Tòa án Nhân dân thành phố Phan Thiết đã tuyên bản án thích đáng, đủ sức răn đe với 30 bị cáo phù hợp với hành vi phạm tội, nhân thân và chính sách khoan hồng của pháp luật.

Ngày 31/10, Tòa án Nhân dân thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 30 bị cáo về hành vi gây rối trật tự công cộng trước trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận vào ngày 10/6/2018. 

Theo cáo trạng, vào lúc 16 giờ 30 ngày 10/6/2018, có rất nhiều người dân tụ tập tại ngã 7 trước cổng chợ Phan Thiết hô hào, la hét gây mất an ninh trật tự.




Các bị cáo tại phiên tòa

Sau đó, dòng người đi bộ từ khu vực chợ Phan Thiết qua cầu Lê Hồng Phong đến trước cổng trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận. 

Đến khoảng 17 giờ 30 phút cùng ngày, khoảng 50 người tụ tập trước cổng Ủy ban Nhân dân tỉnh, gây mất an ninh trật tự, cản trở giao thông.

Lực lượng Cảnh sát cơ động phối hợp Công an tỉnh triển khai phương án bảo vệ, tuyên truyền, giải thích cho người dân bình tĩnh, không được tụ tập đông người, không gây ùn tắc giao thông nhưng những người tham gia gây rối không giải tán mà càng la hét, hô hào, tụ tập đông người trước cổng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Đến 18 giờ 40 phút ngày 10/6, một số đối tượng quá khích đã kích động, xúi giục người dân hò hét, gây rối và xô đẩy cổng Ủy ban Nhân dân tỉnh. 

Các đối tượng quá khích đã trực tiếp xô đẩy cổng, đập phá cửa kính vọng gác Ủy ban Nhân dân tỉnh, tấn công lực lượng công an, ném gạch, đá, bom xăng tự chế vào bên trong trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh và lực lượng công an đang làm nhiệm vụ. 

Sau đó, đám đông quá khích tràn vào bên trong Ủy ban Nhân dân tỉnh, đập phá trụ sở, dùng gạch, đá ném bể kính trụ sở làm việc Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ.

Một số đối tượng đã dắt xe máy của cán bộ, chiến sỹ công an đang làm nhiệm vụ trong Ủy ban Nhân dân tỉnh đem ra phía trước cổng trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh dùng lửa đốt. 

Tiếp đó, các đối tượng kéo đến trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư, xô đẩy cổng và tràn vào bên trong, đập phá tòa nhà làm việc, đốt xe ôtô trong trụ sở. 

Công an tỉnh Bình Thuận đã huy động lực lượng và phối hợp với Trung đoàn Cảnh sát cơ động được tăng cường và phối hợp với lực lượng tại chỗ ngăn chặn, giải tán đám đông. 



Đến 24 giờ ngày 10/6/2018, lực lượng công an đã bắt giữ nhiều đối tượng gây rối, giải tán đám đông, tình hình dần ổn định.

Lúc 1 giờ ngày 11/6, Công an tỉnh Bình Thuận tổ chức khám nghiệm hiện trường, xác định các tài sản bị thiệt hại gồm cháy hoàn toàn 3 xe ôtô, 17 xe môtô, 1 máy bơm nước; hư hỏng 15 máy tính, mất 2 laptop tại trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư. 

Các đối tượng quá khích cũng đập phá, làm hư hỏng một số tài sản khác của Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, làm bị thương nhiều cán bộ chiến sỹ.

Hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội "Gây rối trật tự công cộng" được quy định tại khoản 2, Điều 318, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); đã trực tiếp xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt nơi công cộng, gây mất an ninh trật tự tại địa phương, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, nên cần phải xử lý nghiêm khắc để răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm chung.

Qua quá trình điều tra, các bị cáo đã thành khẩn khai báo nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s, khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 

Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo Nguyễn Sinh, Nguyễn Văn Khánh, Chung Kim Thành, Trần Văn Công, Nguyễn Tấn Phong, Trần Thế Nghĩa, Nguyễn Toàn Trung, Tăng Thanh Thuận, Đoàn Thị Hạnh Thương đã ra đầu thú nên được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2, Điều 52, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các bị cáo Trương Gia Quốc Huy, Nguyễn Toàn Trung, Trần Trọng Tiến và Đoàn Thị Hạnh Thương có ông bà là người có công cách mạng; các bị can Nguyễn Sinh, Đoàn Thị Hạnh Thương, Trần Thị Mai Hương có hoàn cảnh gia đình khó khăn; bị can Nguyễn Thị Nhâm nuôi con nhỏ dưới 36 tháng; bị can Đinh Đình Tài tự nguyện giao nộp số tiền thu lợi bất chính để tịch thu sung công quỹ Nhà nước nên được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.


Một số hình ảnh tại phiên tòa:























Các bị cáo Đồng Kim Hùng, Nguyễn Đinh Đồng, Đinh Đình Tài, Đỗ Văn Cơ, Nguyễn Hữu Thái, Đặng Ngọc Hòa và Phạm Minh Tùng tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội ngày 10/6/2018 là người trên 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi nên được áp dụng các quy định tại Chương XII, Bộ luật Hình sự 2015 về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quốc Huệ, 3 năm 6 tháng tù. Các bị cáo Phạm Văn Chung, Trương Minh Tài, Lê Nhựt Bản, Nguyễn Quý Lai, Trần Văn Công, Tăng Thanh Thuận, mỗi bị cáo 3 năm tù. 

Các bị cáo Nguyễn Tấn Thông, Trần Thế Nghĩa, Trương Gia Quốc Huy, Nguyễn Toàn Trung, Trần Minh Thiện, Nguyễn Thị Nhâm, Đỗ Văn Tài, Trần Thị Mai Hương, Trần Văn Tuấn, Trương Công Hiếu, mỗi bị cáo 2 năm 6 tháng tù. 

Các bị cáo Đỗ Văn Cơ, Đồng Kim Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Đình Đồng, mỗi bị cáo 2 năm 3 tháng tù. 

Các bị cáo Phạm Minh Tùng, Đặng Ngọc Hòa, Đinh Đình Tài, Nguyễn Sinh, Đoàn Thị Hạnh Thương, Trần Trọng Tiến, Nguyễn Văn Khánh, Chung Kim Thành, Huỳnh Hữu Long, mỗi bị cáo 2 năm tù./.

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập tự do cho nước nhà. Một chính quyền vừa thành lập, với rất nhiều khó khăn, thách thức, phải đối mặt thù trong, giặc ngoài, vì vậy, ngày 3-9-1945, Người đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bao gồm: khắc phục nạn đói; nạn dốt; giáo dục lại nhân dân với việc thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; bỏ ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thực hiện tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết và đặc biệt là phải tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu.

Ban Chấp hành TW nhất trí ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển

Đưa VN trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển...
Đề cập nội dung về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao với những nhận định, đánh giá về kết quả của việc thực hiện Nghị quyết số 09, đồng thời nhất trí ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển.
Đồng thời, phấn đấu đến năm 2030 đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo. Tăng trưởng kinh tế biển và thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển ngày càng cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước; đóng góp của các ngành kinh tế thuần biển chiếm khoảng 10% GDP cả nước; đóng góp GRDP của các tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 – 70% GDP cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình của cả nước; đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của người dân sống trên các đảo…
Kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, nhất là chất thải nhựa đại dương. Ở các tỉnh, thành phố ven biển, chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường; các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển có hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường và được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Chú ý kết hợp chặt chẽ giữa phát triển bền vững kinh tế biển với xây dựng xã hội gắn kết hài hoà với biển; bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng phù hợp với quy luật tự nhiên; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển. Bảo đảm cân bằng sinh thái và hài hoà các mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, liên kết và hỗ trợ giữa các vùng nội địa đất liền, vùng ven biển và hải đảo, đại dương.
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia – dân tộc trên các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên các vùng biển, đảo để phát triển bền vững kinh tế.
Trong bối cảnh cả thế giới đang thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần quan tâm chuyển từ kinh tế biển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sang kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, khoa học công nghệ, phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam. Cơ cấu lại, phát triển đồng bộ và bền vững các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, các vùng biển, ven biển và hải đảo theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Chú trọng phát triển các trung tâm kinh tế ven biển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; phát huy lợi thế về điều kiện địa chiến lược, kinh tế, chính trị và tự nhiên. Khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên biển, làm động lực cho phát triển kinh tế đất nước. Chủ động thích ứng với biến đổi khu vực và toàn cầu, trong đó có biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch cụ thể, sát hợp với thực tế.
Hết sức coi trọng công tác điều tra cơ bản, thực hiện phương châm nắm chắc, quản chặt, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nhà nước và xã hội, trong nước và nước ngoài để thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược về phát triển bền vững kinh tế biển. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học – công nghệ, lấy khoa học – công nghệ tiên tiến và nguồn nhân lực chất lượng cao làm khâu đột phá để phát triển kinh tế biển. Đồng thời khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách tạo môi trường và điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư có công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến, hiện đại phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, cần hết sức chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân.
Đồng thời, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư sát hợp với thực tế để thực hiện có hiệu quả. Chú trọng các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên: Phát triển du lịch biển, đảo; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác; nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản và phát triển hạ tầng nghề cá; phát triển công nghiệp đóng tàu; phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế mới.
Tập trung đầu tư có hiệu quảcác khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển và hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối vùng đồng bộ làm nền tảng đột phá để phát triển vùng biển, ven biển trở thành điểm đến của thế giới đồng thời là cửa ngõ vươn ra thế giới.

Về việc Facebook cung cấp bản đồ sai lệch về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc xử lý của Facebook, kiên quyết không để xảy ra các trường hợp tương tự.

Trước đó, Facebook để Trường Sa, Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc làm bức xúc trong dư luận. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đã yêu cầu Facebook xử lý việc liên quan tới việc mạng xã hội này xác định Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Ảnh minh họa: Biểu tượng của Facebook.
Mới đây, người phát ngôn Facebook cho biết, họ đã điều tra và phát hiện đây là lỗi kỹ thuật. Họ đã sửa lỗi và đang triển khai bản cập nhật trên toàn cầu./.
Theo TTXVN

Sau khi xếp hình Quốc kỳ dài 45 m, rộng 25 m ở đảo Lý Sơn, 3.000 người cùng hát quốc ca lập kỷ lục Việt Nam.
Chiều 29/6, UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức sự kiện xác lập kỷ lục về số người hát Quốc ca, tạo hình lá cờ Tổ quốc nhiều nhất trên biển, với sự tham gia của 3.000 người dân, đoàn viên, học sinh và du khách.
3.000 người xếp hình cờ Tổ quốc trên đảo Lý Sơn
Cờ Tổ quốc do 3.000 người tạo hình bên bờ biển Hang Cau, Lý Sơn. Ảnh: Thạch Thảo
Nhắc lại truyền thống Hải đội Hoàng Sa tuân lệnh vua ban giong thuyền vươn khơi cắm mốc chủ quyền trên biển, ông Lê Văn Ninh – Phó chủ tịch huyện Lý Sơn nhấn mạnh, đây là hoạt động nhằm giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương đất nước, biển đảo cho cán bộ, người dân huyện đảo.
Từ 29/6 đến 3/7, tại đảo Lý Sơn diễn ra Tuần lễ Văn hóa – Du lịch lần thứ nhất với chủ đề “Lý Sơn – Một truyền thống, một bản sắc”, nhằm quảng bá các giá trị văn hóa, lịch sử và hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp của hòn đảo đến du khách.
Tại nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, UBND huyện Lý Sơn tổ chức trưng bày hơn 150 hình ảnh, hiện vật, mẫu vật giới thiệu lịch sử, văn hóa Lý Sơn.
Trong tuần lễ, 1.000 phượt thủ trên khắp đất nước sẽ tham gia Liên hoan phượt Lý Sơn với các cuộc thi ảnh, video về biển đảo và hoạt động tình nguyện. Ngoài ra, ban tổ chức khai trương chợ đêm thứ hai trên đảo, tổ chức lễ hội đua thuyền tứ linh.
3.000 người xếp hình cờ Tổ quốc trên đảo Lý Sơn
Nghi lễ rước thuyền cau ở Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: Thạch Thảo
Lý Sơn là huyện đảo tiền tiêu của Quảng Ngãi. Với bề dày lịch sử và di sản văn hóa độc đáo, những năm gần đây đảo tiền tiêu trở thành địa chỉ hấp dẫn du khách. Năm 2017, có 200.000 lượt khách. Dịp lễ 30/4 – 1/5 mới đây, lượng du khách đỉnh điểm lên đến 4.000 lượt người một ngày.
Thạch Thảo/VNE

2 bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết là một trong những dấu tích cổ xưa trên quần đảo Trường Sa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. 
Bia chủ quyền đảo Song Tử Tây thuộc xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Bia chủ quyền đảo Nam Yết thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, được xây bằng gạch, vôi vữa nhìn chung có hình dáng và kích thước giống nhau.
Các chữ trên thân bia được khắc lõm chìm vào trong, với nội dung: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.
Trải qua thời gian cùng những biến động của lịch sử, đến nay chỉ có đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết còn tồn tại bia chủ quyền và đó cũng là 2 bia cũ nhất còn được bảo tồn ở quần đảo Trường Sa hiện nay.
Ghi nhận những giá trị lịch sử tiêu biểu của di tích và góp phần khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, ngày 13/6/2014 Bộ VH-TT&DL đã ra quyết định xếp hạng di tích Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết là di tích lịch sử quốc gia.
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây nằm trong khuôn viên của trạm khí tượng Song Tử Tây
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Đảo Song Tử Tây thuộc xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, có vĩ độ 110 25’55’’ bắc và kinh độ 114018’00’’ đông
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Bia được chia thành 2 phần rõ ràng, xây bằng gạch, vôi, vữa có chiều cao 3,36m, gồm phần thân và phần chóp
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Ẩn hiện trong không gian rợp một màu xanh của những cây phong ba, bàng vuông cổ thụ, bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây là một trong những vị trí trọng yếu, được coi là linh hồn của đảo
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Năm 2011, khu trùng tu bia, khuôn viên di tích đã được xây hệ thống hàng rào bằng gạch, vôi vữa cao 80cm bao quanh bia với diện tích 16m2
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Bia chủ quyền ở đảo Nam Yết nằm trong khuôn viên chùa Nam Huyên
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Đảo Nam Yết thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, có vĩ độ 100 10’45’’ bắc và kinh độ 114022’00’’ đông
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Bia chủ quyền ở đảo Nam Yết,với diện tích xấp xỉ 16m2, hiện đã bị mất phần chóp, chỉ còn phần thân cao 1,32m
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
So với nhiều công trình khác trên đảo, kiến trúc, vị trí của di tích không nổi bật, song từ những vết rạn chân chim, mỗi nét chữ khắc sâu trên bia đều khiến mỗi người khi tới đây trào dâng một niềm tự hào khôn tả
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa
Theo Viẹtnamnet

Muốn chống tham nhũng, giữ được tiền của cho nhân dân, phải nhìn kỹ, hiểu thấu bản chất, nguồn gốc và tác hại của tham ô, lãng phí; phải hiểu kỹ lời dạy của Bác Hồ: chống tham ô, lãng phí là cách mạng, là dân chủ vì “Tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội cũ”, tham ô là đặc trưng, gắn liền với thực dân, phong kiến. Đấu tranh chống thực dân, phong kiến, xây dựng xã hội mới phải bao hàm cả đấu tranh chống tham ô, lãng phí. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực thuộc về nhân dân, tất cả tài sản là của nhân dân. Nhân dân đóng góp mồ hôi, xương máu, tiền của cho công cuộc kháng chiến, xây dựng đất nước.
Vì vậy, hiện nay bảo vệ tài sản công, chống tham nhũng, lãng phí là bảo vệ tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công”. Dân chủ tức là nhân dân làm chủ, cán bộ là người được giao quản lý tài sản để thực hiện các nhiệm vụ do nhân dân giao phó. Vì vậy, nhân dân có quyền và nghĩa vụ giám sát, phê bình cán bộ, đấu tranh chống mọi biểu hiện tham ô, lãng phí. Sự tham gia của quần chúng quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí. Quần chúng tham gia tích cực, đông đảo thì cuộc đấu tranh càng mang lại hiệu quả cao.

Ngày 30-1, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an phát đi thông báo của Bộ Công an về tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Theo thông báo này, căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an thông báo tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố.
Theo Bộ Công an, tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tiền thân là tổ chức “Tân Dân Chủ”, trụ sở đặt tại 2807 Anaheim, California 92814, Mỹ. Đối tượng cầm đầu, chỉ huy gồm: Đào Minh Quân (Đào Văn), sinh ngày 27-7-1952 tại Thừa Thiên – Huế, quốc tịch Mỹ, trú tại Santa Ana, California, Mỹ, tự xưng “Thủ tướng” của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; Quách Thế Hùng (sinh ngày 1-4-1948, trú tại 5386 Somerset St, Los Angeles, California 90032, Mỹ; Kelly Triệu (Triệu Thanh Hoa), sinh 1968, quốc tịch Mỹ; Phạm Lisa (Phạm Anh Đào), sinh năm 1979, trú tại 614 Progressive Way, Denmark, South California 29042, Mỹ.
Tổ chức này do Đào Minh Quân cùng một số đối tượng thành lập năm 1991. Sau khi thành lập, Đào Minh Quân và số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đến các trại tị nạn người Việt ở Hồng Kông và các nước Đông Nam Á tuyển mộ lực lượng, đưa về Việt Nam theo đường hồi hương để tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại.
Chân dung Đào Minh Quân – cầm đầu tổ chức khủng bố
Năm 2015, số cầm đầu “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” chỉ đạo cơ sở móc nối, lôi kéo phát triển lực lượng, thành lập các “chí nguyện đoàn” trong nước; khảo sát tìm địa điểm lập căn cứ, mua vũ khí nhằm thực hiện các hoạt động manh động, khủng bố nhưng đã bị cơ quan An ninh Việt Nam kịp thời phát hiện ngăn chặn, bắt, xử lý 4 đối tượng (Hà Ngọc Hân, Mai Xuân Nghĩa, Lương Tuấn Vinh, Nguyễn Văn Hội). Riêng Mai Xuân Nghĩa lẩn trốn sang Lào, sau đó xâm nhập về nước cùng với Đào Quang Thực lên kế hoạch mua vũ khí tấn công khủng bố nhưng bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện, bắt giữ.

Theo quyết định của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội số 133/2018/QĐXXHS-ST ngày 20/3/2018 về việc đưa 6 bị cáo ra xét xử sơ thẩm hình sự theo tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”theo điều 79-Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi 2009. Các bị cáo chuẩn bị đưa ra xét xử hình sự sơ thẩm bao gồm: Nguyễn Văn Đài, sinh 1969; Phạm Văn Trội, sinh 1972; Nguyễn Trung Tôn, sinh 1972; Nguyễn Bắc Truyển, sinh 1968; Trương Minh Đức, sinh 1960; Lê Thu Hà, sinh 1982.
“Ngựa quen đường cũ”    
Dư luận chưa quên những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự Lê Thị Công Nhân vào thời điểm trước năm 2007. Không làm ngơ trước những hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội của các đối tượng, tháng 3/2007, cơ quan chức năng quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, để điều tra về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày 11/5/2007, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử và tuyên phạt Nguyễn Văn Đài 5 năm tù giam. Ngày 27/11/2007, tại phiên phúc thẩm, Hội đồng xét xử giảm nhẹ cho Nguyễn Văn Đài xuống còn 4 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88, Bộ luật Hình sự.


Tên phản động Nguyễn Văn Đài.
Những tưởng sau khi mãn hạn tù Nguyễn Văn Đài sẽ tỉnh ngộ. Nhưng không, y vẫn “ngựa quen đường cũ”. Ngay sau khi ra tù, thông qua mạng xã hội, Nguyễn Văn Đài tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc lịch sử dân tộc và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước.
Trên trang facebook cá nhân, Nguyễn Văn Đài liên tục đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc chính sách của Nhà nước, tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.
Đặc biệt, Nguyễn Văn Đài đã tập hợp một số phần tử bất mãn, cơ hội… lập ra cái gọi là “Hội anh em dân chủ”. Dưới sự điều hành của Nguyễn Văn Đài, “Hội anh em dân chủ” trở thành nơi tụ tập của những kẻ có tư tưởng, quan điểm sai trái, chuyên xuyên tạc, bịa đặt, kích động, cổ xúy cho những phần tử chống phá Đảng, Nhà nước.
Do nhẹ dạ cả tin, một số người trở thành nạn nhân của Nguyễn Văn Đài và “Hội anh em dân chủ” đã lầm đường, lạc lối và phải đối mặt với những bản án nghiêm khắc. Nguyễn Văn Đài còn thường xuyên trả lời phỏng vấn một số đài, báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam nhằm tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng…
Ngoài việc có mối quan hệ rất mật thiết với tổ chức khủng bố Việt Tân, Nguyễn Văn Đài còn được biết đến với vai trò chủ chốt, khởi xướng cái gọi là “Trung tâm nhân quyền Việt Nam”, “Khối 8406”, “Công đoàn độc lập”, “Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam”, “Hội Cựu tù nhân lương tâm”…
Đó là những hội, nhóm thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam… Nguyễn Văn Đài còn thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, huấn luyện cách thức “đấu tranh bất bạo động” tại Nhà thờ Thái Hà và nhiều địa phương khác. Nguyễn Văn Đài là cộng tác viên viết blog cho RFA cùng một số trang song ngữ chuyên xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ bức tranh dân chủ, nhân quyền, kích động chống phá Việt Nam.
Đáng nói nữa, trên facebook cá nhân của mình, Nguyễn Văn Đài viết nhiều bài có nội dung bịa đặt, xuyên tạc quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, thóa mạ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước… Thực chất những hành vi của Nguyễn Văn Đài là nhằm mục đích đầu cơ chính trị, cầu xin những đồng đô-la tài trợ từ các thế lực thù địch bên ngoài để kiếm sống và duy trì các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam… Chỉ điểm qua bấy nhiêu đã đủ khẳng định việc cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giữ Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn để điều tra là cần thiết và hoàn toàn đúng luật.
Bảo vệ nhân quyền hay bảo vệ kẻ chống đối?
Hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Đài và các đối tượng đã rất rõ ràng. Vậy tại sao vẫn có những tổ chức, cá nhân đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền” đứng ra bênh vực cho Nguyễn Văn Đài cùng đám tay chân?! Không khó để có câu trả lời.
Là dân tộc đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, Việt Nam luôn khát khao hòa bình, ổn định để phát triển và mong muốn đóng góp cho nền hòa bình, phát triển bền vững của nhân loại. Đại đa số các chính giới và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều hiểu rõ tâm nguyện ấy và luôn mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với đất nước, con người Việt Nam.
Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn một vài tổ chức, cá nhân vì những động cơ thấp hèn, âm mưu phá hoại Nhà nước Việt Nam, muốn làm cho Việt Nam mất ổn định chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam mất vai trò lãnh đạo; chế độ XHCN ở Việt Nam suy yếu đi đến sụp đổ. Để thực hiện mục tiêu ấy, họ không từ bất cứ thủ đoạn nào, đặc biệt là trò “ném đá giấu tay” ngấm ngầm tổ chức, nuôi dưỡng, xúi giục, kích động những phần tử cơ hội như Nguyễn Văn Đài.
Cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của con người trên tất cả các lĩnh vực. Thế nhưng chủ nghĩa cơ hội đã làm những kẻ như Nguyễn Văn Đài mờ mắt, không thấy được thực tiễn đó. Nhờ sự hà hơi, tiếp sức của một số tổ chức phản động lưu vong, đội lốt “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, Nguyễn Văn Đài không chỉ tuyên truyền phủ nhận những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam; xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mà còn kêu gọi, kích động người dân tụ tập biểu tình, gây rối an ninh trật tự.
Cũng do mờ mắt trước những đồng đôla kiếm được từ một vài tổ chức, cá nhân ở nước ngoài mà Nguyễn Văn Đài và đám tay chân liên tiếp có những lời nói và hành động mưu toan chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân, đòi thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng…
Chẳng lẽ Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn không thấy được một thực tế đang diễn biến ở không ít quốc gia theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là các đảng phái tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau, gây ra những rối loạn về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tại những quốc gia đó, chẳng những quyền dân chủ của người dân không được bảo đảm, mà tính mạng của họ cũng thường xuyên bị đe dọa… Với một người luôn rêu rao là am hiểu pháp luật như Nguyễn Văn Đài thì không thể nói là thiếu hiểu biết, không nhận thức được vấn đề.
Rõ ràng Nguyễn Văn Đài và đồng bọn đã cố tình vi phạm Điều 4, Hiến pháp năm 2013 xác định quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 79, Bộ luật Hình sự, quy định về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Ấy vậy mà một vài cá nhân, tổ chức đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền” vẫn cố tình cho rằng “Nguyễn Văn Đài vô tội”. Họ vu cáo chính quyền Việt Nam khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Nguyễn Văn Đài và đồng bọn là vi phạm nhân quyền. Vì theo họ, Nguyễn Văn Đài và đám tay chân chỉ “bày tỏ chính kiến một cách hòa bình”, chỉ là “thực hiện quyền tự do dân chủ”…
Phải khẳng định rằng, ở Việt Nam, không có ai bị bắt giam do bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do của người dân, trong đó có quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận trong khuôn khổ luật pháp. Điều này không chỉ đúng với pháp luật Việt Nam, mà còn hoàn toàn phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền.
Tại Điều 29 của Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền, khẳng định: “Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người phải chịu những hạn chế do luật định… nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng và nền an sinh chung”. Mang danh “bảo vệ dân chủ, nhân quyền” nhưng chỉ nghe qua những giọng điệu của một vài cá nhân, tổ chức ấy đã đủ thấy họ hoàn toàn không phải vì nhân quyền cho Việt Nam. Thực chất, đó là hành vi bảo vệ, tiếp tay cho những kẻ âm mưu lợi dụng tự do dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do của công dân, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ nhân quyền, nhưng Việt Nam kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu và hành động đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, lợi dụng quyền tự do để chống phá Đảng và chính quyền nhân dân. Ở Việt Nam không có chỗ cho thứ “dân chủ”, “nhân quyền” coi thường kỷ cương phép nước.
Vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” sẽ được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra mở rộng theo đúng trình tự tố tụng của Việt Nam. Cũng như ở các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Đặc biệt đối với Nguyễn Văn Đài, kẻ đã qua 4 năm thụ án, 3 năm quản chế tại địa phương, được các cấp chính quyền, đoàn thể nhiều lần giáo dục, nhắc nhở, răn đe, nhưng vẫn chứng nào tật ấy thì càng phải xử lý nghiêm khắc hơn.
Theo quyết định của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội số 133/2018/QĐXXHS-ST ngày 20/3/2018 về việc đưa 6 bị cáo ra xét xử sơ thẩm hình sự theo tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”theo điều 79-Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi 2009.. Dự kiến phiên tòa sẽ bắt đầu từ 8 giờ ngày 05/4/2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành  phố Hà Nội, số 43, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về diễn biến phiên tòa này.
Tổng hợp.

Ngày 28.3.2018 tại TP Vinh, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ đưa ra xử sơ thẩm Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hồ về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự. Hai luật sư bào chữa cho Nguyễn Viết Dũng là Ngô Anh Tuấn và Lê Khả Thành.
NGUYỄN VIẾT DŨNG, TỨC DŨNG PHI HỔ VỪA BỊ BẮT LÀ AI ?
Nguyễn Viết Dũng
Trước đó, ngày 27/9/2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành bắt khẩn cấp Nguyễn Viết Dũng.
Tiểu sử bất hảo …
Nguyễn Viết Dũng, sinh ngày 19/6/1986 ở xã Hậu Thành, Yên Thành, Nghệ An trong một gia đình thuần nông. Vốn có tư chất thông minh, lanh lợi, Dũng từng tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vào năm 2003 – 2004 và đã đạt giải nhất cuộc thi tháng.
NGUYỄN VIẾT DŨNG, TỨC DŨNG PHI HỔ VỪA BỊ BẮT LÀ AI ?
Năm 2004, Nguyễn Viết Dũng trúng tuyển vào khoa Công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây là một trong những trường ĐH danh tiếng hàng đầu của Việt Nam. Đáng lẽ Dũng phải tự hào về điều đó để nỗ lực học tập tốt hơn theo ước nguyện của gia đình. Nhưng với bản tính tự cao tự đại, quá tự tin vào năng lực của mình, thay vì chí thú việc học hành, Dũng lại lao vào các cuộc vui chơi cùng bạn bè. Hậu quả tất yếu là trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2006, Dũng liên tục nợ các môn, trượt nhiều học phần. Kết cục năm 2006, Dũng bị nhà trường đuổi học.
Những tưởng từ sai lầm này, sẽ giúp Dũng tỉnh ngộ, thi lại một trường khác để làm lại cuộc đời. Thay vào đó Dũng lại từng bước sa ngã, quan hệ với nhiều đối tượng xấu và tham gia các hoạt động lợi dụng biểu tình chống Trung Quốc để tuyên truyền, đả kích, nói xấu chế độ; xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ, xúc phạm danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngày 2/4/2015, Nguyễn Viết Dũng thành lập “Đảng Cộng Hòa” và “Hội những người yêu quân lực Việt Nam Cộng hòa”.
Ngày 14/12/2015, Nguyễn Viết Dũng bị khởi tố theo Điều 245 về tội Gây rối trật tự công cộng và tuyên phạt 15 tháng tù. Những ngày tháng bị giam giữ không giúp cho Dũng nhận ra lỗi lầm, ăn năn hối lỗi, phục thiện, mà trái ngược lại khi ra tù Dũng vẫn theo thói “ngựa quen đưỡng cũ”, chứng nào tật ấy. Dũng đã công khai cắm cờ 3 sọc trên nóc nhà ở quê thách thức chính quyền, cùng đồng bọn lên hang Pác Pó ở Cao Bằng, vào Dinh Độc lập ở TP HCM giơ cờ 3 sọc ra chụp trộm tung lên facebook cho lũ 3 que mừng rơn bố thí cho mấy đồng để tiêu xài.
NGUYỄN VIẾT DŨNG, TỨC DŨNG PHI HỔ VỪA BỊ BẮT LÀ AI ?
Mặc dù thất nghiệp, không nghề nghiệp gì nhưng Dũng đã mua latop, điện thoại xịn, flycame và các phương tiện nghe nhìn có giá trị khác từ những đồng tiền do Việt Tân tài trợ. Từ đây, Dũng tìm cách tiếp cận những kẻ phản động, chống đối trên địa bàn tỉnh Nghệ An… để viết bài xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm tuyên truyền, nói xấu chế độ.
Với những hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật, ngày 27/9/2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành bắt khẩn cấp Nguyễn Việt Dũng.
Hiện nay, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An đang hoàn tất thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh tạm giam Nguyễn Viết Dũng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của phát luật.

Cứ mỗi dịp diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước, đặc biệt vào dịp Đảng ta tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc thì các đối tượng thù địch và các phần tử cơ hội chính trị lại thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta quyết liệt hơn. Mục đích của chúng là chống phá, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kích động gây chia rẽ nội bộ; bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; phủ nhận thành quả của công cuộc đổi mới, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng. Để đạt được mục đích trên, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là internet để tiến hành tuyên truyền chống phá ta với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Ngày 17/9/2015 trên trang mạng danlambao, chúng đã đưa ra một quan điểm hết sức phản động:“Hồ Chí Minh sống cũng như khi đã chết là một tai họa hàng đầu đối với dân tộc Việt Nam”. Đây là một hành động vô liêm sỉ, bôi nhọ, phủ nhận tư tưởng, phong cách đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiếp tục truyển tải thông tin về cái gọi là “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” (gọi tắt là “Việt Tân”) – Một tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài, đã và đang câu kết với một số đối tượng xấu ở trong nước chống phá Nhà nước ta. 

B2. Hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước của tổ chức khủng bố “Việt Tân” thời gian gần đây
Thời gian gần đây, tổ chức “Việt Tân” được sự tài trợ, chỉ đạo của các thế lực thù địch đang ráo riết triển khai hoạt động chống phá, âm mưu chuyển hóa chế độ chính trị nước ta. Để giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được tổ chức, âm mưu, hoạt động của “Việt Tân”, nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác trước những hoạt động của tổ chức này, Page TTTB xin được trích đăng nội dung về hoạt động chống Đảng, Nhà nước của tổ chức khủng bố “Việt Tân”. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của “Việt Tân” trong thời gian gần đây bao gồm:

Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay đối với mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng; đối với mỗi quần chúng của Đảng là phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần làm cho Đại hội XII của Đảng thành công tốt đẹp và sớm đưa Nghị quyết của Đại hội XII vào cuộc sống. Vì vậy, chúng ta phải làm việc hết sức mình, làm việc bằng cả trái tim, khối óc và bầu nhiệt huyết cách mạng, bằng ý thức tinh thần trách nhiệm, nghị lực và những hành động thiết thực, cụ thể, thật hiệu quả để xây dựng và bảo vệ Đảng, không được để các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị phá hoại Đảng, làm cho Đảng bị tổn thương, bị chia rẽ thành bè phái hoặc hình thành các phe nhóm, mất sức chiến đấu. Do đó, trong bất luận điều kiện hoàn cảnh nào, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên, nghiêm túc thực hiện phê bình và tự phê bình, thường xuyên củng cố sự đoàn kết, nhất trí cao trong Đảng, giữ cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh và mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải thật sự trung thực, gương mẫu về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống; thực hiện tốt những điều quy định đảng viên không được làm; lấy lời căn dặn của Bác Hồ trong Di chúc làm phương châm hành động cách mạng: cán bộ, đảng viên phải giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Cái gọi là “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” (gọi tắt là “Việt Tân”) là một tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài, đã và đang câu kết với một số đối tượng xấu ở trong nước chống phá Nhà nước ta.
Để nắm tường tận đầy đủ thông tin, chúng ta cùng tìm hiểu quá trình phát triển của tổ chức phản động này …

Bị cáo Vũ Quang Thuận và đồng phạm đã cùng nhau sản xuất video clip có nội dung chống phá Nhà nước, phao tin xuyên tạc sự thật… rồi tung lên mạng internet và nhận tiền ủng hộ.
Ngày 31/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm ba bị cáo: Vũ Quang Thuận (sinh năm 1966, trú tại thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), Nguyễn Văn Điển (sinh năm 1983, trú tại tổ 16A, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) và Trần Hoàng Phúc (sinh năm 1994, trú tại 154/45 Phạm Văn Hai, Phường 3, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo quy định tại Điều 88, khoản 1, điểm a, c – Bộ luật Hình sự năm 1999.
Theo Cổng thông tin Bộ Công an, từ cuối năm 2016, các đối tượng Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển cùng tạm trú tại P. Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) đã thực hiện quay hàng trăm video clip có nội dung chính trị xấu.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.