Việc nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng được các trang mạng phản động, các đối tượng chống đối lan truyền rất nhiều ngày hôm qua. Qua sự việc này chúng tôi giới thiệu đôi nét của hiện tượng Nguyên Ngọc và cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam”
Vào ngày 3/3/2014, nhà văn Nguyên Ngọc đã thay mặt cho 61 cây bút trong và ngoài nước tuyên bố kêu gọi thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam” trên mạng internet. Cùng với tuyên bố kêu gọi là sự ra mắt của trang web cùng tên. Văn đoàn này thực chất là một tổ chức của những cây bút muốn “bẻ cong chính ngòi bút của mình”. Sự ra đời của văn đoàn này vô cùng nguy hiểm do nó muốn thoát khổi sự giặng buộc của pháp luật, nếu so sánh với việc thành lập ra Đảng đối lập với Đảng Cộng Sản thì hình thức của “văn đoàn độc lập Việt Nam” cũng là một Đảng “Mini” được thành lập nhằm hoạt động chống lại đường lối chủ trương chính sách phát triển văn học định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng.
Bàn về nhân sự, “Văn đoàn độc lập Việt Nam” toàn là các gương mặt chính trị nhớp nhúa, bị dư luận từ lâu lên án “trở cờ”, “cơ hội” như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi ( boxit), Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn v.v.. Trong số này còn có cả những kẻ đào tẩu ngồi ở nước ngoài sống bằng nghề viết bài chống cộng lấy nhuận bút “ xã hội”- từ những kẻ có hận thù với cách mạng, không dám ở lại trong nước như Vũ Thư Hiên.
Họ đều là các gương mặt “xét lại” lịch sử, phủ nhận giá trị nền độc lập hiện nay, nã pháo cối vào chính thế hệ cha anh và xương máu của bản thân và đồng đội, ca ngợi những giết hại nhân dân mình như Bob Kerrey, phủ nhận cuộc chiến tranh chống Mỹ, hối tiếc cho “thất bại” của nước Mỹ và “chiến thắng man rợ” của dân tộc Việt Nam, dùng vần thơ thô tục nhạo báng Chủ tịch Hồ Chí Minh như tập thơ “Mở Miệng” của Bùi Chát, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước như “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên, hay hoàn toàn trở thành “dư luận viên” nhất nhất bảo vệ của tổ chức khủng bố “Việt tân” như nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, ca ngợi “chủ nghĩa tư bản” không còn ông chủ bóc lột để phủ nhận Chủ nghĩa Mác và chống lại mọi chính sách hiện nay của Nhà nước…
Bàn về bản lĩnh chính trị và thủ đoạn, thì “Tuyên Bố” thành lập “Ban Vận Động” cho việc thành lập Văn đoàn độc lập” (chứ chưa phải tuyên bố thành lập tổ chức “Văn đoàn độc lập”) đã cho thấy sự “láu cá”, “lách luật” của Nguyên Ngọc. Rõ ràng họ tuyên bố rình rang về việc ra đời một tổ chức đối lập nhưng còn sợ an ninh, nên tung ra cái gọi là “ Ban vận động” để thăm dò phản ứng của dư luận, dễ dàng phủi “trách nhiệm pháp lý” về thành lập hội trái phép, vừa để cho mình ở vị trí “hàng giữa” để lượn lách … Một người đàng hoàng thì không ai hành xử như Nguyên Ngọc và những người khởi xướng ra “Ban vận động Văn đoàn độc lập” một cách lơ lửng, không có chút bản lĩnh chính trị nào như thế.
Bàn về trí tuệ, nhân cách chính trị, Nguyên NGọc và những người khởi xướng “Văn đoàn độc lập” đã cho thấy rõ sự đánh mất bản sắc, tư cách của bản thân. Chỉ lấy một ví dụ, để bảo vệ cho ghế của ông Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên, ông Nguyên Ngọc đã dọa nạt ông Bằng Việt vì đã lên án Văn đoàn độc lập là “một tổ chức dị biệt về quan điểm chính trị lẫn nghề nghiệp” và “Phạm Xuân Nguyên bắt cá hai tay, vừa có vợ vừa có bồ” đã bị ông Bằng Việt phản pháo qua thư ngỏ lột tả bản chất “thiểu năng trí tuệ” của chính Nguyên Ngọc, xin trích đoạn :
“Tuyên bố thành lập BVĐ viết: “Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa… văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc”. BV phân tích: công cuộc phục hưng dân tộc mà nền tảng là phục hưng văn hóa, tác giả chỉ kể đến từ năm 1975 trở đi! Vậy Cách mạng tháng Tám 1945 là để làm gì, tác giả cố ý quên! Nước Việt Nam DCCH ra đời không phải là một dấu mốc phục hưng dân tộc vĩ đại ư, nhưng đã bị bỏ qua!”.
Bằng Việt đã chỉ rõ cái sai của Nguyên Ngọc và bằng hữu của ông ta, chỉ vì “say” đả kích chế độ hiện hữu và mê con đường “ dân chủ, nhân quyền” ngoại nhập, kiếm cơ Tư tưởng Phan Châu Trinh nên Nguyên Ngọc đã “ quên” Cách mạng Tháng Tám và các cuộc kháng chiến và cả một giai đoạn hào hùng và đau thương mà bản thân ông Nguyên Ngọc đã gắn bó (?).
Từ Diễn đàn Xã hội dân sự đến Văn đoàn độc lập: Chống phá có chiến lược
Rất nhiều nhân sĩ trí thức với mong muốn thúc đẩy đời sống xã hội tốt đẹp hơn đã vội vàng ký tên chỉ vì những uy tín của các tên tuổi lớn mà tôi vừa kể ở trên. Họ đều trông đợi rằng Diễn đàn Xã hội Dân sự sẽ là nơi lên tiếng góp ý sửa đổi chính sách và đưa ra các giải pháp để xây dựng đất nước. Nhưng ngay khi bản danh sách ký tên được công bố, ta có thể thấy tên tuổi của họ bị lẫn lộn cùng với những thành phần chống đối cực đoan thuộc NoU, Đảng Việt Tân, Hội anh em Dân chủ… chứ không hề được đặt cạnh những người dân thường, thậm chí còn không có tên của những tổ chức NGO hoạt động xã hội (một hình thức xã hội dân sự mà Diễn đàn Xã hội dân sự đang khuyến khích). Chắc hẳn nhiều trí thức phải đặt câu hỏi về vấn đề này? Liệu rằng tên tuổi của họ có bị lợi dụng để làm bình phong cho những hoạt động chống đối của Diễn đàn Xã hội dân sự hay không? Điều này ai cũng có thể nhìn thấy trên nội dung của Diễn đàn Xã hội Dân sự. Trên Diễn đàn (mà chỉ có một người vô hình nào đó đăng bài), đầy rẫy những bài bêu xấu, chửi rủa chính quyền, khuyến khích biểu tình và bạo động; không có bất cứ một bài viết nào mang tính xây dựng đất nước. Khi âm mưu này bị bại lộ, Diễn đàn Xã hội dân sự vội vã đổi tên thành Dân Quyền và song song với đó là thành lập Văn đoàn Độc lập.
Văn đoàn Độc lập do nhà văn Nguyên Ngọc làm Trưởng ban vận động thực hiện đúng chiêu bài của Diễn đàn Xã hội dân sự là đi xin chữ ký của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà phê bình hiện nay. Trước khi bản Tuyên bố được công khai, đã có một buổi gặp mặt nhân dịp Văn đoàn độc lập ra đời, trong đó có sự có mặt của Tiến sĩ Nguyễn Quang A – một người chẳng có liên quan gì đến công việc của nhà văn. Điều này chứng tỏ mối dây liên hệ mật thiết của Diễn đàn Xã hội dân sự và Văn đoàn Độc lập. Rõ ràng rằng, Diễn đàn Xã hội dân sự vẫn đứng đằng sau Văn đoàn độc lập. Họ thấy rằng không thể xếp chung những trí thức có tâm với đất nước bên cạnh những kẻ bất mãn và chống đối cực đoan được, vậy nên đã phải tách hai thành phần này ra những vẫn dưới sự chỉ đạo của nhóm chủ chốt Diễn đàn Xã hội dân sự. Dân Quyền trở thành một trang của bên chống đối, là nơi để họ tha hồ chửi bới, xách mé chính quyền để thỏa mãn cái tôi cá nhân. Còn Văn đoàn Độc lập, chắc sẽ có blog trong nay mai, sẽ trở thành một trang tuyên bố hùng hồn của các nhà văn tự xưng là Độc lập.
Họ hùng hồn tuyên bố: “Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.”, nhưng sự thực đằng sau tuyên ngôn này lại chứng minh điều ngược lại. Trong bản tuyên bố, chúng ta không thấy những lời tuyên ngôn về tự do sáng tác, độc lập tư duy mà mỗi nhà văn phải tự tạo dựng cho bản thân mình; mà chỉ thấy một sự đổ lỗi toàn bộ cho thể chế chính trị do Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ của nước ta lãnh đạo. “Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn.” Nhưng ai cũng có thể thấy các hoạt động của Hội nhà văn Việt Nam, Viện Văn học, và các tạp chí nghệ thuật đang cố gắng để làm điều này. Việc một tuyên bố về tự do sáng tác lại chỉ chăm chăm quy trách nhiệm cho chính quyền thể hiện rõ mưu đồ chính trị của Văn đoàn độc lập.
Những bất ổn trong lập luận của tuyên bố Văn đoàn độc lập
Văn đoàn Độc lập cho rằng: “Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình”. Điều này là chính xác! Nhiều năm gần đây, văn học ViệtNam không có một tác phẩm nào có giá trị. Nhưng tác phẩm văn học có giá trị không phải như gà đẻ trứng hay động vật sinh con theo mùa sinh sản, có khi cả một quốc gia trong mấy trăm năm cũng chỉ có được một hai tác phẩm có giá trị. Như đất nước Hà Lan, mấy trăm năm mới có một Andersen.
Hơn thế nữa, chế độ “quan liêu và bao cấp” có thực sự gây cản trở cho con đường sáng tác của người cầm bút. Nên nhớ thời Liên Xô là thời kỳ bao cấp toàn phần, nhưng các nhà văn lớn và các tác phẩm lớn vẫn gây xáo động cả thế giới với nhiều cây bút được giải Nobel. Từ khi Liên Xô sụp đổ, chính nước Nga cũng chẳng có tác phẩm nào có giá trị. Ngay cả thực trạng hiện nay cũng vậy, những tác phẩm văn chương có giá trị, buồn thay lại đến từ trong chiến tranh và thời kỳ bao cấp. Sau năm 1990, khi nước ta mở cửa, văn chương đi xuống trông thấy rõ rệt. Thậm chí từ sau năm 2008, khi đời sống ngày càng tự do hơn thì văn đàn lại càng trở nên đìu hiu hơn. Không rõ các nhà văn của Văn đàn độc lập sẽ nói gì về hiện tượng này?
Họ cho rằng: “một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng.” Tài năng của người viết văn thuộc về thiên bẩm và được trau dồi, rèn luyện theo năm tháng; chẳng lẽ tài năng của người viết văn lại bị phụ thuộc và các điều luật của nhà cầm quyền và bị hoàn cảnh xã hội dễ dàng làm cho lụi tàn hay sao? Nếu một tài năng lụi tàn dễ đến thế thì có lẽ thế giới chẳng còn bất cứ một tác phẩm vĩ đại nào mà chỉ có những tác phẩm tung hô, ca ngợi và xu thời. Chỉ những nhà văn tài năng kém cỏi mới cần một không gian thoải mái để viết văn. Có vẻ như Văn đoàn Độc lập không thực sự muốn khuyến khích sáng tạo mà chủ yếu chỉ muốn cạnh tranh quyền ảnh hưởng với Hội nhà văn Việt Nam trong việc: “Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước” mà thực ra là thâu tóm giới văn chương chữ nghĩa.
Người viết văn độc lập không cần Văn đoàn độc lập
Từ sau thời kỳ đổi mới, chế độ kiểm duyệt ngày càng được nới rộng, nhiều cây bút hoàn toàn độc lập với Hội nhà văn Việt Nam, tức là không cần làm thành viên của hội, không cần sự cho phép của hội vẫn có thể được xuất bản sách hay viết báo tự do tại Việt Nam, không cần giải thưởng của Hội mới khẳng định uy tín và tài năng trên văn đàn. Chúng ta đã có rất nhiều nhà văn độc lập và số lượng những nhà văn này sẽ ngày càng gia tăng với vai trò trải rộng thông tin của Internet. Để một tác phẩm hay đến được với công chúng (điều mà tất cả các nhà văn đều mong muốn hơn bất cứ tiền bạc và quyền lợi), thì thời đại ngày nay là thời đại dễ dàng nhất trong lịch sử ngoài người. Tức là bối cảnh hiện nay là một cơ chế cho phép những cây bút tự do có quyền lợi ngang bằng với các nhà văn nằm trong hệ thống, những người nào thật sự có tài năng thì sẽ có danh tiếng và uy tín.
Trong bản tuyên bố, các cây bút bị quy kết là “thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo”. Đây là một lối nghĩ lạc hậu của thứ văn chương phục vụ lợi ích chính trị. Sáng tạo của người cầm bút trong nghệ thuật để tôn vinh cái đẹp và giá trị nhân văn là trách nhiệm lớn lao nhất, cho dù có phê phán cái xấu thì văn chương cũng phải hướng con người đến các những mục tiêu cao hơn. Sự sáng tạo mà Văn đoàn Độc lập nhấn mạnh rõ ràng chỉ là phê phán cái xấu để hạ bệ uy tín của chính quyền. Họ phủ nhận công lao cách tân nghệ thuật, ca ngợi cái Đẹp mà rất nhiều nhà văn khác đang đeo đuổi.
Các nhà văn khởi xướng Văn đoàn độc lập không hề quan tâm đến sứ mệnh sáng tạo của bản thân mình. Mặc dù ở giữa một thời đại tương tác thông tin mạnh mẽ như hiện nay, họ vẫn không viết được tác phẩm nào có giá trị. Họ chỉ mải lo thu gom các nhà văn độc lập, dưới quyền điều phối của họ, hướng mũi nhọn vào chính quyền. Họ thay thế mục đích sáng tạo bằng mục đích mượn nghệ thuật để phục vụ chính trị. Họ phủ nhận những nỗ lực của chính quyền trong việc tạo dựng một văn đàn tự do sáng tạo. Bằng việc muốn thao túng giới văn nhân, trí thức, họ đã phản lại chính lý tưởng tự do, độc lập mà họ đang hô hào.
Với thành phần ô hợp đó, với những lý do và mục đích đã tuyên thì “Văn đoàn độc lập Việt Nam” sẽ không có chỗ đứng trên văn đàn đất Việt. Nếu nó có tồn tại, thì cũng chỉ như một cái quái thai ngoài hôn thú vất vưởng ngoài lề xã hội.
Nguồn: Tổng hợp