Ngày 18/2, Phó Tổng thống Venezuela Ricardo Menendez cho biết nước này đã thiệt hại trực tiếp khoảng 38 tỷ USD trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ và khai thác dầu mỏ trong 3 năm qua, do ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt kinh tế, tài chính của Mỹ.
Người dân dùng đồng Bolivar để thanh toán tiền xăng tại Caracas, Venezuela, ngày 14/8/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Phó Tổng thống Menendez cho biết trong khoản thiệt hại trên, Venezuela đã tổn thất 23 tỷ USD Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 15 tỷ USD liên quan tới hoạt động của chi nhánh Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PDVSA) tại Mỹ, Citgo. Nếu thêm cả khoản 20 tỷ USD thiệt hại trong vụ phá hoại ngành dầu khí xảy ra năm 2002, quốc gia Nam Mỹ này đã mất gần 60 tỷ USD trong những năm qua.
Phần lớn thiệt hại trong lĩnh vực sản xuất của Caracas tập trung trong năm 2017, do những âm mưu chống phá của lực lượng cực hữu bên ngoài đối với các tuyến thương mại chính của nước này. Theo ông Menendez, một trong những điều đáng chú ý nhất trong chiến lược phá hoại kinh tế, tài chính của Venezuela là những hành động khiến tỷ giá đồng USD trên thị trường chợ đen gia tăng quá mức trong tháng 11/2017 và đầu năm nay.
Phó Tổng thống Menendez lên án phe cực hữu trong nước và nước ngoài gây áp lực lên nền kinh tế, ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và tiến trình đàm phán hỗ trợ nhân đạo của Caracas. Ông Menendez bày tỏ mong muốn các cuộc tấn công kinh tế, tội ác chiến tranh nhằm vào đất nước chấm dứt để Venezuela có thể phục hồi kinh tế.
Phương Lan (TTXVN)

Thấy đúng không bảo vệ dẫn tới phủ định cái đúng, việc làm đúng trong thực tiễn. Thấy sai không đấu tranh là dung dưỡng cho cái sai, việc làm sai trong cuộc sống, công tác, chiến đấu, làm cho chuẩn mực bị sai lệch, hiệu quả công việc không cao, thậm chí còn hỏng việc, thất bại...

Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, tại điểm thứ 5, Đảng ta chỉ rõ tình trạng “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh” là một trong các biểu hiện của suy thoái. Đây là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hằng ngày, nhất là trong công tác xây dựng Đảng cũng như hoạt động tại tổ chức, cơ quan, đơn vị của cán bộ, đảng viên.

Hãng tin nhà nước SANA (Syria) dẫn lời các nguồn tin địa phương cho biết lực lượng Mỹ đã sử dụng trực thăng để chuyển các hộp lớn chứa đầy “chiến lợi phẩm” thu được từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Thông tin trên do đài Sputnik đăng tải lại hôm 17-2.
Theo các nguồn tin địa phương Syria, các hộp lớn chứa một lượng vàng khổng lồ được IS cất giữ ở phía Đông TP al-Shadadi. Trước đó, có thông tin tổ chức này đã chuyển 40 tấn vàng thỏi bị đánh cắp ở TP Mosul – Iraq và các khu vực khác ở Syria tới thị trấn al-Dashisha.
SANA dẫn lời các nguồn tin tiết lộ máy bay trực thăng của quân đội Mỹ đã tới TP Hajun, tỉnh Deir ez-Zor và Dashisha, tỉnh Hasaka để chở các tay súng IS đầu hàng Washington, sau đó chuyển “chiến lợi phẩm” từ thị trấn al-Dashisha.
Mỹ vẫn chưa bình luận về thông tin nói trên.
IS được cho là chuyển 40 tấn vàng thỏi bị đánh cắp ở TP Mosul – Iraq và các khu vực khác ở Syria tới thị trấn al-Dashisha. Ảnh: AP
Washington từng bị cáo buộc tổ chức hoạt động vận chuyển cho thành viên IS. SANA cho biết Mỹ đã sử dụng máy bay trực thăng để sơ tán các thủ lĩnh IS cùng gia đình bọn chúng hoặc chở các tay súng IS đến trại huấn luyện. Tuy nhiên, những thông tin như vậy chưa được kiểm chứng.
Cách đây 2 tháng, hãng tin Tasnim (Iran) dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani cho biết Mỹ “đang vận chuyển các tay súng IS từ Syria đến Afghanistan”.
Hồi tháng 9 năm ngoái, SANA cũng đưa tin liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành “một chiến dịch đổ bộ trên không” ở ngoại ô thị trấn al-Marashida – Syria để đưa các thủ lĩnh IS tới một địa điểm không xác định.
Vào tháng 9-2017, một nguồn tin nói với đài Sputnik rằng máy bay trực thăng của quân đội Mỹ đã vận chuyển các thủ lĩnh IS từ tỉnh Deir ez-Zor đến miền Bắc Syria.
Washington thông báo kế hoạch rút lực lượng Mỹ khỏi Syria hồi cuối tháng 12 năm ngoái sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố “đã giành chiến thắng trước IS”.
Tuần trước, báo The Wall Street Journal dẫn lời các quan chức và cựu quan chức Mỹ nói rằng lực lượng Mỹ chuẩn bị rút khỏi Syria vào cuối tháng 4 tới.
Phạm Nghĩa (Theo Sputnik)/Báo Người Lao động

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bắt giữ đối tượng tàng trữ ma túy, một cán bộ
Công an huyện Mộc Châu đã bị trọng thương.
Ngày 12-2, tại bản Chặm Cháy, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Công an huyện Mộc Châu đã phá thành công chuyên án, bắt giữ một đối tượng tàng trữ trái phép số lượng lớn ma túy. Trong quá trình bắt giữ, đối tượng đã sử dụng vũ khí nóng chống trả quyết liệt, làm một cán bộ Công an huyện Mộc Châu bị trọng thương.
Vàng A Dơ cùng tang vật bị thu giữ

Lãnh đạo Bộ VHTTDL xác nhận, Chính phủ chấp thuận chủ trương sửa đổi hai Nghị định số 79 và Nghị định 15 sửa đổi Nghị định 79 về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Trước đó, Bộ VHTTDL đề xuất xin chủ trương sửa đổi Nghị định, trong đó nêu một số nội dung sửa đổi. Một trong số nội dung này là đề nghị bỏ cấp phép ca khúc trước năm 1975. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước chỉ ngăn chặn, can thiệp những sáng tác có nội dung “phản động, chống phá nhà nước, bôi nhọ tổ chức, cá nhân”.

Theo số liệu dự đoán từ Công ty nghiên cứu thị trường ANTS, năm 2018, mức độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam khoảng đạt 550 triệu USD.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp quảng cáo trong nước như VCCorp, Zing, 24H, VnExpress… chỉ chiếm khoảng 150 triệu USD, tương đương 33,3%.
Trong khi đó, Google và Facebook chiếm khoảng 66,7%, tương đương 387,1 triệu USD (trong đó, Facebook khoảng 235 triệu USD, Google khoảng 152,1 triệu USD).

Doanh thu quảng cáo của Facebook và Google tại Việt Nam được cho là lên đến hàng trăm triệu USD nhưng chưa bị đóng thuế.

Sự kiện doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường muốn đầu tư 15 nghìn tỷ đồng vào quần thể Hương Sơn thành một “khu du lịch tâm linh” đến nay đã nhận được nhiều cảnh báo từ các chuyên gia quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và cả những nhà nghiên cứu văn hóa có uy tín.


Giáo sư, Tiến sĩ Trần Lâm Biền là một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, ông là một học giả uy tín, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam. Trước đề xuất của Xuân Trường về việc xây dựng “siêu dự án tâm linh” chùa Hương với tổng mức đầu tư 15 nghìn tỷ đồng, rộng tới 1.000ha tại xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền bày tỏ: “Hương Sơn có Chùa Hương hiện nay được công nhận là di sản Quốc gia đặc biệt. Mọi vấn đề liên quan đến khu vực này chắc chắn phải được Thủ tướng cho phép và cần có ý kiến đồng ý từ phía Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.

Thời gian qua, Facebook đã có nhiều động thái bất ngờ khi công bố một số chính sách mới nhằm bảo mật thông tin, chống lại tin giả cũng như sự lan truyền các thông tin sai lệch trên toàn cầu.

Giới quan sát cho rằng những quyết định kiểu này có liên hệ chặt chẽ với cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vừa qua tại Mỹ. Từ đây, nhiều đồn đoán cho rằng “gã khổng lồ” của mạng truyền thông xã hội đang dần trở thành công cụ kiểm duyệt của Chính phủ Mỹ.
Cam kết hợp tác
Facebook không đơn giản chỉ là một công ty, mà thực tế đang chứng minh vai trò như một tổ chức khổng lồ trong lĩnh vực truyền thông, với 2,1 tỷ người dùng hàng tháng, 40 tỷ USD doanh thu và hơn 25.000 nhân viên trên toàn thế giới. 
Điều này khiến Washington đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, đó là làm thế nào để có thể “thuần hóa” được một công ty lớn đến vậy? Cơ hội cho Chính phủ Mỹ xuất hiện khi Facebook đang gặp khó ở Washington trên nhiều mặt trận.


Liệu Facebook có còn giữ được “tính trung lập” hay đã trở thành “cánh tay” của Chính phủ Mỹ nhằm bảo vệ quan điểm và lợi ích cá nhân của Washington?


“Gã khổng lồ” liên tục vướng phải những bê bối lớn liên quan đến dữ liệu cá nhân người dùng, trong đó phải nhắc tới vụ Giám đốc Điều hành Facebook, Mark Zuckerberg điều trần trước Quốc hội vì bê bối dữ liệu với Công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica.
Có những nghi ngờ về việc Facebook đã chi hàng triệu USD vận động hành lang để né tránh các quy định, thậm chí tìm cách thu hẹp một dự luật của Thượng viện, nhằm đạt được cái mà các nhà lập pháp gọi là “cú chạm nhẹ nhàng nhất vào Facebook”. 
Thế nhưng, điều này là không đủ để Facebook “né” những cáo buộc và cuộc điều tra của Nhà Trắng. Tại Mỹ, thách thức lớn nhất của Facebook có thể đến từ Ủy ban Thương mại Liên bang, hiện đang điều tra xem Facebook có vi phạm các điều khoản thỏa thuận năm 2011 về bảo mật hay không. 
Thế nên, một số ý kiến cho rằng nếu Facebook muốn hoạt động thoải mái hơn thì cần phải hợp tác với Washington, trước khi có một “sự kiện lớn” có thể thay đổi thời cuộc.
Một trong những dấu hiệu cho thấy sự hợp tác của mạng xã hội với chính quyền Mỹ đang ngày càng lộ diện liên quan đến các tài khoản Facebook bị khóa. 
Giới thạo tin đồn đoán rằng động thái này nhằm xử lý những đối tượng được Washington liệt vào “danh sách trừng phạt”, đơn cử như tài khoản của lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov hay của Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro. Liệu từ đây Nhà Trắng có thể ép buộc loại bất cứ ai khỏi Facebook và Instagram bằng cách đưa người đó vào “danh sách trừng phạt”?  
Ngoài ra, Facebook chỉ hợp tác với những đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp tới mình, và sẽ không có động thái gây hại với chính quyền Mỹ. 
Có thể thấy điều này ở việc Facebook không khóa tài khoản của Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (người nằm trong danh sách những nhân vật ủng hộ quyết định của ông Trump về Jerusalem), bất chấp yêu cầu và đe dọa từ phía Iran.
Chưa hết, Facebook tiếp tục chặn đứng khoảng 100 tài khoản Facebook và Instagram do những lo ngại nhóm các tài khoản mạng xã hội này có thể liên quan đến một nhóm tin tặc Nga định can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ. 
Những tài khoản bị Facebook đóng cửa gần đây được phát hiện bởi cơ quan thực thi pháp luật. Đây là lần đầu tiên Facebook thừa nhận hành động dựa trên cảnh báo về tình báo từ một cơ quan của chính phủ. 
Trong tuyên bố chung với Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), Facebook cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan của chính phủ. 
CEO Mark Zuckerberg cho rằng: “Những gì vừa diễn ra nhắc cho chúng ta nhớ rằng kẻ xấu sẽ không lùi bước, chính vì vậy chúng ta cần làm việc với Chính phủ Mỹ để luôn nắm bắt  trước được tình hình”.



Facebook chặn đứng các tài khoản tung tin giả mạo nhằm mục đích gây hấn hay phá hoại chính quyền Washington

Một dấu hiệu khác cho thấy sự quan tâm của Facebook đối với cơ quan công quyền là những email được WikiLeak tiết lộ, trong đó nhấn mạnh CEO Facebook Mark Zuckerberg đã có nhiều cuộc tiếp xúc quan trọng với một số quan chức trong các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ của một ứng viên cực kỳ giàu có. 
Theo đó, Zuckerberg đã gặp gỡ nhiều chính khách để tìm hiểu về các bước đi tiếp theo cho các hoạt động xã hội và thiện nguyện, từ đó định hướng tương lai cho Facebook theo một con đường “ít chông gai và bị can thiệp bởi chính quyền”. 
Không những vậy, Mark Zuckerberg đã tuyên bố rằng mục tiêu sắp tới của CEO này là đi thăm và gặp gỡ người dân ở tất cả các bang của Mỹ sau khi thừa nhận không còn là một người vô thần và thấy rằng chính trị cũng rất quan trọng.
Quan hệ sâu rộng
Cuối tháng 10, Facebook tuyên bố sẽ hợp tác với hai quỹ nhà nước do chính phủ tài trợ, nhằm tăng cường các nỗ lực bảo vệ sự toàn vẹn cho các cuộc bầu cử. 
Cụ thể là mối quan hệ đối tác mới giữa Facebook với Viện cộng hòa quốc tế (IRI) và Viện dân chủ quốc gia (NDI), bắt đầu cái gọi là chiến dịch ngăn chặn sự lan truyền các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến chính trường thế giới. 
Điều thú vị nằm ở chỗ, cả IRI và NDI đều được Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED) tài trợ - cơ quan đã được xác định là đôi cánh “quyền lực mềm” của Chính phủ Mỹ ở nước ngoài.
Một số nhà quan sát miêu tả NDI như một tổ chức can thiệp sâu vào các cuộc bầu cử, vận động đảo chính và các chiến dịch quan hệ công chúng được dàn xếp để chống lại các quốc gia phản đối chương trình nghị sự của Washington. 
Sự hợp tác giữa tổ chức này và Facebook hàm ý về quan hệ thân thiết giữa chính quyền Mỹ với “gã khổng lồ” truyền thông, khiến dư luận tin rằng Facebook ở thời điểm hiện tại đang dựa vào chính quyền Mỹ để lý giải những tin nào là tin giả và vì vậy dần mất đi sự tự do của chính mình (?)
Nhằm cụ thể hóa sự hợp tác này, Facebook tuyên bố đã thiết lập một căn phòng đặc biệt ngay trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 vừa qua trong khuôn viên Thung lũng Silicon. 
Mục đích chính là ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử, đồng thời đảm bảo tính chính thống của các nguồn tin được phát đi cũng như loại bỏ bất cứ một thông tin nào bị coi là giả mạo. 
Trung tâm này được Facebook coi như một căn cứ chỉ huy, giúp quan sát các biến động cũng như cân nhắc các giải pháp tức thời và chính xác cho các cuộc bầu cử tại Mỹ hiện nay và sau này.
Ngoài ra, Facebook đang tận dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo hay nhận sự hỗ trợ từ Phòng thí nghiệm nghiên cứu kỹ thuật số (DFR) do NATO tài trợ. Nhờ vậy, Facebook có thể đánh dấu các bài đăng có chứa thông tin sai lệch đến từ bên ngoài nước Mỹ nhằm mục đích gây hấn hay phá hoại chính quyền Washington. 
Điều này được nhìn thấy rất rõ ở động thái Facebook thuê một nhóm chuyên gia chống khủng bố để xem xét các nội dung được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Nga hay Trung Quốc, đồng thời phác thảo các giải pháp an ninh với chính phủ để xử lý đối thủ nếu cần thiết. 
Với những động thái này, Facebook đã trở thành “cánh tay” kiểm duyệt của người Mỹ, hoạt động dưới danh nghĩa chống lại sự can thiệp của nước ngoài trong các cuộc bầu cử.
Mối quan hệ giữa Facebook và chính quyền Washington còn được mở rộng thông qua sự liên hệ chặt chẽ với NATO cùng các đồng minh của Mỹ. 


Facebook thiết lập một căn phòng trong khuôn viên Thung lũng Silicon nhằm ngăn chặn sự can thiệp tiềm năng của nước ngoài vào các cuộc bầu cử Mỹ

Kể từ tháng 5-2017, Hội đồng Đại Tây Dương (AC) đã tư vấn trực tiếp cho Facebook trong việc xác định và loại bỏ sự can thiệp của nước ngoài trên phương diện truyền thông trong nước thông qua Phòng thí nghiệm DFR. 
Việc tạo lập quan hệ đối tác với tổ chức này được phía Facebook khẳng định nhằm mục đích mang lại tính khách quan và trung lập hơn cho quá trình truy lùng các tài khoản giả mạo gây nên mối đe dọa tổn hại đến môi trường địa - chính trị của Mỹ. 
Tuy nhiên, cái dư luận chú ý là trên thực tế, Hội đồng Đại Tây Dương là tổ chức nhận tài trợ của NATO, các chính phủ châu Âu và nhiều chế độ quân chủ Vùng Vịnh.
Hội đồng này thường xuyên kêu gọi tăng cường sự nhúng tay của quân đội Mỹ ở Syria, thực hiện các hoạt động quân sự đối đầu với mối đe dọa của Nga ở Đông Âu và ủng hộ Ukraine hay Gruzia gia nhập NATO, bên cạnh việc kêu gọi sự mở rộng lãnh thổ của quân đội liên minh phương Tây.
Ngoài ra, Hội đồng Đại Tây Dương cũng đưa ra một vài hành động được ủy quyền gắn cờ trên trang Facebook của công dân để có thể hạn chế sự ảnh hưởng và tuyên truyền từ nước ngoài. 
Không sai khi nhận định Facebook đã trở thành nhà tài trợ hàng đầu cho Hội đồng Đại Tây Dương cùng với các chính phủ phương Tây, NATO, một số nhà thầu và công ty quốc phòng lớn của Mỹ.
Trong bối cảnh này, giới quan sát đặt câu hỏi liệu Facebook có còn giữ được “tính trung lập” hay đã trở thành “cánh tay” của Chính phủ Mỹ trong sân chơi địa - chính trị vô cùng phức tạp nhằm bảo vệ quan điểm và lợi ích cá nhân của Washington?
Việt Dũng – Lê Nam (ANCT/Công an nhân dân)

Đến hẹn lại lên, mới đây sau khi có thông tin Đại hội Đảng lần thứ XIII dự kiến được tổ chức vào quý I/2021; để chuẩn bị cho Đại hội Hội nghị Trung ương 8 Khóa XII đã quyết định thành lập 5 Tiểu ban, trong đó có Tiểu ban Văn kiện, do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Tiểu ban. Ngay lập tức ông Nguyễn Đình Cống đã lên tiếng bằng một góp ý cho công tác chuẩn bị....

Trước hết xin đi từ bản chất của hai từ "góp ý" trước khi được bình luận về những "góp ý" của ông Gs này. 

Thông thường,từ góp ý đa phần là những kiến giải hay, những giải pháp tích cực để làm cho một việc nào đó được nâng cao, nâng tầm. Nó hoàn toàn không hướng đến mục đích mỉa mai, dè bỉu một ai đó hay vấn đề gì đó... 

Tuy nhiên, xem ra thì những điều được vị Gs này góp ý đối với công tác chuẩn bị văn kiện đại hội XIII đa phần là mỉa mai, xỉa xói. Hãy nghe GS Cống để thấy rõ hơn điều vừa nói: "Đọc kỹ báo cáo chính trị của ĐH 12, dài trên 4 vạn từ, gồm 15 mục, tôi rút ra nhận xét, nó là sản phẩm của rất nhiều công sức, nhưng là của những trí tuệ giáo điều, đã bị xơ cứng, của những lao động giản đơn như sao chép, cắt dán, liệt kê, nó giống như một hiệu tạp hóa, có rất nhiều mặt hàng, mỗi thứ một ít. Theo lời kêu gọi góp ý cho ĐH tôi đã viết 4 bài khá dài, vừa đăng công khai, vừa gửi đến văn phòng trung ương đảng cũng như đến các tỉnh ủy, thành ủy, nhờ chuyến tới các đại biểu. Tôi phân tích tương đối kỹ những yếu kém của báo cáo, góp một số ý kiến về cách viết có hiệu quả cùng những vấn đề nên đem ra thảo luận". 

Chưa hết, dù bản thân ông mặc nhiên thừa nhận văn kiện đại hội rất quan trọng, thể hiện sự tập trung trí tuệ của nhiều thành phần để xác định rõ hơn mục đích, đường đi trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Song vẫn với tư tưởng của một kẻ thích mỉa mai hơn là góp ý, Gs Cống đã viết thế này: "Còn hơn 2 năm nữa mới đến ĐH 13, thế mà bây giờ Bộ Chính trị đã lập Ban chuẩn bị văn kiện gồm trên sáu chục người. Họ đề ra phương châm : kiên trì và đổi mới, kế thừa và phát triển, lý luận và thực tế. Nghe như các cặp phạm trù triết học". 

Với cách nêu vấn đề đó nên những nội dung sau đó, vị Gs hành nghề của một dân chủ láu cá này đã thực hiện cái gọi là "đổ nước vào chân tường của chế độ".

Ông ta phủ nhận một cách sạch trơn, ráo hoảnh như thể đó là vấn đề của hôm qua, những điều chưa được thử thách bởi thời gian, thời cuộc và cả sự đàm tiếu của những kẻ mang tâm thế như ông: "Kiên trì cái gì?. Đáng ra phải kiên trì đường lối độc lập tự chủ nhằm đem lại tự do và hạnh phúc thật sự cho nhân dân, thì lại kiên trì chủ nghĩa Mác Lê, một chủ nghĩa được tạo nên từ ngụy biện, chứa nhiều độc hại, chỉ mang lại và bảo vệ lợi ích phi nghĩa cho vài nhóm nhỏ. Đáng lẽ phải nghiên cứu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ lại và phát huy những yếu tố tích cực, tìm ra và loại bỏ những yếu tố có hại cho độc lập dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân thì lại đem buộc chặt nó với Mác Lê, một việc làm tưởng đề cao ông Hồ nhưng thực chất là làm hại ông. Những điều đảng kiên trì như độc quyền, công hữu đất đai, bóp nghẹt tự do tư tưởng và ngôn luận, đeo bám Trung cộng v.v…chỉ nhằm đẩy dân tộc vào con đường bế tắc, tụt hậu .

Đổi mới cái gì? Những nhà lý luận của đảng loay hoay tìm cách đổi mới. Nhưng với đầu óc bị nhồi sọ và xơ cứng họ chỉ nghĩ ra được vài điều vụn vặt về chống diễn biến, về tăng cường kỷ luật v.v…Những điều như QĐ 44 về bầu cử, QĐ 90; 102, 105 và quy hoạch CB v.v.. được cho là đổi mới, nhưng thực chất lại quá lạc hậu, phản tiến bộ". 

Hay: "Bầu BCH TƯ nên làm theo khu vực giống như bầu Quốc hội. Việc ĐH bầu ra BCH chỉ nên dùng ở các cấp dưới. Hỏi rằng ở ĐH toàn quốc, một ĐB ở Cà Mau, Kiên Giang biết gì về ứng viên ở Lai Châu, Cao Bằng mà bầu hay gạch bỏ". 

Đồng ý trong những điều được chỉ ra, có những điều có hạt nhân hợp lý, cần phải thay đổi để mỗi kỳ đại hội Đảng, Đảng cộng sản thực sự mạnh lên; thể hiện được vai trò của mình đối với dòng chảy và sự phát triển của đất nước, dân tộc. Nhưng đáng buồn thay, cũng như nhiều người khác, cái cách "góp ý" của Gs Cống chỉ mới được một nửa vấn đề được nói đến. Ông nêu vấn đề, chỉ trích những điều chưa hay, chưa đúng. Song những người như ông bặt nhiên không đề ra giải pháp, kiến giải... Mọi thứ cứ im lặng và rơi vào thinh không...

Đi tìm câu hỏi cho điều này, có người nói do họ không thích đảng cộng sản, không mằn mà với sự nghiệp của đảng cộng sản nên họ mới làm thế. Tuy nhiên, Mõ lại cho là khác. Hầu hết những người thực tâm với sự phát triển của đất nước, họ sẽ hành động hết mình. Họ sẽ không bao giờ nửa vời, có nêu mà không kiến giải. Họ chỉ mượn sự kiện để chống phá, làm xấu hình ảnh của nhà nước; làm mất niềm tin của người dân vào Đại hội với tư cách là hội nghị quan trọng nhất dân cho một quãng thời gian 5 năm phía trước.

Chính việc ẩn lấp trong cái bộ mặt thật giả ấy nên không ít người đã ngưỡng vọng, gọi họ là học giả, là nhà này, nhà kia. Mà không hay biết thực tâm bụng dạ chống phá của đám này.

Mõ Làng

Cảnh sát Serbia đã đập tan một âm mưu ám sát Tổng thống Nga Putin ngay trước thềm nhà lãnh đạo này có chuyến công du tới Belgarde.

DailyMail đưa tin, Armin Alibašić, 21 tuổi, nghi là người ủng hộ của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Đối tượng này sở hữu một lượng lớn thuốc nổ và vũ khí lúc bị bắt ở thành phố Novi, Serbia.



Tin từ cơ quan tình báo Serbia BIA cho hay, đối tượng trên đang chuẩn bị tiến hành một vụ tấn công khủng bố vào thời gian Tổng thống Nga tới Belgrade. Theo kế hoạch, ngày 17/1, người đứng đầu Kremlin tới Serbia.

Theo BIA, Tổng thống Putin là mục tiêu của bọn khủng bố vì Nga đã tiến hành cuộc chiến chống IS. “Lực lượng của chúng tôi cùng với các đồng nghiệp Nga đã chuẩn bị sẵn sàng và luôn kiểm soát tình hình. Tổng thống Nga sẽ luôn luôn an toàn”.

Một bản tin của truyền thống Serbia viết: “Alibašić bị cảnh sát tuần tra chặn lại ở làng Potok, nơi không xa Novi Pazar”. Cảnh sát đã chú ý tới ba lô của người này và kết quả là họ đã tìm thấy một khẩu súng với ống ngắm quang học. Sau đó, cảnh sát và lực lượng an ninh đã lục soát căn hộ của Alibašić, tìm thấy nhiều vũ khí và một loạt món cần thiết để chế tạo thiết bị nổ cũng như biểu tượng của IS.

Hiện, có nhiều nghi vấn đối tượng trên không hành động một mình.

Tuấn Khanh

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 4.500 video clip xấu độc trên Youtube, buộc Facebook gỡ bỏ 3.000 đường link, Google hạ 6 kênh có nội dung vi phạm và sẽ tham khao quốc tế giải pháp quản lý Fake News.
Chiều nay 15-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng nhiều lãnh đạo các bộ ngành đã dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT).

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Phương Thảo

Cảnh báo nguy hiểm được Bkav phát đi sau khi phát hiện một chiến dịch tấn công mạng sử dụng mã độc nhắm vào hệ thống của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam để tống tiền.


Theo cảnh báo của Bkav, chiến dịch tấn công mạng trên là của hacker nước ngoài với loại mã độc được phát hiện là một dạng mã độc có tên W32.WeakPass chuyên mã hóa dữ liệu của nạn nhân nhằm tống tiền.


Theo thống kê ban đầu của Bkav, đến thời điểm hiện tại đã có hàng trăm hệ thống server (máy chủ) của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam trở thành nạn nhân của nhóm tin tặc. 

Bkav cảnh báo nguy cơ mã độc nguy hiểm đang hoành hành tại Việt Nam


Cách thức mà nhóm tin tặc nước ngoài thực hiện vụ tấn công mạng bằng cách rà quét các Server cài hệ điều hành Windows, tiếp đó chúng sẽ dò mật khẩu của những server này bằng cách sử dụng từ điển để thử từng mật khẩu (brute force). Khi mật khẩu của những server bị phát hiện, tin tặc sẽ đăng nhập hệ thống thông qua dịch vụ remote desktop, cài mã độc mã hóa tống tiền lên máy của nạn nhân. 

Các dữ liệu sẽ bị mã hóa bao gồm các file văn bản, file tài liệu, file cơ sở dữ liệu, file thực thi… Nạn nhân muốn lấy lại dữ liệu phải trả tiền chuộc cho hacker. Với mỗi nạn nhân bị dính mã độc này, tin tặc sẽ để lại một địa chỉ email riêng để liên hệ nếu muốn có được mã khóa để lấy lại dữ liệu.

Khuyến cáo được các chuyên gia của Bkav đưa ra để ngăn chặn những vụ tấn công mạng trên đó là quản trị viên, kỹ thuật viêncần rà soát ngay toàn bộ các máy chủ đang quản lý, đặc biệt là các máy chủ thuộc dạng public ra ngoài Internet, cần đặt mật khẩu mạnh cho máy chủ, đồng thời tắt dịch vụ remote desktop cho máy chủ nếu không thực sự cần thiết. Trong trường hợp vẫn cần phải duy trì remote desktop, cần giới hạn quyền truy cập, cấu hình chỉ cho các IP cố định, biết trước được phép remote vào.

NC (TH)

Như VietNamNet đã đưa tin, sau một thời gian theo dõi và rà soát, các cơ quan chức năng cho biết, Facebook hiện đang có rất nhiều sai phạm tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực lớn là quản lý nội dung thông tin, vi phạm các quy định về quảng cáo, bên cạnh đó là những vấn đề về thuế đối với các dịch vụ thanh toán xuyên biên giới.

Không có lý gì Facebook kiếm hàng trăm triệu USD ở Việt Nam mà lại không tuân thủ pháp luật.

Nhằm đảm bảo cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân các quần đảo Trường Sa đón Xuân Kỷ Hợi 2019 đủ đầy, chương trình “Xuân Biên giới – Tết Hải đảo” năm 2019 đã mang hàng ngàn suất quà đến với các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân quần đảo Trường Sa.
Hàng ngàn suất quà được tập kết lên 4 tàu vận tải, sẵn sàng lên đường đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân quần đảo Trường Sa. Ảnh: Quang Thái/TTXVN

Tờ New York Times mới đây đã đăng tải các bài viết cáo buộc Facebook đã cho phép một số công ty công nghệ lớn trên thế giới được quyền tiếp cận vào dữ liệu cá nhân của người dùng, bao gồm cả việc cho phép các công ty này đọc và thậm chí xoá các tin nhắn cá nhân của người dùng.

Thậm chí các công ty này còn được Facebook chia sẻ thông tin giúp họ nắm được thông tin liên lạc của người dùng thông qua danh sách bạn bè của họ mà không được sự cho phép của chủ nhân hoặc đơn giản là người dùng không hề hay biết việc này.
Tờ New York Times đã mô tả chi tiết cách thức tiếp cận này của Facebook thông qua việc chia sẻ thông tin người dùng của họ với “các đối tác kinh doanh”, bao gồm hơn 150 công ty trong đó có Amazon, Microsoft, Netflix, Spotify, Yahoo và công cụ tìm kiếm Yandex của Nga.
New York Times đã nắm trong tay các tài liệu lưu hành nội bộ của Faceebook về việc này.
Công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft chẳng hạn được báo cáo đã được Facebook cho phép  nhìn thấy danh tính của gần như tất cả bạn bè của người dùng. Trong khi đó Spotify, Netflix và ngân hàng Hoàng gia Canada được Facebook cho phép đọc, viết và thậm chí xoá các tin nhắn cá nhân của người dùng.

Facebook bị tố cho các công ty công nghệ tiếp cận dữ liệu người dùng thậm chí đọc và xoá tin nhắn cá nhân của họ - Ảnh: AP
Amazon, Microsoft và Sony thì có thể nắm được thông tin liên lạc của người dùng thông qua danh sách bạn bè của họ.
Facebook còn cho Apple quyền thấy liên lạc của người dùng và các sự kiện trong lịch trình thời gian biểu mỗi tháng của người dùng, thậm chí ngay cả khi các người dùng này đã ẩn hay xoá tất cả các dữ liệu mà họ đã chia sẻ.
Việc này đã ảnh hưởng đến dữ liệu của hàng trăm triệu người bị liên minh các công ty này khai thác với nhau ngấm ngầm phía sau, theo tờ Times.
Đáp lại các cáo buộc của tờ Times, Facebook đơn giản là đã bác bỏ các cáo buộc này.

Ngày 18-12, hai “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ là Google và Facebook đã đồng ý với mức phạt hơn 455.000 USD do đã vi phạm luật quảng cáo chính trị của bang Washington (Mỹ).


Theo Tổng chưởng lý bang Washington (Mỹ) Bob Ferguson, số tiền phạt đối với Google là 217.000 USD và Facebook là 238.000 USD, vì đã không lưu giữ các thông tin cho mục đích quảng cáo chính trị theo các đạo luật tài chính tranh cử của bang Washington. Theo luật này, cả Google và Facebook phải khai báo đối tượng trả tiền cho các chiến dịch quảng cáo trên trang thông tin của họ. Và đạo luật về quảng cáo chính trị tại bang Washington được áp dụng với mọi đối tượng, không phân biệt hãng truyền thông lớn nhỏ của địa phương hay bất kỳ tập đoàn lớn nào.

Đặc biệt hơn, chính Tổng chưởng lý Washington Bob Ferguson là người đã đứng đơn kiện Google và Facebook hồi tháng 6-2018 vừa qua. Theo nội dung đơn kiện của ông Ferguson trình lên Ủy ban Công bố Công khai của bang Washington thì trong khoảng hơn 10 năm qua, các ứng cử viên và Ủy ban Chính trị của bang này đã phải thanh toán cho Facebook khoảng 5,1 triệu USD và Google là khoảng 1,5 triệu USD liên quan đến các hoạt động quảng cáo bầu cử.
Trần Biên (ANTĐ theo Sputnik/Standard)

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.