Hôm 20 tháng 9 năm 2019 vừa rồi, Phạm Đoan Trang lại đăng lên facebook “cà khịa” các “anh em an ninh và dư luận viên”. Cụ thể nội dung như sau:
“Người dân Trung Quốc cần những cái cớ để tự hào về đất nước, để lòng tự hào dân tộc của họ được ve vuốt, và có vẻ như đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đã giúp họ có được và duy trì những cớ đó. Đổi lại, dân chúng sẽ trung thành với chế độ và chấp nhận hy sinh một số quyền dân sự và chính trị.
Tuy thế, thành tựu kinh tế và sức mạnh quốc phòng có thể làm nên tính chính danh của một nhà nước thì cũng có thể làm cho tính chính danh ấy bị bào mòn, thậm chí bị xóa sạch, đến mức nhà nước phải sụp đổ. Khi nào kinh tế Trung Quốc sa sút, bất bình đẳng xã hội gia tăng, quân đội Trung Quốc thất bại trước một đối thủ nào đó… thì Bắc Kinh mất chính danh.
… So với đồng nhiệm Trung Quốc, đảng Cộng sản Việt Nam khó có khả năng xây dựng tính chính danh nhờ thành tựu kinh tế và quốc phòng. Nhà nước CHXHCN Việt Nam thường bị dân chúng chỉ trích, hoặc ít nhất cũng nghi ngờ, về chính sách phát triển kinh tế và năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhất là chủ quyền biển đảo. Trong khi đó, hầu như chưa người dân Trung Quốc nào phải trải qua cảm giác đất nước họ thất bại về kinh tế, chính quyền của họ duy trì chính sách đối ngoại nhu nhược, luồn cúi trước ngoại bang.
Từ đó, các bạn có thể thấy rằng vấn đề kinh tế và đặc biệt là bảo vệ chủ quyền đã trở thành tử huyệt tiềm tàng của đảng Cộng sản Việt Nam”.
(trích “Chính trị bình dân”, Chương II, Phần II, “Tính chính danh”)
Anh em an ninh và dư luận viên căm thù những dòng như thế này lắm đây.
Đọc cái status này thật ra ai cũng biết là Đoan Trang lại đang làm truyền thông cho cuốn Chính trị bình dân của ả thôi. Lợi dụng sóng truyền thông của cuộc biểu tình tại Hong Kong, nhà báo đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Phạm Đoan Trang đăng tin quảng cáo sách. Thế nhưng càng quảng cáo thì chính Đoan Trang lại càng tự thể hiện ra với bàn dân thiên hạ rằng cuốn Chính trị bình dân chẳng là gì ngoài những lời lẽ võ đoán, vô căn cứ.
Đầu tiên, Trang viết: “Người dân Trung Quốc cần những cái cớ để tự hào về đất nước, để lòng tự hào dân tộc của họ được ve vuốt, và có vẻ như đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đã giúp họ có được và duy trì những cớ đó. Đổi lại, dân chúng sẽ trung thành với chế độ và chấp nhận hy sinh một số quyền dân sự và chính trị.” Câu này hoàn toàn do nhà báo Đoan Trang tự thân nghĩ ra. Vì sao?
Đoan Trang nhắc đến “người dân Trung Quốc”, nhưng người dân ở đây là ai? Ai cần cớ để tự hào, để được ve vuốt? Ở đây, Đoan Trang viết mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh. Mang danh nhà báo, bài viết của Trang còn không có nổi một lời trích dẫn phỏng vấn “người dân Trung Quốc”. Và có bằng chứng nào cho rằng “đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đã giúp họ”? Thậm chí, Đoan Trang còn chụp mũ người dân Trung Quốc: “Đổi lại, dân chúng sẽ trung thành với chế độ và chấp nhận hy sinh một số quyền dân sự và chính trị.”.
Không biết thông tin người dân Trung Quốc “chấp nhận hy sinh một số quyền dân sự và chính trị” Đoan Trang lấy từ đâu ra. Từ chính miệng người Trung Quốc hay là do nhà báo này nghe lỏm được từ đâu đó? Hay Đoan Trang đang nói thay cho dân Trung Quốc? Hoặc to gan hơn, Đoan Trang tự bịa ra điều này.
Tiếp theo, Trang viết: “Tuy thế, thành tựu kinh tế và sức mạnh quốc phòng có thể làm nên tính chính danh của một nhà nước thì cũng có thể làm cho tính chính danh ấy bị bào mòn, thậm chí bị xóa sạch, đến mức nhà nước phải sụp đổ. Khi nào kinh tế Trung Quốc sa sút, bất bình đẳng xã hội gia tăng, quân đội Trung Quốc thất bại trước một đối thủ nào đó… thì Bắc Kinh mất chính danh.”
Ở đây, Đoan Trang nhắc đến “tính chính danh” và khẳng định rằng thành tựu kinh tế và sức mạnh quốc phòng là điều làm nên tính chính danh của nhà nước. Theo lý thuyết này của Trang, chắc hẳn Mỹ, Pháp mới là nhà nước chính danh ở nước ta. Vì vào thời kỳ chống thực dân, đế quốc rõ ràng Pháp đem lại cho cho kẻ làm bù nhìn ở Việt Nam rất nhiều lợi ích, và sức mạnh quốc phòng của Mỹ, Pháp cũng lớn hơn Việt Nam. Và cả hai quốc gia ấy cũng tranh giành Việt Nam, coi Việt Nam là xứ thuộc địa. Ngay sau đó, Trang liên hệ với Trung Quốc, vẽ ra ảo tưởng rằng khi nào kinh tế Trung Quốc sa sút, xã hội rối loạn, quân đội thua cuộc, thì Bắc Kinh mất chính danh. Nhưng cũng theo lý thuyết của chính Đoan Trang, thì tình trạng Trung Quốc rối loạn chỉ có trong ảo tưởng mà thôi.
Thực chất, Đoan Trang mắc phải lỗi lập luận khi đưa mối quan hệ nhân – quả vào giữa tính chính danh và thành tựu kinh tế, quốc phòng. Đưa đất nước đạt được những thành tựu về mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng nằm trong yêu cầu về tính hiệu quả của một nhà nước. Tính chính danh gồm khả năng của một hệ thống chính trị trong việc tạo ra và duy trì niềm tin rằng thể chế đó thích hợp và đúng đắn nhất cho xã hội đó.[1] Như vậy, tính hiệu quả thiên về các kết quả cụ thể, thực tế; còn tính chính danh thiên về niềm tin, cảm xúc nhiều hơn.
Cách lý giải tính chính danh của Đoan Trang vừa nhập nhằng, lại vừa thể hiện sự yếu kém trong kiến thức chính trị nền tảng của chính cô nàng.
Tiếp đó, Trang viết: “So với đồng nhiệm Trung Quốc, đảng Cộng sản Việt Nam khó có khả năng xây dựng tính chính danh nhờ thành tựu kinh tế và quốc phòng. Nhà nước CHXHCN Việt Nam thường bị dân chúng chỉ trích, hoặc ít nhất cũng nghi ngờ, về chính sách phát triển kinh tế và năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhất là chủ quyền biển đảo. Trong khi đó, hầu như chưa người dân Trung Quốc nào phải trải qua cảm giác đất nước họ thất bại về kinh tế, chính quyền của họ duy trì chính sách đối ngoại nhu nhược, luồn cúi trước ngoại bang.
Từ đó, các bạn có thể thấy rằng vấn đề kinh tế và đặc biệt là bảo vệ chủ quyền đã trở thành tử huyệt tiềm tàng của đảng Cộng sản Việt Nam”.
Không biết dân chúng nào chỉ trích, nghi ngờ Nhà nước CHXHCN Việt Nam, hay chỉ có lũ rận chủ hội họp nhau nói xấu chế độ.
Từ đầu đến cuối, Đoan Trang liên tục mượn lời “người dân”, “dân chúng”, tuy nhiên, cuối cùng thì cô ả chẳng đưa ra được bất kỳ một số liệu thực tế nào. Một cuốn sách mang tiếng là phổ cập chính trị cho nhân dân, mà cuối cùng lại chỉ toàn những lời lẽ võ đoán, vô căn cứ, nhét chữ vào mồm nhân dân. Hoặc nếu mấy dòng của Đoan Trang có thêm được chút ít số liệu, thì đã có thêm cơ hội để Đoan Trang khoác thêm tấm áo nhà nghiên cứu xã hội học rồi.
Nếu Đoan Trang đang nghĩ rằng mình nói thay dân, thì khác nào tư duy của kẻ bịa đặt, độc tài, luôn muốn áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác, bắt người khác phải nhất nhất tuân theo mình. Ai không nghe theo độc tài Đoan Trang, thì cô ả sẽ tỏ ra thương xót vì họ đã bị lừa mị mà không biết.
Thế đấy, trong thời đại ngày nay, muốn đọc sách không dễ. Người ta đọc sách để nâng cao tri thức, còn người ta “đọc” Đoan Trang để biết tri thức có thể bị đánh tráo, lừa mị và nhét chữ vào mồm như thế nào.
Hoàng Thị Nhật Lệ