Nhà văn Nguyên Ngọc, một người từng được coi là cây đa, cây đề trong làng văn học Việt Nam, một người đã từng viết nhiều tác phẩm được coi là áng thiên hùng ca về tinh thần yêu nước, ý chí quyết hi sinh vì độc lập và tự do của đất nước, lại bị một kết cục không thể buồn hơn đến khi cuối đời – đó là bị dư luận lên án, tự xin rời khỏi Đảng, trở thành vết nhơ trong làng văn học Việt Nam. Nhiều người cứ thắc mắc, liệu đây có phải sự hiểu nhầm, khi họ không tin đó là sự thật, chẳng lẽ con người ta lại thay đổi nhanh chóng như vậy sao?
Chân dung nhà văn Nguyên Ngọc
Đối với ai còn thắc mắc, xin xem đoạn phỏng vấn của nhà văn Nguyên Ngọc với đài phản động RFI (Châu Á Tự do) để thấy sự suy thoái về tư tưởng, ý chí cách mạng của ông ta như thế nào, và tại sao ông ta bị gọi là kẻ trở cờ. Cụ thể, ngày 10/11/2019, khi được RFI này hỏi: "Trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, chính quyền Việt Nam cũng tiến hành ''Đổi mới'' song song với quá trình Perestroika ở Liên Xô. Việc Bức tường Berlin sụp đổ, rồi sau đó tác động dây chuyền đến việc Liên Xô tan rã, có tác động cụ thể gì đến tiến trình thay đổi tại Việt Nam?". Ông đã trả lời như sau:
"Lâu nay tôi vẫn thường nói thế này. Cái 1986, cái (mốc) mà Việt Nam gọi là ''Đổi mới'', tức là cái đảng Cộng Sản Việt Nam cởi trói cho xã hội, theo tôi không phải như vậy. Thực ra, nó đã bí bức đến cái mức mà người ta tự phá trói người ta đi ra. Với các tác động của sự sụp đổ của Liên Xô, của việc Bức tường Berlin sụp đổ, người ta càng cảm thấy không thể sống trong một cơ chế như thế nữa. Vào cái năm đó, tôi bảo là không có sự cởi trói đâu ! Không có chuyện cởi trói cho Dân đâu ! Mà là Dân tự phá trói, người ta đi ra. Trước hết là trong đời sống, trong nông nghiệp, rồi đến trong xã hội, trong văn học nghệ thuật, đời sống tinh thần cũng thế… Nhưng ở Việt Nam lại có một chỗ khác, như điều mà tôi nói vừa nãy : cái ''cộng sản'' nó lẫn lộn vào trong chủ nghĩa yêu nước. Còn một điều này nữa : Trong thực tế, những người cộng sản đầu tiên người ta cũng xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, người ta đi mượn một hệ thống lý thuyết để mong giải phóng dân tộc".
Và như thế, trong đó không hề có bất cứ dấu vết, công tích nào của Đảng cộng sản, nhà nước trong tiến trình đổi mới của dân tộc sau những nguy cơ và những dấu mốc đáng lo ngại, nhất là việc bức tường Berlin sụp đổ.Rồi từ tâm thế của một người đang xét lại lịch sử, quá khứ và phủ nhận vai trò của Đảng cộng sản, thay vì tìm kiếm những giải pháp có tính nội lực, phát huy những sức mạnh tiềm tàng từ dân tộc, thì nhà văn lại hướng tới phương tây như thể đó là cứu cánh nhân sinh cho VN ở thời buổi hiện nay: “Con đường phát triển duy nhất là phải hướng về phương Tây. Phải trở nên văn minh. Sở dĩ Việt Nam mà bị nô lệ là vì Việt Nam quá ư lạc hậu so với đối thủ của mình. Muốn thoát ra khỏi tình trạng thê thảm đó, thì phải hướng về nền văn minh của phương Tây.”
Đây là những lời phát ra từ một người đã từng là Đảng viên, từng là Tổng biên tập báo Văn nghệ, một báo có uy tín lớn trong làng văn học Việt Nam. Một người là Đảng viên lại cho rằng chúng ta phải hướng về văn minh phương Tây, xóa bỏ hồn cốt phương Đông của dân tộc mình, đi theo các nước Âu Mỹ - những kẻ vẫn đang sát hại hàng triệu người dân Hồi giáo vô tội ở Trung Đông, ngày đêm tìm mọi cách để chống phá Việt Nam hay sao? 90 tuổi, hơn 60 năm đã từng là Đảng viên, liệu có xứng với ông hay không, phát biểu đó có khác gì mấy kẻ phản động trẻ trâu, hàng ngày ra rả về tự do phương Tây hay không?
Người ta, càng lớn tuổi thì càng phải chín chắn, là điểm tựa cho thế hệ trẻ, vậy mà Nguyên Ngọc lại cho thấy, hóa ra, có những người càng lớn tuổi càng sa ngã và thiếu minh mẫn.
Tiếng Nói Trẻ