chế độ của chúng ta. Không ít kẻ phản động, bất mãn, cơ hội chính trị vãn kêu gào, vu cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Thậm chí, như trên đã nói, không ít kẻ còn lớn tiếng kêu gọi, kích động các phần tử quá khích tụ tập đông người, tuần hành, biểu tình nhằm đòi chính quyền “đảm bảo quyền con người”. Điều này cũng dễ hiểu, vì từ trước đến nay, những vấn đề liên quan đến nhân quyền luôn là âm mưu xảo quyệt của các thế lực thù địch cùng những kẻ cơ hội chính trị lợi dụng để chống phá Việt Nam. Và nhân quyền cũng luôn là “mảnh đất màu mỡ” để chúng kích động, nuôi dưỡng các tổ chức phản động, tập hợp, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo, gây đối trọng với cấp ủy, chính quyền địa phương, hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vô hiệu hóa sự quản lý của Nhà nước, gây mất ổn định chính trị - xã hội…

Nói thế để thấy, việc gia tăng, đảm bảo các vấn đề nhân quyền cho người dân và đấu tranh phòng chống những kẻ lợi dụng nhân quyền là những vấn đề song song, cần phải tiến hành. Chúng ta cần tăng cường cải thiện hệ thống pháp luật, quan tâm chăm lo hơn nữa cuộc sống của nhân dân, nhưng đồng thời cũng cần phải kiên quyết đấu tranh những chặn các đối tượng xấu lợi dụng vấn đề nhân quyền để xâm phạm trật tự an toàn xã hội.

Tiếng Nói Trẻ
Chuyên mục:
[facebook][blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.