Là một giáo sư, ủy viên các hội đồng lớn về văn học của Trung ương… nhưng lúc về già ông lại có những nhận định, đánh giá rất ấu trĩ, nhiều nội dung đã thể rõ bản chất phản động, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam…




Vừa qua, trên trang Facebook của Việt Tân có đăng bài bài thơ “không đầu, không cuối” của người có tên là Trần Đình Sử nói xấu mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vậy Trần Đình Sử là ai? Có đóng góp gì cho đất nước hay chỉ là những phần tử suy thoái “tư tưởng” …?

Nói đến Trần Đình Sử (sinh năm 1940), quê gốc (Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế), nguyên là một giáo sư, tiến sĩ Lý luận Văn học, công tác tại Trường Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội. Đã từng là Ủy viên Hội đồng lý luận phê bình Hội nhà văn học Việt Nam. Đồng thời cũng là thành viên của hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp 1 đang gây tranh cãi hiện nay.

Là một giáo sư, ủy viên các hội đồng lớn về văn học của Trung ương, mà có nhận thức ấu trĩ lúc về già như vậy, một trong những trí thức suy thoái về tư tưởng chính trị “đang công tác nói khác, lúc nghỉ hưu nói khác”. Những phát ngôn của ông thông qua bài thơ trên trang mạng “Việt Tân” đã thể rõ bản chất phản động, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trên rất nhiều trang thông tin điện tử nếu như ai đó muốn tìm hiểu về nhân vật này thì thật không khó khi có những dữ liệu về ông với những việc làm sai trái. Ví dụ, trên trang “Cánh cò” 14/10/2020 có bài viết “Về chuyện Giáo sư Trần Đình Sử phản giáo”, trong đó ghi rõ: “Trần Đình Sử là một trong 72 kẻ nhân sĩ trí thức thoái hóa đòi sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó, đòi đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), đòi đổi tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, đòi phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang Nhân dân. Trần Đình Sử từng mượn tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hạ bệ chế độ và nền tư pháp của ta ngày nay. Cách đây mấy tháng, Trần Đình Sử còn công khai ủng hộ các đối tượng trong “tổ Đồng Thuận” và các luật sư bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa”…

Hiện nay, chúng ta đều biết mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là mối quan hệ chính thức, mật thiết, là mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và hai bên đã thỏa thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt””. Tính đến tháng 10/2022 Trung Quốc xếp thứ 4, trong 103 các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước tính 8,1 tỉ USD tính đến tháng 1/2023.

Do vậy, không thể nói mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là bất lợi, là mất nước như cách hiểu sai lầm của Trần Đình Sử được. Đây là mối quan hệ hợp tác, đôi bên cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta cần nâng cao cảnh giác và kịch liệt lên án trước những luận điệu xuyên tạc, lập lờ của những phần tử cơ hội chính trị như Trần Đình Sử, lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận để bóp méo các mối quan hệ, hợp tác quốc tế của Việt Nam./.

TRƯỜNG. SƠN - Nguồn: Đấu trường Dân chủ

 

Sau khi hà hơi tiếp sức, xúi giục những phần tử trong nước lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin tụ tập gây rối trật tự an ninh tại một số địa phương miền núi, thời gian gần đây thông qua mạng internet các thế lực thù địch lại ra sức tuyên truyền xuyên tạc các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Nhà nước Việt Nam. Việc Việt Nam áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những phần tử cầm đầu, quá khích trong các vụ việc là hoàn toàn đúng pháp luật và công ước quốc tế. Thế nhưng các thế lực thù địch vẫn vu cáo rằng Việt Nam “đàn áp dân tộc”. Lợi dụng những khó khăn trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, họ xuyên tạc, bịp đặt rằng “ở Việt Nam, quyền bình đẳng giữa các dân tộc không được bảo đảm”… Thực tiễn những gì đã và đang diễn ra ở Việt Nam đã chứng minh rõ giọng điệu trên là không khách quan, thiếu thiện chí nhằm dụng ý xấu kích động, chống phá Việt Nam.

Nhân dân ta không bao giờ quên những năm tháng đất nước bị xâm lăng, chủ nghĩa thực dân, đế quốc áp dụng những chính sách đi ngược lại với nguyện vọng và quyền của các dân tộc ở Việt Nam như “chia để trị”, “dùng người Việt trị người Việt”, kích động gây đối đầu giữa dân tộc này với dân tộc khác…. Mục đích của những hành động đó không gì khác là nhằm kìm hãm, trói buộc các dân tộc trên đất nước Việt Nam trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo, lạc hậu và dốt nát, chia rẽ mối đoàn kết giữa các dân tộc, phục vụ cho mưu đồ thống trị lâu dài của chúng.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14%, hầu hết đồng bào các dân tộc sinh sống ở địa bàn miền núi, biên giới… nơi có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Nhận thức rõ tầm quan trọng ấy nên quan điểm của Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là rất rõ ràng, muốn có bình đẳng dân tộc thì phải giành cho được độc lập dân tộc. Quyền bình đẳng thực sự giữa các dân tộc chỉ được xây dựng, thực hiện trên nền tảng độc lập dân tộc. Sau khi giành được độc lập, ngay từ khi mới ra đời Nhà nước Việt Nam đã khẳng định: “Giải quyết vấn đề dân tộc là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng”. Nguyên tắc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển” luôn được Nhà nước Việt Nam thể hiện nhất quán trong hoạch định, thực hiện các chính sách dân tộc. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta; giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; công tác dân tộc là một bộ phận quan trọng của đường lối cách mạng Việt Nam; chính sách dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước ta

Chủ trương nhất quán và đúng đắn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là: đoàn kết, bình đẳng, thương yêu, tôn trọng giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; đồng thời, giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc; chống kỳ thị dân tộc, nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Suốt mấy chục năm qua, những thành tựu đạt được đã chứng tỏ tính đúng đắn trong đường lối chính sách mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra.  

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhất là sau khi miền Bắc được giải phóng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách hết sức cụ thể nhằm diệt giặc đói, diệt giặc dốt…. để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, chăm lo cho đồng bào các dân tộc phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế… từng bước cải thiện đời sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là: Các dân tộc đều bình đẳng và phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em. Đồng bào miền xuôi phải ra sức giúp đỡ đồng bào miền ngược cùng tiến bộ về mọi mặt.”

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù phải dồn sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước nhưng Nhà nước Việt Nam vẫn luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách dân tộc. Thực tiễn đã chứng minh, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam không hề có chuyện dân tộc lớn đi áp bức, bóc lột dân tộc nhỏ, quan hệ giữa các dân tộc với nhau là anh em, ruột thịt một nhà. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xơđăng hay Bana… đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.” Chính tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc là một nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà.

 Sau giải phóng, đặc biệt trong hơn 35 năm đổi mới, thực tế đã cho thấy ở Việt Nam quyền của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm, các chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới ưu tiên cao nhất để thực hiện quyền phát triển của các dân tộc. Với những điều kiện thuận lợi mở ra đời sống của đồng bào các dân tộc Việt Nam được cải thiện trên nhiều mặt, mọi người đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm đối với đất nước. Các dân tộc Việt Nam càng đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, mà Liên Hiệp Quốc đã đánh giá cao việc Việt Nam coi cộng đồng các dân tộc thiểu số là bộ phận cấu thành của dân tộc Việt Nam. Qua khảo sát thực tế, Liên Hiệp Quốc hoan nghênh quyết tâm chính trị, các chính sách, biện pháp và chương trình của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực, nhất là những nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế – xã hội giữa đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào Kinh. Liên Hiệp Quốc ghi nhận và đánh giá cao những kinh nghiệm về xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số của Việt Nam…

Một trong những ưu việt của chế độ mới ở Việt Nam là giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc. Đồng bào các dân tộc Việt Nam rất tự hào trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới. Thực tế tình hình dân tộc của Việt Nam hiện nay là tốt đẹp hơn bao giờ hết, các dân tộc đang cùng đồng bào cả nước đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống, thực hiện mục tiêu: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”… Thế nhưng dân tộc, tôn giáo luôn là vấn đề mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam. Thủ đoạn của các thế lực thù địch ngày càng thâm độc, tinh vi, đê tiện hơn. Họ tìm mọi cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc. Đặc biệt họ triệt để lợi dụng những thiếu sót, khuyết điểm của ta trong thực hiện chính sách dân tộc để kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ, tạo cớ can thiệp. Chúng lợi dụng những vấn đề dân tộc để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, ly khai; kích động, chia rẽ quan hệ giữa các dân tộc hòng làm cho sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc suy yếu. Chúng tập trung phá hoại các cơ sở kinh tế, xã hội, mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng bào các dân tộc chống đối chính quyền, vượt biên trái phép, di dịch cư tự do, gây mất ổn định chính trị, xã hội, bạo loạn, tạo các điểm nóng để vu khống Việt Nam đàn áp các dân tộc vi phạm dân chủ, nhân quyền hòng cô lập, làm suy yếu cách mạng Việt Nam. Chúng tìm mọi cách để xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản động người Việt Nam ở nước ngoài; tập hợp, tài trợ, chỉ đạo lực lượng phản động trong các dân tộc ở trong nước hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam….

 Những giọng điệu vu cáo, xuyên tạc, bịa đặt mà chúng đang rêu rao trên mạng internet cũng nằm trong những chiêu thức đó và càng cho thấy âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là rất nham hiểm, xảo quyệt. Nhưng chúng sẽ không thể làm gì được bởi Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mặt khác nhân dân Việt Nam luôn đề cao cảnh giác, chủ động tiến hành đồng bộ các biện pháp tiến công làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch./.

Quốc An - Nguồn: Hương Sen Việt

 Suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, với phương châm lấy xây để chống, phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngăn chặn sự lây lan, phát triển của căn bệnh suy thoái trong giới trẻ đang đặt ra những yêu cầu, thách thức mới...


Khi người trẻ mắc bệnh suy thoái

Thời gian gần đây, dư luận tích cực trên không gian mạng bày tỏ bức xúc trước việc nhiều đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài thường xuyên lên mạng xã hội tung tin xuyên tạc, nói xấu đất nước, xúc phạm danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh chính trị. Điều đáng bàn ở đây là đại đa số những đối tượng phản động này đều còn trẻ. Trước khi quay lưng, phản bội Tổ quốc, họ từng là những trí thức trẻ, từng có thời gian là công chức, viên chức, công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị ở một số địa phương. Do bất mãn với tổ chức, non kém về tư tưởng chính trị, bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, họ đã bị căn bệnh suy thoái tấn công. Từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, họ đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, biến mình trở thành những con rối cho các thế lực thù địch ở hải ngoại giật dây. Sau khi ra nước ngoài sống lưu vong, chúng trở thành những kẻ phản bội, càng ngày càng điên cuồng thực hiện các hành vi phản quốc.


Tranh minh họa: Tạp chí Tuyên giáo.

Dù chỉ là những thành phần cá biệt, nhưng thực trạng này cho thấy khi căn bệnh suy thoái trẻ hóa, mức độ nguy hiểm đối với môi trường chính trị và đời sống xã hội là vô cùng lớn. Hằng ngày, hằng giờ, chúng ra rả các luận điệu phản động trên không gian mạng làm cho một bộ phận giới trẻ trong nước bị tác động, ảnh hưởng bởi tư tưởng thù địch, dẫn đến dao động, bi quan, phai nhạt niềm tin.

Nhìn rộng ra, sâu hơn những vụ án tham nhũng lớn được đưa ra ánh sáng công lý thời gian qua, chúng ta thấy hành vi tham nhũng, suy thoái đều liên quan đến những cán bộ có chức quyền. Cán bộ có chức quyền càng to, ảnh hưởng của suy thoái càng lớn. Tuy nhiên, để đến lúc phải điều tra, xử lý thì đó là giải pháp “trị bệnh”. Làm sao để cán bộ, đảng viên không “nhúng chàm” thì phải coi trọng “phòng bệnh”, ngăn ngừa các mầm mống dẫn đến suy thoái ngay từ khi còn trẻ.

Biểu hiện phổ biến của tình trạng trẻ hóa bệnh suy thoái là sự thờ ơ, bàng quan với lợi ích dân tộc, chỉ tập trung lo kiếm tiền, không quan tâm đến các phong trào hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước, không thiết tha vào Đảng. Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trẻ thì đó là biểu hiện né tránh đấu tranh, dĩ hòa vi quý, mũ ni che tai, tư tưởng cầu an, lười học chính trị, lười nghiên cứu nghị quyết... Thực trạng này ở một bộ phận không nhỏ người trẻ đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, đó là “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”. Khi một người trẻ bị hổng kiến thức lý luận chính trị, không được bồi đắp tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đến nơi đến chốn thì đến lúc anh ta giàu lên, rất dễ trở thành những “trọc phú” thời đại mới. Khi những “trọc phú” ấy tìm cách “chui” vào hệ thống chính trị để thăng tiến thì nguy hại cho tổ chức đảng, cho vận mệnh chính trị của đất nước là rất khó lường. Thực tế đã chứng minh không ít người giàu có sau khi có chân trong hệ thống chính trị, hành vi kiểu “trọc phú” của họ đã gây ra những hệ lụy phức tạp cho tổ chức. Đối với những người trẻ “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”, từ suy thoái đạo đức, lối sống đến suy thoái tư tưởng chính trị là khoảng cách rất mong manh. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã nêu rõ: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc...

Không thể cứ hô hào chung chung

Ở phường 14, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Thôn được coi là một trong những người rất có uy tín. Ông là Anh hùng LLVT nhân dân, từng hoạt động tình báo trong lòng địch. Sau khi thực hiện thành công phi vụ cài bom cho nổ tung kho vũ khí lớn của địch ở sân bay Biên Hòa năm 1972, ông bị chỉ điểm và bị địch bắt. Trong thời gian bị giam cầm tại khám Chí Hòa (Sài Gòn), ông Thôn nhiều lần chạm mặt những tướng cướp khét tiếng như Điền Khắc Kim, Lâm “chín ngón”...  Danh tiếng của những “đại ca” giang hồ này khiến bất cứ tù nhân nào cũng e sợ, nhưng với Nguyễn Văn Thôn thì ngược lại. Khi biết ông là tác giả của vụ nổ long trời lở đất ở sân bay Biên Hòa, ngay cả các “đại ca” giang hồ cũng bày tỏ sự thán phục, kính nể. “Tôi chẳng phải là người có võ nghệ cao cường gì, nhưng họ nể là vì mình có bản lĩnh. Người có bản lĩnh thì ở đâu, lúc nào cũng giữ được vị thế, giá trị của mình, kể cả khi đứng trước giang hồ cộm cán. Bản lĩnh ấy phải thông qua giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng mới có được. Thiếu và yếu bản lĩnh thì càng làm to càng dễ “chết”. Tiêu cực, suy thoái là từ trong suy nghĩ, tư duy mà ra. Đổ lỗi do cơ chế, khách quan chỉ là cách ngụy biện của người kém bản lĩnh. Ngụy biện cho cái sai cũng là một dạng suy thoái”, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Thôn “chốt” như vậy khi chúng tôi phỏng vấn. Những năm gần đây, ông Thôn luôn là nhân tố “truyền lửa” cho các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương. Cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, đoàn thể coi ông là vốn quý trong công tác giáo dục, bồi đắp lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.

Dẫn một câu chuyện cụ thể như vậy để thấy, giáo dục, tuyên truyền, xây dựng bản lĩnh chính trị nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy thoái trong giới trẻ phải thực hiện ngay từ cơ sở, thông qua những việc làm, chương trình cụ thể. Nếu chỉ tuyên truyền kiểu hô hào chung chung, rất khó để đưa thông điệp, tư tưởng thấm vào tư duy người trẻ. Bởi, trong kỷ nguyên 4.0, sự tiếp nhận, sàng lọc, đào thải thông tin diễn ra rất gay gắt. Chỉ những thông tin thực sự hấp dẫn, có ích, có sức thuyết phục mới có sức mạnh cảm hóa. Tìm những nhân tố tích cực, điển hình, đặc biệt là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư để làm gương giáo dục là cách làm không mới, nhưng luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đổi mới cách làm, thực hiện bằng trách nhiệm, tâm huyết cao nhất mới mong có kết quả.

Vài dẫn chứng từ thực tiễn

Ngày 22-3, Ban Đại diện Báo Quân đội nhân dân tại TP Hồ Chí Minh nhận được thư mời của Quận ủy quận 7, TP Hồ Chí Minh mời tham dự cuộc tọa đàm giữa Thường trực Quận ủy với bí thư, cấp ủy chi bộ chung cư và đại biểu cán bộ, đảng viên trên địa bàn quận. Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày mai (24-3). Nhận thấy đây là hoạt động rất hữu ích, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Võ Khắc Thái, Bí thư Quận ủy quận 7. Đồng chí Võ Khắc Thái cho biết: Cuộc tọa đàm nhằm tìm giải pháp kiện toàn, phát triển tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của chi bộ đảng, phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ, đảng viên ở các khu chung cư trên địa bàn quận. Quận 7 là địa bàn có rất nhiều khu chung cư. Cộng đồng dân cư ở các khu chung cư đa số là người trẻ, trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên. Nhận thức rõ vai trò của chi bộ đảng và cán bộ, đảng viên ở các chung cư, lãnh đạo quận chủ trương đẩy mạnh các hình thức, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các chi bộ chung cư vững mạnh. Chi bộ sát cánh cùng Ban quản trị chung cư triển khai các hình thức, biện pháp quản lý, tuyên truyền pháp luật, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng đến với mọi cán bộ, đảng viên và người dân. Đây là một trong những hình thức sinh động, hiệu quả để đưa nghị quyết của Đảng thấm sâu vào đời sống xã hội. Thông qua các hình thức tọa đàm để lan tỏa tinh thần, thông điệp, ý nghĩa giáo dục đến với cộng đồng dân cư nhằm bồi đắp lý tưởng cách mạng, thiết thực phòng, chống suy thoái trong giới trẻ...

Đây là một dẫn chứng sinh động từ thực tiễn. Chung cư là một đặc trưng của đời sống xã hội ở các đô thị lớn. Công tác quản lý nhân khẩu, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội không thể tách rời công tác giáo dục, tuyên truyền chính sách, xây dựng môi trường văn hóa. Đặc trưng đó đã tạo môi trường thuận lợi để cấp ủy địa phương đẩy mạnh xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là chi bộ chung cư.

Các hoạt động tọa đàm đã được Quận ủy quận 7 chỉ đạo, triển khai nhiều lần trong hệ thống chính trị các cấp và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, trường học... trong thời gian qua. Những hình thức hoạt động tương tự như trên cũng đã được cấp ủy ở nhiều địa phương, đơn vị tổ chức. Trực tiếp tham dự và theo dõi các hoạt động này, chúng tôi nhận thấy đó là không gian, môi trường được nhiều người quan tâm. Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, các cuộc đối thoại, tọa đàm giúp cấp ủy, người lãnh đạo các cấp nắm chắc thực tế từ cơ sở, qua đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo. Trong môi trường học đường, doanh nghiệp, tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp, những hình thức như: Thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng tiếng Anh; thi Olympic Triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh; thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu lịch sử Đảng... rất được bạn trẻ yêu thích. Đó là những cách làm năng động, sáng tạo để dẫn dắt người trẻ trở thành chủ thể bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đó cũng là cách “lấy xây để chống”, góp phần ngăn chặn tình trạng trẻ hóa bệnh suy thoái./.

PHAN TÙNG SƠN - Nguồn: QĐND

 

Vừa qua, trên trang “Vietnamthoibao” đăng tải bài viết: “Vì sao quyền con người, quyền công dân tại Việt Nam là quyền treo”, cho rằng quyền con người, quyền công dân tại Việt Nam thực tế bị Hiến pháp hạn chế rất nhiều, người dân vẫn không có quyền. Thực chất đây là sự xuyên tạc quyền con người, quyền công dân của Việt Nam thời báo.

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định, quyền con người, quyền công dân  là mục tiêu, động lực của sự phát triển, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, tư tưởng, văn hóa đến kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và bảo đảm quyền lực của nhân dân. Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân do nhân dân quản lý và điều hành xã hội. Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm, thực thi theo Hiến pháp và pháp luật. Các quyền này gồm: Quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền có nơi ở hợp pháp, quyền tự do cư trú, tự do kinh doanh, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, tự do nghiên cứu, sáng tác, tự do lựa chọn nghề nghiệp mưu sinh, tự do hôn nhân…Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Bất cứ ai vi phạm các quyền này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết. Ở Việt Nam quyền con người, quyền công dân  được bảo đảm bằng Hiến pháp, Pháp luật.

Thứ hai, quyền con người là của cá nhân nhưng không thể đối lập, loại trừ, hay xâm hại đến quyền của cá nhân khác hay lợi ích của cộng đồng. Trong những trường hợp cần thiết, quyền con người, quyền công dân có thể bị giới hạn. Luật nhân quyền quốc tế thừa nhận quyền con người trong một số trường hợp cần phải được hạn chế nhằm đảm bảo trật tự xã hội. Trong việc thực thi các quyền và tự do, mọi người phải chịu những hạn chế do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm sự thừa nhận, tôn trọng quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng trong một xã hội dân chủ. Hạn chế quyền con người trong Hiến pháp của các quốc gia chính là đảm bảo việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Hạn chế quyền con người là nhằm công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền của người khác, đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng trong một xã hội dân chủ. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam khẳng định, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, điều này khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền và nghĩa vụ, vừa đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện quyền của người này không thể là sự phủ nhận hay xâm phạm đến quyền của người khác. Việc tôn trọng các quyền tự do của mỗi người phải đặt trong mối quan hệ với quyền tự do của người khác. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Quyền lợi của xã hội, của cá nhân khác sẽ bị xâm phạm nếu quyền con người không bị hạn chế. Việc giới hạn quyền con người trong khuôn khổ pháp luật là nền tảng của xã hội pháp quyền, trong đó quyền của một người chỉ có thể được bảo đảm khi quyền đó không xâm phạm đến quyền của người khác, lợi ích và đạo đức chung của xã hội. Hạn chế quyền con người là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo quyền của chủ thể này không xâm phạm đến quyền chủ thể khác, xét về bản chất hạn chế quyền con người là giải quyết sự cân bằng giữa quyền lợi cá nhân với quyền lợi của người khác, của xã hội.

Suy cho cùng, giới hạn quyền con người cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Việc Việt Nam thời báo lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xuyên tạc Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam là hoàn toàn sai trái. Do đó, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh vạch rõ bộ mặt xảo trá của chúng để nhân dân hiểu rõ và cảnh giác./.

Nhân văn Việt

 Nhiều năm qua, các thế lực thù địch, phản động, các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam đã câu kết với các phần tử cực đoan để chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, thường xuyên lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, xuyên tạc tình hình tôn giáo, tạo ra bức tranh méo mó về vấn đề tự do tôn giáo tại nước ta.



Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Tiến Trọng giới thiệu về sự cần thiết của việc xuất bản Sách Trắng về tôn giáo

Mới đây, ngày 9/3/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam; chính sách tôn giáo ở Việt Nam; thành tựu cũng như thách thức của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Qua đó khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

Sau khi Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban Tôn giáo Chính phủ ra mắt Sách trắng, ngay lập tức một số trang báo điện tử như VOA, RFI, RFA… cùng nhiều trang mạng của các tổ chức, cá nhân chống đối đã có những bài viết, bình luận sai trái, đánh giá một cách tiêu cực về cuốn sách này. Họ đưa ra những bài viết cho rằng, việc cho ra đời cuốn sách này là “bức bình phong” nhằm che đậy các vi phạm kéo dài tại Việt Nam, nguyên nhân đã khiến Washington đưa Hà Nội vào danh sách theo dõi đặc biệt về tôn giáo! Những đánh giá này được dựa trên nhận định của số đối tượng cực đoan, chống đối trong các tôn giáo như Thích Vĩnh Phước, một thành viên thuộc tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; linh mục Đinh Hữu Thoại, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam; Lê Quang Hiển, thuộc tổ chức Phật giáo Hòa Hảo thuần túy… Các cá nhân trên đều là thành viên của tổ chức bất hợp pháp với danh xưng “Hội đồng Liên tôn Việt Nam”.       

Đặc điểm chung của các trường hợp trên là đều thuộc các phần tử chống đối, có quá trình tu tập kém, ít chăm lo cho việc đạo nên uy tín, ảnh hưởng trong giáo hội xếp hạng thấp, năng lực yếu kém, không được trọng dụng. Từ đó, số này tỏ ra bất mãn và đã ly khai khỏi các tôn giáo, tổ chức tôn giáo, sau đó liên kết lại với nhau thành lập một tổ chức bất hợp pháp mang danh nghĩa tôn giáo để phục vụ ý đồ, động cơ riêng. Cho nên, hầu hết việc làm của họ đều mang mưu đồ, lợi ích cá nhân chứ không đại diện cho bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào, không vì lợi ích chung của cộng đồng. Do đó, những phát ngôn, nhận định mà họ chia sẻ với phóng viên của các trang báo điện tử nêu trên cũng chỉ mang tính chủ quan, phiến diện một chiều, mang tính thù địch với Việt Nam của một nhóm nhỏ có chung lợi ích. Những nhận xét, đánh giá của số cá nhân chống đối nêu trên không thể coi là “đại diện cho tiếng nói tôn giáo”, càng không có giá trị tham khảo. Thế nhưng, bấy lâu nay, phóng viên của các trang báo điện tử VOA, RFI, RFA… lại viện dẫn những nhận định thiếu cơ sở, những đánh giá xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo của các đối tượng trên.

Trong khi đó, những nội dung trong Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Công tác tôn giáo trong tình hình mới” và gần đây là Chỉ thị 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về “Công tác tôn giáo trong tình hình mới” cùng với hàng chục văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân. Nhờ đó mà số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân được đảm bảo tốt hơn, các cơ sở thờ tự ngày càng được khang trang, đẹp đẽ, quan hệ quốc tế của các tôn giáo ngày càng được mở rộng, việc sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam được công khai theo quy định của pháp luật...

Đặc biệt, các hoạt động tôn giáo lớn đã trở thành lễ hội của người dân Việt Nam như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam 3 lần đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK, trong đó năm 2019 được tổ chức tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) với trên 1500 đại biểu quốc tế đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng hàng vạn tăng, ni, phật tử về dự; các lễ hội của Tin Lành như ngày lễ 100 năm Tin Lành đến Việt Nam được tổ chức trang nghiêm. Đặc biệt là ngày Lễ Giáng sinh của người Công giáo ở khắp mọi miền đất nước cũng đã trở thành một lễ hội thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Việt Nam... Vừa qua, giáo tỉnh Hà Nội cũng đã tổ chức thành công Đại hội Giới trẻ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng với sự tham gia của Tổng Giám mục Marak zelewki – Đặc phái viên không thường trú của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam cùng các vị lãnh đạo giáo hội và khoảng 15 nghìn giáo dân là thanh niên, học sinh, sinh viên người Công giáo... Đây chính là những minh chứng sống động, chân thực về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong các hội thảo quốc tế về vấn đề tự do tôn giáo được tổ chức tại Việt Nam hay trong các lần đón tiếp các đoàn lâm thời, các tổ chức nhân quyền tôn giáo quốc tế vào Việt Nam tìm hiểu chính sách, pháp luật tôn giáo của Việt Nam như: Viện Can dự Toàn cầu Mỹ (IGE), Tập đoàn truyền thông (WAZ) của Đức, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF)..., Việt Nam đều chủ động cung cấp các thông tin về tình hình tự do tôn giáo và chính sách, pháp luật của tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, thẳng thắn trao đổi các vấn đề mà dư luận quốc tế quan tâm. Từ đó, giúp các tổ chức này thấy rõ thực tiễn đời sống tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, phong phú cũng như cho thấy chính sách, pháp luật đã đảm bảo quyền tự don tôn giáo chính đáng của nhân dân.

Nếu như thực sự khách quan thì phóng viên của VOA, RFI, RFA, BBC… cần dẫn chứng thêm những nhận định, quan điểm của những vị lãnh đạo trong các tổ chức giáo hội đã được Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân, họ mới chính là người đại diện cho giáo hội, cho lợi ích của đại đa số chức sắc, tín đồ trong các tôn giáo Việt Nam. Thế nhưng, bấy lâu nay, khi lấy thông tin đánh giá, các trang thông tin báo chí nói trên luôn phớt lờ và bỏ qua thực tế này và một mực trung thành với quan điểm của các đối tượng chống phá. Do đó, một lần nữa cần khẳng định, việc phê phán Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam là một chiêu trò nhằm chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hòng phủ nhận những thành quả từ những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Rõ ràng các đối tượng trong tổ chức “Hội đồng liên tôn Việt Nam” và các trang VOA, RFI, RFA… khi phê phán về cuốn Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam thực chất là một chiêu trò để biện hộ cho những luận điệu sai trái rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, xuyên tạc về tình hình, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta, qua đó lấy cớ phủ nhận chính sách của Đảng, Nhà nước và thành quả trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho người dân.

Tại buổi họp báo công bố Sách trắng, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Tiến Trọng nêu rõ: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo ở Việt Nam đều có đóng góp nhất định cho đất nước trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, đồng thời là một nhân tố xã hội và văn hóa tích cực góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. Các tôn giáo du nhập từ bên ngoài cũng có quá trình tiếp biến với văn hóa Việt, tạo ra nét riêng của tôn giáo Việt Nam. Việt Nam là đất nước ôn hòa trong quan hệ giữa các tôn giáo; có truyền thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Việc chung sống hòa bình và bao dung giữa các tôn giáo cùng với tính nhân ái, nhân bản của con người và xã hội Việt Nam đã tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Ở Việt Nam, các tôn giáo chung sống hài hòa, đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc, không có xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước. Ngoài ra, Nhà nước cũng khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo phát huy nguồn lực tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Vấn đề đất đai liên quan đến tôn giáo luôn được Nhà nước quan tâm giải quyết. Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật. Theo thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay, Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Nhà nước bảo đảm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% dân số./.

Phạm Duy - Nguồn: CAND

 Lịch sử Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ 20 đến nay đã đánh dấu nhiều mốc son chói lọi, gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.



Một góc đô thị huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tùng Quang)

Đó là các sự kiện dân tộc ta đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); vừa kháng chiến vừa kiến quốc, thống nhất đất nước và nay đang thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Đảng ta từ khi ra đời đến nay luôn phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng đội tiên phong và đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

Tiếp nối bản lĩnh và năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng qua 37 năm thực hiện công cuộc đổi mới và phát triển, Đảng đã khẳng định vị thế, vai trò và tầm vóc to lớn về năng lực lãnh đạo, cầm quyền; lòng tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Vì thế, nhân dân ta đặt niềm tin tuyệt đối về khát vọng phát triển đất nước do Đảng đề xướng và lãnh đạo. Phấn đấu đến năm 2030 là nước phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để hiện thực hóa khát vọng của nhân dân ta, dân tộc ta, Đảng chủ trương: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cụ thể:

Một là, phát huy dân chủ trong Đảng, mở rộng dân chủ trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Dân chủ là giá trị, là động lực phát triển xã hội văn minh, tiến bộ. Vì thế, mọi hoạt động của Đảng ta đều dựa trên nền tảng dân chủ và hướng tới mục tiêu dân chủ. Khi dân chủ trong Đảng được phát huy, sẽ thúc đẩy tiến trình đổi mới hệ thống chính trị và quá trình dân chủ hóa đất nước.

Theo đó, phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" sẽ được thực hiện đầy đủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đi đôi với phát huy, mở rộng dân chủ, Đảng luôn chú trọng giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật gắn với trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu trong công tác cán bộ; đề cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân; thật sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Kiên quyết phê phán, lên án, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng dân chủ, coi thường kỷ cương phép nước, kích động gây rối, làm mất an ninh, trật tự ở cơ sở, làm hại đến lợi ích của nhân dân.

Hai là, tăng cường kiểm soát quyền lực, thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Phát huy dân chủ và tăng cường kiểm soát quyền lực là hai vấn đề chính trị cơ bản của Đảng lãnh đạo, cầm quyền. Nếu mất dân chủ, hoặc dân chủ hình thức sẽ dẫn đến tha hóa quyền lực, ngược lại khi quyền lực bị tha hóa thì dân chủ chỉ là hình thức.

Trong các bài nói và viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải quán triệt và thực hiện tốt chức trách và công việc được giao, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các biểu hiện: Miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ. Miệng thì nói "phụng sự quần chúng", nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng. Nếu lãnh đạo chỉ thiên về quyền lực "Làm việc theo cách quan liêu. Cái gì cũng dùng mệnh lệnh. Ép dân chúng làm", là đồng nghĩa với lãnh đạo thiếu văn hóa.

Để thực hiện tốt nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, để quyền lực không bị tha hóa thì phải kiểm soát được quyền lực; phải nhốt quyền lực trong "lồng cơ chế" - là kỷ luật của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng; có cơ chế phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị. Nhân dân phải là chủ thể kiểm soát quyền lực, thật sự làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình.

Có dân là có tất cả, mất dân là mất tất cả. Đó là bài học có tính quy luật được chắt lọc từ thực tiễn cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong việc giành và giữ chính quyền trước đây, trong khát vọng phát triển đất nước ngày nay.

Mỗi cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều phải thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Ba là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị.

Hoàn thiện cách thức, hình thức, phương pháp, quy chế, quy định, quy trình, lề lối làm việc của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị nhằm thực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị, đường lối, các nghị quyết và các nội dung lãnh đạo của Đảng.

Trong tiến trình lãnh đạo nhân dân ta, dân tộc ta hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước, Đảng chủ trương gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, lấy phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở chú trọng nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục-đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược bảo vệ Tổ quốc; trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trong các vùng, miền, địa bàn chiến lược và trong từng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cụ thể. Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc./.

Thượng tướng TRẦN VIỆT KHOA, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng - Nguồn: nhandan.vn

 Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của các cấp ủy, tổ chức Đảng. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang được Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, ngày càng bài bản, đi vào chiều sâu với quyết tâm chính trị rất cao. Vì thế, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị cũng đang tập trung xuyên tạc cuộc đấu tranh này với nhiều luận điệu xằng bậy, nhảm nhí, vô căn cứ nhưng vô cùng xấu, độc. Chúng thường tập trung vào các nội dung sau:



Về nguyên nhân, nguồn gốc của tham nhũng: Từ lịch sử xã hội loài người, thế giới đã có nhận thức chung: Tham nhũng là con đẻ của quyền lực, ở đâu có quyền lực thì ở đó tất yếu tiềm ẩn và sẽ có tham nhũng. Tham nhũng là tệ nạn tồn tại ở mọi quốc gia và nó có trong mọi thời đại từ cổ chí kim, ở mọi chế độ xã hội. Vấn đề này đã được nhận thức rõ trong Công ước quốc tế về chống tham nhũng năm 2003: “…Tham nhũng là hiện tượng đang vượt qua các biên giới quốc gia và ảnh hưởng đến mọi xã hội và nền kinh tế …”. Nhưng bất chấp nhận thức trên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị liên tục xuyên tạc “tham nhũng là sản phẩm của chế độ cộng sản”. Nhan nhản bản tin, bàiviết, tung ra luận điệu: “Tham nhũng là căn bệnh kinh niên, là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam – chế độ độc đảng cầm quyền”; “ Chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng”;“ Tham nhũng  có nguồn gốc từ loại virus gốc là virus mang tên cộng sản”;…. Dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì nạn tham nhũng vẫn thường xảy ra, chỉ khác nhau về mức độ. Các nước phát triển có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh, có trình độ quản lý kinh tế, xã hội cao (các nước Bắc Âu) thì tham nhũng ít; các nước nghèo, chậm phát triển, đang phát triển thì tham nhũng nhiều, nhiều nước tham nhũng nghiêm trọng. Còn ở Việt Nam nguồn gốc, nguyên nhân nảy sinh tham nhũng thì có nhiều, nhưng có thể kể ra các nguyên nhân: Việt Nam thuộc nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp; hệ thống pháp luật, cơ chế, quy chế, chế độ trên một số lĩnh vực chưa đủ, còn sơ hở, bất cập dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực; công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ còn yếu; sự kiểm tra, kiểm soát, điều tra chưa duy trì thường xuyên; hiệu quả hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và của quần chúng nhân dân còn hạn chế; một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn hình thức, hiệu quả chưa cao… Nhưng nguyên nhân chính, nguyên nhân trực tiếp là do một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân.

Về mục tiêu phòng chống tham nhũng: Không phải bây giờ mà từ hơn 10 năm nay, các thế lực thù địch luôn xuyên tạc, bịa đặt ngày càng thô bạo mục tiêu phòng, chống tham nhũng của Đảng. Chúng ra sức tuyên truyền rằng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ là “cái cớ để triệt hạ phe cánh”, là “đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực”. Mục tiêu phòng, chống tham nhũng của Đảng là để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước. Đây cũng là yêu cầu, đòi hỏi từ người dân. Thực hiện mục tiêu này Đảng, Nhà nước ta đã chú trọng tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế trên các lĩnh vực để đảm bảo “không thể”, “không dám”,, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực. Hơn thập kỷ qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó có nhiều chủ trương, quy định mạnh mẽ, quyết liệt. Nhất là các quy định về phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; trách nhiệm nêu gương; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên; về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ… Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 300 luật, pháp lệnh, nghị quyết trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, năm 2005 Quốc hội khóa XI, đã nâng cấp pháp lệnh về phòng, chống tham nhũng lên thành Luật phòng, chống tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2007, 2012 và đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật phòng chống tham nhũng số 36/2018/QH14. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hơn 2000 nghị định, nghị quyết, quyết định tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Nhà nước tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng và tích cực phát hiện, khởi tố, điều tra gần 20 nghìn vụ án. Nhiều vụ án tham nhũng lớn, có tổ chức được phanh phui và xử lý như: 12 đại án tham nhũng kinh tế từ năm 2012 đến 2022, liên quan đến nhiều cán bộ cao cấp, nhiều bộ ngành, địa phương trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước như: vụ Đinh La Thăng; đại án Vũ Nhôm; Phạm công Danh và vụ đại án tại VNCB; đại án AVG; đại án buôn lậu tại Công ty Nhật Cường; vụ Việt Á; vụ “thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại FLC; vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tân Hoàng Minh; vụ “nhận hối lộ liên quan đến chuyến bay giải cứu” … Gần đây nhất đã khởi tố nhiều vụ án như: vụ Công ty AIC; bảo kê cho trùm buôn lậu xăng; Vụ nâng khống giá thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai; vụ Vạn Thịnh Phát, vụ Đăng kiểm … Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 -2022 nêu rõ : “Trong 10 năm cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên , trong đó có 7390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng hoặc liên quan đến tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 50 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến tháng 6 năm 2022, 50 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đã bị kỷ luật, trong đó có 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 20 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Khi Đảng đặt mục tiêu, nhân dân đòi hỏi và Đảng, Nhà nước làm quyết liệt như vậy, thì sao có thể gọi là “đấu đá nội bộ”. Từng ấy cán bộ cấp cao ở trung ương và địa phương, thuộc rất nhiều lĩnh vực, cả các tổ chức trong và ngoài nhà nước bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự chẳng lẽ chỉ thuộc vào một số “phe” nào đó như chúng bịa đặt ra. Ngoài việc xây dựng hoàn thiện pháp luật và tích cực phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, Đảng và Nhà nước còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát quyền lực; xây dựng bộ máy PCTN (các cơ quan thuộc khối nội chính, Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực trung ương và cấp tỉnh); phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, nhân dân và cơ quan truyền thông, báo chí trong phòng, chống tham nhũng. Thực tế trên đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong  đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ”, là quyết tâm chính trị rất cao làm trong sạch Đảng, bộ máy Nhà nước, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận, phấn chấn trong nhân dân.

Về kết quả phòng, chống tham nhũng: Khi cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa đạt được kết quả mong muốn thì bọn chúng rêu rao rằng: “Đảng và Nhà nước Việt Nam không chịu chống tham nhũng”; “Việt Nam chống tham nhũng là “nửa vời”, là “chỉ tắm từ vai”, “giơ cao đánh khẽ”, “chỉ bắt được những con cá nhỏ”,“để chỉ đánh bóng tên tuổi”… Ngày nay, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả rất quan trọng, không phải “chỉ tắm từ vai”, “giơ cao đánh khẽ”, “chỉ bắt được những con cá nhỏ” thì chúng lại tung ra luận điệu chống tham nhũng sẽ làm “nhụt chí”, “chùn bước”, làm “thui chột sự sáng tạo, của những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của những người tâm huyết”, làm “chậm” sự phát triển đất nước…“Cái lò ông Trọng tuy gặt hái được nhiểu “củi” xong không giải quyết được vấn đề bản chất. Nó chỉ làm tê liệt tạm thời các nhóm lợi ích trong một giai đoạn ngắn ngủi”. và “Công cuộc đốt lò của ông Trọng đối với thể chế cộng sản Việt Nam, không những không thể dẹp được tham nhũng mà nó sẽ tạo ra một làn sóng đấu tố, khủng bố và cướp đoạt lẫn nhau khiến cho giới chức bất mãn và tê liệt bộ máy hành chính vốn dĩ rất kém hiệu quả”. Chúng nó đúng là lưỡi không xương, đằng nào cũng tìm cách để xuyên tạc về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta.

Luận điệu hết sức phản động nữa là chúng cho rằng:“Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng thành công vì Đảng cũng tham nhũng” và  “Chỉ có thể chống được tham nhũng khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”. Tổ chức Đảng không tham nhũng mà tham nhũng gắn với cá nhân có quyền lực, chỉ có những cá nhân, đảng viên có quyền lực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống mới phạm tội tham nhũng.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố chỉ số nhận thức tham nhũng CPI hàng năm. Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 104/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 36 điểm. Năm 2021, Việt Nam tăng thêm 3 điểm (39 điểm) xếp thứ 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 17 bậc so với năm 2020). Trong 10 năm qua, Việt Nam là một trong 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cải thiện đáng kể về chỉ số CPI. Trong khi đó, 154 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giảm hoặc không đạt được tiến bộ đáng kể, trong đó 23 quốc gia và vùng lãnh thổ bị suy giảm đáng kể về chỉ số CPI. Năm 2021, lần đầu tiên Mỹ rời khỏi tốp 25 quốc gia và vùng lãnh thổ có chỉ số CPI cao nhất. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thấp hơn điểm trung bình toàn cầu (43 điểm) và vẫn nằm trong số 2/3 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham nhũng nghiêm trọng (dưới 50 điểm). Qua đánh giá, xếp loại của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cũng cho chúng ta thấy: thứ nhất, tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ đều có tham nhũng (không phải tham nhũng là “sản phẩm riêng của Việt Nam”), chỉ khác nhau về mức độ tham nhũng. Thứ hai, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam đã đạt được kết quả quan trọng, những thành công nhất định (nằm trong số 26 quốc gia đã cải thiện đáng kể về chỉ số CPI, tăng 9 điểm từ 30 điểm năm 2012 lên 39 điểm năm 2021). Tổ chức Minh bạch Quốc tế là một trong những tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá tích cực về kết quả phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, trái ngược, khác hẳn với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên các trang mạng xã hội. Mọi xuyên tạc, bịa đặt của bọn chúng chỉ nhằm phủ định vị trí cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội và Nhà nước, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hô hào, cổ xúy cho đa đảng và nhà nước phương Tây thực hiện “tam quyền phân lập”./.

Việt Dũng - Nguồn: Hương Sen Việt

 Thành tựu của công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua đã góp phần củng cố vững chắc niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, các thế lực thù địch thực hiện các chiến dịch tuyên truyền, xuyên tạc phương thức lãnh đạo cầm quyền của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cho rằng ở Việt Nam “Đảng như từ trước tới nay là “đứng trên luật”; dưới sự cai trị của đảng, nhà nước vẫn tồn tại, chính phủ vẫn tồn tại, quốc hội vẫn tồn tại, tòa án vẫn tồn tại, có điều tất cả những định chế ấy nằm dưới quyền thao túng của các đảng viên cộng sản”. Có thể thấy rằng điểm chung của các luận điệu này là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam; phủ nhận, xuyên tạc, bóp méo những thành tựu to lớn của Đảng trong suốt tiến trình lãnh đạo Nhà nước, xã hội và nhân dân ta thực hiện công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.



Kênh youtube: Cờ đỏ sao vàng

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.