Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh nội dung trên trong phát biểu bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2023, được tổ chức vào chiều 19/3, tại Hà Nội.


Chiều 19/3, Hội Báo toàn quốc năm 2023 với chủ đề “Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Văn hóa -Sáng tạo” do Hội Nhà báo Việt Nam và UBND TP Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã khép lại, thành công tốt đẹp.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lại Xuân Môn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Quốc Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cùng đông đảo lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, những người làm báo trên cả nước…


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn trao giải A cho các đơn vị báo chí tại Hội Báo toàn quốc năm 2023.

Phát biểu tại lễ bế mạc, nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, Hội Báo toàn quốc năm 2023 đã thu hút 87 gian trưng bày các ấn phẩm báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2022 và Quý I năm 2023, có sự góp mặt của 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 60 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí lớn nhất, cùng nhiều gian trưng bày chuyên đề tiêu biểu. Đây thực sự là cuộc hội tụ văn hóa, tinh thần đặc sắc của những người làm báo.

Thông qua các gian trưng bày ấn phẩm, những sự kiện nghiệp vụ, văn hóa, nghệ thuật, Hội Báo toàn quốc 2023 đã nêu bật những thành tựu to lớn của đất nước trong tiến trình đổi mới, những đóng góp và sự phát triển mạnh mẽ của Báo chí cách mạng Việt Nam, đồng thời quảng bá các sản phẩm báo chí gắn với hoạt động lao động, sáng tạo của các nhà báo – hội viên Hội Nhà báo Việt Nam trong cả nước.

Trong thời gian diễn ra, Hội Báo đã thu hút hàng ngàn lượt công chúng đến tham quan và thưởng thức những ấn phẩm báo chí đặc sắc. Các độc giả, khán giả, bạn đọc, bạn nghe đài đã tham gia nhiều hội thảo, tọa đàm nghiệp vụ báo chí, giao lưu với các phóng viên, nhà báo được mến mộ, thưởng thức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật sôi động, hấp dẫn.

Các sự kiện tại Hội Báo không chỉ kết nối những người làm báo, cơ quan báo chí với nhau mà còn tăng tương tác với công chúng, độc giả, tạo thêm sự gần gũi giữa nhà báo với bạn đọc. Đây là một nét đẹp của Hội Báo toàn quốc từ nhiều năm nay. Cũng trong khuôn khổ của Hội Báo đã diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện nghiệp vụ có ý nghĩa, chất lượng cao cùng các chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, đặc sắc của Nhà hát Tuổi trẻ.


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chúc mừng Hội Nhà báo Việt Nam, UBND TP Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức một kỳ Hội Báo toàn quốc thành công.


Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh phát biểu tại buổi lễ.

Ấn tượng với quy mô của Hội Báo toàn quốc năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, đây thực sự là ngày hội lớn, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng của các nhà báo và công chúng cả nước.

“Thông điệp “Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Văn hóa - Sáng tạo” được thể hiện rõ nét qua hầu hết các sự kiện thiết thực, hấp dẫn, vừa góp phần củng cố tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan báo chí, các hội nhà báo địa phương, vừa tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa báo chí với công chúng. Các hoạt động trao đổi nghiệp vụ trong khuôn khổ Hội Báo đã bám sát những vấn đề thời sự, cho thấy báo chí cách mạng Việt Nam đang theo sát xu thế chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên thế giới”- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá.


Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi phát biểu bế mạc hội báo.

Chỉ ra dấu mốc quan trọng sắp tới kỷ niệm 100 năm (21/6/1925 - 21/6/2025) nền báo chí cách mạng Việt Nam và đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; sự chuyển động nhanh của thế giới; thực tiễn đổi mới, phát triển năng động của đất nước, Phó Thủ tướng khẳng định: Báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa khát vọng Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng.


Chuyên đề Văn nghệ Công an - Báo CAND vinh dự đoạt giải B Giải bìa báo Tết ấn tượng.

Theo Phó Thủ tướng, để làm được điều đó, mỗi sản phẩm báo chí phải thấm đẫm tính nhân văn, lắng đọng giá trị văn hóa dân tộc, có sức lan tỏa lớn, tạo đồng thuận trong toàn xã hội, phản ánh được sâu sắc hiện thực đổi mới của đất nước, quảng bá các giá trị tốt đẹp của văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia. Đội ngũ những người làm báo phải vững vàng về bản lĩnh chính trị, tư tưởng; ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp và hội nhập quốc tế. Hệ thống báo chí cần phát huy hơn nữa vai trò là công cụ truyền thông sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đồng thời là phương tiện giám sát, phản biện xã hội hiệu quả.

“Các cơ quan báo chí, những người làm báo phải quán triệt tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí; kiến tạo không gian, môi trường văn hóa trong hoạt động báo chí”- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý.

Đặt báo chí cách mạng Việt Nam trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin, các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, Phó Thủ tướng lưu ý, các cơ quan báo chí không thể đứng ngoài xu thế chuyển đổi số, hướng tới phương thức sản xuất, cung cấp thông tin đa phương tiện, đa nền tảng, đa thiết bị, đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa nguồn thu. Trong đó, quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy và cách làm, trên cơ sở kết hợp giữa nội dung tốt và công nghệ hiện đại để làm chủ nền tảng số, nền tảng truyền thông xã hội.

Các cơ quan báo chí phải tập hợp thành một lực lượng thống nhất, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, đóng vai trò dòng chảy chính về thông tin, định hướng dư luận trên không gian mạng. Mỗi sản phẩm báo chí phải bảo đảm yếu tố thẩm mỹ, giáo dục, đề cao tính nhân văn, trở thành hình mẫu trong giao tiếp, ứng xử văn hóa trong cộng đồng, nhất là trên không gian mạng và môi trường số.


Ban Tổ chức trao giải C Giải gian trưng bày ấn tượng cho các cơ quan báo chí, trong đó có Liên chi hội Nhà báo Bộ Công an.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý Hội Nhà báo Việt Nam - ngôi nhà chung của giới báo chí cả nước - phải tiên phong trong bồi dưỡng và xây dựng bản lĩnh chính trị cho các nhà báo, hội viên, đồng thời tạo lập không gian văn hóa trong hoạt động báo chí, từ đó giúp “chấn chỉnh” những “lệch chuẩn” về đạo đức nghề nghiệp, nhân lên những giá trị nhân văn trong hoạt động báo chí. Hội cần có thêm nhiều hoạt động, nhiều đóng góp vào công cuộc hiện đại hóa báo chí, trước mắt là công cuộc chuyển đổi số, làm thế nào để chuyển đổi số báo chí thực sự “thấm” và tác động tích cực tới từng cơ quan báo chí, từng người làm báo.


Bìa chuyên đề Văn nghệ Công an số Xuân Quý Mão được Ban tổ chức Hội Báo trao Giải B.

“Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí. Ngay trong tháng 3 này, Chính phủ sẽ ban hành Đề án về chuyển đổi số trong báo chí. Đây là cơ sở quan trọng để các cơ quan báo chí đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tiếp tục phát huy những giá trị cốt lõi của báo chí cách mạng Việt Nam: Chính xác - đại chúng - nhân văn - khách quan. Đồng thời, tạo lập môi trường để các cơ quan báo chí, truyền thông, người làm báo phát huy sức sáng tạo; phát triển ngành công nghiệp truyền thông của Việt Nam hiện đại, hội nhập ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực”- Phó Thủ tướng thông tin.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ ngành phải gắn bó hơn nữa với báo chí, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cơ quan báo chí, nhà báo tác nghiệp đúng chuyên môn, nghiệp vụ.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức và Hội đồng Giải thưởng đã trao 2 giải A, 4 giải B, 8 giải C, 11 giải Khuyến khích đối với Giải Phát thanh – Truyền hình Tết ấn tượng; Trao 1 giải A, 2 giải B, 3 giải C, 5 giải Khuyến khích đối với Giải Giao diện báo điện tử Tết ấn tượng; Trao 1 giải A, 5 giải B, 7 giải C, 22 giải Khuyến khích đối với Giải Bìa báo Tết ấn tượng; Trao Giải Gian trưng bày ấn tượng, Giải ấn tượng Hội báo 2023 và tặng Giấy khen cho các đơn vị có đóng góp vào thành công của Hội báo.

Chuyên đề Văn nghệ Công an - Báo CAND vinh dự đoạt giải B Giải Bìa báo Tết ấn tượng; Liên chi hội Nhà báo Bộ Công an đoạt giải C Giải Gian trưng bày ấn tượng./.

Hoàng Phong - Nguồn: CAND

 

Những ngày gần đây, trên trang “Rfavietnam”, một số phần tử tự xưng trong “tổ chức phản động Việt Tân” phát tán tài liệu hết sức nhảm nhí có tựa đề: “Lực lượng 47 và sự kiểm duyệt trên mạng xã hội”. Chúng lớn tiếng rêu rao, bịa đặt rằng, “Trong thời gian qua, khá nhiều người sử dụng Facebook ở Việt Nam, các nhà hoạt động, các nhà dân báo bị báo cáo nội dung…bị lấy bài xuống, bị đóng Facebook”; “Lực lượng 47… kiểm duyệt tiếng nói độc lập, tiếng nói đối kháng với Nhà nước”. Về thực chất luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, vu khống của các thế lực thù địch, phản động không có gì mới khi lợi dụng triệt để vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền để kêu gào chống phá Đảng và Nhà nước ta, hòng gây hoang mang trong dư luận xã hội, đánh lừa những người thiếu thông tin, kém hiểu biết, nhẹ dạ cả tin hùa theo những việc làm sai trái, thậm chí vi phạm pháp luật. Hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác và tỉnh táo, nhận diện, kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên không gian mạng.

Như chúng ta đã biết, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên tiến hành hoạt động trên không gian mạng để đưa thông tin sai lệch, truyền bá quan điểm phản động, xuyên tạc, thực hiện “diễn biến hòa bình”, tấn công mạng nhằm gây mất ổn chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, an ninh; xâm hại chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc của ta trên không gian mạng. Chính vì vậy, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng đã, đang và sẽ đặt ra một cách trực tiếp trong giai đoạn hiện nay.

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng khẳng định: Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Tập trung xây dựng lực lượng tác chiến không gian mạng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại làm nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Đại hội XIII của Đảng xác định: Tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược an ninh mạng quốc gia và các chiến lược chuyên ngành khác. Những hoạt động nhằm ngăn chặn việc lợi dụng không gian mạng để chống phá Việt Nam là cần thiết, điều mà các quốc gia trên thế giới đều phải chú trọng trong bối cảnh hiện nay.

Từ những vấn đề trên cho chúng ta thấy, sự xuyên tạc, bịa đặt, chống phá của các thế lực thù địch tự xưng là “tổ chức phản động Việt Tân” dù rất nguy hiểm nhưng cũng chỉ là những tiếng nói lạc lõng, không thể làm lung lay ý chí niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự lãnh đạo của Đảng, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam càng phải đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống./.

Nhân văn Việt

 Công an TP Hội An đề nghị người dân cảnh giác, không tham gia các tổ chức tôn giáo chưa được cho phép hoạt động nói chung cũng như “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” nói riêng dưới bất cứ hình thức nào, kịp thời thông báo đến cơ quan Công an khi phát hiện các đối tượng, tổ chức tôn giáo trái phép hoạt động trên địa bàn.


Ngày 7/3, Công an TP Hội An (Quảng Nam) cho biết, vừa phát hiện nhóm 10 người (6 nữ, 4 nam) tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép liên quan đến “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ”.


Nhóm người tham gia sinh hoạt “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” trái phép bị phát hiện tại TP Hội An. Ảnh: Công an cung cấp

Qua công tác quản lý địa bàn, ngày 4/3, lực lượng An ninh Công an TP Hội An phối hợp Công an xã Cẩm Hà kiểm tra hành chính một căn nhà tại thôn Bến Trễ, xã Cẩm Hà đã phát hiện 10 người đang tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép liên quan đến “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ”.

Tại hiện trường, Công an TP Hội An tạm giữ 1 máy tính xách tay; 3 loa vi tính; 10 quyển kinh thánh; 5 sổ ghi chép; 14 cái khăn màu trắng, 15 cái ghế nhựa, 1 bục để kinh thánh và 1 giá kim loại để máy tính.

Công an TP Hội An đã mời làm việc với những người có liên quan, yêu cầu chấm dứt hành vi tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật ngoài địa điểm được chính quyền địa phương cấp phép.

“Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” là tôn giáo có nguồn gốc từ Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam. Hiện tổ chức tôn giáo này chưa được Nhà nước công nhận hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, giáo lý hoạt động mang tính chất tà đạo, có biểu hiện mê tín dị đoan, lợi dụng giáo lý để trục lợi.

Qua vụ việc trên, Công an TP Hội An đề nghị người dân cảnh giác, không tham gia các tổ chức tôn giáo chưa được cho phép hoạt động nói chung cũng như “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” nói riêng dưới bất cứ hình thức nào, kịp thời thông báo đến cơ quan Công an khi phát hiện các đối tượng, tổ chức tôn giáo trái phép hoạt động trên địa bàn./.

Ngọc Thi - Nguồn: CAND

 

Trên con đường Trường Sơn huyền thoại, có hàng chục tuyến đường ngang dọc đi đến các mặt trận, những chuyến xe trở hàng ra tiền tuyến chạy suốt ngày đêm, ở những cung đường từ đông sang tây Trường Sơn quanh năm có mưa, những chiếc xe tải phải chạy trên những cung đường sâu hơn 20cm, gầm xe luôn chạm đất do vậy nhíp luôn là bộ phận nhanh hỏng nhất của chiếc xe. Không có phụ tùng thay thế, những người thợ phải hàn lại chiếc những chiếc nhíp để dùng, dù tốn kém nhưng vẫn phải làm vì một chuyến xe là bằng cả một tháng làm của một trung đoàn.

Nhiều trạm sửa chữa xe đặt sâu trong rừng, xa hậu phương tức là xe nguồn tiếp tế, mỗi người chỉ được cấp 2 lạng gạo một ngày, đến nấu cháo cũng không đủ. Riêng lá sắn, cây sắn những người lính Trường Sơn có thể làm được 7 món một ngày, kèm theo đó là củ mài và tất cả những gì có thể ăn được trong rừng nhưng họ vẫn đói. Từ vấn đề ấy mà những người lính Trường Sơn lập ra những tổ để khắc phục cái đói như tổ tăng gia trồng rau, có tổ thì đi 3, 4 cây số đi vào bản để vay gạo, họ huy động chăn màn quần áo của bộ đội để đổi lấy gạo.

Nhu cầu tiếp tế của chiến trường lúc nào cũng căng thẳng, bộ đội lúc nào cũng cần từng viên đạn, từng cân gạo, từng viên thuốc. Trong khi đó nhiều lúc do thiếu xăng hàng chục chiếc xe phải nằm không, việc vận chuyển hàng bị ứ đọng, thế là ý tưởng những chiếc xe chạy bằng than củi ra đời. Rừng thỉ không thiếu củi, những chiếc xe lại lên đường với những phụ tùng chắp vá và hư hỏng, những chiếc xe cứ lăn bánh, rồi không bao lâu lại quay lại chạm sửa chữa, lại được mổ xẻ và thay thế bằng vài bộ phận tự chế, cứ như vậy chúng hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến.

Dù có khó khăn, vất vả thiếu thốn nhưng không có gì có thể ngăn nổi đoàn xe tiến về phía trước.

"Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước.
Chỉ cần trong xe có một trái tim"./.

Cre: QĐND; Nguồn: H.H-ĐSNG

 Năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về Nguyễn Thị Định: “Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.



Đây dường như là một lời tiên tri, khi đến năm 1974, chị Ba Định chính thức được phong quân hàm Thiếu tướng. Và đến mùa xuân 1975, trong 5 cánh quân rầm rập tiến về giải phóng Sài Gòn, có nữ tướng Nguyễn Thị Định trong vai trò Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng.

Vai trò lịch sử đặc biệt của Nguyễn Thị Định một lần nữa được Giáo sư sử học Christine Whate (trường đại học Tổng hợp Hawaii, Mỹ) nhấn mạnh trong bức thư gửi vị nữ tướng Việt Nam.

Trong thư có đoạn viết: “Tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi viết thư này gửi thăm bà - một người phụ nữ nổi tiếng và có một vai trò quan trọng trong lịch sử thế giới, một tấm gương của người phụ nữ chân chính. Tôi rất sung sướng khi sử dụng cuốn hồi ký của bà để dạy cho sinh viên nước mình về truyền thống cách mạng Việt Nam”.

Fanpage: Quả Đấm Thép Miền Đông Nam Bộ

 

Lợi dụng sự kiện kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03/3/1959 – 03/3/2023) và 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân (03/3/1989 – 03/3/2023), các thế lực thù địch, phản động, bất mãn gia tăng các hoạt động chống phá, tăng tần suất đăng bài trên các trang mạng xã hội, trong đó bài viết “Bộ đội biên phòng” của Kim Văn Chính đăng trên Bureau CTM Media – Âu Châu là một ví dụ. Y cho rằng: “Biên giới là lãnh địa tiền” mà Biên phòng lợi dụng chống buôn lậu để “chia phần”, và rằng đa số tội phạm đã được “bắt tay, thương thảo”… (!)

Đây là những luận điệu phản động, phiến diện, thiếu khách quan, mục đích hướng dư luận có cách nhìn sai lệch về việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng biên phòng, phủ nhận vai trò của Bộ đội Biên phòng trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xa hơn là nhằm bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, suy giảm sức chiến đấu của Quân đội.

Cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, dưới sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự cám dỗ của đồng tiền một số ít cán bộ biên phòng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm kỷ luật, pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, quân đội. Những vụ việc vi phạm trên đều đã được xử lý theo quy định của pháp luật.

Thực tế, trong 3 năm phòng chống dịch Covid-19 (2019-2021), lực lượng Bộ đội Biên phòng đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và đấu tranh phòng, chống tội phạm; vừa là lực lượng chủ công ngăn chặn dịch Covid-19 xâm nhập qua biên giới.

Báo cáo của Bộ đội Biên phòng, trong những năm qua, toàn lực lượng đã xác lập hơn 1.600 chuyên án, xây dựng trên 7.000 kế hoạch nghiệp vụ, bắt giữ và xử lý hơn 107.000 vụ với trên 167.000 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, mua bán người, tiền giả và các loại tội phạm khác, riêng đấu tranh với tội phạm về ma túy, Bộ đội Biên phòng đã bắt giữ trên 120.000 vụ với trên 200.000 đối tượng, thu hàng chục tấn heroin, cần sa, ma túy dạng đá, hàng trăm triệu viên ma túy tổng hợp, cùng nhiều vũ khí quân dụng, vật liệu nổ.

Riêng công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã đấu tranh thành công nhiều chuyên án lớn. Ví dụ như trong dịp tết Nguyên đán năm 2023, các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã tích cực, chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, đối tượng, chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ 58 vụ/203 đối tượng có các hành vi vi phạm pháp luật; thu giữ tang vật gồm: 18,3 kg ma túy các loại, 254 kg pháo, 1.300 bao thuốc lá, 1,5 tấn đường, 46.050 USD… và các loại hàng hóa khác với tổng trị giá ước tính khoảng 1,1 tỷ đồng; Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An phối hợp Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, tổ chức đấu tranh thành công 4 chuyên án, bắt giữ 5 đối tượng, thu giữ 2.617kg pháo nổ và 16.440 bao thuốc lá ngoại…

Cũng phải nói thêm rằng, hoạt động của các loại tội phạm hiện nay vô cùng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm, manh động, chúng sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị vây bắt…. trong điều kiện thời bình nhưng máu của cán bộ, chiến sĩ biên phòng vẫn đổ để giữ gìn sự yên bình, hạnh phúc cho nhân dân.

Chính những hy sinh, cống hiến của cán bộ, chiến sĩ biên phòng trên mọi miền biên cương, trong mọi nhiệm vụ đã nói lên ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc; đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù, bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Cho nên, những rêu rao cho rằng, “biên phòng lợi dụng chống buôn lậu để “chia phần”, “bắt tay, thương thảo” với tội phạm là những luận điệu hồ đồ, đánh đồng hiện tượng với bản chất, không phản ánh đúng sự thật cần phải lên án mạnh mẽ, đấu tranh, bác bỏ./.

Nhân văn Việt

 Trước khi COVID-19 xuất hiện đúng một thế kỷ, một trận “sóng thần” khác quét qua nhân loại. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các ước tính cho thấy khoảng 1/3 dân số thế giới thời điểm đó đã ngã bệnh.

Nó trở thành đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại những thế kỷ gần đây, với khoảng 50 triệu người tử vong, tức chiếm khoảng 10% số ca bệnh. “Tử thần” 100 năm trước mang tên “cúm Tây Ban Nha . Tên của loại virus đó, có lẽ quá quen thuộc. H1N1. “con sóng thần” một thế kỷ truớc COVID-19.

Nếu bạn kỹ lưởng một chút, hay là người dân sống ở vùng có khí hậu lạnh, bạn sẽ tiêm vắc xin cúm hàng năm. Phổ biến nhất có lẽ là loại vác-xin tái tổ hợp “tứ giá ngừa 4 chủng “cúm mùa”, bao gồm 2 chủng cúm A là H1N1 và H3N2, cùng 2 chủng cúm B Cúm mùa có vẻ khá “nhẹ nhàng ở những nơi khi hậu ẩm như TP HCM, cùng lắm là “hành người bệnh ra bã” trong khoảng hơn 1 tuần nhưng ít ai tử vong.

Tuy nhiên, ở những nơi khí hậu lạnh, số người chết vì cúm hàng năm không nhỏ. Dữ liệu năm 2018-2021 của Mỹ được CDC công bố ghi nhận tới hơn 41.000 ca tử vong.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha từng giết chết 50 triệu người.(Nguồn: GettyImages)

Đầu thế kỷ XX, cúm mùa là một phiên bản khác. Bách khoa toàn thư Britannica ghi chép: “Lần đầu tiền dường như bắt nguồn từ đầu tháng 3-1918, trong Thế chiến I. Mặc dù chưa chắc chắn virus khởi phát từ đầu nhưng nó đã nhanh chóng lây lan qua Tây Âu và đến tháng 7 cùng năm, nó tràn sang Ba Lan. Đợt cúm đầu tiên tương đối nhẹ. Nhưng trong suốt mùa hè, một loại bệnh nguy hiểm hơn đã được công nhận và dạng này xuất hiện đầy đủ vào tháng 8-1918. Triệu chứng viêm phối nặng lên nhanh chóng và người bệnh thường tử vong chỉ hai ngày sau những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm”.

Tại Camp Devens, bang Massachusetts – Mỹ, chỉ 6 ngày sau khi trường hợp cúm đầu tiên được báo cáo, con số đã leo thang đến 6.674 trường hợp. Đợt đại dịch thứ ba xảy ra vào mùa đông năm sau (1919) và đến mùa xuân tiếp theo thi virus mới lui bước.

Căn bệnh này lây qua đường hô hấp, không có vắc-xin, thuốc điều trị đặc hiệu và khiến các hệ thống y tế dự phòng còn quá sơ khai so với ngày nay phải chao đảo. Nó diễn tiến khá giống với COVID-19 một thế kỷ sau đó. Dường như một biến chủng ít nghiêm trọng hơn đã xuất hiện, khiến những làn sóng ở Tây Ban Nha năm 1920 – năm thứ ba của đại dịch – nhẹ hơn hai đợt tàn khốc trước đó rất nhiều.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử

Cho đến nay, “cúm Tây Ban Nha” vẫn nhuốm màu bí ẩn. “Mặc dù virus H1N1 1918 đã được tổng hợp và đánh giá nhưng các đặc tính khiến nó có sức tàn phá khủng khiếp như vậy vẫn chưa được hiểu rõ” – CDC viết. Và nhân loại có lẽ không ngờ, cái tên H1N1 một lần nữa tạo ra đại dịch vào thế kỷ XXI.

“Trong cùng thời điểm, Việt Nam phải đương đầu với 3 dịch H5N1, tiêu chảy cấp và giờ là cúm heo H1N1. Vì thế, phải đặt trong tình trạng báo động cấp 4, nghĩa là virus có khả năng lây nhiễm từ người sang người và có thể gây ra những ổ dịch lớn”. Bộ trưởng Bộ Y tế khi đó là ông Nguyễn Quốc Triệu nhận định như vậy tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh trên người (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) sáng 28-4 tại Hà Nội.

Đến ngày 11-6-2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công bố đại dịch cúm toàn cầu và nâng cấp báo động lên cấp 6, sau khi có hơn 1,6 triệu ca mắc và hơn 18.000 ca tử vong. Tuy nhiên, một nghiên cứu sau đó, phối hợp giữa WHO và CDC Mỹ, cho thấy số ca tử vong có thể lên đến 284.000 người. Nhiều người đã thiệt mạng mà chưa bao giờ được “đếm số”. Truy vết, cách ly bệnh nhân, đóng cửa trường học… là những gì đã diễn ra ở Việt Nam vào năm đại dịch đó, quang cảnh mà chúng ta vừa thấy trong đại dịch.

Theo CDC Mỹ, virus (H1N1)pdm09 gây ra cúm đại dịch 2009 rất khác với virus H1N1 đang lưu hành thời điểm đó. Rất ít người trẻ tuổi biểu hiện bất kỳ khả năng miễn dịch nào (như được phát hiện bằng phản ứng kháng thể) đối với dòng H1N1 đặc biệt này nhưng gần 1/3 số người trên 60 tuổi lại có kháng thể, có thể do đã tiếp xúc với các đồng H1N1 cũ hơn trước đó trong đời. Vì rất khác với virus H1N1 lưu hành, vắc-xin cúm theo mùa hầu như không bảo vệ chéo chống lại virus (H1N1)pdm09.

Đó là nguyên nhân chính khiến nó tạo thành đại dịch. Một chút may mắn cho nhân loại, cúm đại dịch A-H1N1 năm 2009 ít chết chóc hơn đại dịch cúm Tây Ban Nha 9 thập kỷ trước đó rất nhiều.

Bích Ngân

 Trong những năm qua, nhiều đối tượng trong nước có hành vi, hoạt động vi phạm pháp luật, làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Tất cả những đối tượng này đều bị bắt giữ và xét xử theo đúng pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, dù đang chịu án phạt tù, những đối tượng này vẫn tiếp tục bị các thế lực thù địch lợi dụng biến thành công cụ để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam, điển hình như đối tượng Phạm Thị  Đoan Trang…



Trang là đối tượng thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối, phản động trong và ngoài nước; trực tiếp thành lập và tham gia điều hành nhiều hội, nhóm bất hợp pháp, như: nhóm “Du ca Sài Gòn”, “Tuổi trẻ làm đẹp quê hương” và lợi dụng danh nghĩa biểu diễn ca nhạc, bảo vệ môi trường để tụ tập, truyền bá các ca khúc thời Việt Nam cộng hòa, tập hợp một số đối tượng trong giới văn nghệ sĩ, trí thức trẻ để chống đối… sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị – xã hội của đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm chống Đảng, Nhà nước.

Cùng với đó, Trang còn lập và điều hành các trang mạng, như: “Luật khoa tạp chí”, “Phamdoantrang.com”, “The Vietnamese” và đã móc nối, nhận tài trợ từ các đối tượng phản động của VOICE (một tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân), thành lập fanpage “Nhà xuất bản Tự do” viết, tán phát nhiều cuốn sách có nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động chống đối, kêu gọi biểu tình, lật đổ chế độ. Phạm Thị Đoan Trang đã viết hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 50 lượt trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài; hướng dẫn “kỹ năng”, cách thức đối phó với cơ quan An ninh… kích động lật đổ chế độ.

Này 14/12/2021, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Đoan Trang 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, khoản 1 Bộ luật Hình sự năm 1999. Ngày 25/8/2022, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vì có đơn kháng cáo của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang. Trên cơ sở xét hỏi công khai tại phiên phúc thẩm, căn cứ lời khai, tài liệu, kết quả giám định, Tòa phúc thẩm nhận định, đủ cơ sở để kết luận hành vi phạm tội của bị cáo. Qua đó, Tòa sơ thẩm tuyên án phạt 9 năm tù đối với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là đúng người, đúng tội, không oan, hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội.

Như vậy, ngay từ những ngày đầu, Trang đã bị một số đối tượng phản động móc nối, lôi kéo vào con đường tội lỗi. Với nhận thức và hoạt động chống phá mù quáng, Trang đã được các thế lực thù địch tài trợ, hậu thuẫn và cổ xúy, biến thành công cụ chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Cùng với tài trợ bằng vật chất, chúng còn cổ xúy Trang bằng cách trao tặng cái gọi là giải thưởng nhân quyền Homo Homini (năm 2017). Ngay sau khi đối tượng Phạm Thị Đoan Trang bị bắt, các tổ chức thù địch, chống đối ở nước ngoài mang danh nhân quyền, tự do đã lập tức giở lại các chiêu bài cũ, kêu gào, lên tiếng đòi trả tự do cho đối tượng này và tiếp tục trao tặng các “giải thưởng” cho Trang như giải thưởng tự do báo chí (năm 2022), sau đó là giải thưởng Phụ nữ dũng cảm quốc tế. Tất cả những việc làm đó nhằm biến Trang thành công cụ để chống phá Đảng, Nhà nước và chính Nhân dân mình.

Là người Việt Nam, mỗi chúng ta phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng, lôi kéo, biến thành công cụ chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam./.

SỰ THẬT - Nguồn: Đấu trường Dân chủ

 Suốt gần nửa tháng nay, thông tin các bệnh viện không còn đủ thuốc, thiếu trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh đã khiến rất nhiều người bệnh và thân nhân người bệnh lo lắng. Để nhanh chóng giải quyết những ách tắc, khó khăn cho các bệnh viện trong cả nước, công điện số 72/CĐ-TTg đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 25/02/2023.

Thời điểm này, nếu ghé qua các khoa của bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (TP.HCM), sẽ cảm nhận được sự lo âu, căng thẳng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi lịch mổ liên tục bị hoãn vì thiếu hóa chất, vật tư y tế; bệnh nhân phải cắn răng chịu đau chờ thuốc. Mọi nguồn lực đều tập trung cho các ca cấp cứu, hoặc các ca bệnh nguy kịch.

Chưa bao giờ, tình trạng khó khăn, thiếu thốn đủ thứ lại bủa vậy các bệnh viện trong cả nước nghiêm trọng như lúc này. Đây là hệ quả của các sai phạm có tính hệ thống trong công tác đấu thầu thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị y tế đã xảy ra liên tiếp hai năm gần đây. Sự bất cập của các quy định đấu thầu, cũng như việc quy trách nhiệm không rõ ràng khiến các cơ sở khám chữa bệnh thà không làm còn hơn làm mà lại không rõ khi nào sẽ bị tuýt còi.

Tâm lý tiêu cực này chỉ có thể được khắc phục khi nhiều bài toán liên quan đến cơ chế được làm minh bạch. Để có thuốc men, sinh phẩm, trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh, không chỉ mỗi một ngành Y tế phải vận động, mà đòi hỏi sự phối kết hợp của rất nhiều ngành khác, như Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an. Chính vì vậy, Công điện lần này chỉ rõ trách nhiệm chính, và trách nhiệm hỗ trợ của từng bộ ngành, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài thời gian giải quyết vấn đề hay “treo” vấn đề cần giải quyết.

Sự quyết liệt của Công điện còn thể hiện rất rõ ở nội dung yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh “kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền về các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu, cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế.”. Đây là một yêu cầu quan trọng vì thời gian qua, nhiều lãnh đạo bệnh viện chỉ thụ động chờ được hướng dẫn, mà không chủ động lập dự án đấu thầu, gặp khó không quyết liệt yêu cầu được hướng dẫn, hỗ trợ, vì sợ bị quy chụp trách nhiệm. Do thuốc men không được bổ sung, trang thiết bị không được sửa chữa kịp thời kéo dài, tất yếu dẫn đến khiến tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế, càng ngày càng trở nên trầm trọng.

Lần này, Công điện yêu cầu nêu cao tinh thần hành động khẩn cấp, vướng mắc đến đâu, đưa giải pháp đến đấy, Không thể chậm trễ hơn được nữa, vì người dân đang phải chịu đựng đau đớn từng ngày, đặc biệt là bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo, bệnh nhân chuyển tuyến cần can thiệp bằng thuốc hoặc các biện pháp ngoại khoa khẩn cấp.

Còn hơn ba tuần nữa để chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế ở các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước theo tinh thần Công điện 72/CĐ-TTg. Cuộc đua nước rút tìm đường vượt khó của các bệnh viện đã được khởi động. Tin rằng, lần này, với sự minh bạch về quyền và trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện, cùng sự chung tay quyết liệt của nhiều bộ ngành, công tác lập kế hoạch đấu thầu và đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế của các bệnh viện sẽ tiến hành suôn sẻ, kịp thời cứu lấy sức khỏe và tính mạng của người dân.


 Công tác cán bộ, nhất là nhân sự cấp cao trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của xã hội. Điều này cũng dễ hiểu bởi cán bộ là gốc của mọi công việc, quyết định sự thành bại của các chính sách. Đặc biệt với những vị trí trọng yếu trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước thì việc ai được bổ nhiệm sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, vận mệnh của  đất nước, luôn nhận được sự theo dõi của cộng đồng.


Có lẽ vì thế mà sự kiện đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ nước đã được dư luân đặc biệt quan tâm. Tuyệt đại đa số nhân dân đều hoan nghênh sự lựa chọn đúng đắn của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội trong việc giới thiệu và thay mặt nhân dân bỏ phiếu bầu người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Đồng chí Võ Văn Thưởng là cán bộ cấp cao của Đảng được đào tạo bài bản, có năng lực, uy tín và kinh nghiệm công tác, đã kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng của Trung ương và địa phương. Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới cũng đã gửi điện chúc mừng tới Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Đặc biệt, phát biểu sau Lễ Tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gây dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người dân Việt Nam về một vị đứng đầu Nhà nước khiêm tốn, dung dị, tôn trọng nhân dân, “Tôi may mắn trưởng thành trong nghĩa Đảng, tình dân, được truyền cảm hứng từ bàn tay, khối óc, sự cần cù, chịu thương chịu khó và nỗ lực vươn lên của người dân ở cả 3 miền đất nước. Tôi luôn tâm niệm phải nỗ lực, cố gắng để làm nhiều hơn nữa những điều có ích, kiên trì theo đuổi những giá trị tốt đẹp” - Chủ tịch nước nói.

Thế nhưng, có một thực tế là mỗi khi Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta giành được thắng lợi hay gặt hái được thành quả hoăc vui mừng trước những thành công thì các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị lại hậm hực. Chúng ra sức xuyên tạc về quy trinh bầu Chủ tịch nước về thân thế, sự nghiệp, đời tư của đồng chí Võ Văn Thưởng. Chúng rêu rao rằng, “Đảng đã làm thay Nhà nước, làm thay Quốc hội”. Chúng đòi “phải để người dân trực tiếp bầu Chủ tịch nước”. Thậm chí bài phát biểu rất ấn tượng của đồng chí Chủ tịch nước trước Quốc hội đã được báo chí đăng tải công khai cũng bị chúng “mổ xẻ” và xuyên tạc.

Có lẽ chúng không biết hoặc cố tình không muốn biết về quy trình bầu Chủ tịch nước tại kỳ họp Quốc hội vừa qua theo đúng Hiến pháp năm 2013.

Điều 87  của Hiến pháp quy dịnh rõ “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội”. Tại phiên họp toàn thể vừa qua,  Quốc hội đã ghe   Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình về việc bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Sau khi thảo luận tại Đoàn, Quốc hội nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận ở Đoàn và kết quả phiếu xin ý kiến về nhân sự bầu chức vụ Chủ tịch nước.Tiếp đó, Quốc hội thông qua danh sách bầu Chủ tịch nước đối với  đồng chí Võ Văn Thưởng và biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau đó, Tổng Thư ký Quốc hội trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc bầu Chủ tịch nước. Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước đối với đồng chí Võ Văn Thưởng với kết quả 487/488 đại biểu Quốc hội (98,38%) tán thành.

Trước đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp và nhất trí giới thiệu đồng chí Võ Văn Thưởng để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Như vậy Đảng không làm thay Nhà nước, không làm thay Quốc hội. Trình tự  bầu Chủ tịch nước theo đúng quy định của Hiến pháp, không hề có việc “”vi hiến” như những lời bịa đặt, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Thực ra âm mưu xuyên tạc công tác cán bộ của các thế lực thù địch không có gì mới. Trước đó, mỗi khi Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội thực hiện các thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm đối với một số đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ Đảng, làn sóng tuyên truyền xuyên tạc lại rộ lên Chúng tung lên không gian mạng nhiều sản phẩm dưới các hình thức như bài viết, video, phỏng vấn trực tuyến, tọa đàm... với các nội dung xuyên tạc, cho rằng: Môi trường chính trị ở Việt Nam đang có biến động lớn bởi sự “độc tài”, “độc đoán” của chế độ “Đảng trị”...

Thế nhưng luận điệu xuyên tạc công tác cán bộ của các thế lực thù địch lần này lại ẩn chứa thêm nhiều nội dung nguy hiểm, pha trộn giữa thông tin giả và thông tin thật ròi suy diễn, cắt cúp theo chủ ý cá nhân để gây ra sự hoài nghi của công chúng.

Trước những sản phẩm truyền thông xấu độc nêu trên, đại đa số cán bộ, đảng viên, công dân của chúng ta do có nhận thức đúng đắn, lập trường chính trị tư tưởng vững vàng đều đã hiểu rõ đây là âm mưu, thủ đoạn chống phá đất nước của các đối tượng cơ hội, thù địch. Tuy nhiên, mọi người cũng cần tỉnh táo, cảnh giác để phân biệt được đúng, sai trước những  được gọi là “phân tích”, “nhận định”, “đánh giá”, “nhận diện”, “dự báo”...  về “môi trường chính trị ở Việt Nam”./.

Nguồn: Nhân Văn  Hà Nội

 Lợi dụng vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam, trong đó xuyên tạc vấn đề bình đẳng giới là âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, các luận điệu này lại được dịp “bung nở” trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội của các tổ chức, đối tượng chống phá.



Đằng sau luận điệu sai trái, xuyên tạc

Các thế lực thù địch, tổ chức phản động sống lưu vong ở nước ngoài, các hãng truyền thông định kiến với Việt Nam đã đăng, phát tán nhiều bài viết, hình ảnh, video cố tình xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về bình đẳng giới. Họ phủ nhận những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm bình đẳng giới, vu cáo Việt Nam không có bình đẳng giới, Việt Nam phân biệt đối xử với phụ nữ, quyền của phụ nữ Việt Nam “bị đối xử nghiêm trọng, bị bỏ rơi”. Họ rêu rao, dưới chế độ “đảng trị”, phụ nữ bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế và “Đảng chỉ đưa ra những con số mị dân, lừa bịp chị em”, cho rằng, bị phân biệt đối xử là “nỗi thống khổ của phụ nữ dưới chế độ đảng trị”! Đây là những luận điệu sai trái, xuyên tạc của những kẻ đội lốt dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam. 

Tung ra những luận điệu xảo trá như vậy, mục đích của các thế lực thù địch nhằm gây ra sự phân tâm, hoài nghi của nhân dân, trong đó có một bộ phận phụ nữ về các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề bình đẳng giới, công tác phụ nữ. Từ đó, họ cố gắng gieo rắc tâm lý mặc cảm, tự ti đối với phụ nữ, làm cho phụ nữ thiếu tin tưởng về vị trí, vai trò của mình đối với gia đình, cộng đồng xã hội. Tìm cách gieo rắc tư tưởng bị phân biệt, kỳ thị, làm giảm sự chung tay, cống hiến đóng góp của phụ nữ trên các lĩnh vực đời sống xã hội, thậm chí gây tư tưởng chia rẽ giữa phụ nữ các vùng miền, phụ nữ giữa các thành phần, dân tộc.

Không những vậy, các thế lực thù địch còn ra sức cổ xúy, thúc đẩy việc hình thành các tổ chức, hội, nhóm đối lập do các đối tượng chống đối là phụ nữ cầm đầu hoặc có sự tham gia của phụ nữ như “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội bầu bí tương thân”, “Hội dân oan” … Những hội nhóm lấy danh nghĩa giúp đưa tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của nhân dân vào đóng góp xây dựng đất nước, kêu gọi quyền lợi cho phụ nữ nhưng thực chất đây là số hội nhóm có thái độ, hành động chống phá đất nước quyết liệt, được sự hậu thuẫn, hà hơi, tiếp sức của các thế lực thù địch, tổ chức, cá nhân phản động sống lưu vong ở nước ngoài. Số này núp dưới danh nghĩa, vỏ bọc “phản biện xã hội” để phản bội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý xã hội của Nhà nước cũng như tầm quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội, có những việc làm đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Quyền lợi của phụ nữ luôn được bảo đảm

Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ nam - nữ bình quyền là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam. Bình đẳng giới và trao quyền năng cho phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn là một trong những mục tiêu chiến lược, lâu dài, quan trọng của Đảng, Nhà nước ta.

Về pháp lý, Việt Nam là một trong số các quốc gia có khung pháp luật và chính sách khá toàn diện, đầy đủ để thúc đẩy bình đẳng giới được khẳng định trong Điều 26, Hiến pháp 2013: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”. Cùng với đó, hệ thống văn bản pháp luật từng bước cụ thể hóa Hiến pháp được hoàn thiện theo hướng bình đẳng giới như: Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Giáo dục, Luật Khám bệnh, chữa bệnh… Hệ thống chính sách, pháp luật nước ta đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, chúng ta đã tham gia ký kết nhiều công ước quốc tế và các chương trình nghị sự lớn về quyền của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới.

Về chính trị, Việt Nam chủ trương khuyến khích sự tham gia của phụ nữ trong bộ máy cơ quan công quyền. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đề cao, phát huy vai trò của phụ nữ như: Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; Chỉ thị 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ…

Về kinh tế, từ nhiều năm trước, Chính phủ ban hành nhiều nghị định ưu tiên hỗ trợ đối với phụ nữ như Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 về tiền lương, khẳng định quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong việc trả lương; Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ quy định không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi và cả với lao động nam đang phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định về những chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng là lao động nữ… Mặt khác, việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tạo tiền đề để thực thi bình đẳng giới ngày càng hiệu quả hơn, các chính sách liên quan đến vai trò, vị trí của nam và nữ đều được thực hiện bình đẳng như nhau.

Về xã hội, Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”; Đề án thúc đẩy phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, tăng thu nhập cũng như kết nối, mở rộng liên kết, khuyến khích ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ cho phụ nữ và Quyết định số 938/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 – 2027, được Chính phủ ban hành ngày 30/6/2017… Các đề án này nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát huy vai trò chủ động của phụ nữ trong ứng phó và tham gia giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội, đề án hướng tới mục tiêu giảm thiểu những tác động tiêu cực, nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Những con số biết nói

Những năm qua, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ với một chiến lược rõ ràng, nhất quán và phù hợp với thực tiễn. Việt Nam là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới, nâng cao vị thế cho phụ nữ và hiện đang nỗ lực thực hiện Chương trình nghị sự về Phát triển bền vững 2030, trong đó có các mục tiêu về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.

Trên phương diện kinh tế, phụ nữ Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò của mình, có cơ hội để mang lại thu nhập cao hơn. Điều đó góp phần quan trọng giúp Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thập kỷ qua. Số doanh nghiệp do nữ giới lãnh đạo, điều hành, quản lý thành công ngày càng tăng cho thấy sự phấn đấu, trưởng thành, tiến bộ của phụ nữ, mặt khác khẳng định bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

Theo khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2021, cứ 4 doanh nghiệp tư nhân sẽ có 1 doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo, nữ giới đóng góp tới 40% của cải cho nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo chỉ số nữ doanh nhân Mastercard (MIWE) năm 2021 cho thấy, số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam ở mức 26,5%, xếp thứ 9 trên 58 nền kinh tế được nghiên cứu về số lượng phụ nữ trong vai trò lãnh đạo.

Trong lĩnh vực chính trị, theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam là điểm sáng trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới. Hiện nay, trên tất cả các lĩnh vực đều có sự cống hiến của nữ giới, chất lượng, hiệu quả, uy tín của cán bộ nữ đã ngày càng chứng tỏ nỗ lực cá nhân phụ nữ cũng như vai trò của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện bình đẳng giới.

Sau Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cán bộ nữ tham gia cấp uỷ các cấp tăng cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, tỷ lệ nữ ủy viên BCH Đảng bộ cấp tỉnh trung bình toàn quốc đạt 16%; có 61/63 tỉnh, thành phố có cán bộ nữ trong ban thường vụ. Trong Quốc hội, số lượng đại biểu nữ nhiệm kỳ khóa XV là 30,26%, tăng 3,54% so với khoá XIV (26,72%). Kết quả bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 cũng ghi nhận sự tăng lên của các nữ đại biểu, trong đó tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt 29% (so với 26,5% của nhiệm kỳ trước).

Đối với văn hóa, giáo dục, phụ nữ Việt Nam ngày càng phát huy vai trò không thể thiếu trong xây dựng văn hóa con người Việt Nam, văn hóa gia đình, nếp sống khu dân cư, tích cực tham gia bài trừ các tập tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, có những cống hiến to lớn trong đánh thức tiềm năng văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Đặc biệt, trong giáo dục phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế, vai trò có đầy đủ phẩm chất, năng lực trình độ để đảm nhận các vị trí quản lý, nhà giáo dục có trình độ học vấn cao.

Ông Jesper Morch, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam đã đánh giá: “Việt Nam là nước dẫn đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương về các chỉ số về bình đẳng giới qua việc cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục tới các trẻ em gái, trẻ em trai, phụ nữ và nam giới. Sự chênh lệnh về tỷ lệ nhập học giữa các em nữ và các em nam là rất thấp”.

Mặt khác, trong triển khai công tác đối ngoại của Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ luôn là một trong những ưu tiên. Việt Nam cũng đã cử các nữ sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Liên quan đến vấn đề này, Đại sứ vương quốc Anh, Gareth Ward trong năm đầu tiên làm đại sứ Anh tại Việt Nam (năm 2019) chia sẻ: “Tôi đã được gặp nhiều phụ nữ giữ vai trò chủ chốt trong nhiều lĩnh vực khác nhau… Tôi cũng đã gặp một nhóm nữ chiến sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, những người sẽ đại diện cho Việt Nam tham gia một trong những phái bộ gìn giữ hòa bình nguy hiểm nhất của Liên hợp quốc tại Nam Sudan, góp phần vào hòa bình, ổn định và an ninh toàn cầu”.

Những kết quả này là minh chứng rõ nét cho thành tựu nổi bật của việc bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. Đây cũng là cơ sở đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch xung quanh vấn đề này./.

Đại Thắng – Quang Thành, Nguồn: CAND

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.