Cách đây vài tuần, TBT Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra vụ AVG, và chỉ sau 2 tuần đã có diễn biến mới và đây là kết quả có thể công bố.

Ngày 14/11/2018, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Phạm Thị Phương Anh, phó TGĐ và ông Cao Duy Hải, nguyên TGĐ Mobifone để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.

Các quyết định khởi tố và lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn

Hồi tháng 8/2018, ông Hải đã bị cho thôi giữ chức TGĐ Mobifone và thành viên Hội đồng thành viên Mobifone.

Trước đó, UBKT Trung ương đã kết luận tại Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), ông Cao Duy Hải có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong việc tham mưu cho Hội đồng thành viên Tổng công ty trình Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến dự án trái quy định.

UBKT Trung ương kết luận những vi phạm của ông Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Mobifone, đến uy tín của tổ chức đảng, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Tại kỳ họp 27, UBKT Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Duy Hải - Phó Bí thư Đảng ủy, thành viên Hội đồng thành viên, TGĐ Tổng công ty Mobifone.

Liên quan đến vi phạm trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương cũng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Phạm Thị Phương Anh vì có vi phạm nghiêm trọng.

Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương xác định bà Phương Anh thiếu trách nhiệm trong việc tham gia, trực tiếp đàm phán và chỉ đạo đàm phán với các cổ đông AVG; Trực tiếp đàm phán, thoả thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với các cổ đông AVG gây thiệt hại cho Mobifone; tham mưu cho Bộ TT&TT và Mobifone sử dụng kết quả thẩm định giá của Công ty AMAX; không kiểm tra tư cách pháp nhân của AVG, tính pháp lý của các cổ đông và cổ phần AVG.

Bà Phương Anh chịu trách nhiệm chính trong việc trực tiếp ký các báo cáo đánh giá về dự án; kết quả tham mưu về hiệu quả của dự án; Trực tiếp tham mưu cho Ban TGĐ Mobifone và Hội đồng thành viên về chuẩn bị nguồn vốn để thanh toán cho các cổ đông AVG; ký khống biên bản họp Ban TGĐ để thống nhất trình Hội đồng thành viên dự thảo thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với các cổ đông AVG.

Theo hồ sơ mà Thanh tra chính phủ bàn giao cho Bộ Công an điều tra, những lãnh đạo thuộc hội đồng thành viên Mobifone thời điểm mua AVG có nhiều vi phạm nghiêm trọng.

- Mobifone đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG; lựa chọn các đơn vị tư vấn thẩm định giá; trình Bộ TT&TT phê duyệt dự án đầu tư…

- Khi báo cáo đề xuất đầu tư chuyển nhượng cổ phần AVG và lập Dự án đầu tư trình Bộ TT&TT phê duyệt, Mobifone đã báo cáo không trung thực, không đầy đủ, đánh giá không đúng thực trạng tài chính rất xấu của AVG, thậm chí còn đánh giá khả quan về tình hình tài chính, kinh doanh của AVG.

- Khi lựa chọn phương án đầu tư, Mobifone không khảo sát, không lựa chọn đơn vị chuyên kinh doanh dịch vụ truyền hình để tư vấn phương án kinh doanh, không xây dựng phương án đầu tư mới để có căn cứ so sánh.

- Mobifone đã lập và trình Bộ TT&TT phê duyệt dự án khi không loại trừ 2 khoản đầu tư ngoài ngành của AVG thế hiện sự thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái quy định.

Để xảy ra những sai phạm trên trách nhiệm thuộc về những cá nhân, lãnh đạo thuộc hội đồng thành viên, kế toán trưởng Mobifone. Những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của Mobifone đã gây nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn Nhà nước tại Mobifone khoảng hơn 7.000 tỉ đồng, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo. Trong đó, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2016 so với 2015 là 321,7 tỉ đồng, số lỗ lũy kế đến 2017 là hơn 1.900 tỉ đồng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa Mobifone.

Trước đó ngày 10/7, CQĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" để điều tra thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, làm thất thoát lớn tài sản của nhà nước.

CQĐT cũng đã quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Lê Nam Trà, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên, nguyên TGĐ Mobifone; ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ quản lý Doanh nghiệp, Bộ TT&TT để điều tra về cùng tội danh "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng".

Bộ Công an bắt giam 1 loạt cán bộ vụ ethanol Phú Thọ

(PLO)- Bộ Công an cho biết vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam một loạt cán bộ trong vụ án Ethanol Phú Thọ.

Ngày 14-11, Bộ Công an cho biết thực hiện mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (Vụ án Ethanol Phú Thọ), Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét và các Quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự, đối với:

1. Nguyễn Xuân Thủy (sinh năm 1961), nguyên Phó Trưởng Phòng Đầu tư dự án Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí.

2. Khương Anh Tuấn (sinh năm 1975), nguyên Phó Trưởng Phòng Thương mại Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí.

3. Hoàng Đình Tâm (sinh năm 1981), nguyên Trưởng Phòng Tài chính – Kế toán Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí.

Đồng thời, thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và thực hiện Lệnh khám xét, đối với:

4. Lê Thanh Thái (sinh năm 1960), Trưởng Phòng Thương mại Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí.

Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét và các Quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với các đối tượng liên quan trong vụ án.

Sinh viên bán dâm 4 lần, 5 lần hay 10 lần hay 100 lần đều không khác gì bán dâm 1 lần.


Bộ GD-ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo thông tư về quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp, trong đó, tại phụ lục có quy định, sinh viên nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học.
Chỉ sau vài giờ, Dự thảo này đã bị rút khỏi website của Bộ GD-ĐT. Tuy vậy, Dự thảo thông tư  quy định về số lần bán dâm của sinh viên được Bộ GD-ĐT đưa ra trước đó vẫn gây phản ứng mạnh mẽ của dư luận.
Trao đổi với PV xung quanh Dự thảo này, PGS.TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) bày tỏ: “Ở góc độ xã hội học tôi thấy quy định này kệch cỡm. Họ trần trụi hóa quy định một cách dung tục. Cái sai sót, nhất trong Dự thảo do Bộ GD-ĐT đưa ra chính là lượng hóa số lần bán dâm. Họ đưa số lượng để làm gì? Sinh viên, bán dâm 4 lần, 5 lần hay 10 lần hay 100 lần đều không khác gì bán dâm 1 lần. Nó vẫn ảnh hưởng đến giá trị con người, giá trị chân thiện mỹ của con người”.
Sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học: “Quy định kệch cỡm” - 2
 PGS.TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội 
TS. Trịnh Hòa Bình cho rằng, Dự thảo này là sai lầm có tính hệ thống của Bộ GD -ĐT. Bởi trước đó, Bộ GD-ĐT đã đưa ra Dự thảo quy định sinh viên bán dâm 2 lần, 3 lần bán dâm bị đuổi học.
Về việc lãnh đạo Bô GD-ĐT khẳng định, sẽ rà soát và xử lý người soạn thảo văn bản người đưa lên mạng, Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội cho biết, ông phản đối chỉ xử lý những thành viên này.
“Đây là cả một hệ thống quan điểm của ngành giáo dục. Dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành chứ không phải của một hai anh chuyên viên đưa ra”, ông Bình bức xúc.
Theo nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình, đối với quy chế đối với học sinh, sinh viên, không nhất thiết phải đưa số lần bán dâm vào đó. Bởi vì khi sinh viên bán dâm với tư cách là công dân thì phải xử lý ở bình diện pháp luật. Hơn nữa, Bộ GD-ĐT chỉ cần đưa quy định sinh viên phải chuẩn hóa về đạo đức, lối sống…Nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật nghiêm.
Lên án dự thảo có quy định sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT bày tỏ”: “Tại sao Bộ GD-ĐT lại đưa ra dự thảo như thế. Tôi không đồng tình. Đã là học sinh, sinh viên thì không được phép có lần nào bán dâm cả”.
Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, hành vi mua, bán dâm vốn bị lên án trong xã hội bởi trái với thuần phong mỹ tục. Vì thế, đối với học sinh, sinh viên càng không thể chấp nhận được. Chỉ cần vi phạm 1 lần đã đáng phải đuổi khỏi nhà trường, nhất là sư phạm .
Cũng theo ông Nhĩ, Dự thảo đưa ra không phù hợp với thực tế nên sẽ bị xã hội phản ứng. Trong việc này trách nhiệm đầu tiên là thuộc về lãnh đạo Bộ GD-ĐT bởi một dự thảo trước khi đưa lên cổng thông tin điện tử để lấy ý kiến rộng rãi thì lãnh đạo Bộ phải kiểm duyệt, xem xét kỹ.
Trong khi đó, Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, mại dâm là vấn đề rất nhạy cảm của xã hội. Tuy nhiên, được đưa vấn đề mại dâm vào quy chế thì không được.
“Nếu nhà trường phát hiện sinh viên bám dân ngay lần đầu thì cần phải đuổi học ngay. Nhà trường cần coi đó là nguyên tắc, cứ vi phạm là đuổi, chứ không cần phải đưa vào quy định”, Đại biểu Dương Trung Quốc nói.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)

Những năm gần đây, lợi dụng sự phát triển nhanh chóng công nghệ thông tin, internet, các thế lực thù địch đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phát tán nhiều loại thông tin sai trái, thù địch, xấu xa, độc hại trên mạng xã hội với mức độ, tần suất ngày càng tăng, nhằm chống phá cách mạng nước ta, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Vì thế, một trong những vấn đề quan trọng đặt ra với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hiện nay là cần phải tỉnh táo, nhận thức đúng trách nhiệm của mình trong việc chuyển tải thông tin trên mạng xã hội.
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy vậy, bên cạnh những thành tích đạt được, công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại, trong đó có nguyên nhân từ việc tăng cường các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên nhiều phương diện. Đặc biệt, những năm gần đây, tận dụng tối đa những chức năng và lợi thế từ mạng xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã quyết liệt chống phá Đảng và Nhà nước ta với nhiều hình thức, mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp hơn.

Nội dung chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động thông qua thông tin trên mạng xã hội rất đa dạng, từ kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế đến pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, thậm chí đến cả diễn biến về tình hình sức khỏe của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước. Thực tế cho thấy, những người tham gia nêu quan điểm, ý kiến phân tích, bình luận, đánh giá tình hình đất nước trên mạng xã hội có thể chia ra theo 03 nhóm đối tượng. 
Nhóm 1: Nhóm có ý thức tốt, có trình độ nhận thức cao, hiểu rõ, đầy đủ, đúng đắn các vấn đề thực tiễn đất nước đang diễn ra. Họ chủ động đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch bằng cách tích cực tuyên truyền quan điểm, tư tưởng, đường lối của Đảng; chủ trương, chính sách của Nhà nước, quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. 
Nhóm 2: Nhóm cố tình hiểu sai, cố tình bóp méo, “bôi đen”, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; cố tình nói xấu, vu khống, “thổi phồng”, “bơm căng” làm sai lệch những giá trị thực, tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực xây dựng. 
Nhóm 3: Nhóm vô tình bị lôi kéo, hùa theo những ý kiến phản động của nhóm 2 mà chính bản thân họ cũng chưa thể nhận ra. Phần lớn họ là những người có trình độ nhận thức còn hạn chế, thiếu thông tin chính thống, có tâm lý a dua, tâm lý hiếu kỳ, đám đông,... 
Trong 03 nhóm nêu trên, nếu tỉnh táo xem xét, phân tích, dễ dàng nhận ra nhóm 2 tuy chiếm tỷ lệ ít, nhưng nguy hiểm và điều đáng quan ngại là nhóm này dễ dàng lôi kéo để có được sự “hậu thuẫn” của nhóm 3 - nhóm chiếm tỷ lệ rất đông. Vì thế, dù chiếm tỷ lệ ít, song phạm vi tác động của nhóm 2 lại rất rộng, làm cho nhiều người có cảm giác “cứ vào mạng xã hội là thấy toàn nghịch cảnh, chuyện sai trái, xã hội đầy màu đen”. Trong khi đó, nếu tỉnh táo xem xét, có thể thấy trên mạng xã hội hiện nay, những ý kiến phân tích, bình luận, phê phán của những người thuộc nhóm 1 chiếm tỷ lệ không nhiều, chủ yếu tập trung ở quan điểm của những nhà nghiên cứu chuyên sâu, phát ngôn của các cơ quan chuyên môn… Những người của nhóm 1 cũng gặp nhiều khó khăn trong thực hiện vai trò của mình trên mạng xã hội (thường phải hứng chịu “gạch, đá” của những cư dân mạng thiếu hiểu biết và những kẻ phản động, đội lốt dân chủ). 
Như vậy, chúng ta đã vô tình dành một “mảnh đất” rất rộng trên mạng xã hội cho các thế lực thù địch, phản động tuyên truyền, xuyên tạc; cho những người nhận thức chưa đầy đủ, thiếu thống tin chính thống, những người nắm và hiểu vấn đề còn nông cạn,… tham gia cổ xúy, tuyên truyền, quảng bá cho cái xấu, cái sai, bất chấp hậu quả tai hại của nó đối với đạo đức xã hội, đối với sự phát triển của đất nước.
Các thế lực thù địch, phản động đã chọn mạng xã hội như một “mặt trận” mới để tăng cường chống phá chế độ ta. Một số người vì nhiều lý do, trong đó có lý do thiếu hiểu biết, đã cố ý hay vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải biết cách sử dụng, tận dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả, biến mạng xã hội thành một phương tiện, một kênh hữu ích để tuyên truyền tính đúng đắn, cách mạng, khoa học của các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần phòng, chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm sai trái, lệch lạc một cách hiệu quả. Để tỉnh táo, sáng suốt làm tốt nhiệm vụ đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái, các quan điểm xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, của các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước trên mạng xã hội, thiết nghĩ, mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trước hết cần lưu ý và thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:
Một là, đẩy mạnh việc học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để củng cố vững chắc thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật trong nhận thức, phân tích, đánh giá và hoạt động thực tiễn, nhằm đấu tranh chống lại quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động.
Hai là, tích cực học tập, quán triệt Cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng, Nhà nước trên mọi lĩnh vực; chủ động nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn, tạo dựng cho bản thân nền tảng tri thức chính trị - xã hội đúng đắn, khoa học, cách mạng, đủ trình độ đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động trên mạng xã hội.
Ba là, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phong cách tư duy, phong cách ứng xử, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách sinh hoạt… theo phong cách Hồ Chí Minh, để hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá, phản biện, đấu tranh vừa lịch sự, khiêm tốn, trí tuệ, thuyết phục nhẹ nhàng, kiên trì, nhưng vừa kiên quyết, triệt để, cách mạng… bảo đảm giành thắng lợi trên “mặt trận” mạng xã hội trước các thế lực thù địch. 
Bốn là, mỗi cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể trong sinh hoạt, công tác cần thường xuyên tổ chức sinh hoạt nhằm kịp thời trao đổi, làm rõ, vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn từ những thông tin xấu xa, độc hại, ác ý của các thế lực thù địch, phản động. Cần dựa vào những tài liệu, thông tin chính thống, hướng dẫn của cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp trên để tổ chức cung cấp nhanh cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức những luận cứ, thông tin xác đáng và dựa vào đó, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc trên mạng internet, mạng xã hội. 
Năm là, thực hiện nghiêm những quy định của Đảng, Nhà nước, các quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác. Đồng thời, thực hiện đúng quy định của các cơ quan chuyên môn về quy trình, biện pháp tiếp cận thông tin, xử lý thông tin và sử dụng thông tin để phản bác lại các luận điệu sai trái trên mạng xã hội, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, đúng thời điểm, đúng đối tượng, đúng nội dung, đúng mục tiêu đặt ra.
Sáu là, mỗi cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội phải chú trọng thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tại địa phương, cơ quan, đơn vị nơi mình sinh sống, công tác, nhất là nắm bắt trên không gian mạng xã hội. Qua đó, kịp thời phát hiện, góp ý, phê bình,… không để đồng chí, đồng nghiệp của mình bị lôi kéo, dụ dỗ mà cố ý hoặc vô tình ủng hộ, chia sẻ, loan truyền những thông tin phản động, độc hại trên mạng xã hội. 
Bảy là, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị chuyên môn, hữu quan trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin, xử lý thông tin, giúp cho công tác phát hiện, phân tích mức độ, diễn biến, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch được nhanh chóng, chính xác và lựa chọn phương án đấu tranh trên mạng xã hội kịp thời, hiệu quả nhất.
Tám là, trên cơ sở nắm vững và tuân thủ các quy định của Luật An ninh mạng, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần biến trang mạng xã hội của mình thành một kênh thông tin, tuyên truyền thường xuyên những thông tin chính thống về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, chủ động và thường xuyên tham gia phân tích, bình luận, chia sẻ các bài viết về những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những mô hình mới, cách làm hay của các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân trong tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước.
Chín là, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; giữ vững bản lĩnh chính trị, tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên; nêu cao ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi cám dỗ vật chất, danh lợi; kiên gan, bền chí trước mọi thủ đoạn, mưu mô thâm độc của kẻ thù.
Chế độ xã hội tiến bộ, văn minh mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn xây dựng hơn 7 thập niên qua không lúc nào không gặp phải sự phá hoại của các thế lực phản động, thù địch, phản tiến bộ, phi dân chủ. Hiện nay, lợi dụng các ưu thế của mạng xã hội, các cá nhân, tổ chức phản động trong và ngoài nước càng ráo riết, quyết liệt hơn trong việc chống phá chế độ ta, với mức độ ngày càng nghiêm trọng, phạm vi ngày càng mở rộng, tính chất ngày càng phức tạp hơn. Vì vậy, hơn bao giờ hết, mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức cần phải tỉnh táo, sáng suốt trong việc thực hiện chức trách của mình với non song đất nước; phải trở thành nhân tố nòng cốt trong xây dựng mặt trận đoàn kết toàn dân; phải trí tuệ, bản lĩnh, khôn khéo, linh hoạt, tự tin, bền chí, kiên cường trong đấu tranh trên mạng xã hội. Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình khi tham gia mạng xã hội, nhằm tạo ra một hợp lực đủ mạnh để ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai lệch, xấu xa của thế lực phản động. Đó cũng là góp phần nâng cao nhận thức chính trị cho một bộ phận người dân vốn đang “đói” thông tin chính thống nhưng lại đang chới với, sắp “chết chìm” trong “biển thông tin” chưa rõ thực hư trên mạng xã hội./. 
Huỳnh Thanh HiếuTrường Chính trị tỉnh Hậu Giang (Tạp chí Cộng sản)

Việc nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng được các trang mạng phản động, các đối tượng chống đối lan truyền rất nhiều ngày hôm qua. Qua sự việc này chúng tôi giới thiệu đôi nét của hiện tượng Nguyên Ngọc và cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam”
Vào ngày 3/3/2014, nhà văn Nguyên Ngọc đã thay mặt cho 61 cây bút trong và ngoài nước tuyên bố kêu gọi thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam” trên mạng internet. Cùng với tuyên bố kêu gọi là sự ra mắt của trang web cùng tên. Văn đoàn này thực chất là một tổ chức của những cây bút muốn “bẻ cong chính ngòi bút của mình”. Sự ra đời của văn đoàn này vô cùng nguy hiểm do nó muốn thoát khổi sự giặng buộc của pháp luật, nếu so sánh với việc thành lập ra Đảng đối lập với Đảng Cộng Sản thì hình thức của “văn đoàn độc lập Việt Nam” cũng là một Đảng “Mini” được thành lập nhằm hoạt động chống lại đường lối chủ trương chính sách phát triển văn học định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng.

Nhà văn Nguyên Ngọc

Đến năm 2030, phát triển thành công các lĩnh vực: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác…
Ngày 22/10/2018, thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, Tổng  Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển.

Tòa án Nhân dân thành phố Phan Thiết đã tuyên bản án thích đáng, đủ sức răn đe với 30 bị cáo phù hợp với hành vi phạm tội, nhân thân và chính sách khoan hồng của pháp luật.

Ngày 31/10, Tòa án Nhân dân thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 30 bị cáo về hành vi gây rối trật tự công cộng trước trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận vào ngày 10/6/2018. 

Theo cáo trạng, vào lúc 16 giờ 30 ngày 10/6/2018, có rất nhiều người dân tụ tập tại ngã 7 trước cổng chợ Phan Thiết hô hào, la hét gây mất an ninh trật tự.




Các bị cáo tại phiên tòa

Sau đó, dòng người đi bộ từ khu vực chợ Phan Thiết qua cầu Lê Hồng Phong đến trước cổng trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận. 

Đến khoảng 17 giờ 30 phút cùng ngày, khoảng 50 người tụ tập trước cổng Ủy ban Nhân dân tỉnh, gây mất an ninh trật tự, cản trở giao thông.

Lực lượng Cảnh sát cơ động phối hợp Công an tỉnh triển khai phương án bảo vệ, tuyên truyền, giải thích cho người dân bình tĩnh, không được tụ tập đông người, không gây ùn tắc giao thông nhưng những người tham gia gây rối không giải tán mà càng la hét, hô hào, tụ tập đông người trước cổng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Đến 18 giờ 40 phút ngày 10/6, một số đối tượng quá khích đã kích động, xúi giục người dân hò hét, gây rối và xô đẩy cổng Ủy ban Nhân dân tỉnh. 

Các đối tượng quá khích đã trực tiếp xô đẩy cổng, đập phá cửa kính vọng gác Ủy ban Nhân dân tỉnh, tấn công lực lượng công an, ném gạch, đá, bom xăng tự chế vào bên trong trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh và lực lượng công an đang làm nhiệm vụ. 

Sau đó, đám đông quá khích tràn vào bên trong Ủy ban Nhân dân tỉnh, đập phá trụ sở, dùng gạch, đá ném bể kính trụ sở làm việc Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ.

Một số đối tượng đã dắt xe máy của cán bộ, chiến sỹ công an đang làm nhiệm vụ trong Ủy ban Nhân dân tỉnh đem ra phía trước cổng trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh dùng lửa đốt. 

Tiếp đó, các đối tượng kéo đến trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư, xô đẩy cổng và tràn vào bên trong, đập phá tòa nhà làm việc, đốt xe ôtô trong trụ sở. 

Công an tỉnh Bình Thuận đã huy động lực lượng và phối hợp với Trung đoàn Cảnh sát cơ động được tăng cường và phối hợp với lực lượng tại chỗ ngăn chặn, giải tán đám đông. 



Đến 24 giờ ngày 10/6/2018, lực lượng công an đã bắt giữ nhiều đối tượng gây rối, giải tán đám đông, tình hình dần ổn định.

Lúc 1 giờ ngày 11/6, Công an tỉnh Bình Thuận tổ chức khám nghiệm hiện trường, xác định các tài sản bị thiệt hại gồm cháy hoàn toàn 3 xe ôtô, 17 xe môtô, 1 máy bơm nước; hư hỏng 15 máy tính, mất 2 laptop tại trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư. 

Các đối tượng quá khích cũng đập phá, làm hư hỏng một số tài sản khác của Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, làm bị thương nhiều cán bộ chiến sỹ.

Hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội "Gây rối trật tự công cộng" được quy định tại khoản 2, Điều 318, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); đã trực tiếp xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt nơi công cộng, gây mất an ninh trật tự tại địa phương, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, nên cần phải xử lý nghiêm khắc để răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm chung.

Qua quá trình điều tra, các bị cáo đã thành khẩn khai báo nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s, khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 

Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo Nguyễn Sinh, Nguyễn Văn Khánh, Chung Kim Thành, Trần Văn Công, Nguyễn Tấn Phong, Trần Thế Nghĩa, Nguyễn Toàn Trung, Tăng Thanh Thuận, Đoàn Thị Hạnh Thương đã ra đầu thú nên được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2, Điều 52, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các bị cáo Trương Gia Quốc Huy, Nguyễn Toàn Trung, Trần Trọng Tiến và Đoàn Thị Hạnh Thương có ông bà là người có công cách mạng; các bị can Nguyễn Sinh, Đoàn Thị Hạnh Thương, Trần Thị Mai Hương có hoàn cảnh gia đình khó khăn; bị can Nguyễn Thị Nhâm nuôi con nhỏ dưới 36 tháng; bị can Đinh Đình Tài tự nguyện giao nộp số tiền thu lợi bất chính để tịch thu sung công quỹ Nhà nước nên được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.


Một số hình ảnh tại phiên tòa:























Các bị cáo Đồng Kim Hùng, Nguyễn Đinh Đồng, Đinh Đình Tài, Đỗ Văn Cơ, Nguyễn Hữu Thái, Đặng Ngọc Hòa và Phạm Minh Tùng tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội ngày 10/6/2018 là người trên 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi nên được áp dụng các quy định tại Chương XII, Bộ luật Hình sự 2015 về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quốc Huệ, 3 năm 6 tháng tù. Các bị cáo Phạm Văn Chung, Trương Minh Tài, Lê Nhựt Bản, Nguyễn Quý Lai, Trần Văn Công, Tăng Thanh Thuận, mỗi bị cáo 3 năm tù. 

Các bị cáo Nguyễn Tấn Thông, Trần Thế Nghĩa, Trương Gia Quốc Huy, Nguyễn Toàn Trung, Trần Minh Thiện, Nguyễn Thị Nhâm, Đỗ Văn Tài, Trần Thị Mai Hương, Trần Văn Tuấn, Trương Công Hiếu, mỗi bị cáo 2 năm 6 tháng tù. 

Các bị cáo Đỗ Văn Cơ, Đồng Kim Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Đình Đồng, mỗi bị cáo 2 năm 3 tháng tù. 

Các bị cáo Phạm Minh Tùng, Đặng Ngọc Hòa, Đinh Đình Tài, Nguyễn Sinh, Đoàn Thị Hạnh Thương, Trần Trọng Tiến, Nguyễn Văn Khánh, Chung Kim Thành, Huỳnh Hữu Long, mỗi bị cáo 2 năm tù./.

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập tự do cho nước nhà. Một chính quyền vừa thành lập, với rất nhiều khó khăn, thách thức, phải đối mặt thù trong, giặc ngoài, vì vậy, ngày 3-9-1945, Người đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bao gồm: khắc phục nạn đói; nạn dốt; giáo dục lại nhân dân với việc thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; bỏ ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thực hiện tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết và đặc biệt là phải tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.