Việt Nam kiên định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế; ủng hộ việc các nước cùng nhau hợp tác giải quyết bất đồng trong vấn đề Biển Đông.
Một nhân viên thu nợ tiết lộ với tờ New York Times, các con nợ thường xin kéo dài thời hạn, van nài rằng việc quấy rối liên tục thế này sẽ dẫn tới cái chết của họ. Tuy nhiên, các nhân viên thu nợ vì tiền thưởng nên vẫn sẽ tiếp tục.
Dele Awosanya (tên nạn nhân đã được thay đổi), một kiến trúc sư, sợ hãi nhìn xung quanh như thể đang bị ai đó theo dõi. Mặc dù hôm đó thời tiết khá lạnh nhưng cơ thể anh lại tứa mồ hôi đầm đìa.
“Tôi hiện đang khánh kiệt và phá sản. Những ứng dụng cho vay đang ám ảnh cuộc đời tôi. Tin nhắn và những lời đe dọa đang khiến tôi coi cái chết như một cánh cổng để thoát khỏi sự tủi nhục này… Bây giờ tôi chỉ có thể hy vọng vào Chúa” – Awosanya nói với phóng viên Victor Ayeni của Nhật báo Punch (Nigeria), giọng chứa đầy sự tuyệt vọng.
Awosanya chỉ là một trong số hàng nghìn người Nigeria đã vay tiền từ các app cho vay nặng lãi trực tuyến, sau đó vỡ nợ. Giờ đây anh trở thành mục tiêu săn lùng của các chủ nợ, bị đe dọa, quấy rối, hủy hoại nhân tính và thậm chí cướp đi ý chí sống.
G. Chandra-Mohan, một người đàn ông 38 tuổi tại Ấn Độ, đã vay khoảng 1.000 USD từ ứng dụng vay tiền online. Tuy nhiên, sau một thời gian, số tiền nợ đã tăng lên gấp 5 lần do lãi, phí phát sinh và tiền phạt trễ hạn.
Với mức lương 200 USD/tháng, Chandra-Mohan không thể chi trả nổi. Anh rút hết hạn mức trong thẻ tín dụng và vay tiền từ hàng chục ứng dụng cho vay khác để ứng phó. Khi Chandra-Mohan báo với cảnh sát về những cuộc gọi quấy rối từ nhân viên thu hồi nợ, họ bảo anh ta tắt điện thoại trong vài ngày và quay lại nếu tình trạng vẫn tiếp diễn.
Một buổi sáng, sau khi lái xe máy chở vợ đến văn phòng, Chandra-Mohan đưa cho 3 cô con gái nhỏ một ít tiền lẻ và gửi chúng sang ông bà. Tiếp đó, anh trở về nhà và quyết định kết liễu cuộc đời mình. Thế nhưng, ngay cả sau khi Chandra-Mohan tự sát, những cuộc gọi đòi nợ vẫn tiếp tục tìm đến…
Theo Punch, trong những năm gần đây, các công ty cho vay trực tuyến đã trở thành một nguồn cung hấp dẫn đối với nhiều cá nhân và chủ doanh nghiệp khi cho phép nhận các khoản vay nhanh chóng, dễ dàng. Không khó để tìm thấy ứng dụng cho vay trực tuyến trên cửa hàng Google Play. Tại Nigeria, các ứng dụng này thường yêu cầu người dùng cung cấp Số xác minh ngân hàng (Bank Verification Number) và số điện thoại liên kết với nó.
Đối với các trường hợp ở Ấn Độ, ứng dụng vay tiền online còn yêu cầu quyền truy cập vào điện thoại của người vay, danh bạ, ảnh, tin nhắn văn bản, thậm chí nắm được cả phần trăm pin trên máy điện thoại của họ. Trong năm ngoái, các cơ quan chức năng của Ấn Độ đã phải phát đi cảnh báo đỏ về hàng loạt trường hợp trở thành nạn nhân của các ứng dụng vay tiền online.
Theo tờ New York Times, hạn hoàn trả các khoản vay online có thể rất ngắn, ví dụ như chỉ trong 1 tuần. Chủ nợ thường tính thêm lãi và phí (lên tới 1/3 khoản vay) trước khi tiền được chuyển đến tay người vay. Do đó, ngay từ ban đầu, những người đi vay đã nợ nhiều hơn số tiền mà họ nhận được.
Một số công ty cho vay còn có cả tổng đài, nơi các nhân viên thu nợ sẽ tiến hành chiến thuật đòi nợ qua điện thoại/mạng xã hội.
Đầu tiên, họ sẽ thực hiện các cuộc điện thoại quấy rối, thúc giục con nợ phải trả đủ tiền gốc, tiền lãi và phí phát sinh. Nếu các con nợ không trả hoặc không trả đủ, cuộc gọi sẽ chuyển hướng sang bạn bè và gia đình của họ, trong đó nhân viên thu nợ đôi khi còn cung cấp thông tin giả rằng người vay đang bị cảnh sát truy nã.
Một số đã lập nhóm chat trên WhatsApp, thêm thành viên từ danh sách liên hệ của người vay, sau đó gửi vào nhóm này những lời buộc tội nạn nhân. Một số khác sẽ tìm cách hướng những con nợ đang tuyệt vọng chuyển sang các dịch vụ cho vay tiền khác, khiến nạn nhân càng rơi sâu hơn vào bẫy.
Trong cuộc phỏng vấn với New York Times, một thanh niên 24 tuổi từng là nhân viên thu nợ cho biết anh ta kiếm được khoảng 130 USD/tháng với công việc này. Mỗi ngày, anh sẽ nhận được các tệp thông tin của khoảng 50 người vay, bao gồm thông tin cá nhân, bản sao căn cước và danh sách liên hệ của họ.
Các nhân viên thu nợ có thể kiếm được khoản tiền thưởng 7 USD hàng tuần nếu gây được áp lực buộc 3/4 con nợ phải trả lại các khoản vay. Tiền thưởng sẽ tăng gấp đôi nếu tỷ lệ thành công là 4/5 hoặc cao hơn. Cũng theo người này, các con nợ thường xin kéo dài thời hạn, van nài rằng việc quấy rối liên tục thế này sẽ dẫn tới cái chết của họ. Tuy nhiên, các nhân viên thu nợ vì tiền thưởng nên vẫn sẽ tiếp tục.
Trong khi đó, trả lời tờ Punch, bà Sola Erabor – người từng làm nhân viên thu nợ bán thời gian cho một số công ty cho vay như Easy Naira, Happy Loan và Fast Naira cho biết, các nhân viên thu nợ được đào tạo để sử dụng những lời đe dọa, quấy rối nhằm thu hồi các khoản vay.
“Thường sẽ có chỉ tiêu, nếu tới cuối tháng mà không đòi được khoản nợ nào thì sẽ bị trừ lương. Nhưng nếu thành công, nhân viên thu hồi nợ sẽ nhận được một khoản hoa hồng đáng kể. Vì vậy, họ phải làm bất cứ điều gì để đòi được tiền từ người vay, ngay cả khi phải lăng mạ, đe dọa…” – Bà Erabor cho hay.
Các nhân viên thu nợ sẽ phân loại người vay thành 4 loại, từ Q 0 đến Q 4. Những người có khoản vay chưa đến hạn rơi vào Q 0, nhân viên thu nợ sẽ gọi điện, khuyến khích họ trả tiền và hứa hẹn những lợi ích “hão” nếu họ thanh toán trước hạn.
Vào ngày đến hạn mà chưa trả nợ, những người Q 0 sẽ trở thành Q 1. Q 2 và Q 3 là những người có khoản vay đã trễ hạn trả vài ngày cho tới 1 tuần. Q 4 là những người đã trễ hạn trả từ 30 ngày trở lên. Họ sẽ nhận được những cuộc gọi quấy rối đòi nợ với giọng điệu gay gắt hơn. Đây cũng là lúc nhân viên thu nợ tìm tới liên hệ của người thân/bạn bè con nợ.
Tác động tâm lý từ các cuộc gọi/tin nhắn đe dọa là rất lớn. Thứ nhất, chúng gây căng thẳng về mặt tinh thần cho người đi vay. Thứ hai, chúng sẽ kích hoạt cơ chế gây hấn. Nhiều người phản ứng với các mối đe dọa bằng cách gây hấn, bởi đó là một trong những cơ chế đối phó của não bộ. Đối với họ, điều quan trọng nhất khi ấy là lòng tự trọng vẫn còn nguyên vẹn.
Câu chuyện về nhà vệ sinh công cộng ở Việt Nam đã không còn gì xa lạ đối với cả khách du lịch trong nước và nước ngoài khi tình trạng thiếu hụt vẫn đang là chủ đề đáng quan ngại, đặc biệt là với Thành phố Hồ Chí Minh. Theo các báo cáo gần đây, mặc dù có hơn 10 triệu dân, tuy nhiên thành phố đông dân nhất Việt Nam chỉ có hơn 250 nhà vệ sinh công cộng.
Theo Vietnam Insider đánh giá, đường phố của Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp mọi thứ mà khách du lịch muốn: thức ăn ngon, lịch sử khắc sâu vào kiến trúc, cuộc sống địa phương của những người lái xe máy, uống nước vỉa hè, …. Tất cả mọi thứ, ngoại trừ nhà vệ sinh.
Theo thống kê về chỉ số nhà vệ sinh công cộng trên mỗi km2 tại 69 thành phố du lịch trên toàn cầu của QS Supplies – một trong những nhà bán buôn và bán lẻ phòng tắm độc lập lớn nhất ở Vương quốc Anh, được báo Nikkei Asia hôm 21/1/2023 trích dẫn, thì Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nằm cuối bảng xếp hạng về số nhà vệ sinh công cộng tính trên mỗi km2.
Cụ thể theo báo cáo, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh con số này là 0,01; trong khi đó tại Bangkok là 0,13; Paris là 6,72 và Los Angeles là 0,11… Còn Thủ đô và thành phố lớn nhất Việt Nam nằm chót bảng trong nhóm 15 thành phố tệ nhất về số nhà vệ sinh công cộng; chỉ trên Johannesburg của Nam Phi và Cairo của Ai Cập.
Nikkei Asia cho rằng, có một sự thật không thể chối cãi là du khách, sau khi uống cà phê kem trứng và tản bộ trên vỉa hè lát đá của Hà Nội trong một giờ, sẽ phát hiện khó kiếm ra nhà vệ sinh công cộng ở xung quanh. Các tờ rơi hướng dẫn du khách nhắc nhở họ mang theo tiền hoặc lưu các số điện thoại khẩn cấp, nhưng lại không chuẩn bị cho mọi người việc cơ bản nhất này. Trong một nghiên cứu đã mô tả “Việc sử dụng nhà vệ sinh không chỉ là nhu cầu và quyền. Đây còn là vấn đề về nhân phẩm, hòa nhập và tôn trọng”.
Đó cũng là vấn đề kinh tế xã hội. 10 nơi dẫn đầu về mật độ nhà vệ sinh công cộng cao trên km vuông hầu hết là các thành phố giàu có và phát triển, chẳng hạn Paris, Zurich, Barcelona…; trong khi nhóm thành phố dưới cùng chủ yếu ở châu Phi hoặc châu Á thuộc các nước đang phát triển.
Ở nhiều nước trên thế giới, nhà vệ sinh trở thành công bằng xã hội, như Mỹ, nơi có những cuộc tranh luận về việc liệu các cửa hàng như Starbucks có nên cho phép những người không phải là khách hàng được sử dụng cơ sở vật chất hay không…
Theo một báo cáo mới đây, TP.HCM hiện có hơn 10 triệu dân nhưng chỉ có hơn 250 nhà vệ sinh công cộng, chủ yếu tập trung ở các khu vực trung tâm thành phố như: Q1, Q3, Q5. Nhà vệ sinh công cộng tại TP.HCM không chỉ thiếu mà còn bị người dân phàn nàn là khó sử dụng, xuống cấp và không sạch sẽ.
Trong bối cảnh đó, sáng ngày 19-3, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cùng đoàn công tác có buổi làm việc với quận 1 về vấn đề chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận.
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Neng, kế hoạch sẽ được triển khai theo từng giai đoạn, với mục tiêu cụ thể là quận 1 phải làm đẹp, mở lại nhà vệ sinh xuống cấp và lắp mới nhà vệ sinh di động. Ngoài ra, các doanh nghiệp và tổ chức địa phương cũng được yêu cầu cho phép người dân sử dụng nhà vệ sinh miễn phí.
Ông nhấn mạnh rằng nhà vệ sinh công cộng phải tạo ấn tượng tốt với người dân địa phương và khách du lịch và chúng phù hợp với người khuyết tật.
Để phục vụ người dân và du khách, Quận 1 trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp để tăng nhanh số lượng nhà vệ sinh có thể sử dụng. Trong đó có vận động các cơ sở kinh doanh ăn uống, khách sạn hỗ trợ người dân, du khách sử dụng miễn phí nhà vệ sinh. Mới đây, 100 quán cà phê, nhà hàng ở quận 1 đã cung cấp nhà vệ sinh miễn phí cho người dân.
Lãnh đạo TP.HCM cũng cho biết đã đề nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép được quyền cấp tạm. Ngoài ra, yêu cầu họ không sử dụng nhà vệ sinh công cộng để đạt được thành tích và bảng xếp hạng. Từ nay đến hết tháng 4/2023, thành phố muốn tạo sự chuyển biến về vấn đề này.
Theo các chuyên gia, để giải quyết những vấn đề này, trước tiên chúng ta phải thay đổi thái độ về tầm quan trọng của nhà vệ sinh công cộng. Ngoài ra, tại một hội nghị mới đây, các quan chức thành phố cũng cho rằng, theo tiêu chí “Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, nơi công cộng cần được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu, quan trọng thì cần được quan tâm đầu tư, quản lý đúng mức.
“TP.HCM phải xem việc này quan trọng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và du khách. TP.HCM không làm nhà vệ sinh công cộng với mục đích để lấy thành tích, xếp thứ hạng. Tinh thần là mỗi ngày một tốt hơn, tuyệt đối không được xấu hơn”. Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.
Tuệ Ngô
Đoàn Luật sư TP.HCM tạm đình chỉ tư cách hành nghề luật sư của bà Đặng Thị Hàn Ni (SN 1977, ngụ quận 7, TP.HCM).
Ngày 26/3, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, tổ chức này đã họp và quyết định tạm đình chỉ tư cách hành nghề luật sư của Đặng Thị Hàn Ni (SN 1977, ngụ quận 7, TP.HCM).
Theo ông Hậu, bà Đặng Thị Hàn Ni đang bị khởi tố nên Đoàn Luật sư TP.HCM đã tạm đình chỉ tư cách hành nghề luật sư. Nếu trường hợp bị tòa án kết án thì bà Ni sẽ bị các cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, xóa tên khỏi danh sách luật sư.
Cũng theo ông Hậu, trước đây Đoàn Luật sư TP.HCM đã tiếp nhận thông tin bà Đặng Thị Hàn Ni có dấu hiệu vi phạm các Điều 17 và 18 của Luật Luật sư 2006.
Cụ thể, bà vừa là luật sư, vừa là nhà báo của một tờ báo tại TP.HCM. Đoàn luật sư đã gửi công văn cho cơ quan báo chí nơi bà công tác và Sở Nội vụ TP.HCM để yêu cầu xác minh bà có phải là viên chức hay không. Tuy nhiên, đoàn đã không nhận được phản hồi từ hai cơ quan này nên chưa có cơ sở để thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của bà.
“Nếu Đoàn Luật sư TP.HCM nhận được xác nhận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền bà Hàn Ni đang là viên chức thì chúng tôi sẽ xoá tư cách luật sư đối với Hàn Ni bởi vì bà đang vi phạm vi phạm luật Luật sư”, ông Hậu nói.
Trước đó vào ngày 24/2, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Đặng Thị Hàn Ni để điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Theo Công an TP.HCM, trước đó, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM đã tiếp nhận, thụ lý đơn tố giác của bà Nguyễn Phương Hằng và chồng là ông Huỳnh Uy Dũng về việc bị can Đặng Thị Hàn Ni đăng tải các đoạn video xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Hành vi này xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty CP Đại Nam và Quỹ từ thiện Hằng Hữu.
Cơ quan công an xác định Đặng Thị Hàn Ni đã cố ý đăng tải nhiều video trên kênh Youtube với các nội dung chưa được kiểm chứng. Những thông tin này thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư. Các nội dung đăng tải trên đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem và bình luận, gây ảnh hưởng xấu đến ninh trật tự, gây hoang mang trong nhân dân, xâm phạm quyền cơ bản của công dân.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã giám sát vụ thử nghiệm vũ khí giúp thực hiện cuộc tấn công hạt nhân chống lại Mỹ và các đồng minh.
Reuters và Bloomberg cho biết Triều Tiên đã thử nghiệm một thiết bị không người lái dưới nước có khả năng tạo ra “sóng thần phóng xạ”. Trong đó, thiết bị này đã ở dưới nước gần 60 giờ ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Triều Tiên trước khi phát nổ.
“Nhiệm vụ của vũ khí chiến lược hạt nhân dưới nước là âm thầm xâm nhập vào lãnh hải mục tiêu và tạo ra một cơn sóng thần phóng xạ siêu quy mô thông qua vụ nổ dưới nước để tiêu diệt các nhóm hải quân và cảng chính của đối phương” – hãng tin nhà nước Triều Tiên KCNA tuyên bố.
Ngoài ra, từ ngày 21 đến ngày 23-3, Triều Tiên cũng bắn tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân giả, theo KCNA.
Bình Nhưỡng được cho là sở hữu nhiều tàu ngầm cỡ nhỏ với công nghệ cũ, tương đối dễ bị phát hiện. Song song đó, nước này tìm cách phát triển tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn mới có thể triển khai nhanh chóng và cơ động cũng như thiết bị mới giúp mang đầu đạn.
Triều Tiên từng cảnh báo sẽ phản ứng mạnh trước các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời đe dọa biến khu vực Thái Bình Dương thành “bãi tập bắn”.
Vụ thử nghiệm thiết bị không người lái dưới nước của Triều Tiên trùng với thời điểm kết thúc một trong những cuộc tập trận quân sự chung lớn nhất giữa Mỹ và Hàn Quốc nhiều năm qua. Washington lập luận rằng các cuộc tập trận như vậy là cần thiết để ứng phó với mối đe dọa hạt nhân từ Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, ông Kim Jong-un nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì khả năng phòng thủ hạt nhân và sự cần thiết của việc phát triển chương trình vũ khí hạt nhân liên tục để “bảo vệ người dân và lãnh thổ khỏi các mối đe dọa, đặc biệt là từ Mỹ và Hàn Quốc”.
Đài CNN cho biết theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc, một tên lửa của Triều Tiên có thể bay đến lãnh thổ Mỹ sau 33 phút nếu nó không bị chặn.
Cùng với sự chống phá trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, những năm gần đây, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng in-tơ-nét (interrnet), mạng xã hội để tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, chế độ ta, với những thủ đoạn rất tinh vi, thâm độc. Vì thế, nhận diện và đấu tranh làm thất bại mưu đồ đó của chúng là giải pháp cấp thiết hiện nay.