Đất nước ta đang trong dịp kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2023). Gần đến dịp kỷ niệm, thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ suy thoái tư tưởng chính trị đã tung ra những thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc phủ nhận giá trị, bản chất của Chiến thắng 30-4-1975 trong lịch sử dân tộc Việt Nam.



Họ cho rằng, ngày 30-4-1975 là “ngày kết thúc của một cuộc nội chiến tương tàn”, “ngày ghi dấu ấn trong lịch sử khi dân tộc Việt Nam chia làm hai nửa “bên thắng cuộc” và “bên thua cuộc”... Vậy sự thật, bản chất của Chiến thắng 30-4-1975 là như thế nào?

Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không phải là nội chiến

Đầu tiên cần khẳng định ngày 30-4-1975 là ngày vui thống nhất, ngày vui giải phóng của cả dân tộc Việt Nam! 

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, theo nội dung Hiệp định Geneva được ký kết năm 1954, vĩ tuyến 17 được coi là ranh giới tạm thời chia đôi đất nước ta. Ranh giới ấy lẽ ra đã được xóa bỏ, hai miền Nam-Bắc ruột thịt có thể đã được thống nhất chỉ sau hai năm bằng một cuộc Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu (Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva ghi rõ, cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956). Nhưng chính âm mưu của đế quốc Mỹ muốn thế chân thực dân Pháp ở miền Nam đã phá hỏng cơ hội thống nhất hai miền Việt Nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm-tay sai của đế quốc Mỹ biết không thể có cơ hội chiến thắng một cách đàng hoàng, hợp pháp qua cuộc Tổng tuyển cử trên cả nước trước Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất được lòng dân. Nên, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, Ngô Đình Diệm đã phớt lờ Tổng tuyển cử, giành quyền thống trị miền Nam bằng vũ lực, súng đạn, máy chém, sát hại dã man hàng vạn đồng bào, đảng viên Đảng Cộng sản và những người bị nghi ngờ ủng hộ Đảng Cộng sản, tạo ra những cuộc bắt bớ, giết hại tín đồ Phật giáo, gây mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo. Với việc dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ đã thi hành ở Việt Nam chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Khi nhận thấy Ngô Đình Diệm không còn phù hợp với chính sách của mình, Mỹ lập tức dàn xếp một cuộc đảo chính, tiêu diệt cả hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, dựng lên tại miền Nam Việt Nam một chính thể khác phục vụ trung thành hơn cho lợi ích của Mỹ tại Việt Nam.

Như thế cần khẳng định rằng, chính quyền Việt Nam cộng hòa hoàn toàn là tay sai của Mỹ, thực hiện mưu đồ của Mỹ là biến Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới. Dưới sự chỉ đạo của Mỹ, cùng với quân Mỹ, quân đội ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện nhiều chiến dịch thảm sát đồng bào miền Nam. Kể cả khi Mỹ đưa quân trực tiếp tham chiến, hay sau khi quân Mỹ phải rút phần lớn lực lượng khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Paris vào năm 1973 thì bản chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn không thay đổi. Tại Việt Nam từ năm 1954 đến 1975, thực chất chỉ có một nhà nước chính danh của dân tộc Việt Nam tồn tại, đó là Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được khai sinh ngày 2-9-1945 từ sau cuộc Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với toàn thể thế giới. Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu nên sau cuộc Tổng tuyển cử vào ngày 6-1-1946 (một số tỉnh tại miền Nam bầu vào ngày 23-12-1945 do không nhận được lệnh hoãn). Còn chính quyền Việt Nam cộng hòa tại miền Nam do Mỹ dựng lên, không do nhân dân Việt Nam bầu nên, chà đạp lên quyền lợi của dân tộc Việt Nam, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam và toàn thể nhân dân Việt Nam. Vì thế, đây không phải là một chính quyền hợp pháp, hợp đạo lý, hợp lòng dân. Thực tế là trong suốt thời gian chính quyền tay sai của Mỹ tồn tại thì nhân dân miền Nam luôn đứng dậy để đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền phi nghĩa này. Để phủ nhận chính quyền tay sai của Mỹ, để lật đổ nó, quân dân miền Nam đã lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để lãnh đạo nhân dân toàn miền.

Đến năm 1973, sau khi thua trên chiến trường, chịu sức ép của dư luận trong nước và quốc tế bởi đang thực hiện một cuộc chiến tranh phi nghĩa, đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi nước ta. Nhưng Mỹ vẫn để lại một đội ngũ cố vấn hùng hậu, vẫn viện trợ quân sự để tiếp tục biến chính quyền Sài Gòn thành con rối trong tay Mỹ.

Như thế, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không phải là một cuộc nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Mà đây là cuộc kháng chiến của toàn thể dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam trước sự xâm lược của đế quốc Mỹ và đánh đổ bè lũ tay sai của Mỹ, kết thúc thắng lợi bằng Chiến thắng 30-4-1975. 

Bên nào thắng cuộc?

Như vậy, bên nào đã thắng cuộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Dĩ nhiên, đó là dân tộc Việt Nam đã thắng trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, nhân dân Việt Nam đã thắng trong thực hiện khát vọng thống nhất đất nước, giành độc lập, hòa bình cho Tổ quốc. Để giành được thắng lợi vĩ đại đó, cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu anh dũng, bền bỉ trong suốt 30 năm.

Những ý nghĩ cho rằng, Việt Nam "có thể thực hiện thống nhất đất nước bằng giải pháp hòa bình" là hết sức thiển cận, hồ đồ, thiếu hiểu biết về thực tế lịch sử. Đảng ta, Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo kế nhiệm đã nhất quán, thể hiện từ rất sớm mong muốn giành độc lập, thống nhất nước nhà bằng biện pháp hòa bình, đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp ngoại giao, tránh chiến tranh. Thế nhưng đáp lại thiện ý đó, thực dân Pháp, sau đó là đế quốc Mỹ và tay sai luôn khước từ, tìm cách phá hoại, vì muốn thống trị nước ta bằng sức mạnh quân sự, đã chà đạp lên mong ước hòa bình, độc lập, thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam.

Trong hai năm 1945-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8 bức thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman. Nội dung của các bức thư, bức điện này thể hiện rõ mong muốn được độc lập, hòa bình của Việt Nam và thiện chí của Việt Nam muốn được “hợp tác đầy đủ” với Mỹ vì hòa bình, tiến bộ và phát triển. Nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng!

Hội nghị Fontainebleau diễn ra suốt hơn hai tháng (từ ngày 6-7 đến 10-9-1946). Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam còn sang Pháp trước đó hàng tháng trời để tìm mọi cơ hội đàm phán với Chính phủ Pháp, thuyết phục chính giới Pháp nhằm giành độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam bằng hòa bình. Nhưng mọi nỗ lực và thiện chí của Chính phủ Việt Nam, của phái đoàn Việt Nam đều bị xem nhẹ vì nước Pháp vẫn mang tư tưởng thực dân, vẫn muốn chiếm đoạt nước ta. Giải pháp tổ chức một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu ở Nam Bộ để thống nhất Việt Nam đã bị phía Pháp phớt lờ. 

Trong Hiệp định Paris năm 1973 có điều khoản về bầu cử, hiệp thương để thống nhất Việt Nam. Tuy nhiên, phía Mỹ-ngụy lại tiếp tục trắng trợn phá hoại hiệp định, xua quân nống lấn ra vùng tự do, đàn áp nhân dân ta chỉ hai giờ sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực. 

Có thể thấy, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, muốn giành độc lập, thống nhất đất nước bằng biện pháp hòa bình, tránh đổ máu, muốn tổ chức hiệp thương, Tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ thống nhất hai miền, nhưng chính đế quốc Mỹ và tay sai đã hai lần phá hoại hiệp thương, Tổng tuyển cử, phá hoại cả hai hiệp định hòa bình là Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris. Do đó, hòa bình, độc lập, thống nhất, hạnh phúc như ngày hôm nay là thành quả vĩ đại của cả dân tộc ta. Bất cứ ai xúc phạm thành quả ấy, muốn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc đều là những kẻ thiếu tử tế, mất nhân cách.  

Hòa hợp dân tộc không phải là trộn lẫn, đánh đồng chính nghĩa và phi nghĩa

Hiện nay, thực hiện chủ trương lớn hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta, đồng bào Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài ra sức đoàn kết, đóng góp để xây dựng đất nước. Nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài cả về vật chất, trí tuệ, công sức đều hết sức quý giá, luôn được trân trọng. Trong số những người Việt Nam ở nước ngoài, đại bộ phận đều hướng về quê hương với tình yêu và sự nhiệt thành muốn đóng góp cho quê hương. Ngay cả những lãnh đạo của chính quyền Việt Nam cộng hòa năm xưa như ông Nguyễn Cao Kỳ cũng đã nhận ra sai lầm, thể hiện tấm lòng hướng về quê cha đất tổ, muốn đóng góp công sức để xây dựng đất nước Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, đoàn kết của người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, đất nước Việt Nam đã có những thành tựu đột phá về phát triển trong thời kỳ đổi mới, kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân và vị thế quốc gia ngày càng đi lên.

Thế nhưng cũng có một bộ phận thiểu số, hầu hết đều là những người đã từng làm tay sai cho đế quốc Mỹ, thì chỉ luôn tìm cách hòng phá hoại đất nước Việt Nam. Họ coi ngày 30-4 là ngày “quốc hận”, là ngày giỗ của một chính thể phi pháp, phi nghĩa. Họ luôn đưa ra điều kiện hết sức phi lý là để “hòa hợp dân tộc” thì phải bỏ việc kỷ niệm ngày Chiến thắng 30-4-1975.

Những người ấy đã nhầm! Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn có khát vọng thống nhất, hòa hợp, đã chiến đấu kiên cường vì khát vọng ấy. Và thực tế, đất nước Việt Nam đã thống nhất, hòa hợp dân tộc từ ngay sau Chiến thắng 30-4-1975, Nam-Bắc một nhà ra sức xây dựng đất nước. Đối với những người Việt Nam ở nước ngoài, Tổ quốc luôn mở rộng vòng tay yêu thương, luôn coi họ là một phần ruột thịt của Tổ quốc.    

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” là bài học quý báu được đúc rút từ lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm căn dặn mỗi người chúng ta. Hòa hợp dân tộc luôn là điều mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nỗ lực thực hiện. Thế nhưng, hòa hợp dân tộc dứt khoát không phải là sự chối bỏ lịch sử! Hòa hợp dân tộc không phải là sự đổi trắng thay đen, không phải là sự trộn lẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa, dứt khoát không phải là sự đánh đồng giữa những người có công với những kẻ có tội với dân tộc Việt Nam! "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy" lại là đạo lý của người Việt Nam. Vì thế những ai thực sự thành tâm hối cải, muốn quay về thì Tổ quốc Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn dành cho họ cơ hội. Còn những kẻ luôn rắp tâm phá hoại đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nếu không sớm tỉnh ngộ “quay đầu là bờ” thì nhân dân Việt Nam cũng khó dung tha. 

Dịp kỷ niệm ngày Chiến thắng 30-4-1975, chúng ta lại càng thấm thía hơn ý nghĩa của việc dạy và học lịch sử đối với người Việt Nam. Đối với các quốc gia trên thế giới, việc giáo dục lịch sử luôn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công dân. Đối với một quốc gia, dân tộc có một quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước nhiều khúc quanh co, phức tạp như dân tộc Việt Nam thì dạy và học lịch sử có ý nghĩa sống còn, sinh tồn của dân tộc. Bởi vì những người Việt Nam thế hệ sau phải hiểu rõ, hiểu sâu về lịch sử dân tộc, hiểu về cha ông mình, hiểu về mảnh đất nơi mình sinh ra, từ đó sẽ hiểu về chính bản thân mình, rút ra cho mình những bài học quý báu. Hiểu về lịch sử, nắm vững kiến thức lịch sử là một yếu tố đánh giá nhân cách, đạo đức và trí tuệ của một con người Việt Nam. Có hiểu về lịch sử, mới hiểu về hiện tại và hình dung ra con đường đúng đắn tới tương lai; có trân trọng, biết ơn cha ông mới trân quý, nâng niu những gì mình đang có, để nỗ lực đóng góp công sức không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cho các thế hệ tương lai trên đất nước Việt Nam./.

Nguồn: Quan họ áo xanh

 

Mới đây, trên trang mạng xã hội, Nguyễn Thông lại giật tít: Thành ngữ ‘Đế quốc sài lang’. Trong bài viết, y cho rằng: dưới sự lãnh đạo của Đảng đã “kéo cả dân tộc vào cuộc sống trì trệ, lạc hậu, đói nghèo”. Đây là một luận điệu hết sức phản động, cho thấy dã tâm quyết chống phá Đảng, Nhà nước ta, chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Nguyễn Thông. Song, luận điệu phản động của y bị lịch sử và thực tiễn sống động ở Việt Nam hiện nay bác bỏ, bởi lẽ:

Thứ nhất, việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân Việt Nam, phù hợp với quy luật của lịch sử.

Suốt thời gian dài bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược, nhân dân ta đã thấy rõ bản chất áp bức, bóc lột, bất công, tàn bạo của chủ nghĩa tư bản. Nhiều lực lượng trong xã hội đã đứng lên làm cách mạng nhưng đều bị thất bại; chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đến được với chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam mới chấm dứt sự bế tắc về đường lối cách mạng. Theo đó, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Từ đây, cách mạng Việt Nam được đặt trong quỹ đạo cách mạng vô sản; là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do đó, đối với cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tất yếu khách quan, là khát vọng của nhân dân ta, là mục tiêu xuyên suốt đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng; nhờ đó toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã lập nên bao kỳ tích, giành quyền độc lập cho dân tộc, lập nên nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Tiếp đến là một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu đánh dấu mộc kết thúc thắng lợi cuộc Kháng chiến trường kỳ 9 năm chống lại đội quân viễn chinh của đế quốc Pháp với sự hỗ trợ của đế quốc Mỹ. Và, sau đó là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất non sông, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề quan trọng để nước ta đổi mới và phát triển toàn diện trên tất các lĩnh vực, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thứ hai, thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là minh chứng sinh động về tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang xây dựng.

Từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, sau hơn 35 năm đổi mới, đến nay Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình, quy mô nền kinh tế ước đạt trên 400 tỷ đô la đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, nằm trong số 40 quốc gia có quy mô GDP lớn nhất thế giới. Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.110 đô la (năm 2022). Đặc biệt, năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ với tăng trưởng GDP khoảng 8, 02%, trong khi kinh tế thế giới bị giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 và tình trạng bất định toàn cầu gia tăng liên quan đến xung đột giữa Nga và Ukraine. Tình hình chính trị và xã hội ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Việt Nam tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói, về đích trước 10 năm. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 2,75% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Việt Nam thuộc Nhóm Phát triển con người cao từ năm 2019.  Nhiều chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, như: tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% (đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, sau Singapore); tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN…. Những thành tựu mà Việt Nam đạt được đã chứng minh rằng: phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế. Đây chính là tiền đề quan trọng, tạo ra tiềm lực, sức mạnh, niềm tin vào vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước. 

Vì vậy, luận điệu của Nguyễn Thông đã thể hiện rõ bộ mặt của kẻ phản động, chống phá cách mạng nước ta. Do đó, mọi người cần nâng cao cảnh giác và đấu tranh bác bỏ. Đồng thời, chúng ta luôn vững tin vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta sẽ ngày càng đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa, đưa Việt Nam vững bước trên con đường trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI./.

Nhân văn Việt

 

Bên trên là biệt thự Pháp cổ tại 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài đang trong quá trình trùng tu. Hình ảnh được các trang mạng đưa lên và phần đông cư dân mạng chỉ trích kịch liệt vì máu sơn có phần quá rực rỡ, không cổ kính rêu phong và chi phí 14 tỷ là quá cao.

Trường hợp này làm mình nhớ lại cách đây đúng một năm, khi hình ảnh Nhà thờ lớn Hà Nội đang trong quá trình trùng tu ở giai đoạn thử nghiệm sơn và chống thấm, được đăng lên các trang mạng và cũng bị chửi với các lý do như mất đi vẻ cổ kính, màu sơn xấu… Luồng dư luận lên án mạnh mẽ đến mức phụ trách Nhà thờ Lớn là Chính xứ Nguyễn Văn Thắng phải lên tiếng rằng công trình chưa hoàn tất, còn nhiều giai đoạn, chưa vẽ giả cổ, chưa nghiệm thu nên mọi đánh giá là chưa chính xác và khách quan. Rồi sau đó, khi quá trình trùng tu kết thúc thì cư dân mạng lại há hốc mồm khen đẹp đẽ.

Tương tự, biệt thự Pháp cổ tại 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài chưa hoàn tất mà đang ở trong quá trình quét thử sơn, thử nghiệm màu sắc để tìm ra màu sơn gốc nhằm đảm bảo tính chính xác tuyệt đối so với lúc mới xây dựng. Các chuyên gia Pháp, đứng đầu là ông Emmanuel Cerise cũng khá ngạc nhiên khi phần đông dư luận Việt Nam lại chỉ quan tâm đến màu sơn mà không quan tâm đến chất lượng công trình, vật liệt gốc, giá trị lịch sử… Trong khi những chi tiết như màu sơn lại chưa được hoàn tất. Vậy nên, đánh giá rồi chê bai chỉ qua một vài bức ảnh liệu có đúng không?

Thời buổi hiện nay, ai cũng có thể chỉnh sửa ảnh, thêm filter, hiệu ứng này kia quá dễ dàng. Mỗi một chiếc điện thoại, máy tính cũng có thể hiển thị màu sắc khác nhau. Và chỉ khác góc chụp hay ánh sáng thôi là đã cho ra màu sắc khác nhau rồi. Có dám chắc rằng những bức ảnh chụp phản ánh chính xác hoàn toàn công trình hay không? Rồi vội vã chê bai? Chẳng lẽ đội ngũ chuyên gia Pháp không bằng mấy dân cư mạng Việt Nam?

Về số tiền 14 tỷ, nhìn thì nhiều thật đấy. Nhưng các bạn đừng quên rằng chúng ta phải thuê đội ngũ chuyên gia Pháp làm việc chứ không phải các thợ hồ Việt Nam. Các bạn định trả lương cho mỗi chuyên gia Pháp bao nhiêu tiền? 10 triệu/1 tháng hay 30 triệu/1 tháng? Muốn thuê chuyên gia nước ngoài thì phải trả mức lương mà họ thực nhận ở nước của họ và thậm chí là hơn thì mới thu hút họ về việc cho chúng ta được. Chứ trả lương theo kiểu Việt Nam thì có ma mới làm. Ghi chú thêm rằng, mức thu nhập trung bình của người Pháp là 1,1 tỷ đồng/1 năm, còn riêng với giới chuyên gia thì mức lương phải hơn thế nữa.

Hồi năm 2021, rộ lên vấn đề lương của chuyên gia Nhật ở dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên lên tới 500 triệu/1 tháng liệu có quá cao? Cao so với chúng ta nhưng so với thu nhập của họ ở Nhật Bản thì quá là bình thường.

Ngoài ra, việc trùng tu công trình đảm bảo tính nguyên vẹn như gốc dựa vào các tài liệu lưu giữ lại từ năm 1915. Tức là các vật liệu như sơn, gạch, gỗ ốp… đều phải mang từ Pháp về, chịu chi phí trong quá trình vận chuyển, độ hao hụt và rủi ro. Nhìn con số 14 tỷ thì lớn, nhưng đừng quên rằng việc trùng tu tốn hơn cả tiền xây mới. Một số ví dụ chi nhiều để trùng tu như chùa Giác Viễn tốn 51 tỷ, Huế từng chi 26 tỷ đồng trùng tu cho 4 mái đình. Nhà thờ Đức Bà tốn 140 tỷ, Khám lớn Cần Thơ tốn 28 tỷ đồng hay như một mái đình nhỏ Đông Hải - Hà Tĩnh đã tốn 6 tỷ đồng. Dĩ nhiên, quy mô và đặc thù của mỗi di tích là khác nhau, nhưng có điểm chung là đều rất tốn kém hơn xây mới hoàn toàn rất nhiều.

Trên không gian mạng thường rất dễ để chê một thứ gì đó. Dĩ nhiên, việc khen chê là bình thường và đáng hoan nghênh nếu như dựa trên sự đánh giá khách quan, tìm hiểu rõ ràng và hiểu biết cặn kẽ. Nhưng thường thì phần đông dân cư mạng lại không như vậy.

Người ta thường kết luận một thứ gì đó quá vội vã, đánh giá khen - chê một cách rất nhanh chóng, thậm chí thấy người ta chê thì mình cũng chê theo chứ chẳng hề có chính kiến và không mang tính xây dựng.

Nấp sau màn hình, mỗi người đều có thể trở thành chuyên gia?

Nguồn: Fb Tifosi

 

Vài năm trước, giới chống cộng cờ vàng có thể kỳ vọng rằng mỗi lần một quan chức Mỹ sang thăm Việt Nam, chính phủ Việt Nam sẽ cho một đồng bọn đang ngồi tù của họ ra nước ngoài tị nạn. Tuy nhiên, kỳ vọng đó rõ ràng không phù hợp với tình hình hiện nay. Ngay trước chuyến thăm Việt Nam hôm 14/04 của ngoại trưởng Mỹ ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Nguyễn Lân Thắng đã lĩnh án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam. Diễn biến này dường như nhắc lại một tiền lệ cách đây 3 năm, khi Phạm Đoan Trang (từng được đồng bọn tự hào khoe là “tài sản của nước Mỹ”) bị bắt tháng 10/2020, đúng vào ngày cuối cùng của cuộc Đối thoại về nhân quyền giữa Việt Nam và Mỹ.

Vậy giới cờ vàng có thể trông cậy gì vào chuyến thăm của Blinken không?  BBC tiếng Việt đã gửi câu hỏi này đến Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), kẻ luôn dành “ác cảm”, hằn học khi đánh giá về Việt Nam. Câu trả lời tất nhiên dễ đoán: Không. Phản ứng của chính quyền Biden trước những lời kêu gọi can thiệp vào chuyện nhân quyền ở Việt Nam vẫn tương tự hồi hai năm trước, khi phó tổng thống Mỹ Kamala Harris từ chối gặp các gương mặt cờ vàng cả trước lẫn trong chuyến thăm Hà Nội.

Tuy nhiên, câu trả lời của Phil Robertson cho biết nhiều thông tin thú vị hơn thế. Trong cuộc phỏng vấn, ông ta đã cố giải thích lý do khiến chính quyền Mỹ thờ ơ với chuyện nhân quyền ở Việt Nam. Và cách giải thích của Robertson đã vô tình chỉ ra sự lố bịch trong những luận điệu tuyên truyền mà nhiều hội nhóm cờ vàng đang sử dụng.

Cụ thể, trong khi giới chống cộng coi Mỹ như một viên sen đầm quốc tế uy nghiêm đáng sợ, thì Robertson nói rõ rằng Mỹ đang bị Việt Nam coi thường:

“Việc kết án nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng vào đêm trước chuyến thăm của Blinken cho thấy sự coi thường của Hà Nội đối với những quan ngại mà Hoa Kỳ đã nêu về nhân quyền ở Việt Nam.

Nó cũng cho thấy rằng chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam tin rằng về cơ bản họ có thể chẳng cần đếm xỉa gì đến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong những vấn đề như thế này, mà chẳng bị làm sao cả.”

Vấn đề, theo Robertson, là Mỹ cũng không chủ động trong chuyện nhân quyền ở Việt Nam mấy. Nói cách khác, các chiến dịch “quốc tế vận” mà giới chống cộng tung ra một cách ồn ào mấy năm gần đây đều không có tác dụng gì cả, và tiền bạc đổ vào chúng cũng như là đổ xuống cống mà thôi:

“Cho đến nay, giống như phần còn lại của chính quyền Biden, ngoại trưởng Blinken ít có phát ngôn nào và về cơ bản không có hành động gì về nhân quyền ở Việt Nam.

Rõ ràng là Bộ Ngoại giao Mỹ không mấy nỗ lực trong vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.”

“Vấn đề thực sự là chính sách của Hoa Kỳ đang bước vào một giai đoạn gần như Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc, và do đó, các tính toán chính trị thực dụng nhằm ve vãn Việt Nam có nghĩa là chính quyền Hoa Kỳ chỉ đang nói suông về nhân quyền.”

Đọc những nhận xét của Phil Robertson, ta thấy rõ sự lố bịch của các hội nhóm cờ vàng mỗi lần họ tự hào vì được chụp ảnh chung hay ăn cơm chung với một vài quan chức, dân biểu Mỹ. Nhưng không dừng ở đó, câu chuyện có lẽ cần được nhìn sâu hơn.

Ta nên nghĩ thế nào về chiến lược xuyên suốt của giới chống cộng mấy năm gần đây – theo đó họ lan tỏa não trạng Chiến Tranh Lạnh, và đòi chính phủ Việt Nam xích lại gần Mỹ trong cuộc xung đột giữa các cường quốc trên toàn cầu? Chẳng phải mỗi lần quan hệ Việt-Mỹ tốt lên, số gương mặt cờ vàng bị bắt lại tăng với tốc độ chóng mặt? Thế thì chẳng phải giới chống cộng đang nằm ngửa nhổ ngược, đổ hết tiền của vào một cuộc vận động khiến họ bị bắt dễ dàng hơn?

Trong lúc họ thờ Mỹ như cha, coi việc giúp Mỹ là giúp cái tử thi của Việt Nam Cộng hòa, thì người Mỹ có coi họ hơn một thằng mõ làng hay một con tốt thí?

Quan trọng nhất, trong chuỗi sự kiện này, cái “trật tự Mỹ” mà giới chống cộng muốn áp lên cả thế giới có đồng nghĩa với luật chơi nhân quyền không? Hay từ đây, ta thấy rõ nó chỉ đồng nghĩa với những bài toán lợi ích tủn mủn?

Dù giới chống cộng có thể đặt ra những câu hỏi này, dường như họ khó có thể thoát ra khỏi số phận đã định. Họ sống trên đất Mỹ, và sống bằng tiền tài trợ của Mỹ, tức là quá lệ thuộc vào Mỹ để có thể thận trọng đứng tách riêng. Dù họ tuyên bố mình đấu tranh cho độc lập tự do, bản thân họ không hề có độc lập tự do. Đây là lối mòn khó tránh của những kẻ không làm ra thứ gì hữu ích cho xã hội, mà chỉ biết vụ lợi bằng cách kích động các cuộc xung đột. Mà ác độc thay, họ lại nhằm vào quê hương và đồng tộc của họ./.

Yến Thanh - Nguồn: Hương Sen Việt

 Một trong những âm mưu, thủ đoạn chống phá dai dẳng của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực, thành quả của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận cho công dân.


Ý đồ này không ngoài mục đích hạ thấp sứ mệnh của báo chí cách mạng, phủ nhận khuynh hướng tính chính trị của báo chí cách mạng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước và sâu xa hơn, hòng làm thay đổi thể chế chính trị-xã hội ở Việt Nam.

Những luận điệu “nhai đi nhai lại” rất xảo trá, thâm độc

Thời gian qua, các thế lực thù địch và một số cơ quan báo chí truyền thông phương Tây, các phần tử thiếu thiện chí, bất mãn chính trị đã lợi dụng không gian mạng để xuyên tạc về vấn đề tự do báo chí tại Việt Nam.

Những luận điểm được “nhai đi nhai lại” nhiều lần là quy kết, vu khống Việt Nam không có tự do báo chí thông qua cái gọi là “Bảng xếp hạng chỉ số tự do báo chí thường niên”, xếp báo chí Việt Nam luôn ở vị trí áp chót bảng. Bên cạnh đó, họ xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam “quản” báo chí theo chế độ “đăng ký”, “bị kiểm duyệt”, “hà khắc”... Từ việc xuyên tạc sự nghiệp lãnh đạo, quản lý đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam về báo chí, nhiều tổ chức và trang mạng xã hội phản động kêu gọi thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chính sách với những luận điệu xảo trá như: “Thể chế hiện nay không tạo môi trường để thay đổi báo chí được, mà phải thay đổi thể chế sâu rộng”; “Nhà nước phải cho phép báo chí tư nhân hoạt động”. Không những vậy, một số cơ quan truyền thông phương Tây thiếu thiện chí với Việt Nam như: BBC, RFI, RFA, VOA... và các hội nhóm, các cá nhân phản động trên YouTube, Facebook mỗi khi có sự kiện, vụ việc cụ thể liên quan đến báo chí lại la lối, suy diễn, xuyên tạc tình hình trong nước. Với sự cổ xúy, giúp sức của các tổ chức thù địch, một số đối tượng phản động trong nước tự đứng ra thành lập các hội nhóm phi pháp nhằm cổ xúy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “xã hội dân sự” theo mưu đồ của chúng nhằm đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Có thể khẳng định, thông tin sai trái, thù địch về vấn đề tự do báo chí như những mũi kim tiêm tẩm độc xuyên vào nhận thức, thái độ, làm thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan của nhiều người. Một bộ phận người dân hoài nghi, bi quan về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng nói chung và sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí nói riêng. Những thông tin sai lệch, xuyên tạc có thể làm chia rẽ, ly gián lòng người, làm phân tâm trong các giai tầng xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc...

Nguy hại hơn, các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề tự do báo chí Việt Nam còn tạo ra cái nhìn thiên lệch, thiếu thiện cảm của cộng đồng quốc tế về Việt Nam; thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá của các tổ chức quốc tế, các quốc gia về vấn đề nhân quyền và trình độ phát triển xã hội Việt Nam.


Ảnh minh họa / tuyengiao.vn

Một Việt Nam với quyền tự do báo chí rộng mở

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí Việt Nam phát triển. Cùng với đó, sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước là hiện thực sinh động cho báo chí Việt Nam phát triển lớn mạnh cả về quy mô, tổ chức, lực lượng, phương tiện, công nghệ làm báo và sức ảnh hưởng, lan tỏa trong xã hội.

Về phương diện chính trị, pháp lý, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân”; “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại; thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông”. Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 hiến định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Theo Luật Báo chí 2016, công dân được tham gia vào các quy trình sáng tạo, sản xuất sản phẩm báo chí, tiếp nhận báo chí, ngôn luận trên báo chí theo quy định (Điều 11). Các cơ quan báo chí có trách nhiệm bảo đảm công dân thực hiện quyền tự do báo chí theo quy định (Điều 12). Về phần mình, cơ quan báo chí và nhà báo được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ, không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng (Điều 13); được tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoạt động nghề nghiệp. Không ai có quyền cản trở nhà báo khai thác và thể hiện thông tin theo đúng quy định của pháp luật (Điều 25).

Tất nhiên, cũng như ở mọi lĩnh vực, mọi quốc gia, tự do báo chí phải trong khuôn khổ chứ không phải là thứ tự do vô giới hạn, vô chính phủ, đứng ngoài pháp luật. Luật Báo chí 2016 quy định: “Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân” (Điều 13). Trách nhiệm của nhà báo và công dân trong thực hành tự do báo chí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mọi tổ chức, cá nhân, góp phần xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh (Điều 9).

Thực tiễn đã chứng minh, báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng lớn mạnh, quyền tự do báo chí được bảo đảm. Tính đến hết năm 2022, Việt Nam có gần 41.000 người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, với 18.000 người được cấp thẻ nhà báo. Các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương có báo hoặc tạp chí; mọi giai cấp, tầng lớp, thành phần xã hội, các tổ chức xã hội-nghề nghiệp... đều có tờ báo, tạp chí chuyên biệt dành cho họ. Nhiều tờ báo đã chuyển đổi thành cơ quan báo chí đa phương tiện, đa loại hình, hiện diện trên môi trường internet. Các loại hình báo chí di động, báo chí mạng xã hội, báo chí trí tuệ nhân tạo... xuất hiện, thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận đa giác quan (nghe-nhìn-đọc) ở mọi lúc, mọi nơi của công chúng. Đồng thời, các hình thức tương tác với công chúng được mở rộng. Mô hình truyền thông hai chiều tạo cơ hội để công chúng được bày tỏ chính kiến, quan điểm, nguyện vọng trước mọi vấn đề, sự việc đang diễn ra trong đời sống xã hội; được tham gia vào tiến trình giải quyết các vấn đề mà xã hội đang đặt ra như: Vấn đề bảo vệ môi trường; bảo vệ quyền trẻ em, quyền phụ nữ; chống biến đổi khí hậu; chống tham nhũng, tiêu cực xã hội...

Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí phát triển. Hiện nay đã có gần 40 hãng truyền thông quốc tế có mặt tại Việt Nam, trong đó có nhiều hãng lớn như: CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo, Hãng thông tấn Asia (Hàn Quốc), Nhật báo kinh tế Aju (Hàn Quốc) và Hãng thông tấn Rossiya Segodnya (Nga)... Các cơ quan truyền thông quốc tế như: CNN, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg và hầu hết kênh truyền thông lớn thế giới đều đến được với công chúng Việt Nam dễ dàng, thuận tiện mà không có bất kỳ rào cản công nghệ hay pháp lý nào. Các nhà báo quốc tế được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp. Nhiều nhà báo Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện đi học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, tác nghiệp báo chí tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Với cơ sở chính trị, pháp lý đã khẳng định và thực tiễn đã chứng minh quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm. Điều này có ý nghĩa bác bỏ, phủ nhận những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch về bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Nhà báo và cơ quan báo chí trong cuộc chiến đẩy lùi thông tin xấu độc, thù địch

Những năm qua, nhiều tờ báo, đặc biệt là các tờ báo thuộc hệ thống báo Đảng, các cơ quan báo chí lớn như: Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, nhiều báo Đảng địa phương, nhiều tạp chí khoa học đã đăng tải những bài viết phản ánh, phân tích, vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, chế độ cũng như chống phá nền báo chí cách mạng của các thế lực thù địch. Nhiều báo đã mở các chuyên trang, chuyên mục: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”, “Nhận diện sự thật”... lồng ghép đăng tải các bài viết khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam. Nhiều bài báo đã mở chuyên mục kiểm chứng thông tin để đăng tải sự thật về các sự việc, sự kiện, vấn đề bị các thế lực thù địch xuyên tạc để người dân không hoang mang, dao động.

Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước sẽ gia tăng thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, xuyên tạc tự do báo chí ở Việt Nam với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Vì vậy, việc nhận diện, phản bác, đấu tranh chống thông tin sai lệch, xuyên tạc về tự do báo chí đòi hỏi nhà báo-với tư cách chủ thể thực thi trách nhiệm đưa tin, khởi tạo, định hướng dư luận tại cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân-phải nhập cuộc tích cực hơn để nhận diện sự thật, lẽ phải, kịp thời và kiên quyết phản bác mạnh mẽ, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị.

Tự do báo chí ở Việt Nam là thực tiễn không thể phủ nhận, xuyên tạc. Việc bảo đảm tự do báo chí, tự do ngôn luận cũng là một trong những mục tiêu xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam; là đường lối lãnh đạo nhất quán của Đảng ở mọi kỳ, được bảo đảm bằng hệ thống Hiến pháp, pháp luật và được nhân dân đồng lòng ủng hộ. Với thực tế đó, nhà báo có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn để đấu tranh hiệu quả chống luận điệu xuyên tạc về vấn đề tự do báo chí trên không gian mạng. Vì vậy, nhà báo phải mài sắc ngòi bút thành “vũ khí” sắc bén để đấu tranh trực diện, không khoan nhượng với những quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề tự do báo chí.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Muốn phản bác hiệu quả những luận điệu xuyên tạc, nhà báo cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn thể hiện khát khao bảo vệ lẽ phải, chính nghĩa bằng một tinh thần nhiệt huyết, một trí tuệ, tài năng được hun đúc, rèn giũa bền bỉ. Theo lời Bác Hồ dạy, nhà báo cần “nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ”; “cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa”; “đi sâu vào quần chúng”. Nhà báo cần nắm vững chủ trương, chính sách để tuyên truyền trúng và có sức thuyết phục, để vững vàng là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng-văn hóa của Đảng. Đối với mỗi nhà báo, văn hóa tốt đem lại đạo đức tốt, tri thức rộng, sâu; nghiệp vụ vững để sáng tạo tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn.

Có thể khẳng định rằng, việc các cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch về tự do báo chí ở Việt Nam vừa là trách nhiệm chính trị vừa là đạo đức, văn hóa nghề nghiệp nhằm góp phần cùng cả hệ thống chính trị bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời bảo vệ những giá trị, thành quả tốt đẹp của nền báo chí cách mạng Việt Nam đã được vun đắp, xây dựng gần một thế kỷ qua./.

PGS, TS TRƯƠNG THỊ KIÊN, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Nguồn: QĐND

 Hòa hợp dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta nhằm xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên tinh thần cởi mở, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Tuy nhiên, sau 48 năm đất nước thống nhất, vẫn còn một bộ phận cố chấp ôm hận, hằn học, khơi sâu thêm vết thương của quá khứ với mưu đồ chống phá chính sách hòa hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.



Ảnh minh họa: VTV Go

Cố chấp ôm hận, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc

Mỗi dịp kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30/4 hằng năm là lúc mỗi người mang trong mình dòng máu Việt ở khắp nơi vui mừng trong độc lập, tự do; phấn khởi với những thành tựu phát triển của đất nước. Và càng vui hơn khi mỗi năm lại có thêm những kết quả tốt đẹp trong tiến trình hòa hợp dân tộc. Ngược lại, đây cũng là cơ hội để các thế lực thù địch tung các chiêu bài, thủ đoạn chống phá chính sách hòa hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, cố tình đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc. Dễ nhận thấy nhất là việc kêu gọi tổ chức tưởng niệm “ngày quốc hận”, “tháng Tư đen”, tán phát trên mạng xã hội nhiều bài viết, hình ảnh với nội dung kích động, nuôi dưỡng hận thù, chống phá Đảng, Nhà nước. Chưa dừng lại ở đó, dưới sự tài trợ, giật dây của các tổ chức phản động hải ngoại, nhất là tổ chức khủng bố Việt Tân, một số người, hội, nhóm tổ chức rải truyền đơn, tụ tập biểu tình, phá hoại ở một số nơi trên đất nước ta nhân dịp Lễ 30/4 và đã bị cơ quan chức năng ngăn chặn.

Thủ đoạn khác thường thấy là xuyên tạc, bóp méo lịch sử, như: đổ lỗi cho chúng ta không chấp hành nghiêm điều khoản về hòa hợp, hòa giải dân tộc trong Hiệp định Paris 1973; bôi nhọ ý nghĩa lịch sử của ngày toàn thắng 30/4/1975; phủ nhận vai trò lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, v.v. Họ cố tình ngụy biện cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đối với đất nước ta là một cuộc nội chiến rồi so sánh vấn đề hòa hợp dân tộc của nước ta với việc xử lý vấn đề hòa hợp dân tộc của nước Mỹ sau nội chiến, hay người Đức hàn gắn vấn đề dân tộc sau khi bức tường Berlin sụp đổ,... từ đó ra sức chê bai, phê phán tiến trình hòa hợp dân tộc của đất nước. Họ bất chấp sự thật lịch sử rằng nguyên nhân chia cắt đất nước, lòng người ly tán bắt nguồn từ chính sách chia để trị của thực dân Pháp và trực tiếp là chính sách thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ với việc xây dựng chính quyền tay sai, bù nhìn thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta. Họ cố tình lờ đi một thực tế là chính quyền Việt Nam cộng hòa chỉ là con rối trong vở kịch về “lý tưởng dân chủ, tự do” do “ông chủ” Mỹ đạo diễn; là con tốt thí trong bàn cờ chính trị của chính quyền Mỹ. Họ không dám đối diện với sự thật rằng mình là người ngộ nhận chiến đấu cho chính nghĩa quốc gia, cho “lý tưởng dân chủ, tự do” kiểu Mỹ mà đã phản bội lại Tổ quốc. Càng nguy hiểm hơn khi những việc làm ấy của họ khiến đồng bào ta ở hải ngoại, nhất là thế hệ Việt kiều trẻ, du học sinh nhìn nhận lệch lạc về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, nhận thức sai lầm về tình hình đất nước, tiêm nhiễm tư tưởng hận thù, kích động chia rẽ, khoét sâu những bất đồng, dẫn đến kỳ thị, định kiến với Đảng, Nhà nước ta.

Chiến tranh đã lùi xa, lịch sử đã được khép lại, đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, được quốc tế đánh giá cao, nhưng vì sao một số người vẫn giữ định kiến, cố chấp ôm hận? Lý giải cho sự cố chấp ôm hận ấy không đơn thuần chỉ là do tính bảo thủ của cá nhân, hay dấu ấn lịch sử để lại mà đằng sau đó còn để thực hiện mưu đồ phản động, cơ hội chính trị, chống phá chế độ, phá hoại đất nước, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc. Bằng chứng là họ cố tình “bẻ lái” vấn đề hòa hợp dân tộc thành chống phá Đảng, Nhà nước, đích đến của mọi luận điệu, thủ đoạn chống phá đều là đòi đa nguyên, đa đảng, lật đổ chế độ. Họ cố tình đánh tráo bản chất, lập luận vòng vo rằng hòa hợp dân tộc là hòa hợp giữa những người “bất đồng chính kiến”, những “nhà dân chủ” với chính quyền nước ta hiện nay; họ tự huyễn hoặc cho mình là đại diện cho lợi ích của đồng bào ta ở hải ngoại để đưa ra yêu sách phi lý. Họ phê phán chính sách hòa hợp dân tộc chỉ là “đãi bôi”, “con đường nửa vời” nếu còn chế độ cộng sản; từ đó, họ kêu gọi phải coi việc xóa bỏ chế độ cộng sản là một “mệnh lệnh của lương tâm, là tương lai của dân tộc”, v.v. Từ những đòi hỏi phi lý, như: không kỷ niệm chiến thắng 30/4, không dùng các cụm từ “cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, “giải phóng miền Nam”, “đế quốc Mỹ và tay sai”, “ngụy quân ngụy quyền”,… họ còn ảo tưởng đòi phải xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện đa nguyên, đa đảng, từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã lựa chọn.

Thực tế là, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta, nhân dân ta từ vũng bùn nô lệ đã đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do; đất nước ta đang tiến những bước vững chắc trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với những thành tựu to lớn trên mọi mặt của đời sống xã hội, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Vậy thì hỏi rằng, nếu vì dân, vì nước, thì hà cớ gì đòi đất nước phải bỏ Đảng, học đòi nền dân chủ kiểu phương Tây mới chịu hòa hợp dân tộc? Bài học mất chủ quyền, quyền tự quyết, bất ổn kéo dài của các nước Ả Rập, Afghanistan, Iraq,… khi “ngả” theo phương Tây và Mỹ chưa rõ ràng hay sao? Bản chất cơ hội chính trị của những kẻ cố chấp ôm hận đã lộ rõ với mưu đồ phản động ấy.

Đất nước đã “chủ động chìa tay” để hòa hợp

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã từng khẳng định: “… nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt được”1, “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.”2, “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”3. Đó chính là những điều thiêng liêng, vấn đề có tính nguyên tắc, bất khả xâm phạm, khẳng định chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, thống nhất và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Trong các văn kiện từ khi thành lập Đảng đến nay đều nhất quán điều thiêng liêng đó, được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật và thực thi hiệu quả. Đồng thời, kế thừa truyền thống hòa hiếu, nhân ái, đoàn kết, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo” của dân tộc, với tinh thần “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, Tổ quốc đã “chủ động chìa tay”, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về hòa hợp dân tộc, như: Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị  (khóa IX) về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; Quy chế miễn thị thực cho người Việt Nam ở nước ngoài; Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết số 36-NQ/TW, v.v. Trong đó, khẳng định rõ: người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục quan tâm, sớm có giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai; lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm điểm tương đồng, không phân biệt ý thức hệ, lịch sử cá nhân, kể cả đối với những người còn định kiến, mặc cảm với chế độ xã hội; lấy tình thân ái để cảm hóa những đồng bào lầm đường lạc lối. Nhà nước tích cực rà soát, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, sản xuất kinh doanh trong nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tháo gỡ vướng mắc về việc sở hữu các tài sản tại Việt Nam, cấp lại quốc tịch cho những người có đủ điều kiện; đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, đầu tư, chuyển, nhận và sử dụng kiều hối,… tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài khi về Việt Nam sinh sống, làm ăn, góp phần vào thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Cùng với đó là những hành động thiết thực để chủ động mở rộng tiếp xúc với tất cả kiều bào ta định cư ở nước ngoài. Các cơ quan chuyên trách về công tác người Việt ở nước ngoài luôn tích cực hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hòa nhập với xã hội nước sở tại; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, hướng về Tổ quốc; hỗ trợ dạy và học tiếng Việt hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu văn hóa, tinh thần của bà con theo truyền thống dân tộc và phù hợp với đặc thù, pháp luật của nước sở tại. Những năm gần đây, đã có thêm nhiều việc làm thiết thực, nhiều chương trình mang tính thực tế, như: Xuân quê hương, người Việt ở nước ngoài với chủ quyền biển, đảo; dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa, tổ chức đại lễ cầu siêu,… giúp nối vòng tay lớn với kiều bào, nhiều người trước kia còn nặng định kiến nay đã thay đổi nhận thức, có những đóng góp thiết thực cho quê hương đất nước. Do khách quan, chủ quan mang tính lịch sử mà có thời điểm tiến trình hòa hợp dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có mặt còn hạn chế; nhưng xuyên suốt là hành trình không ngừng nghỉ của Đảng, Nhà nước Việt Nam chăm lo giải quyết vấn đề hòa hợp dân tộc; kiên trì vận động, thuyết phục những người còn giữ định kiến, mặc cảm, nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, dựng xây và phát triển đất nước.

Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên đất nước ta kéo dài hơn 20 năm với biết bao đau thương, mất mát, khổ đau trong nhiều gia đình Việt Nam; có những vết thương lòng rất sâu nên sự hàn gắn không dễ dàng, đòi hỏi thời gian và sự kiên trì. Lấy lòng yêu nước, khát vọng hòa bình, độc lập cho dân tộc, đất nước phát triển hùng cường làm mẫu số chung, Tổ quốc đã “chủ động chìa tay” để thúc đẩy hòa hợp, giang tay sẵn sàng đón nhận và tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người Việt Nam khắp nơi về thăm, đầu tư, đóng góp xây dựng đất nước. Hòa hợp dân tộc là ước vọng chính đáng của đại đa số người Việt Nam trong nước và ở nước ngoài; là dòng chảy chủ đạo cuốn trôi những hận thù của quá khứ. Những ai còn cố chấp ôm hận, cản trở tiến trình hòa hợp dân tộc sẽ có tội với tương lai của chính con cháu mình./.

ThS. PHAN NGỌC PHÚC, Cục Chính trị, Quân khu 5 - Nguồn: Tạp chí QPTD
--------------------------------

1 - Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 11,  Nxb CTQG, H. 2011, tr. 264.

2 - Sđd, Tập 4, tr. 249.

3 - Sđd, Tập 11, tr. 280.

 Ngày 15-4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách “Những lá thư thời chiến ở Việt Nam” tại đường sách TP Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật chủ trì buổi giới thiệu.


Tham gia chương trình có các đại biểu: Đặng Mạnh Trung, Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại khu vực phía Nam; Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Giám đốc Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tại TP Hồ Chí Minh.


Đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát biểu tại buổi lễ. 

Cuốn sách “Những lá thư thời chiến ở Việt Nam” do cựu chiến binh Đại tá, nhà báo, nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm, biên soạn, giới thiệu 200 lá thư được lựa chọn từ hàng triệu lá thư của người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, lực lượng tham gia cách mạng... trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hầu hết tác giả của các lá thư đến nay đã không còn nhưng những lá thư tay đã trở thành chứng nhân lịch sử sinh động về lý tưởng sống cao đẹp, sự hy sinh và cống hiến cho độc lập, tự do của dân tộc. Cùng với đó, những lá thư còn thể hiện sâu sắc về tình yêu gia đình, tình yêu lứa đôi hòa quyện với tình yêu quê hương, Tổ quốc.


Bìa cuốn sách sách “Những lá thư thời chiến ở Việt Nam”.

Cuốn sách “Những lá thư thời chiến ở Việt Nam” càng có giá trị và ý nghĩa to lớn khi được nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết lời giới thiệu, đồng thời được ra mắt bạn đọc trong dịp chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4) và kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2023).

Để phổ biến, lan tỏa nội dung giá trị của cuốn sách đến đông đảo bạn đọc, cùng với việc xuất bản sách giấy truyền thống, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản phiên bản điện tử, phục vụ bạn đọc miễn phí trên trang Stbook.vn và Thuviencoso.vn.


Nhà báo, nhà văn Đặng Vương Hưng cùng các đại biểu giao lưu về cuốn sách.

Đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Phó giám đốc, Phó tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho biết: 200 lá thư trong cuốn sách là 200 câu chuyện kể vô cùng đa dạng và phong phú, sinh động và cảm động về những người chiến sĩ nơi chiến trường trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt, hào hùng. Mỗi lá thư thời chiến khẳng định lòng tin tuyệt đối vào Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, đã trở thành cầu nối giữa tiền tuyến và hậu phương, ghi tạc và hiển hiện chân thực một thế hệ thanh niên luôn sẵn sàng xung phong, hy sinh quên mình vì tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, yêu gia đình.


Các cựu chiến binh phát biểu bày tỏ cảm nghĩ về cuốn sách.

Theo đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tin tưởng cuốn sách “Những lá thư thời chiến Việt Nam” sẽ là tư liệu quý giá, cung cấp cho độc giả cái nhìn chân thực nhất về phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ Việt Nam, của một thế hệ sẵn sàng hy sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân cho lý tưởng cách mạng, giải phóng đất nước. Cuốn sách thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay và mai sau đối với các thế hệ cha anh đã vì mảnh đất Việt Nam linh thiêng mà hy sinh.


Nhà báo, nhà văn Đặng Vương Hưng ký tặng sách cho bạn đọc.

Đại tá, nhà báo, nhà văn Đặng Vương Hưng chia sẻ rằng, ông bắt đầu sưu tầm các lá thư thời chiến từ năm 2004. Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, những lá thư, những trang nhật ký viết tay đã trở thành “người bạn tri kỷ” của mỗi người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến... Có thể nói, những bức thư thời chiến là các kỷ vật lịch sử vô giá lưu giữ những ký ức của các chàng trai, cô gái đã hiến dâng tuổi xuân cho đất nước. Những bức thư ấy đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị về ý chí, nghị lực và lý tưởng sống cao cả để “truyền lửa” cho thế hệ hôm nay không ngừng cống hiến cho đất nước.

Tại buổi giới thiệu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã trao tặng sách “Những lá thư thời chiến ở Việt Nam” cho một số đại biểu./.

Tin, ảnh: HÙNG KHOA - Nguồn: QĐND

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.