Trước khi COVID-19 xuất hiện đúng một thế kỷ, một trận “sóng thần” khác quét qua nhân loại. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các ước tính cho thấy khoảng 1/3 dân số thế giới thời điểm đó đã ngã bệnh.
Nó trở thành đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại những thế kỷ gần đây, với khoảng 50 triệu người tử vong, tức chiếm khoảng 10% số ca bệnh. “Tử thần” 100 năm trước mang tên “cúm Tây Ban Nha . Tên của loại virus đó, có lẽ quá quen thuộc. H1N1. “con sóng thần” một thế kỷ truớc COVID-19.
Nếu bạn kỹ lưởng một chút, hay là người dân sống ở vùng có khí hậu lạnh, bạn sẽ tiêm vắc xin cúm hàng năm. Phổ biến nhất có lẽ là loại vác-xin tái tổ hợp “tứ giá ngừa 4 chủng “cúm mùa”, bao gồm 2 chủng cúm A là H1N1 và H3N2, cùng 2 chủng cúm B Cúm mùa có vẻ khá “nhẹ nhàng ở những nơi khi hậu ẩm như TP HCM, cùng lắm là “hành người bệnh ra bã” trong khoảng hơn 1 tuần nhưng ít ai tử vong.
Tuy nhiên, ở những nơi khí hậu lạnh, số người chết vì cúm hàng năm không nhỏ. Dữ liệu năm 2018-2021 của Mỹ được CDC công bố ghi nhận tới hơn 41.000 ca tử vong.
Đầu thế kỷ XX, cúm mùa là một phiên bản khác. Bách khoa toàn thư Britannica ghi chép: “Lần đầu tiền dường như bắt nguồn từ đầu tháng 3-1918, trong Thế chiến I. Mặc dù chưa chắc chắn virus khởi phát từ đầu nhưng nó đã nhanh chóng lây lan qua Tây Âu và đến tháng 7 cùng năm, nó tràn sang Ba Lan. Đợt cúm đầu tiên tương đối nhẹ. Nhưng trong suốt mùa hè, một loại bệnh nguy hiểm hơn đã được công nhận và dạng này xuất hiện đầy đủ vào tháng 8-1918. Triệu chứng viêm phối nặng lên nhanh chóng và người bệnh thường tử vong chỉ hai ngày sau những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm”.
Tại Camp Devens, bang Massachusetts – Mỹ, chỉ 6 ngày sau khi trường hợp cúm đầu tiên được báo cáo, con số đã leo thang đến 6.674 trường hợp. Đợt đại dịch thứ ba xảy ra vào mùa đông năm sau (1919) và đến mùa xuân tiếp theo thi virus mới lui bước.
Căn bệnh này lây qua đường hô hấp, không có vắc-xin, thuốc điều trị đặc hiệu và khiến các hệ thống y tế dự phòng còn quá sơ khai so với ngày nay phải chao đảo. Nó diễn tiến khá giống với COVID-19 một thế kỷ sau đó. Dường như một biến chủng ít nghiêm trọng hơn đã xuất hiện, khiến những làn sóng ở Tây Ban Nha năm 1920 – năm thứ ba của đại dịch – nhẹ hơn hai đợt tàn khốc trước đó rất nhiều.
Cho đến nay, “cúm Tây Ban Nha” vẫn nhuốm màu bí ẩn. “Mặc dù virus H1N1 1918 đã được tổng hợp và đánh giá nhưng các đặc tính khiến nó có sức tàn phá khủng khiếp như vậy vẫn chưa được hiểu rõ” – CDC viết. Và nhân loại có lẽ không ngờ, cái tên H1N1 một lần nữa tạo ra đại dịch vào thế kỷ XXI.
“Trong cùng thời điểm, Việt Nam phải đương đầu với 3 dịch H5N1, tiêu chảy cấp và giờ là cúm heo H1N1. Vì thế, phải đặt trong tình trạng báo động cấp 4, nghĩa là virus có khả năng lây nhiễm từ người sang người và có thể gây ra những ổ dịch lớn”. Bộ trưởng Bộ Y tế khi đó là ông Nguyễn Quốc Triệu nhận định như vậy tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh trên người (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) sáng 28-4 tại Hà Nội.
Đến ngày 11-6-2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công bố đại dịch cúm toàn cầu và nâng cấp báo động lên cấp 6, sau khi có hơn 1,6 triệu ca mắc và hơn 18.000 ca tử vong. Tuy nhiên, một nghiên cứu sau đó, phối hợp giữa WHO và CDC Mỹ, cho thấy số ca tử vong có thể lên đến 284.000 người. Nhiều người đã thiệt mạng mà chưa bao giờ được “đếm số”. Truy vết, cách ly bệnh nhân, đóng cửa trường học… là những gì đã diễn ra ở Việt Nam vào năm đại dịch đó, quang cảnh mà chúng ta vừa thấy trong đại dịch.
Theo CDC Mỹ, virus (H1N1)pdm09 gây ra cúm đại dịch 2009 rất khác với virus H1N1 đang lưu hành thời điểm đó. Rất ít người trẻ tuổi biểu hiện bất kỳ khả năng miễn dịch nào (như được phát hiện bằng phản ứng kháng thể) đối với dòng H1N1 đặc biệt này nhưng gần 1/3 số người trên 60 tuổi lại có kháng thể, có thể do đã tiếp xúc với các đồng H1N1 cũ hơn trước đó trong đời. Vì rất khác với virus H1N1 lưu hành, vắc-xin cúm theo mùa hầu như không bảo vệ chéo chống lại virus (H1N1)pdm09.
Đó là nguyên nhân chính khiến nó tạo thành đại dịch. Một chút may mắn cho nhân loại, cúm đại dịch A-H1N1 năm 2009 ít chết chóc hơn đại dịch cúm Tây Ban Nha 9 thập kỷ trước đó rất nhiều.
Bích Ngân
Trong những năm qua, nhiều đối tượng trong nước có hành vi, hoạt động vi phạm pháp luật, làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Tất cả những đối tượng này đều bị bắt giữ và xét xử theo đúng pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, dù đang chịu án phạt tù, những đối tượng này vẫn tiếp tục bị các thế lực thù địch lợi dụng biến thành công cụ để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam, điển hình như đối tượng Phạm Thị Đoan Trang…
Suốt gần nửa tháng nay, thông tin các bệnh viện không còn đủ thuốc, thiếu trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh đã khiến rất nhiều người bệnh và thân nhân người bệnh lo lắng. Để nhanh chóng giải quyết những ách tắc, khó khăn cho các bệnh viện trong cả nước, công điện số 72/CĐ-TTg đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 25/02/2023.
Thời điểm này, nếu ghé qua các khoa của bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (TP.HCM), sẽ cảm nhận được sự lo âu, căng thẳng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi lịch mổ liên tục bị hoãn vì thiếu hóa chất, vật tư y tế; bệnh nhân phải cắn răng chịu đau chờ thuốc. Mọi nguồn lực đều tập trung cho các ca cấp cứu, hoặc các ca bệnh nguy kịch.
Chưa bao giờ, tình trạng khó khăn, thiếu thốn đủ thứ lại bủa vậy các bệnh viện trong cả nước nghiêm trọng như lúc này. Đây là hệ quả của các sai phạm có tính hệ thống trong công tác đấu thầu thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị y tế đã xảy ra liên tiếp hai năm gần đây. Sự bất cập của các quy định đấu thầu, cũng như việc quy trách nhiệm không rõ ràng khiến các cơ sở khám chữa bệnh thà không làm còn hơn làm mà lại không rõ khi nào sẽ bị tuýt còi.
Tâm lý tiêu cực này chỉ có thể được khắc phục khi nhiều bài toán liên quan đến cơ chế được làm minh bạch. Để có thuốc men, sinh phẩm, trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh, không chỉ mỗi một ngành Y tế phải vận động, mà đòi hỏi sự phối kết hợp của rất nhiều ngành khác, như Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an. Chính vì vậy, Công điện lần này chỉ rõ trách nhiệm chính, và trách nhiệm hỗ trợ của từng bộ ngành, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài thời gian giải quyết vấn đề hay “treo” vấn đề cần giải quyết.
Sự quyết liệt của Công điện còn thể hiện rất rõ ở nội dung yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh “kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền về các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu, cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế.”. Đây là một yêu cầu quan trọng vì thời gian qua, nhiều lãnh đạo bệnh viện chỉ thụ động chờ được hướng dẫn, mà không chủ động lập dự án đấu thầu, gặp khó không quyết liệt yêu cầu được hướng dẫn, hỗ trợ, vì sợ bị quy chụp trách nhiệm. Do thuốc men không được bổ sung, trang thiết bị không được sửa chữa kịp thời kéo dài, tất yếu dẫn đến khiến tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế, càng ngày càng trở nên trầm trọng.
Lần này, Công điện yêu cầu nêu cao tinh thần hành động khẩn cấp, vướng mắc đến đâu, đưa giải pháp đến đấy, Không thể chậm trễ hơn được nữa, vì người dân đang phải chịu đựng đau đớn từng ngày, đặc biệt là bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo, bệnh nhân chuyển tuyến cần can thiệp bằng thuốc hoặc các biện pháp ngoại khoa khẩn cấp.
Còn hơn ba tuần nữa để chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế ở các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước theo tinh thần Công điện 72/CĐ-TTg. Cuộc đua nước rút tìm đường vượt khó của các bệnh viện đã được khởi động. Tin rằng, lần này, với sự minh bạch về quyền và trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện, cùng sự chung tay quyết liệt của nhiều bộ ngành, công tác lập kế hoạch đấu thầu và đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế của các bệnh viện sẽ tiến hành suôn sẻ, kịp thời cứu lấy sức khỏe và tính mạng của người dân.
Công tác cán bộ, nhất là nhân sự cấp cao trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của xã hội. Điều này cũng dễ hiểu bởi cán bộ là gốc của mọi công việc, quyết định sự thành bại của các chính sách. Đặc biệt với những vị trí trọng yếu trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước thì việc ai được bổ nhiệm sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, vận mệnh của đất nước, luôn nhận được sự theo dõi của cộng đồng.
Lợi dụng vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam, trong đó xuyên tạc vấn đề bình đẳng giới là âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, các luận điệu này lại được dịp “bung nở” trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội của các tổ chức, đối tượng chống phá.
Lợi dụng việc toàn dân đang đóng góp ý kiến cho dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các thế lực xấu từ bên ngoài đã tăng cường chống phá.
Sáng 24-2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ tuyên dương lực lượng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tham gia hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại lễ tuyên dương, Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị cho biết, căn cứ thành tích của các tập thể, cá nhân đạt được trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Quốc phòng đã xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 4 tập thể và 7 cá nhân. Thiếu tướng Lê Xuân Sang cũng công bố các quyết định tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho 76 cá nhân, tặng bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho 22 cá nhân, tặng bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho 8 tập thể vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, tham gia khắc phục hậu quả thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.Nhân dịp này, Đại tướng Lương Cường, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thượng tướng Võ Minh Lương và Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng 76 cá nhân; đại diện Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã trao bằng khen tặng các tập thể và cá nhân.