Ngày Lễ Giáng sinh không có nguồn gốc từ Việt Nam, đó là ngày lễ của những người theo Kitô giáo như Công giáo, Tin lành. Từ khi được truyền vào Việt Nam đến nay, đạo Công giáo, Tin lành đã có những ảnh hưởng tới đời sống xã hội của người dân Việt Nam.


Các ngày lễ Công giáo như Giáng sinh, Phục sinh đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tâm linh và sinh hoạt văn hoá của người dân. Thông qua sinh hoạt văn hoá tâm linh cộng đồng, người dân là những người theo đạo hay không theo đạo có dịp hiểu và đoàn kết nhau hơn.

Ngày Lễ Giáng sinh và bức tranh tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam -0
Ảnh minh họa.

Đây cũng là dịp để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí và nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch và một số tổ chức thiếu thiện chí vẫn luôn tìm mọi cách chống phá, tuyên truyền những luận điêu sai trái, cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, xuyên tạc về tình hình, đời sống tôn giáo ở nước ta hòng tạo sự hoài nghi, phá hoại khối đoàn kết tôn giáo.

Những luận điệu sai trái

Trong 5 năm qua (2017-2022), Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ vẫn định kỳ ra báo cáo thường niên về tự do tôn giáo toàn cầu. Họ cho mình quyền nhận xét, đánh giá phê phán về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam và một số quốc gia khác. Họ sử dụng thông tin tài liệu cũ hoặc không chính thống từ các nhóm, phái tôn giáo chưa được nhà nước công nhận, số chức sắc cực đoan bất mãn với chế độ, định kiến với Đảng, Nhà nước để tiếp nhận thông tin sai lệch, đưa vào báo cáo đánh giá.

Một số tổ chức tìm cách khuyến khích, cổ vũ cho các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, không cần xin phép, đăng ký chính quyền, thúc đẩy các hoạt động “tà đạo, đạo lạ” ở các vùng sâu, vùng xa, gia tăng hoạt động mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Giáo hội và xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, với âm mưu muốn giáo dân chống đối chính quyền. Họ kích động với luận điệu đây là quyền con người “quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo”; xuyên tạc Luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, coi đó là “bước thụt lùi”, “bóp nghẹt tôn giáo” không phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người… Họ kiến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại những nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC), “gây sức ép và hối thúc Việt Nam cho phép tất cả các nhóm, phái tôn giáo chưa được công nhận hoạt động một cách tự do; giảm can thiệp của chính quyền vào các công việc nội bộ của các nhóm tôn giáo đã được công nhận và nhấn mạnh tiến bộ về tự do tôn giáo có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện quan hệ song phương”…

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 2/12 thông báo “đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”.

Thực tiễn trả lời cho những cáo buộc

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Ở Việt Nam có những tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hoà Hảo, Cao đài…) song hành cùng các tôn giáo du nhập từ bên ngoài (Công giáo, Phật giáo, Tin lành…). Các tôn giáo luôn luôn giữ mối đoàn kết và tôn trọng niềm tin tôn giáo lẫn nhau, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và tôn giáo (trong hàng nghìn tín ngưỡng thì tín ngưỡng phổ biến là thờ cúng ông bà tổ tiên và tín ngưỡng thờ Mẫu). Tính đến nay, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hằng năm, Việt Nam có gần 13.000 lễ hội, gồm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài, lễ hội văn hóa - thể thao và ngành nghề.

Đến nay, Việt Nam có khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động. Cả nước hiện có hơn 57,4 ngàn chức sắc, trên 147 ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự. Số lượng tín đồ theo các tôn giáo hiện nay: Phật giáo 15,1 triệu; Công giáo 7,1 triệu; Cao đài 1,1 triệu; Tin lành 1 triệu; Hồi giáo 80.000; Phật giáo Hòa hảo 1,3 triệu, còn lại là các tôn giáo khác (Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bà La môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh sư đạo, Minh lý đạo…).

Thực tế đã chứng minh, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, dù còn bộn bề công việc, ngày 3/9/1945, tại phiên họp của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đồng bào theo đạo. Người nói: “Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn kết”.

Ngày 14/6/1955, Người đã ký sắc lệnh 234/SL xác định “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là quyền lợi của nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực hiện. Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo. Các tôn giáo phải tuân theo pháp luật của Nhà nước như mọi tổ chức khác của nhân dân. Việc bảo vệ tự do tín ngưỡng bắt buộc phải trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo gây rối loạn”. Người từng kêu gọi các tôn giáo hãy xóa bỏ hiềm khích, kỳ thị đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập của nước nhà và lịch sử đã chứng minh, dù trong điều kiện khó khăn của đất nước nhưng chức sắc các tôn giáo, đồng bào có đạo giáo khẳng định rõ sự gắn bó đồng hành với dân tộc.

Ngày nay, ở khắp mọi miền của đất nước, đặc biệt là tại các thành phố, các trung tâm tôn giáo lớn như Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Tây Ninh, Cần Thơ…, các sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá sôi nổi, đa dạng và phong phú. Hoạt động của các thiết chế tôn giáo đã có những đóng góp nhất định trong việc tập hợp và vận động quần chúng theo đạo - một lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc - tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Các ngày lễ trọng, các lễ nghi, lễ hội tôn giáo được tổ chức ngày càng trang nghiêm, quy mô hơn trước và thu hút ngày càng đông đảo tín đồ tham dự. Nhiều sinh hoạt tôn giáo đã trở thành sinh hoạt văn hoá cộng đồng được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia với tinh thần phấn khởi, yên tâm và tin tưởng. Các lễ hội như lễ Phật đản của Phật giáo, lễ Noel của Công giáo và đạo Tin lành, lễ kỷ niệm ngày khai đạo của đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, tháng ăn chay Ramadan của Hồi giáo… được tổ chức trọng thể, trang nghiêm và đảm bảo an ninh trật tự. Lễ hội của nhiều tôn giáo đều trở thành lễ hội chung vui của toàn dân tộc như lễ Noel, lễ hội La Vang.

Đặc biệt, lễ Phật đản của Phật giáo đã chính thức được UNESCO công nhận là một trong những lễ hội tôn giáo lớn của thế giới. Một số lễ hội mang tính thế tục được dư luận quan tâm đánh giá cao, như: Lễ cầu siêu cho những người đã hy sinh trong cuộc kháng chiến do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức năm 2005; Đại hội hành hương La Vang lần thứ 27 kết hợp “Năm Thánh thể” với quy mô lớn do Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức; Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội thánh do Tổng hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) tổ chức năm 2005…

Bên cạnh những giá trị đạo đức, các tôn giáo còn có hệ thống những lễ hội rất phong phú. Trước đây, việc tổ chức và tham gia lễ hội là công việc nội bộ giáo hội và tín đồ trong đạo. Ngày nay, rất nhiều lễ hội tôn giáo không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà nó có sức lan toả, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng xã hội như Lễ Giáng sinh, Phục sinh của đạo Công giáo, đạo Tin lành; Lễ Phật đản, Vu lan của Phật giáo; Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Hội thánh Cao đài Tây Ninh…

Lễ Giáng sinh chỉ là 1 trong số 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo trong một năm ở Việt Nam. Thực tế không khí sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong các tầng lớp nhân dân những năm qua ngày càng sôi động và có chiều hướng gia tăng. Cứ nhìn vào các lễ hội tôn giáo, các buổi lễ trọng của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian cũng có thể nhận rõ, những sinh hoạt này không chỉ là sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong các cộng đồng của đồng bào có đạo mà còn đang trở thành ngày hội thu hút đông đảo người dân tham gia.

Ðiều đó cho thấy Ðảng và Nhà nước đã luôn tạo mọi điều kiện để nhân dân được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Việc đa dạng các hoạt động tôn giáo là minh chứng cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã và đang được bảo đảm. Không chỉ đối với đồng bào theo đạo Công giáo, quy mô và hoạt động tôn giáo của đồng bào theo các tôn giáo khác cũng ngày càng tăng và diễn ra sôi động, đời sống tâm linh của người dân luôn được chính quyền quan tâm.

Những thông tin, luận điệu sai lệch, xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam mà các tổ chức thiếu thiện chí đưa ra tác động đến suy nghĩ, tình cảm của chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, tạo sự hoài nghi về chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Vậy tiêu chí, tiêu chuẩn của Ủy ban Tự do tôn giáo Quốc tế Mỹ là gì? Họ đại diện cho ai để phê phán, đánh giá về tự do tôn giáo của Việt Nam, khi mà các phê phán của họ chỉ là sự lạc lõng, không được chức sắc tôn giáo đồng tình?

Thực tiễn đời sống tôn giáo đã chứng minh khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam; khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là củng cố niềm tin của chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chiều 15/12, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan, cũng như thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người, cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm tôn trọng trên thực tế.

Phó phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: “Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền con người, bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo cho người dân đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”.

Theo báo CAND

 Công an tỉnh Thái Bình vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Kế hoạch số 240/KH-BCA-C02, thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen.

 

Hiện nay, có nhiều trường hợp người dân bị lừa đảo với các tổ chức tín dụng đen, dẫn đến nợ nần, phá sản. Vậy tín dụng đen là gì? Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý thế nào? - Minh Tài 


Tín dụng đen là gì? Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý thế nào?

Tín dụng đen là gì? Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý thế nào? (Hình từ internet)

1. Tín dụng đen là gì?

Theo khoản 13 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định 03 loại nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Khoản 14 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Tuy nhiên, hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là tín dụng đen. Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước (còn gọi là cho vay nặng lãi)

2. Lãi suất cho vay hợp pháp là bao nhiêu?

Hiện nay, các tổ chức, cá nhân cho vay áp dụng nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau. Mức lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 , cụ thể:

- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. 

+ Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nêu trên tại thời điểm trả nợ.

Đồng thời Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng quy định về lãi suất cho vay như sau: 

- Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

- Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Như vậy, trong giao dịch dân sự, mức lãi suất cao nhất được quy định là 20%/năm. Tuy nhiên, trong quan hệ cho vay giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng thì lãi suất giữa các bên là thỏa thuận, trừ trường hợp theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN , theo đó:

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN .

3. Mức phạt tội cho vay nặng lãi

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) , người phạm tội cho vay nặng lãi bị xử lý như sau:

- Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 Ngày 30/10/2022, một loạt YouTuber tự nhận là những người ủng hộ bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, hiện bị khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”) đã có những clip lives tream chia sẻ nội dung bà Hằng được tại ngoại.

Tuy nhiên, theo nguồn tin của chúng tôi, hiện bà Nguyễn Phương Hằng vẫn đang bị tạm giam để tiếp tục điều tra. Vì thế, việc những YouTuber này tung tin thất thiệt đã gây rối loạn không gian mạng, rất cần được xử lý nghiêm.

Drama vẫn chưa kết thúc

Những tưởng, sau khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt thì drama do chính bà tạo ra sẽ kết thúc, cư dân mạng sẽ được hưởng không khí “yên bình”,nhưng không, các YouTuber trước đó ủng hộ bà Hằng tiếp tục drama còn dang dở của bà ta. Trong các cuộc livestream của họ, bà Hằng vẫn là nhân vật chính được nhắc đến, như một cách để họ nuôi sự kiện, nhằm lôi kéo sự quan tâm của một bộ phận cư dân mạng ủng hộ bà Hằng. Đa số những YouTuber này đều hành nghề bán hàng online, thế nên việc câu kéo người theo dõi, câu view, câu like luôn được các đối tượng lợi dụng triệt để. Họ không từ thủ đoạn nào, từ việc lôi các YouTuber khác ra đấu đá, chửi bới, lăng mạ (dù trước đó chung một chiến tuyến), đến việc lợi dụng việc con trai bà Hằng mới đây có đơn gửi cơ quan tố tụng đề nghị được đặt 10 tỷ đồng nhằm đảm bảo, thay thế biện pháp tạm giam cho mẹ được tại ngoại, để tung tin thất thiệt rằng bà Hằng đã được trở về.

Cần xử lý nghiêm những YouTuber tung tin sai sự thật vụ án liên quan tới bà Nguyễn Phương Hằng -0
Các kênh YouTube đưa thông tin thất thiệt cho rằng bà Hằng được tại ngoại.

Tính đến nay, bà Hằng đã bị tạm giam 7 tháng, nhưng cũng từ đó đến nay, không gian mạng vẫn tràn ngập các thông tin liên quan đến bà này, kéo theo hai luồng dư luận ồn ào đến từ hai phía, một bên bảo vệ bà Hằng hay còn gọi là “chính nghĩa” và một bên ở phía đối lập, còn được gọi là “lươn”.

Trước đó, một số cơ quan truyền thông đăng tải thông tin con trai bà Hằng gửi đơn xin cho mẹ mình được tại ngoại. Bám theo sự kiện này, một loạt YouTuber như Long Vlog, Chinh Le và các YouTuber trong nước như Hùng râu (chủ kênh Vua Trầm), Ngô Thanh Long (chủ kênh Long Ngô)... đã có clip chia sẻ sự kiện bà Hằng được tại ngoại, kéo theo những bình luận của phe “chính nghĩa” gây rối loạn dư luận và ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan chức năng. Trong đó, nguy hiểm nhất là có luồng dư luận cho rằng, “bây giờ cứ có tiền là không bị tạm giam, cứ nộp tiền vào là được bảo lãnh tại ngoại” như trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng. Nhiều người thiếu hiểu biết cho rằng, bà Hằng đang thực hiện tuyên bố “lấy tiền che thân” mà trước khi bị bắt, trong một livestream, bà này đã cao giọng thách thức.

Cũng liên quan đến drama của bà Nguyễn Phương Hằng, trước đó, vào cuối tháng 3/2022, bà P.T.L, chủ một tài khoản Tiktok cá nhân đã bị cơ quan chức năng xử lý vì có hành vi đăng tải, chia sẻ nhiều video clip có nội dung, thông tin sai sự thật, xuyên tạc hoạt động điều tra của cơ quan điều tra Công an TP Hồ Chí Minh, xúc phạm uy tín của chính quyền TP Hồ Chí Minh. Bà L thú nhận, vì là fan hâm mộ bà Hằng nên đã đăng tải các video lên mạng xã hội nhằm ủng hộ bà Nguyễn Phương Hằng và lôi kéo nhiều người đăng kí kênh. Sau khi được giáo dục, bà L nhận thức rất rõ hành vi của mình và cam kết không tái phạm. Cũng không nằm ngoài drama này, ngay sau khi bà Hằng bị bắt một thời gian ngắn, một số YouTuber và Tiktoker đã tung tin thất thiệt như bà Hằng được chồng bảo lãnh cho tại ngoại, chỉ bị phạt 1,5 triệu đồng và đã được thả về.

Một đối tượng được cho là rất tích cực trong việc xuyên tạc hoặc tham gia các buổi livestream có nội dung xuyên tạc, đó là Ngô Thanh Long (tức YouTuber “Long Ngô”). Ông Ngô Thanh Long từng xuất hiện trong buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng và đã có hành vi “cung cấp thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức”. Tại buổi livestream này, Ngô Thanh Long đã có lời lẽ xúc phạm báo chí. Kết cục cho hành vi này là ông Long đã bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 7,5 triệu đồng.

Đáng nói, mặc dù đã từng bị xử phạt về những phát ngôn sai sự thật, nhưng ông Long cũng như nhiều YouTuber khác không từ bỏ drama “chị đại” để lại. Đình đám nhất trong những YouTuber bám vào drama của bà Nguyễn Phương Hằng phải kể đến Long Vlog và Chinh Le. Cư dân mạng trong ngày 30/10/2022 đã xôn xao trước thông tin nhóm này chia sẻ trong livestream với nội dung bà Hằng được tại ngoại: “Chị Hằng về, anh em YouTuber hội ngộ ăn mừng”. Tham gia buổi livestream, ngoài Long Vlog, Chinh Le, còn có một số đối tượng khác cũng thuộc biệt đội “chính nghĩa” như Nhidtvlog và Saly Huynh. Một đối tượng khác cũng tung tin thất thiệt về bà Hằng, đó là chủ kênh YouTube “Cuộc sống bốn phương”. Vì là tin hot, thế nên chỉ trong thời gian ngắn, những kênh YouTube này đã thu hút một lượng lớn người xem trực tiếp, để lại hàng nghìn bình luận vẫn là đến từ hai phía: “Chính nghĩa” và “lươn”, mà nội dung chủ yếu là chửi bới, xúc phạm danh dự lẫn nhau, biến không gian mạng thành một bãi rác khổng lồ.

Đánh đối thủ và… đánh nhau

Luôn tự nhận ở phe “chính nghĩa”, tôn trọng sự thật, là những người sống nghĩa khí, nhưng rốt cuộc thì những đối tượng là chủ các kênh YouTube kể trên trong thời gian qua đã có lối hành xử trên không gian mạng rất phản cảm, thiếu văn hóa.

Đầu tiên, phải kể đến YouTube Chinh Le. Người này trong thời gian bà Phương Hằng chưa bị bắt, đã thường xuyên có những buổi livestream chiến đấu với phe đối lập, mà đỉnh điểm là trong một buổi xuất hiện trên kênh của bà Phương Hằng, chủ nhân YouTube Chinh Le đã có những lời lẽ vu khống, xúc phạm ca sĩ Vy Oanh hết sức vô văn hóa và vô đạo đức. Cũng vì nội dung này mà ca sĩ Vy Oanh đã có đơn tố cáo gửi Cơ quan công an, yêu cầu xử lý hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự cô của ông Lê Kim Chính, chủ nhân YouTube Chinh Le.

Cần xử lý nghiêm những YouTuber tung tin sai sự thật vụ án liên quan tới bà Nguyễn Phương Hằng -0
Ông Lê Kim Chính (kênh youTube “Chinh Le”) trong buổi livestream của bà Hằng với nội dung xúc phạm ca sỹ Vy Oanh.

Một YouTuber khác khiến bà Hằng cũng phải e ngại vài phần là Nguyễn Công Long, chủ kênh YouTube Long Vlog. Ngoài việc chửi bới, lăng mạ các YouTuber ở phía đối lập, Nguyễn Công Long còn có lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm một số YouTuber cùng “chiến tuyến” hết sức phản cảm, bậy bạ. Trong một thời gian dài, các buổi livestream của những người như ông Chính, ông Long thu hút sự theo dõi của đông đảo người tham gia các nền tảng xã hội, tạo thành một thứ rác tràn ngập trên không gian mạng. Những hành động đó bị lên án rất nhiều, đến từ chính những người đã từng ủng hộ kênh YouTube của ông Long. Nhưng, ngược lại, vẫn có những “khán giả” ủng hộ ra mặt, tung hô lối hành xử vô đạo đức của chủ kênh YouTube này.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện hai chủ nhân kênh Long Vlog và Chinh Le đều sinh sống ở nước ngoài và thỉnh thoảng có về Việt Nam. Nhiều người cho rằng, cũng có thể những người này ở nước ngoài nên mới có thể mạnh miệng xúc phạm người khác như vậy. Ngồi một chỗ và cào bàn phím chửi bới, lăng mạ người khác khi nào cũng dễ hơn việc phải đối mặt. Rất nhiều YouTuber ngày nay chọn cách này để gây sự chú ý nhằm tạo tương tác cho kênh của mình. Đôi khi, họ cũng gặp trạng thái ảo tưởng về chính mình, ảo tưởng quyền lực khi thấy mình nói đến đâu, “khán giả” tung hô đến đấy.

Cư dân mạng thì vốn hiếu kỳ và dân trí cũng không đồng đều, khi đã theo dõi kênh của ai và coi người đó là thần tượng, họ rất dễ bị dẫn dụ và bất cứ lời nào của thần tượng đối với họ cũng là chân lý. Thực tế đã xảy ra hiện tượng hâm mộ bà Nguyễn Phương Hằng. Hâm mộ đến mức mù quáng, sẵn sàng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật để chà đạp những người không cùng quan điểm với mình. Vì vậy, cơ quan pháp luật và cơ quan quản lý văn hóa cần có biện pháp mạnh để xử lý về các hành vi xúc phạm, lăng mạ người khác của chủ nhân các kênh YouTube. Bởi chính những người này đã góp phần đổ thêm rác vào một núi rác trong không gian mạng vốn đã khổng lồ.

Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/1/2022), quy định “phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật,xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân,... thì tùy vào hành vi khách quan, khách thể, chủ thể của hành vi phạm tội cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra mà Bộ luật Hình sự 2015 điều chỉnh, quy định trong nhiều điều luật với các tội phạm cụ thể như: Tội vu khống (Điều 156); Tội làm nhục người khác (Điều 155); Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159); Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân (Điều 331); Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước (Điều 337); Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước (Điều 338); Tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 361); Tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 362)...

Khi có hành vi cụ thể xảy ra, dựa trên tính chất, mức độ và hậu quả, tác hại do hành vi đó gây ra, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Nghị định số 14/2022/NĐ-CP để đánh giá và có hình thức xử lý phù hợp.

 VOV.VN - Có đôi lúc kẹt tiền bất tử không biết vay mượn ở đâu nên nhiều người đã tìm đến tín dụng đen để xoay sở. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn thì số tiền vay được rất ít, mà lãi phải trả lại quá cao thậm chí gấp nhiều lần so với vốn vay.

Các hình thức cho vay lãi nặng hay còn gọi là “tín dụng đen” dù đã được cơ quan chức năng trấn áp nhưng loại tội phạm này luôn biến tướng tinh vi, khiến nhiều người vướng bẫy.

Nếu như trước kia những tờ thông giấy thông tin cho vay tiêu dùng với thủ tục đơn giản, nhanh gọn được dán ở các cột điện, thân cây, các điểm công công hay cho vay qua app thì gần đây lại xuất hiện thêm những tờ rơi “hỗ trợ tài chính” được công khai phát ở một số tuyến đường từ thành thị đến nông thôn. Trong đó, nội dung ghi số điện thoại cần liên hệ hỗ trợ cho vay, đảm bảo thủ tục nhanh gọn, giải ngân trong ngày, có hoa hồng cho người giới thiệu.

Dễ vay là điều ai cũng thấy, nhưng cái mà ít ai ngờ tới là khó trả, bởi lãi mẹ đẻ lãi con. Nếu không trả, người vay còn đối mặt với những cuộc gọi khủng bố tinh thần và thậm chí là bị hành hung. Từng là nạn nhân của tín dụng đen hơn 4 năm trước, nhưng khi mỗi lần nhắc lại bà Kim Ánh ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang vẫn còn nhớ như in sự việc gia đình bị đối tượng cho vay nặng lãi hành hung.

"Bọn chúng ghé vào đây xong vô nhà đánh. Dây xích dài khoảng 5 tấc, trên đầu cọng dây xích có nguyên ổ khóa. Khi nó nhảy xuống xe, nhào vô đánh một thằng vô đánh trước, một thằng kia cầm dây xích vô sau. Trong băng nhóm của nó có 4 chiếc xe, 8 người…", bà Ánh nhớ lại.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thường số tiền vay không lớn, chỉ từ 2 - 5 triệu đồng. Tuy nhiên lãi suất hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng rất cao. Đó là một kiểu trấn lột mà đối tượng cho vay đặt ra. Do không đáp ứng thỏa thuận này nên có người phải góp số tiền lớn hơn hàng chục lần số tiền đã vay ban đầu vì trễ hẹn. Còn không góp lại từ đầu hoặc không trả tiền thì đối tượng cho vay sẽ dùng tới bạo lực.

Qua ghi nhận, trong năm 2022, các cơ quan chức năng toàn tỉnh Hậu Giang tiếp nhận 6 tố giác, tin báo về tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”. Kết quả, khởi tố 2 vụ, 3 bị can về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; xử phạt hành chính 2 vụ, 7 đối tượng với số tiền 105 triệu đồng; đang tiếp tục xác minh 2 vụ.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự, năm 2022, cơ quan Công an các địa phương trên cả nước đã tiếp nhận, phát hiện gần 1.000 vụ/1.600 đối tượng liên quan đến “tín dụng đen”, qua đó khởi tố hơn 500 vụ, xử phạt hành chính hơn 150 vụ. Riêng trong đợt cao điểm ra quân trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán 2023, Công an các đơn vị địa phương đồng loạt triệt phá, bắt giữ nhiều đối tượng hoạt động “tín dụng đen” để răn đe, xử lý nghiêm.

Theo cơ quan chức năng, thủ đoạn phổ biến, của các đối tượng là đưa ra nhiều gói vay để nạn nhân thấy số tiền lãi nhỏ nhưng phần chi phí, phí dịch vụ tiền phạt cao, do đó lãi suất sẽ được nâng lên tính theo năm, có thể lên đến từ 300% - 500%  thậm chí có vụ 1.000% - 1.200%

Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó tổ chức tốt công tác nắm tình hình, triển khai chuyên đề phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, kịp thời phát hiện những địa bàn phức tạp, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân, đối tượng, băng nhóm hoạt động “tín dụng đen”, triển khai các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa và đấu tranh ngay từ khi mới manh nha hoạt động, không để các đối tượng mở rộng phạm vi hoạt động. Cùng với đó là xử lý trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân có liên quan không chủ động phát hiện, đấu tranh, để đơn vị, địa phương khác xử lý.

Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm từng nhấn mạnh, tiếp tục duy trì khí thế tấn công trấn áp mạnh mẽ tội phạm liên quan đến tín dụng đen như hiện nay. Khẩn trương có hướng dẫn để giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến xử lý tội phạm tín dụng đen vi phạm pháp luật. Chúng tôi cũng đề nghị phối hợp với ngân hàng tiếp tục đa dạng hóa các hình thức cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với vốn ngân hàng lành mạnh để không có cơ hội cho tín dụng đen có đất hoạt động.

Nói về giải pháp của ngân hàng, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú, cho biết hiện Ngân hàng nhà nước đang tăng cường cho các ngân hàng chủ động tiếp cận nhu cầu vay của người dân.

"Chúng tôi đang hoàn thiện thêm hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho các ngân hàng mạnh dạn cho vay với chủ trương là cho vay, phát triển thị trường nhỏ lẻ; thứ hai là sử dụng biện pháp công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho người vay tiếp cận nguồn vốn", Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.

Thời gian tới, để tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển an toàn, lành mạnh, về phía các cơ quan quản lý, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc quản lý, giám sát hoạt động cho vay tiêu dùng, trong đó có các công ty tài chính./.

 

Vừa qua, Nguyễn Hữu Vinh đã sử dụng trang Facebook của mình có tên “JB Nguyễn Hữu Vinh” để đăng tải bài viết xuyên tạc, bôi nhọ nhằm hạ uy tín của kênh thông tin Thông Tấn xã Việt Nam (TTXVN), từ đó xúc phạm danh dự, hình ảnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thông tấn xã Việt Nam là hãng thông tấn Quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam và là cơ quan thông tin chính thức của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. TTXVN liên tục cung cấp những thông tin đề cập đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học và công nghệ của Việt Nam và thế giới. TTXVN phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam về những vấn đề thời sự lớn trong nước, khu vực và trên thế giới. Do đó, để thực hiện âm mưu, ý đồ chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường xuyên công kích trang thông tin này, từ đó làm sụt giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Trong bài viết mà Nguyễn Hữu Vinh vừa đăng tải đã xúc phạm hãng Thông tấn xã Việt Nam là hãng thông tin “điếm, mà là điếm hạng nặng, hạng nhà thổ bẩn chứ không tử tế”. Y đã dùng những ngôn từ hết sức miệt thị, bẩn thỉu để nói về một hãng thông tin quốc gia. Điều này thể hiện sự chống phá ngông cuồng của một kẻ phản động, đã vào tù ra tội vì các hoạt động bán nước hại dân. Việc trang thông tin Thông Tấn xã Việt Nam đăng bài có nội dung “Nga kết thúc sớm nhiệm kỳ tại Hội đồng nhân quyền Liên hiệp Quốc" không phải là ý viết do tác giả bài đăng tự nghĩ ra mà là trích dẫn từ thông báo của Bộ Ngoại giao Nga vào ngày 07/4. Đó là chức năng phản ánh đúng sự thật của báo chí để người dân nắm và hiểu rõ các tin tức quốc tế. Không chỉ nói về sự việc này, mà Thông tấn xã Việt Nam cũng đã đưa tin về việc Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 07/4 đã thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Liên bang Nga trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ. Trong khi đó, Nguyễn Hữu Vinh còn trích dẫn sai, ông ta chỉ viết “Nga kết thúc sớm nhiệm kỳ tại Hội đồng Liên hiệp Quốc" vừa cho thấy sự thiếu hiểu biết về bản chất của tổ chức Liên hợp quốc cũng như đức tính “ăn không nói có” đã bộc lộ từ lâu của y.
Thực chất của việc đình chỉ tư cách thành viên trong Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp quốc chỉ có thời hạn trong nhiệm kì hiện tại, tức là đến năm 2023. Sau thời gian trên, Nga có thể đệ đơn xin gia nhập trở lại. Trước đây, vào năm 2018, cựu Tổng thống Mỹ D.Trump tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, Tổng thống J.Biden đã khôi phục tư cách thành viên của Mỹ trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Việc bỏ phiếu của Đại hội đồng LHQ có thể là một bước đi “vội vàng”, có nguy cơ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên và làm gia tăng đối đầu giữa các bên liên quan. Nguyễn Hữu Vinh cho rằng “Từ nay có thể viết: Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son, Đinh La Thăng... kết thúc sớm nhiệm kỳ tại Bộ Công thương, tại UBND TP Hà Nội, tại Thành ủy SG... để vào tù thực hiện nhiệm kỳ mới”. Đây là cách nói mỉa mai, bịa đặt. Những cái tên mà y nêu ra đều là những quan chức có có những hành vi sai lệch, vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật và đã bị pháp luật xử phạt nghiêm minh để làm trong sạch nội bộ. Không thể mượn cớ một sự kiện chính trị quốc tế để so sánh một cách khập khiễng như thế.
Điều đáng nói là Nguyễn Hữu Vinh thẳng thừng sỉ nhục, xúc phạm, bêu xấu hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Cha già dân tộc rằng “Hồ Chí Minh kết thúc sớm nhiệm kỳ tại văn phòng Chủ tịch nước để xuống địa ngục gặp cụ Các Mác - Cụ lenin trong nhiệm kỳ mới”. Kẻ xứng đáng xuống địa ngục là kẻ phản nước hại dân chứ không phải vị lãnh tụ trọn một đời hy sinh vì độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân. Việc Nguyễn Hữu Vinh đăng tải những bài viết tương tự như trên không phải là hiếm thấy. Tuy nhiên, người dân cần phải lên án mạnh mẽ những hành động như này để bảo vệ những giá trị cốt lõi của dân tộc, đẩy lùi những hiểm họa ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của một bộ phận người dân thiếu hiểu biết khi sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ./.

 

Mới đây, trên mạng xã hội Nguyễn Đình Cống lại tiếp tục chiêu trò chống phá Đảng, Chính phủ, Ông ta phán xét Chính phủ Việt Nam qua bài viết: “Đặt chỉ tiêu – hại ít lợi nhiều”; lu loa cho rằng: Đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hằng năm là chuyện tầm phào, gây lãng phí, thiếu suy nghĩ.

Chúng ta đều hiểu rõ rằng: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra được định hướng, chính sách phát triển trong giai đoạn kế tiếp. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Động lực của phát triển kinh tế gồm: nguồn nhân lực, tài lực, nguồn tài nguyên và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Nếu không có dự báo, đặt ra những chỉ tiêu tăng trưởng của Chính phủ, làm sao nước ta có thể đạt được hiệu quả phát triển kinh tế như hiện nay. Chúng ta có thể nhìn vào Nhật Bản, những năm 1960, vươn lên từ tro bụi sau Thế Chiến II, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là ông Hayato Ikeda đã đề ra “Kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập trong vòng 10 năm” – một mục tiêu được đánh giá là bất khả thi tại thời điểm đó. Tuy nhiên, với các giải pháp, chính sách đồng bộ, tập trung phát triển công nghiệp, thúc đẩy tự do hoá thương mại, đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ và đặc biệt là giáo dục của Chính phủ Nhật Bản đã tạo ra giai đoạn “những năm 60 vàng” của nền kinh tế Nhật Bản; GDP bình quân tăng gấp đôi chỉ trong 6 năm. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), trong số 113 nước thuộc nhóm thu nhập trung bình vào năm 1960, đến nay chỉ có 13 nước vượt thành công bẫy thu nhập trung bình và trở thành những nước có thu nhập cao, tiêu biểu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc)… Một trong những lý do cho các nước không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình đó là dự báo chỉ số, đặt mục tiêu phát triển kinh tế thiếu chuẩn xác, hoặc không đặt chỉ tiêu phát triển. Đây chỉ là một ví dụ điển hình để chúng ta thấy rằng tầm quan trọng của Chính phủ trong đặt chỉ tiêu cho phát triển kinh tế của đất nước.

Nguyễn Đình Cống còn đặt ra câu hỏi: “Căn cứ vào đâu để Chính phủ Việt Nam đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 từ 6 đến 6,5% và đặt ra để làm gì”. Cần phải nhắc lại cho Ông Cống biết rằng, mức tăng 6 – 6,5% mỗi năm được cho là chỉ số dễ vượt qua đối với Việt Nam ở giai đoạn 2018- 2019; riêng năm 2019 GDP của Việt Nam đã tăng lên tới 7,02% và Việt Nam lọt vào Top đầu của thế giới về tốc độ tăng trưởng. Ngân hàng Thế giới-World Bank (WB) ghi nhận kinh tế Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của COVID-19 trong nửa đầu năm 2020, nhưng vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn. Trong một báo cáo công bố vào cuối tháng 7 năm 2020, Word Bank đánh giá mức tăng trưởng kinh tế dự báo 2,8% của Việt Nam trong năm 2020, được xếp hạng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 5 thế giới. Mới đây, một khảo sát được ngân hàng HSBC tiến hành trên toàn cầu với sự tham gia của hơn 20.000 người đang sống và làm việc ở nước ngoài đưa ra con số: Việt Nam năm 2021 nằm trong top 5 các quốc gia tốt nhất để sinh sống và làm việc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trên bảng xếp hạng chung toàn thế giới, thứ hạng của Việt Nam đã nâng lên ba bậc, xếp ở vị trí thứ 19.

Vậy thì cơ sở nào để Chính phủ đặt mục GDP cho năm 2022 là 6 – 6,5%?

Thứ nhất, Việt Nam có tinh thần lạc quan cách mạng; nhưng chỉ “lạc quan” là chưa đủ. Mà điều cần khẳng định ở đây đó là những nỗ lực và chính sách sáng suốt của Chính phủ trong thời điểm hiện tại đã đang mạng lại những dấu hiệu rất tích cực. Chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128 nhận được sự đồng thuận từ người dân cho đến các địa phương, bộ ngành.

Thứ hai, tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đang được kỳ vọng là tới cuối năm 2021 sẽ đạt trên 80% số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi. Điều đó cho phép bước sang năm 2022, Việt Nam sẽ có tâm thế mới, một cuộc sống bình thường mới với các hoạt động kinh tế diễn ra như trước khi có dịch COVID-19 trên cơ sở đảm bảo các yếu tố an toàn. Chính phủ cũng đã phân tích, cân nhắc, tính toán và xây dựng các kịch bản tăng trưởng GDP, căn cứ diễn biến của dịch COVID-19 để đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cùng các giải pháp phù hợp.

Nhưng trên hết, con số ấy cho thấy quyết tâm, dám đương đầu với khó khăn. Đó là con số cho thấy sự dũng cảm của Chính phủ. Chúng ta sẽ thành công, dù mức chỉ tiêu cao. Mới đây Ngân hàng thế giới (Word Bank) đã đưa ra 2 kịch bản đối với mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tùy vào tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi trong ngắn hạn như thế nào. Trong trường hợp thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021.

Điều đó cho thấy, chỉ tiêu tăng trưởng GDP mà Chính phủ Việt Nam đặt ra là có căn cứ khoa học. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó, phải có sự chung sức, đồng lòng của mỗi người dân. Chứ không phải như Ông, chỉ muốn chống phá. Qua đây, muốn gửi đến Ông Cống một điều cuối cùng là: Đối với đất nước, dân tộc Việt Nam đoàn kết, thống nhất, yêu nước, thương nòi là truyền thống quý báu; nhân dân luôn sát cánh cùng Chính phủ, cùng Đảng, Nhà nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Mọi sự chống phá, xuyên tạc, phủ nhận thành quả cách mạng chỉ là những “thứ rác rưởi” sẽ bị loại bỏ. Ông nay tuổi đã cao, sức đã yếu hãy giữ gìn sức khỏe để chứng kiến sự phát triển đất nước, con người Việt Nam. Đừng tiếp tục viết và làm những điều hại nước, hại dân./.

Nhân văn Việt

 Ngày 19/11, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP HCM đã phối hợp tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19. Đây là nén tâm hương cho những người nằm xuống, trong những ngày đau thương chung của toàn dân tộc. Nhưng đối tượng chống phá Phạm Minh Vũ lại lấy cớ xuyên tạc, cho rằng chính quyền “phải chịu trách nhiệm”.



Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 mới tạm lắng nhưng đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của hơn 23.000 đồng bào, chiến sỹ cả nước và hàng triệu người trên khắp thế giới. Đây là dịch bệnh hàng trăm năm có một, với sức tàn phá khủng khiếp và làm điêu đứng mọi quốc gia trên thế giới, kể cả những quốc gia giàu có nhất. Nếu muốn đổ lỗi cho chính quyền, Phạm Minh Vũ có lẽ nên tìm hiểu các số liệu rồi đổ lỗi luôn cho toàn thế giới mới đúng.


Luận điệu bịa đặt, xuyên tạc của Phạm Minh Vũ.

Hậu quả của một đại dịch chưa từng có, vượt xa năng lực ứng phó của bất kỳ chính quyền nào

Dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, một trong hai quốc gia giàu có nhất thế giới. Chính quyền hoàn toàn bị động, số ca nhiễm tăng cao liên tục kéo theo số tử vong lớn. Không thể hình dung một nước lớn với những nguồn lực khổng lồ như Trung Quốc mà khi đó cũng phải rơi vào tình cảnh thiếu thốn nghiêm trọng các trang thiết bị bảo hộ cho y tế như khẩu trang, nước kháng khuẩn. Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã tận tình gửi hàng viện trợ giúp đỡ cho Trung Quốc nhưng tốc độ dịch bệnh vượt xa tốc độ ứng phó của con người.

Trong khi đó, Mỹ và các quốc gia châu Âu có tới vài tháng để quan sát tình hình ở Trung Quốc, nhiều chuyên gia tại quốc gia này khi đó còn tỏ ra chê bai các biện pháp cứng rắn mà chính quyền Trung Quốc áp dụng như phong tỏa, giãn cách nghiêm ngặt. Và khi đến lượt mình, Mỹ cùng châu Âu đã phải vật lộn với tình hình còn nghiêm trọng hơn. Chính quyền các nước này lúc đầu đề xuất cái gọi là “miễn dịch cộng đồng”, tức là chấp nhận cho 1 một số lượng lớn dân chúng nhiễm bệnh (và nhiều người sẽ tử vong) có kiểm soát để mong sau khi nhiều người lây nhiễm có kháng thể thì cộng đồng sẽ chống chọi được dịch bệnh. Kết quả là số ca nhiễm tăng nhanh, số ca nặng và tử vong diễn biến phức tạp. Những lúc cao điểm, mỗi ngày có 1.000 người Ý tử vong, tại Tây Ban Nha có hơn 900 người và tại Mỹ có thời điểm lên tới hơn 4.000 người tử vong mỗi ngày. Một cường quốc khoa học hàng đầu như Mỹ mà cũng xảy ra tình trạng quá tải ở các bệnh viện, trang thiết bị y tế thiếu thốn liên tục.

Chính quyền các nước này hốt hoảng và mắc sai lầm liên tục, họ loay hoay chuyển sang giãn cách xã hội nhưng làm không chặt, và tình hình không được cải thiện. Truyền thông Mỹ hồi tháng 4/2020 đưa tin hàng ngày về cuộc tranh cãi dữ dội giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thống đốc bang New York Andrew Mark Cuomo. Thành phố New York lúc đó là tâm dịch của cả nước Mỹ. Thống đốc Cuomo ngày 17/4 lập luận rằng chính quyền liên bang cần tăng cường hỗ trợ, còn Tổng thống Trump nói ông Cuomo đừng phàn nàn nữa và hãy làm việc. Ngay cả Tổ chức y tế thế giới WHO cũng bị chỉ trích là “không làm được gì” trong dịch bệnh. Đã có những tình huống đau lòng xảy ra khi giữa tình cảnh khủng hoảng, thiếu thốn, người ta đã buộc phải lựa chọn những giải pháp tồi tệ để tránh những thứ còn tồi tệ hơn. Tại nhiều bệnh viện ở Mỹ, Anh và các nước châu Âu, khi thiếu máy thở, các bác sĩ buộc phải dành nó cho những bệnh nhân có triển vọng sống sót hơn, đồng nghĩa với bỏ mặc những người nặng hơn cho số phận định đoạt.


Thống đốc New York Cuomo (phải) đã có những tranh cãi với Tổng thống Trump về biện pháp chống dịch.

Chính phủ Việt Nam đã rất cầu thị trên tinh thần bảo vệ tối đa sức khỏe tính mạng người dân

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước với chính sách nhất quán là bảo vệ tối đa sức khỏe và tính mạng của người dân, nên ngay từ đầu đã chọn biện pháp giãn cách xã hội. Giải pháp này giúp hạn chế tối đa ca nhiễm, đồng nghĩa với giảm thiểu số ca bệnh nặng và tử vong, bảo vệ cộng đồng. Ngoài ra, nó cũng là giải pháp tối ưu nhất khi Việt Nam là nước đang phát triển, hệ thống y tế còn nhiều thiếu thốn và không thể so sánh với các cường quốc như Mỹ, châu Âu vốn cũng vật lộn với đại dịch. Thực tế, nước ta đã trải qua cả năm 2020 và đầu năm 2021 chống dịch hết sức thành công, trở thành hình mẫu về quốc chống dịch trên toàn thế giới qua cả 3 làn sóng dịch Covid-19 đầu tiên. Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư do chủng virus Delta mới xuất hiện có khả năng lây nhiễm quá mạnh cùng các yếu tố khách quan khác khiến số ca nhiễm và tử vong cao, nhưng theo tính toán của các nhà khoa học thì các giải pháp giãn cách xã hội vẫn phát huy tác dụng, làm chậm lại tốc độ tàn phá của dịch bệnh trong khi chờ vaccine.

Điều đáng nói là trong suốt quá trình chống dịch của Việt Nam, các thế lực chống phá luôn luôn tìm cách xuyên tạc, kích động gây chia rẽ khiến cho các biện pháp của Nhà nước bị mất hiệu quả một phần. Hồi cuối tháng 7/2021, khi Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu về “nỗi đau khi có nhiều việc chưa làm được, nhiều người chưa cứu được” và ông nhận lỗi trên tư cách người đứng đầu thành phố. Chính đối tượng Phạm Minh Vũ đã đăng bài trên RFA đòi “xem xét giải tán khu cách ly bỏ phong tỏa để Nhân dân được duy trì cuộc sống”. Bỏ khu cách ly đồng nghĩa với việc để các F0, F1 tự do ngoài cộng đồng, và chắc chắn kéo theo vô số người nhiễm bệnh cũng như tử vong. Liệu Vũ có khi nào nhớ lại và ân hận vì những gì mình đã nói?


Bí thư Nên: “Đó là nỗi đau chung, khuyết điểm của hệ thống chính trị, người đứng đầu các cấp. Chúng tôi xin nhân dân lượng thứ”.

Bí thư Nên cũng từng phát biểu kể lại quãng thời gian khi dịch bệnh bùng phát quá mạnh, các khu cách ly quá tải “Ai khỏe vượt qua, ai bệnh nằm viện, cái đó tạo ra căng thẳng cực lớn” và thành phố bị cạn kiệt nguồn lực, lúng túng chưa biết làm gì cho đến khi được Trung ương chi viện với hàng trăm nghìn cán bộ chiến sỹ, hàng chục nghìn nhân viên y tế để để áp dụng giới nghiêm. Nhưng thay vì nhìn nhận các khó khăn của chính quyền thành phố, các đối tượng lại xuyên tạc lời của Bí thư Nên, cho rằng như thế đồng nghĩa với thừa nhận việc cách ly là “sai lầm”.

Thực tế, sự tàn phá của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam cũng khá tương đồng với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chính quyền đã rất cầu thị, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, và kết quả là như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giải trình trước Quốc hội mới đây, chúng ta đã đề ra được nhiều giải pháp sáng tạo như tăng cường trạm y tế cơ sở, trạm y tế lưu động và các tầng điều trị. Nỗ lực ngoại giao vaccine được Chính phủ đẩy mạnh, tới nay đã mang về được hơn 100 triệu liều vaccine trong bối cảnh nhu cầu cả thế giới đang cao, nhiều hợp đồng mua vaccine của Việt Nam được giao quá chậm.

Rõ ràng, dù đã có những “việc chưa làm được” như Bí thư Nguyễn Văn Nên thừa nhận, những nỗ lực của Đảng và Nhà nước để bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân đã phát huy hiệu quả, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Cần nhớ, ngay cả một giải pháp chống dịch được cho là tốt nhất hiện nay như vaccine cũng chỉ đạt hiệu quả khoảng 90% với những người được tiêm chủng, nghĩa là vẫn có rủi ro cho ít nhất 10% còn lại.

Cầu siêu vì nghĩa đồng bào, vì nỗi đau chung của dân tộc, không thể là thứ để xuyên tạc

Nhằm chia sẻ, động viên trước những mất mát, đau thương đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP HCM phối hợp tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 vào lúc 20 giờ ngày 19-11. Buổi lễ này cũng là để đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân, và cũng để tri ân những hy sinh thầm lặng của lực lượng tuyến đầu chống dịch, biết bao ngày đêm chiến đấu giành giật sự sống cho người bệnh Covid-19.

Có lẽ cách tưởng niệm tốt nhất cho những người đã khuất là hành động vì những người đang sống. Chúng ta đã có các gói an sinh xã hội để trợ cấp cho người nghèo, người yếu thế, những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong dịch bênh. Chúng ta đã nỗ lực mang về hơn 100 triệu liều vaccine để đáp ứng tiêm chủng và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Chúng ta cũng đã có những chính sách để trợ cấp phục hồi nền kinh tế, hỗ trợ các trẻ em mồ côi do dịch Covid-19.

Trong khi đó, Phạm Minh Vũ và những kẻ chống phá lại rêu rao về “trách nhiệm” và “sai lầm”. Thế giới hiện nay vẫn chìm trong dịch bệnh. Nước Mỹ, nơi được tiêm chủng nhiều với những loại vaccine tốt nhất thế giới mà mỗi ngày vẫn đang có gần 1.000 người tử vong. Nước Anh, nơi sản xuất loại vaccine phổ biến nhất thế giới là Astra Zeneca hiện nay mỗi ngày cũng có trên dưới 100 ca tử vong do dịch bệnh bùng phát, tương đương Việt Nam dù dân số của họ chỉ bằng 2/3 và tỷ lệ dân số tiêm đủ liều vaccine đã gấp hơn 3 lần Việt Nam. Vậy thì Phạm Minh Vũ liệu có dám nói về “sai lầm” và “trách nhiệm” tại các quốc gia đó không, hay là chỉ dám “cõng rắn cắn gà nhà” và chống phá Tổ quốc.

Việc xuyên tạc, lợi dụng các nạn nhân Covid-19 để vu khống và làm giảm uy tín của Việt Nam là một hành vi vô trách nhiệm. Rõ ràng Phạm Minh Vũ và đồng bọn không lên tiếng vì các nạn nhân do Covid-19, họ chỉ lên tiếng vì sự ích kỷ và thiển cận của chính bản thân mình mà thôi.

An Diễm

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.