Cứ mỗi mùa thi cử, hay vào đầu năm học mới, là các cây bút yêu “dân chủ”, “nhân quyền” của Việt Tân lại nhấp nhổm như ngồi trên than nóng. Mùa thi năm nay, họ lại còn lo cho con em trong nước bị “mù chữ”. Cớ sự tại sao?
Trên trang fanpage Việt Tân, lấy tấm hình các phụ huynh đội nắng nộp hồ sơ cho con vào trường công ở Hà Nội, một người viết với bút danh Hoàng Dân đã lên bài với nhiều nhận định lầm lạc, ngây ngô.
Theo đó, người này cho rằng, những học sinh không đỗ vào cấp 3 năm nay sẽ có nguy cơ “mù chữ”, rồi thì sẽ thành ra lêu lổng, vì nhà cửa ruộng vườn của bố mẹ bán hết rồi lấy gì mà làm(?!).
Nực cười hơn, bài viết còn lan sang câu chuyện của giáo viên, than rằng đào tạo các thầy cô xong rồi thất nghiệp, trong khi thiếu trường công. Có lẽ vẫn chưa thấy đủ thuyết phục, người này còn tiện tay lôi luôn giáo dục đại học Việt Nam vào bài viết, “tự hỏi” sẽ có bao nhiêu em ra trường làm đúng ngành học, suy diễn là tốt nghiệp có bằng cho oai để xin làm công chức hay thất nghiệp… Rồi thì hằn học cho rằng tiền xây trường thì không có, mà lại xây cổng chào cho to, đóng cửa trường công để trường tư làm giàu…
Những nhận định gần 10 năm nay không đổi, là thương hiệu của mọi nhà “dân chủ”, nghe vừa nhàm chán, lại vừa lạc mốt.
Đọc xong bài viết, đúng như kết luận của tác giả Hoàng Dân, giáo dục Việt Nam đang “bế tắc”. Nhưng sự bế tắc này, tiếc thay, chỉ tồn tại trong tư duy một chiều của người viết, chứ không hề là thực tiễn của Việt Nam!
Thực tiễn, giáo dục Việt Nam có được tinh thần tiệm cận với nhu cầu phát triển của xã hội như lúc này. Cụ thể là ngay ở kỳ thi vào lớp 10 công lập 2023, tính phân hóa đã được chú trọng. Một bộ phận học sinh không đỗ sẽ có thể chọn học tiếp ở các trường PTTH tư thục; hoặc theo học ở các trường cao đẳng vừa dạy chữ, vừa dạy nghề của tư nhân, và của cả nhà nước; theo học ở các trường nghề với học phí từ rất thấp đến cao, theo nhu cầu, và đặc thù ngành học.
Nhiều thập kỷ nay, chúng ta luôn được cảnh báo về tình trạng “thiếu thợ nhiều thầy”, và những cánh cổng trường công hẹp lần này là một giải pháp cần thiết để hạn chế và chấm dứt tình trạng bất cập đó.
Trong đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, mục tiêu đưa ra là: 25-30% học sinh tốt nghiệp THCS vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đến năm 2030, con số này là 50-55% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT.
Cho nên, dù không vào lớp 10 công lập, thì các em học sinh cũng có rất nhiều lựa chọn khả thi để học chữ hoặc học nghề, theo nguyện vọng cá nhân và nhu cầu tuyển dụng của xã hội, chứ hà cớ gì phải trở nên “mù chữ”, “lêu lổng”, vì không có ruộng đất? Xin thưa, Việt Nam năm 2023 không phải là Việt Nam của 30 năm trước.
Về tình hình giáo dục đại học Việt Nam, bài viết cho là đang trong vòng “luẩn quẩn, bế tắc”. Để “nhận định” được vậy, chắc người viết cũng chưa bao giờ biết đến cái bảng xếp hạng THE Impact Rankings của Tạp chí Times Higher Education. Việt Nam mới có mặt trong bảng xếp hạng các tổ chức giáo dục có ảnh hưởng toàn cầu từ năm 2021. Chỉ trong vòng 2 năm, từ 4 cơ sở, giờ đây đã tăng lên 9 cơ sở.
Nhân đây, cũng cần nhắc lại tiêu chí của bảng xếp hạng này, là hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức giáo dục đại học trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs) của Liên Hợp Quốc (có hiệu lực kể từ năm 2016), kêu gọi hành động toàn cầu với mục tiêu xây dựng xã hội hoà bình, công bằng và thịnh vượng.
Trở lại với tấm ảnh làm cớ cho bài viết trên fanpage Việt Tân. Thật ra, câu chuyện xếp hàng chờ nộp hồ sơ cho con đi học các lớp đầu cấp ở trường điểm, trường chuyên ở nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM là câu chuyện dài kỳ. Nó vừa phản ánh nguyện vọng chính đáng mong cho con vào môi trường học tập tốt của các bậc cha mẹ, nhưng lại vừa cho thấy sự lạc hậu khi phụ huynh quá xem trọng bằng cấp, mà vô tình tạo áp lực tiêu cực lên con cái.
Với các nhà giáo dục, khi nhìn vào những hiện tượng này, thì sẽ nghĩ đến ngay một sự đổi mới cần được thực hiện, để phụ huynh cởi mở hơn, và học sinh có nhiều lựa chọn hơn. Thực tế là các đổi mới này đã và đang được Bộ Giáo dục Việt Nam thực hiện, cũng như chắc chắn sẽ thực hiện liên tục trong thời gian tới.
Còn với các nhà “dân chủ” của Việt Tân, khi nhìn vào tấm hình này, họ sẽ chỉ thấy được một đề tài hấp dẫn để tha hồ múa bút bôi nhọ chính quyền Việt Nam, bất chấp sự thực tiến bộ.
Khác nhau chỉ ở động cơ, mà động cơ đôi khi che mờ nhận thức, nên mới thành ra lố bịch, khó coi.
Thời gian gần đây, Trung Quốc tìm rất nhiều cách để khẳng định chủ quyền Biển Đông một cách sai lệch đến thế giới, đặc biệt qua phim ảnh, truyền thông, xuyên tạc Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS 82). Trong bối cảnh đó, việc làm rõ vấn đề Biển Đông dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, đặc biệt là (UNCLOS 82) là vấn đề cấp bách.
Hội nghị Luật Biển lần thứ III của LHQ (1967- 1982) đã thông qua UNCLOS 82 với 320 điều khoản và 9 phụ lục. Công ước xác lập rõ ràng quy chế pháp lý của các vùng biển khác nhau thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khi tiến hành các hoạt động liên quan đến biển và thành lập một loạt cơ chế quốc tế quan trọng liên quan đến thực hiện Công ước và giải quyết tranh chấp biển như Tòa án Luật Biển quốc tế, Hội nghị các quốc gia thành viên của Công ước, Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương và Ủy ban Thềm lục địa. Đến nay, đã có 161 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia Công ước này, trong đó có 7 quốc gia ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xinhgapo, Brunây.
Áp dụng UNCLOS 82 vào điều kiện cụ thể của biển Đông, mỗi quốc gia ven biển Đông có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của mình. Chiều rộng của hai vùng biển này đều được đo từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải. Trường hợp thềm lục địa thực tế lớn hơn 200 hải lý thì quốc gia ven biển Đông có thể mở rộng thềm lục địa đến 350 hải lý với điều kiện tuân thủ các quy định và thủ tục trong Công ước. Mỗi quốc gia ven biển Đông có toàn quyền thăm dò, khai thác các tài nguyên trong vùng biển của mình, đặc biệt là trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, để phục vụ đời sống nhân dân và phát triển đất nước; có toàn quyền quyết định cho phép hay không cho phép các quốc gia khác khai thác tài nguyên trong các vùng biển của mình; có nghĩa vụ tôn trọng các quyền chủ quyền đó của các quốc gia láng giềng ven biển Đông. Đồng thời, có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia khác được tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quốc gia ven biển.
Cũng xuất phát từ UNCLOS 82 thì sự kiện Trung Quốc ký hợp đồng với Công ty Creston năm 1992 ở bãi Tư Chính của Việt Nam và chính thức đưa yêu sách “Đường lưỡi bò” ra LHQ vào tháng 5/2009 cần được nhìn nhận thế nào? Khu vực bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam và đã được Việt Nam phân lô thăm dò dầu khí. Việc Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc vào năm 1992 ký với Công ty Creston của Mỹ hợp đồng thăm dò dầu khí tại khu vực bãi Tư Chính trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam (mà họ đặt tên là Vạn An Bắc) là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam theo UNCLOS 82.
Còn về yêu sách “Đường lưỡi bò” hay “Đường 9 đoạn”, thì các học giả Trung Quốc đều biết rõ là tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Hà Nội (2009) và Tp. Hồ Chí Minh (2010) cũng như các Hội thảo quốc tế khác, các học giả quốc tế đã nêu rõ yêu sách “Đường lưỡi bò” là không có cơ sở. Trung Quốc cần giải thích rõ bản chất pháp lý của các vùng biển trong “Đường lưỡi bò” nhưng đến nay, cả chính giới lẫn học giả Trung Quốc đều không thể đưa ra các câu trả lời thỏa đáng.
Dùng các quy định của UNCLOS 82 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia để đối chiếu thì ai cũng thấy rằng, yêu sách này hoàn toàn trái với các quy định của Công ước. Không một quy định nào của Công ước có thể biện minh cho yêu sách “Đường lưỡi bò”. Việt Nam đã gửi công hàm đến Tổng Thư ký LHQ bác bỏ yêu sách này.
Việc Trung Quốc tiến hành các việc làm gần đây trên thực địa, như vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngày 26/5 và vụ phá cáp của tàu Viking II cũng của Việt Nam đang thăm dò địa chấn trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam ngày 9/6 vừa qua, đang được dư luận chỉ ra rằng: Bắc Kinh đang áp dụng binh pháp biến cái không thể thành có thể, biến các khu vực không tranh chấp thành các khu vực tranh chấp để đòi hỏi được chia phần tài nguyên trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của nước láng giềng thông qua cái gọi là “gác tranh chấp cùng khai thác”. Không chỉ các quốc gia liên quan tranh chấp ở Biển Đông mà dư luận nhiều quốc gia khác cũng đã bày tỏ ý kiến bất bình trước yêu sách này.
Ở Biển Đông có hai loại tranh chấp, gồm tranh chấp về các vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn và tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do chiều rộng của một số khu vực ở Biển Đông (như vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan) hẹp hơn 400 hải lý, nên một phần vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia láng giềng chồng lấn lên nhau.
Liên quan Việt Nam, ở phía Bắc chúng ta có vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ và khu vực nhỏ phía ngoài cửa Vịnh, còn ở phía Nam có vùng chồng lấn với Campuchia, Thái Lan, Malaixia trong vịnh Thái Lan và vùng chồng lấn với Inđônêxia ở Nam Biển Đông. Các nước ven Biển Đông khác cũng có một số vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với nhau, như giữa Malaixia và Thái Lan, giữa Thái Lan và Campuchia, giữa Inđônêxia và Malaixia. Các khu vực chồng lấn này đã và đang từng bước được Việt Nam và các nước hữu quan giải quyết thỏa đáng theo các quy định của UNCLOS 82.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gồm nhiều đảo đá san hô nhỏ giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa liên quan Việt Nam và Trung Quốc, còn tranh chấp về chủ quyền với quần đảo Trường Sa liên quan 5 nước, 6 bên là Việt Nam, Trung Quốc, Philíppin, Malaixia, Brunây (Brunây không yêu sách về chủ quyền các đảo) và Đài Loan (Trung Quốc).
Đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.
Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sự thực là Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền hai quần đảo này từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào.
Các bằng chứng mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú. Bao gồm, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi; nhiều sách cổ của Việt Nam khẳng định việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác quần đảo này; nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để tiến hành khai thác hai quần đảo.
Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để bảo đảm an ninh, ngăn chặn buôn lậu. Đến những năm 50 của thế kỷ 20, lợi dụng việc Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Giơnevơ (năm 1954), Trung Quốc đã chiếm nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền Việt Nam cộng hòa kịch liệt phản đối. Đối với nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam cộng hòa tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã phản đối. Năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Nhà nước Việt Nam tiếp quản các đảo ở Trường Sa, lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa. Một sự thật hiển nhiên là cho đến trước năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14/3/1988, Trung Quốc bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trương Văn Dũng đã có hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu “chiến tranh tâm lý,” phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân thông qua các bài phỏng vấn, video, clip đăng tải trên mạng xã hội.
Ngày 13/7, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã xét xử và tuyên án phúc thẩm đối với Trương Văn Dũng (SN 1958, trú ngõ 73, Nguyễn Lương Bằng, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,” quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự.
Về hành vi của bị cáo, từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2022, thông qua trả lời chương trình “Từ cánh đồng mây” tại một file video và một file audio, Trương Văn Dũng có hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu “chiến tranh tâm lý,” phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân thông qua các bài phỏng vấn, video, clip đăng tải trên mạng xã hội.
Bị cáo còn có hành vi tàng trữ tài liệu dạng sách với tiêu đề “Những mảnh đời sau song sắt” và 11 tài liệu dạng sách với tiêu đề “Chính trị bình dân” có mục đích thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân…
Bên cạnh đó, bị cáo còn có 31 băng-rôn, biểu ngữ được in trên vải bạt và 11 tài liệu được in trên giấy với nhiều kích thước khác nhau có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sau khi xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được và lời khai tại phiên tòa, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên Trương Văn Dũng y án sơ thẩm 6 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Mặc dù đã có những hành vi vi phạm pháp luật nhưng Trương Văn Dũng vẫn vô cùng ngoan cố. Thậm chí, đối tượng này còn hô “đả đảo Đảng cộng sản” tại tòa. Rõ ràng sự khoan hồng của pháp luật không thể dành cho những kẻ cố chấp, muốn thành lập đa Đảng tại Việt Nam như Trương Văn Dũng.
Qua những gì diễn ra liên quan đến đường lưỡi bò gần đây có thể nhận thấy, Trung Quốc đang âm thầm thôn tính văn hóa một cách rất tinh vi. Với những thứ tưởng chừng rất bình thường nhưng nếu không xem xét cẩn thận thì rất dễ bị đánh lừa.
Đơn cử như trường hợp phim Barbie mới đây có gây chút tranh cãi vì cái gọi là “đường lưỡi bò” trong hình ảnh của phim khá mơ hồ, khiến không ít người bên ngoài cho rằng Việt Nam chủ trương “thà giết nhầm hơn bỏ sót”. Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ, đây là một sự thể hiện tinh vi của các nhà làm phim. Trong bức hình bản đồ thế giới, phía dưới phần châu Á, có một đường đứt đoạn cực kỳ vô duyên. Một “đường đứt đoạn”, dù 8 đoạn hay 9 đoạn, xuất hiện trong một bản đồ, lại ở khu vực châu Á để làm gì nếu nó không có hàm ý là sự công nhận “đường lưỡi bò”?
Hay mới đây ở bộ phim Flight to you, chỉ cần 3 giây, nhà sản xuất phim Trung Quốc đã cài cắm đường lưỡi bò phi pháp trong 9/39 tập phim. Tinh vi đến mức nếu như trên diễn đàn của người Việt không kịp thời lên tiếng thì một bộ phim vừa mang ý nghĩa điện ảnh vừa mang hàm ý chính trị đã ra đời.
Năm 2021, bộ phim Em là thành trì doanh lũy của anh trong tập 15 cũng có cảnh bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò” phi pháp. Cảnh phim nằm ở phút thứ 29, bản đồ Trung Quốc hiện rõ đường chín đoạn bằng các dấu gạch trắng trong đoạn nam cảnh sát Hình Khắc Lũy (Bạch Kính Đình đóng) và nữ bác sĩ Mễ Kha (Mã Tư Thuần) gặp nhau tại khu chỉ huy.
Tháng 3/2018, phim Trung Quốc Điệp vụ biển đỏ cũng bị rút khỏi rạp Việt do tranh cãi về hai phút cuối phim. Đó là cảnh đoàn tàu chiến Trung Quốc bao vây một chiếc tàu nước ngoài và phát loa thông báo: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”. Hai phút phim này bị cho là hoàn toàn không ăn nhập với nội dung phim nhưng lại được gài cắm một cách vô lý.
Thẳng thắn nhận định thì đây là sự vô lý một cách cố ý. Bởi Trung Quốc hiểu rằng nhận thức là thứ nguy hiểm nhất trên Biển Đông. Họ kiên trì lặp đi lặp lại quan điểm về “đường lưỡi bò” thông qua sản phẩm công nghệ, phim ảnh, đồ lưu niệm, hộ chiếu… nhằm mục đích biến một thứ không tồn tại trở thành tồn tại.
Đây là một phương thức rất phổ biến mà Trung Quốc đã dùng để đồng hóa rất nhiều nước. Vì thế, nhận rõ âm mưu của Trung Quốc mà chương trình dự báo thời tiết hàng ngày của Việt Nam luôn phải dự báo về tình hình thời tiết quần đảo Hoàng sa, Trường sa để khẳng định chủ quyền. Bất cứ một sự kiện ngoại giao nào, một hội nghị nào nếu có cơ hội thì lãnh đạo Việt Nam đều khẳng định chủ quyền với biển Đông.
Tuy nhiên, điều đang nói là những bộ phim xuyên tạc sự thật lịch sử, tuyên truyền bịa đặt đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia, xúc phạm đến anh linh các liệt sĩ… song chỉ cần bộ phim ấy có thần tượng của mình đóng vai chính, nhiều bạn trẻ sẵn sàng tung hô, đón xem. Thậm chí, nhiều bạn trẻ sẵn sàng đứng chờ hàng đêm để được gặp mặt thần tượng tại sân bay, chi cả tháng lương để tham dự một sự kiện có thần tượng tham gia.
Đó là tình trạng đáng báo động về việc nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ có nhận thức lệch lạc, có dấu hiện suy đồi, tôn sùng thần tượng và văn hóa nước ngoài mà quay lưng lại với truyền thống văn hóa tốt đẹp và lịch sử dân tộc. Đặc biệt, những năm gần đây, khi các phương tiện thông tin truyền thông, mạng xã hội nở rộ, khó kiểm soát, các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đã đẩy mạnh việc tuyên truyền các giá trị văn hóa phương Tây, đề cao chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cơ hội, lợi dụng các giá trị văn hóa trong nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng để truyền bá các sản phẩm độc hại, làm băng hoại những giá trị truyền thống, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập, văn hóa phẩm phong phú đến từ nhiều nguồn khác nhau khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cần đẩy mạnh việc giáo dục về chủ quyền quốc gia, sự nhạy cảm chính trị đến giới trẻ – lực lượng lớn sử dụng Internet, mạng xã hội.
35 người, trong đó có ông trùm Wagner Yevgeny Prigozhin, đã được mời đến cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo Điện Kremlin ngày 10-7.
Cuộc gặp kéo dài trong 3 tiếng, diễn ra hôm 29-6, tức chỉ vài ngày sau cuộc nổi loạn của Wagner. Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, xác nhận có một cuộc gặp như vậy sau khi một số tờ báo Pháp loan tin cuối tuần trước.
Trong cuộc họp báo ngày 10-7, ông Peskov cho biết Tổng thống Putin đã mời 35 người đến cuộc gặp. Trong số này có ông trùm Prigozhin cùng một số chỉ huy đơn vị Wagner khác.
Ông Peskov nói rằng Tổng thống Putin đã đánh giá hoạt động của lực lượng Wagner tại tiền tuyến và “những sự kiện trong ngày 24/6”. Ông chủ Điện Kremlin cũng lắng nghe lời giải thích từ các chỉ huy Wagner, đồng thời đưa ra lựa chọn công việc cho họ sau khi ông trùm Prigozhin tới Belarus.
Đại diện Điện Kremlin cũng cho biết Tổng thống Putin lắng nghe lời giải thích của nhóm Wagner về những gì đã xảy ra và đưa ra cho họ một số lựa chọn.
“Các chỉ huy Wagner nhấn mạnh họ là người ủng hộ trung thành và cũng là binh sĩ dưới sự chỉ huy của Tổng thống. Họ khẳng định luôn sẵn sàng tiếp tục chiến đấu vì đất nước”, ông Peskov nói thêm.
“Các chỉ huy đã nói về những gì xảy ra vào ngày 24-6 theo cách hiểu của họ. Họ nhấn mạnh bản thân là những người ủng hộ trung thành và là những người lính của nguyên thủ quốc gia, của tổng tư lệnh tối cao. Họ cũng nói rằng họ sẵn sàng tiếp tục chiến đấu vì Tổ quốc”, ông Peskov nói thêm.
Hàng nghìn tay súng Wagner tổ chức nổi loạn hôm 24/6, sau khi ông trùm Prigozhin cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu chỉ đạo vụ tập kích vào doanh trại của tập đoàn, gây thương vong lớn, đồng thời yêu cầu giao Bộ trưởng Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Valery Gerasimov cho ông ta để có thể “khôi phục công lý”.
Quân đội Nga bác bỏ cáo buộc của Prigozhin, trong khi Điện Kremlin gọi lãnh đạo Wagner là “kẻ phản bội” và bác yêu sách trên.
Cuộc binh biến ngắn ngủi do ông Prigozhin lãnh đạo được xem là thách thức nghiêm trọng nhất với Tổng thống Putin kể từ khi lên nắm quyền. Trong đó các chiến binh Wagner đã giành quyền kiểm soát thành phố phía nam Rostov-on-Don và tiến về thủ đô Matxcơva.
Cuộc nổi loạn bị dập tắt trong vòng một ngày, nhờ một thỏa thuận do nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian. Trong các tuyên bố tuần trước, ông Prigozhin cho biết cuộc binh biến không nhằm mục đích lật đổ chính phủ.
Trùm Wagner giãi bày rằng cuộc nổi loạn nhằm đưa các chỉ huy quân đội Nga “ra trước công lý” vì những sai lầm và sự thiếu chuyên nghiệp ở Ukraine. Tổng thống Putin cho đến nay vẫn giữ nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov.
Trùm Wagner dự định sẽ đến Belarus theo các điều khoản của thỏa thuận chấm dứt cuộc binh biến. Nhưng Tổng thống Lukashenko cho biết ông Prigozhin đã trở lại Nga và các chiến binh Wagner vẫn chưa chấp nhận lời đề nghị chuyển đến Belarus.
Vụ khủng bố đặc biệt nghiêm trọng do các đối tượng Fulro gây ra ở 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur của H.Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đang được các cơ quan chức năng khẩn trương hoàn tất kết luận điều tra để chuyển Viện kiểm sát truy tố, xét xử trước pháp luật.
Với sự vào cuộc mạnh mẽ của lực lượng Công an các cấp và sự giúp sức to lớn của nhân dân, chỉ vài ngày sau khi xảy ra vụ án, nhiều đối tượng đặc biệt nguy hiểm bị bắt gọn cùng vũ khí, hung khí gây án.
Đến ngày 23/6/2023, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) – Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định số 05/QĐ-ANĐT khởi tố vụ án hình sự, đồng thời khởi tố bị can đối với hàng chục đối tượng liên quan về 4 tội danh: khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm, tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.
Đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm khủng bố
Tính đến ngày 09/7/2023, Cơ quan ANĐT – Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt tạm giam hơn 90 đối tượng. Trong đó, có 76 đối tượng bị khởi tố về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Đến nay, cơ quan điều tra đã thu giữ 20 khẩu súng các loại (súng quân dụng, súng hơi, súng tự chế), 2 lựu đạn, hơn 1.000 viên đạn các loại, 15 kíp nổ, 1,2kg vật liệu nổ, 1 nòng giảm thanh, 2 ống ngắm, 1 bộ mô hình mìn tập, 30 dao, 10 cờ Fulro, hàng chục ĐTDĐ, thẻ nhớ, thiết bị điện tử (trong đó có 3 ĐTDĐ mà các đối tượng chôn giấu dưới đất và đốt 1 chiếc), nhiều ná cao su cùng các tài liệu, chứng cứ khác liên quan.
Ngoài ra, lực lượng Công an đã giải cứu 3 người dân bị nhóm khủng bố bắt làm con tin; xác minh, nghi vấn, triệu tập làm việc đối với nhiều người, nhiều đối tượng liên quan để lập hồ sơ, có biện pháp cảm hóa, giáo dục, xử lý. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình ANTT và mọi sinh hoạt, đời sống của nhân dân ở huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) đã nhanh chóng được bảo đảm ổn định, trở lại yên bình như trước.
Trước sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng Công an các cấp, đến nay hầu hết các đối tượng đã bị bắt. Hiện chỉ còn một số ít đối tượng khác đang bị các cơ quan chức năng ra lệnh truy nã đặc biệt. Trước những tang chứng, vật chứng, tài liệu, vũ khí, hung khí bị thu giữ, tất cả các đối tượng từ những kẻ đặc biệt nguy hiểm, manh động nhất đến các đối tượng liên quan, mặc dù cứng đầu, ngoan cố cũng đã thú nhận toàn bộ âm mưu thâm độc cùng những hành vi giết người tàn ác, man rợ nhằm chống phá chính quyền nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.
Với sự vào cuộc mạnh mẽ của lực lượng Công an các cấp và sự giúp sức to lớn của nhân dân, chỉ vài ngày sau khi xảy ra vụ án, nhiều đối tượng đặc biệt nguy hiểm bị bắt gọn cùng vũ khí, hung khí gây án.
Đến ngày 23/6/2023, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) – Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định số 05/QĐ-ANĐT khởi tố vụ án hình sự, đồng thời khởi tố bị can đối với hàng chục đối tượng liên quan về 4 tội danh: khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm, tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.
Đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm khủng bố
Tính đến ngày 09/7/2023, Cơ quan ANĐT – Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt tạm giam hơn 90 đối tượng. Trong đó, có 76 đối tượng bị khởi tố về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Đến nay, cơ quan điều tra đã thu giữ 20 khẩu súng các loại (súng quân dụng, súng hơi, súng tự chế), 2 lựu đạn, hơn 1.000 viên đạn các loại, 15 kíp nổ, 1,2kg vật liệu nổ, 1 nòng giảm thanh, 2 ống ngắm, 1 bộ mô hình mìn tập, 30 dao, 10 cờ Fulro, hàng chục ĐTDĐ, thẻ nhớ, thiết bị điện tử (trong đó có 3 ĐTDĐ mà các đối tượng chôn giấu dưới đất và đốt 1 chiếc), nhiều ná cao su cùng các tài liệu, chứng cứ khác liên quan.
Ngoài ra, lực lượng Công an đã giải cứu 3 người dân bị nhóm khủng bố bắt làm con tin; xác minh, nghi vấn, triệu tập làm việc đối với nhiều người, nhiều đối tượng liên quan để lập hồ sơ, có biện pháp cảm hóa, giáo dục, xử lý. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình ANTT và mọi sinh hoạt, đời sống của nhân dân ở huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) đã nhanh chóng được bảo đảm ổn định, trở lại yên bình như trước.
Trước sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng Công an các cấp, đến nay hầu hết các đối tượng đã bị bắt. Hiện chỉ còn một số ít đối tượng khác đang bị các cơ quan chức năng ra lệnh truy nã đặc biệt. Trước những tang chứng, vật chứng, tài liệu, vũ khí, hung khí bị thu giữ, tất cả các đối tượng từ những kẻ đặc biệt nguy hiểm, manh động nhất đến các đối tượng liên quan, mặc dù cứng đầu, ngoan cố cũng đã thú nhận toàn bộ âm mưu thâm độc cùng những hành vi giết người tàn ác, man rợ nhằm chống phá chính quyền nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.
Các đối tượng đã khai nhận tội
Bị can Y Tim Niê (ngụ xã Cư Né, huyện Krông Búk, Đắk Lắk) – đã dẫn đầu nhóm tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và sát hại người dân đi trên đường rạng sáng 11/6/2023 – thú tội: “12 giờ đêm và rạng sáng hôm đó, chúng tôi từ trong chòi rẫy cà phê chạy ra, tới chỗ trụ sở xã Ea Tiêu. Thấy công an xã, tôi là người đầu tiên nổ súng. Tất cả chúng tôi đã bắn công an xã trực ở đó. Sau đó, mấy anh em chúng tôi lấy “bom” xăng ném vào trụ sở ủy ban, nhằm mục tiêu đốt rụi trụ sở đó. Sau đó, tôi bảo anh em mang theo hết vũ khí, dao và lên xe rút chạy qua xã Ea Ktur để hỗ trợ cho nhóm Y Thô A Yun (còn gọi là Ama Kruh ).
Chúng tôi đang chạy xe ra đường quốc lộ, gặp một xe bán tải… Tôi xuống xe, lấy dao đâm 4 nhát vào người đó. Hai người anh em khác của tôi lôi xác người này vứt xuống mương nước bên đường… Tới giờ, tự tôi thấy bản thân tôi và những việc của tôi làm là tội ác, quá sai trái rồi. Bây giờ, tôi kêu gọi các anh em, ai còn trốn tránh phải ra đầu thú với công an, với pháp luật”.
Trong nhóm khủng bố tấn công vào trụ sở xã Ea Tiêu còn có Y Diơh Kbuôr (ngụ xã Cư Pơng, huyện Krông Búk). Đây là lời thú tội của đối tượng này: “Khi đi, chúng tôi mang súng AK, AR, CKC, súng hơi CPC, lựu đạn, “bom” xăng, dao. Khi đến trụ sở xã Ea Tiêu, qua phòng Công an, đập kính rồi mở cửa…
Một anh ra ngoài, chúng tôi đánh trước, rồi bắn cả hai người, rồi đốt phá phòng bên cạnh, đốt trụ sở, khi về đến cổng chào của xã Ea Ktur, thấy xe tải của Điện Máy Xanh đang đi trên đường, chúng tôi bắn tài xế đó chết rồi đốt hàng trên xe. Đến giờ tỉnh ra, mới thấy những tội ác của đồng bọn mình và mình đã quá sai rồi”.
Còn Y Thô A Yun (cùng ngụ xã Cư Pơng) – đối tượng dẫn đầu nhóm thứ 2 tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Ktur – khai nhận: “Nhóm của tôi xông vào trụ sở xã Ea Ktur, xông vào phòng bên Công an và chúng tôi đã đập cửa, lao vào chém mấy người trong phòng. Tôi đã nổ súng bắn công an ở đó. Sau đó, anh em chúng tôi lấy “bom” xăng đốt nhiều phòng làm việc của xã. Khi tôi chạy ra ngoài, thấy anh em của mình cũng rất hung hăng, đốt xe ôtô, đốt nhiều thứ lắm. Khi tôi chạy qua cổng bên đường, tôi thấy tất cả đã tập kết ở đó rồi và bắn nổ súng tung tóe. Sau đó, chúng tôi chạy đi ẩn nấp trong các lô cà phê lẩn trốn và đem súng đi chôn giấu luôn…
Đến nay, sau quá trình làm việc với công an, tôi thấy việc làm của tôi rất nghiêm trọng. Tôi cũng khuyên những người đi theo tham gia trong tổ chức này hãy mau ra đầu thú để được khoan hồng, nếu không thì cũng sẽ bị bắt”.
Trong nhóm khủng bố tấn công vào trụ sở xã Ea Ktur còn có Y Wiết Byă (ngụ thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M,gar, Đắk Lắk). Y Wiết Byă thú nhận: “Trong nhóm của tôi có nhiều người rất hung hãn. Ai cũng cầm vũ khí, súng, dao, lựu đạn, “bom” xăng, gặp ai thì giết, gặp đồn thì phá. Nhóm của tôi làm nhiều việc dã man, đã giết nhiều người. Tôi cũng giống họ, rất điên cuồng. Giờ tỉnh lại, tôi thấy việc tôi làm rất sai lầm, mong nhà nước khoan hồng cho tôi”.
Quần chúng nỗ lực tố giác, truy bắt các đối tượng
Trong quá trình xử lý vụ việc ở huyện Cư Kuin, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng Công an trong tỉnh tăng cường phát động quần chúng tham gia phòng trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tố giác tội phạm, cung cấp thông tin giúp lực lượng chức năng nhanh chóng truy bắt các đối tượng.
Công an các huyện, thị xã, thành phố và liên ngành Công an – Viện KSND – TAND tỉnh Đắk Lắk đã gửi thư kêu gọi các gia đình, người thân có đối tượng liên quan đang lẩn trốn vận động để các đối tượng sớm ra trình diện, đầu thú, thành khẩn khai báo nhằm hưởng chính sách khoan hồng. Kết quả là có nhiều gia đình, dòng họ, người uy tín ở các thôn, buôn tích cực, nhiệt tình đi vận động được nhiều đối tượng ra đầu thú.
Như đối tượng Y Pôn Niê (ngụ xã Cư Pơng) sau khi ra đầu thú đã khai nhận: “Tôi có tham gia tổ chức tấn công vào UBND xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin. Họ giao cho tôi khẩu súng AR15 và hơn 120 viên đạn. Lúc đó, tôi có bắn nổ một phát súng rồi chạy lên đập phá cửa các phòng làm việc. Còn mấy người đi cùng tôi thì đánh đập, giết người dân và giết công an. Xong rồi bọn tôi chạy rút lui tới huyện Krông Bông. Trên đường chạy đi, thấy lực lượng Công an, Quân đội, người dân truy đuổi khiến tôi sợ quá, không muốn chạy trốn nữa. Tôi mượn điện thoại của người dân rồi gọi về cho vợ tôi, nói giúp cho tôi ra đầu thú”.
Cũng ngụ buôn Ea Liang (xã Cư Pơng), Y Khuik Ajun thừa nhận sau khi ra đầu thú: “Tôi cũng theo nhóm của thằng Y Tim Niê tham gia đột kích vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu. Tôi được giao nhiệm vụ vào lục tìm vũ khí và ném “bom” xăng. Còn anh em trong nhóm thì gây ra giết người. Xong rồi thì chạy vô rẫy cà phê, mỗi người chạy mỗi đường. Tôi chạy về huyện Krông Bông. Sau đó, suy nghĩ không thể trốn thoát nên tôi ra đầu thú”.
Vụ khủng bố đặc biệt nghiêm trọng do các đối tượng Fulro gây ra ở 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin) đang được cơ quan chức năng khẩn trương hoàn tất kết luận điều tra để chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp truy tố. Một phiên tòa với những mức án nghiêm minh nhất đang chờ đợi các đối tượng sắp tới.
Nhận lệnh trong đêm, hàng trăm chiến sĩ Phòng CSCĐ Công an tỉnh Đắk Lắk đã có mặt ngay “điểm nóng” để phối hợp cùng Công an tỉnh và Công an huyện truy bắt nhóm nghi phạm.
Trở về đơn vị sau những ngày truy bắt nhóm nghi phạm khủng bố trên địa bàn huyện Cư Kuin vào rạng sáng 11/6 vừa qua, thượng tá Cao Tiến Phu, Trưởng Phòng cảnh sát cơ động (CSCĐ) Công an tỉnh Đắk Lắk, chia sẻ những ngày tham gia truy bắt nhóm nghi phạm, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị phải “nằm gai nếm mật”, lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm hay vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh để theo dõi di biến động của các nghi phạm.
Từ manh mối những biển số xe để lại hiện trường
“Trong lần thực hiện nhiệm vụ vừa qua, đơn vị điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ với đầy đủ vũ khí trang bị, công cụ hỗ trợ, đảm bảo về trình độ, nghiệp vụ, khả năng tác chiến tốt trên mọi địa hình, đặc biệt tác chiến tốt trên địa bàn rừng núi. Tất cả đã trở về tuyệt đối an toàn về người và vũ khí cùng trang thiết bị mang theo”, thượng tá Phu nói.
Thượng tá Cao Tiến Phu nhớ lại: “Ngay khi vừa bước chân xuống hiện trường, chứng kiến 4 cán bộ, chiến sĩ là đồng đội mình bị sát hại, 2 đồng đội khác bị thương, nhân dân, chính quyền địa phương mất đi 2 đồng chí lãnh đạo mẫu mực, gia đình mất đi những người con, con trẻ mất đi người cha, vợ mất chồng…, tất cả anh em đều đau xót. Cán bộ, chiến sĩ của đơn vị ai cũng nén đau thương, biến đau thương thành hành động, quyết tâm truy bắt các nghi phạm, đem chúng ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật, trả lại sự bình yên cho buôn làng”.
Là một trong những lực lượng tiếp cận hiện trường sớm nhất, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo công an tỉnh, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Phòng CSCĐ Công an Đắk Lắk phối hợp cùng Công an huyện Cư Kuin được chia thành nhiều mũi tấn công.
Một mũi được lệnh bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường, đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực. Một mũi chủ công do thượng tá Nguyễn Văn Dương, Phó trưởng Phòng CSCĐ Công an tỉnh, được lệnh phối hợp cùng lực lượng trinh sát Công an huyện Cư Kuin truy theo dấu vết bỏ trốn của các nghi phạm. Số còn lại phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ khác của công an tỉnh chia thành nhiều tốp khoanh vùng, vây ráp với mục đích không cho các nghi phạm trốn thoát khỏi địa bàn.
“Thời điểm này, trời còn chưa sáng, nên việc truy theo dấu vết của các nghi phạm bỏ trốn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc xác định những nghi phạm tham gia vào vụ việc chưa thực sự rõ ràng như số lượng bao nhiêu, nghi phạm là người địa phương hay từ ngoài vào…”, thượng tá Cao Tiến Phu nói.
Thượng tá Nguyễn Văn Dương, Phó trưởng Phòng CSCĐ, chia sẻ thêm: “Khi lần theo dấu vết của nhóm nghi phạm bỏ trốn này, anh em gặp nhiều khó khăn, thậm chí đối diện với nguy hiểm đến tính mạng, bởi khu vực này được bao bọc bởi những vườn cây cà phê, tiêu, nương rẫy của người dân nên dễ làm nơi ẩn nấp cho nghi phạm. Bên cạnh đó, nhóm nghi phạm rút lui còn mang theo vũ khí nóng, sẵn sàng bắn trả khi phát hiện lực lượng truy bắt”.
Thượng tá Nguyễn Văn Dương cho hay sau khi xác minh được đường rút lui của các nghi phạm, mũi trinh sát của anh lần theo dấu vết và khi đến địa bàn giáp ranh giữa thôn 23 và 24 của xã Ea Ning, huyện Cư Kuin thì mất dấu. Rất may, vào thời điểm này, nhóm trinh sát gặp được những người dân đi tập thể dục buổi sáng, họ phát hiện đường lui của các nghi phạm, nên nhiệt tình hướng dẫn. Theo sự hướng dẫn của người dân, khi mũi trinh sát vừa tiến vào khu vực rẫy nằm giáp ranh giữa thôn 23 và 24 của xã Ea Ning, thì phát hiện nhiều chiếc môtô của nhóm nghi phạm bỏ lại.
Truy vết nghiệp vụ từ biển số những chiếc môtô để lại hiện trường, công an dần xác định được danh tính của nhóm nghi phạm là những kẻ đến từ nhiều địa phương khác nhau như: Cư M’gar, Krông Búk, Gia Lai… “Ngay sau khi có được thông tin này, lãnh đạo công an tỉnh chỉ đạo triển khai đồng loạt các biện pháp nghiệp vụ cho lực lượng công an các huyện vào cuộc, truy xét nhanh danh tính chủ sở hữu những chiếc môtô này và cũng từ đây đã mở ra “chìa khoá” cho việc truy bắt thành công toàn bộ nghi phạm sau này”, thượng tá Nguyễn Văn Dương cho biết.
Sau khi tiếp cận hiện trường những chiếc môtô bỏ lại, nhóm trinh sát do thượng tá Nguyễn Văn Dương chỉ huy nhận định các nghi phạm bỏ trốn chưa thể đi xa. Nhóm trinh sát cấp báo thông tin về cho lãnh đạo chỉ đạo, tiếp tục lần theo dấu vết của nhóm nghi phạm, khi đến khu vực rẫy tiếp giáp của buôn Ea Ktur, xã Ea Ktur thì phát hiện hơn 10 nghi phạm đang bỏ chạy.
“Chúng đã liên tục bắn trả để tìm đường thoát thân. Quyết tâm, không ngại hiểm nguy, nhóm trinh sát đã bắn trả, đồng thời xông lên khống chế, vây bắt được 3 nghi phạm, mở ra chìa khóa thành công cho việc xác định danh tính, truy bắt các nghi phạm tiếp theo những ngày sau đó”, thượng tá Nguyễn Văn Dương nhớ lại.
Trận vây bắt quyết định trên đồi Độc lập
Thượng tá Nguyễn Văn Dương cho biết trong hơn 6 ngày trực tiếp chiến đấu, phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an truy bắt nhóm nghi phạm, có lẽ việc vây ráp, truy bắt cùng lúc 20 nghi phạm lẩn trốn trên đồi Độc lập thuộc địa bàn buôn Kniết, xã Ea Ktur là để lại nhiều bài học cũng như kỷ niệm khó quên nhất đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ.
Sáng 13/6, đơn vị tiếp tục phối hợp cùng các lực lượng chốt chặn, tuần tra kiểm soát khép kín địa bàn, bắt giữ được nhiều nghi phạm đang ẩn náu. Trinh sát báo về cho biết nghi phạm cầm đầu trong vụ gây rối Y Sol Niê có thể đang lẩn trốn trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. Ngay lập tức, mũi trinh sát của đơn vị được tăng cường cho Công an TP Buôn Ma Thuột. Và đến khoảng 16h ngày 13/6, Y Sol Niê bị bắt giữ khi đang ẩn náu trên địa bàn xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột.
Ngay trong đêm, Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành đấu tranh, lấy lời khai nghi phạm Y Sol Niê. Từ lời khai và xử lý thiết bị điện tử của Y Sol Niê, lực lượng phát hiện có khoảng 20 nghi phạm được trang bị vũ khí đang ẩn náu tại khu vực đồi Độc lập thuộc địa bàn buôn Kniết, xã Ea Ktur.
Đồi Độc lập có địa hình khá phức tạp, nhiều cây cối, trải rộng trên diện tích khoảng 80 ha. Để cô lập nhóm này, không cho chúng lợi dụng đêm tối lẩn trốn khỏi khu vực ẩn nấp, phương án được đặt ra là giao cho cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên và Phòng CSCĐ Công an Đắk Lắk tuần tra vòng ngoài thị uy bằng đèn pin truy quét. Đây là yếu tố then chốt phục vụ cho phương án vây bắt thành công số nghi phạm này vào ngày 14/6.
Tuy nhiên, với địa bàn đồi Độc lập, các trinh sát gặp nhiều khó khăn, bởi đồi khá rộng, nhiều rừng cây, lô cà phê, tiêu… rậm rạp. Các nghi phạm cảnh giác, có nhiều kinh nghiệm di chuyển trong khu vực rừng núi, nắm thông tin nhanh, liên tục gây khó khăn cho công tác truy bắt. Lực lượng truy bắt phát hiện nhóm nghi phạm đang lẩn trốn trên đồi Độc lập được một nghi phạm bên ngoài tiếp tế lương thực, cung cấp thông tin. Ngay lập tức, tổ công tác đã xác minh địa điểm ẩn náu của kẻ tiếp tế, cung cấp thông tin và bắt hắn ngay trong buổi sáng.
Nhóm nghi phạm đang lẩn trốn liên tục di chuyển, có thời điểm các trinh sát đối diện với chúng chỉ vài chục mét.
“Sau khi xác định được vị trí chính xác của nhóm này, nhiều mũi được chia ra vây ráp, khép kín vòng vây. Với ý chí quyết tâm của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đến khoảng 17h cùng ngày, lực lượng đã bắt được 19 nghi phạm, có một nghi phạm tự sát bằng súng. Số liệu này đối chiếu trùng khớp với quá trình đấu tranh khai thác của kẻ chỉ đạo Y Sol Niê. Tổng số nghi phạm bị bắt tại đồi Độc lập là 21 người”, thượng tá Nguyễn Văn Dương kể lại.