Mới đây, ông Chu Hảo có viết một bài trên facebook cá nhân có tựa đề “Một sự thật cần phải biết”. Bài viết này sau đó được trang mạng của Việt tân đăng tải lại để tuyên truyền.

Nội dung chính của bài viết là ông Chu Hảo nêu ra một số vấn đề liên quan tới “vụ án Đồng Tâm” mà ông gọi là sự thật cần phải biết, trong đó Chu Hảo nêu ra mấy luận điểm chính:

Thứ nhất, Chu Hảo cho rằng những gì xảy ra đêm 9/1/2020 rõ ràng là một vụ đàn áp nhân dân một cách dã man do chính quyền trung ương trực tiếp chỉ đạo có chủ đích và bạo ngược.

Thứ hai, Chu Hảo cho rằng nhân dân Đồng Tâm không phải là thủ phạm giết các sĩ quan Công an mà phải là những kẻ khác, theo một kịch bản hết sắc chặt chẽ nhưng vụng về, sau đó được các cơ quan tư pháp biện bạch một cách tráo trở để dồn hết lỗi cho người dân Đồng Tâm.

Thứ ba, cần phải khởi tố và kết án những “kẻ đã giết cụ Kình”

Có thể nói rằng đọc qua mấy luận điểm của ông Chu Hảo viết thì thấy rằng đây không phải là cái sự thật như ông ta đặt tiêu đề mà đây chính là những luận điệu của những tổ chức, cá nhân chống phá Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc sự việc tại Đồng Tâm lâu nay, chẳng qua được Chu Hảo nhai lại mà thôi.

Tôi thấy cần trao đổi nhanh với Chu Hảo mấy điều:

Thứ nhất, hoàn toàn không có cái gọi là đàn áp nhân dân vào đêm 9/1/2020. Sự việc ngày 9/1 là lực lượng Công an triển khai quân để thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự cho việc xây dựng hàng rào sân bay Miếu Môn nhưng đã gặp phải sự tấn công điên cuồng của những kẻ chống đối tại Đồng Tâm như Bùi Viết Hiểu, Lê Đình Công, Lê Đình Chức…

Thứ hai, Chu Hảo đang đánh đồng giữa nhân dân Đồng Tâm với những kẻ chống phá tại đây như Lê Công, Lê Chức, Lê Doanh… Đúng là nhân dân Đồng Tâm không sát hại những chiến sĩ Công an nhưng những kẻ này đã sát hại những chiến sĩ Công an.

Cái ghê tởm và khốn nạn của Chu Hảo là cho rằng những đối tượng này không sát hại chiến sĩ Công an, mà những chiến sĩ Công an chết vì lý do khác.

Cần nói lại rằng chính những kẻ như Lê Chức, Lê Doanh đã cúi đầu trước tòa và khai rành rọt về từng chi tiết của vụ giết người như chọc dao thế nào, tưới xăng ra sao, tưới bao nhiêu lần để sát hại các cán bộ, chiến sĩ. Chẳng lẽ Chu Hảo mù và điếc hay sao mà không nghe được những lời khai công khai này ngay tại tòa.

Thứ ba, cách nói của Chu Hảo là cách nói ngược khi cho rằng cần phải khởi tố những kẻ “giết cụ Kình”.

Cần nói lại với Chu Hảo rằng Lê Đình Kình là đối tượng cầm đầu nhóm chống đối tại Đồng Tâm, ông ta bị tiêu diệt khi có ý định ném lựu đạn vào phía lực lượng thực thi công vụ. Việc Lê Kình bị tiêu diệt còn là may mắn cho ông ta, nếu không ông ta còn phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật.

Chu Hảo đòi khởi tố, chẳng khác nào biến tội phạm thành nạn nhân và biến lực lượng thực thi công vụ thành tội phạm.

Thực ra, không phải đến bây giờ Chu Hảo mới bênh Lê Đình Kình mà trước đây Chu Hảo cũng đã có quá trình quan hệ với Lê Kình.

Tuy nhiên, với bài viết này thì mới thấy Chu Hảo ngày càng mất chất và đứng về phía bên kia, đi ngược với quốc gia, dân tộc.

Cứ đà này, chắc gì một kết cục có hậu đã đến với Chu Hảo.

Viễn

 Trước, trong và sau khi Tòa án cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm theo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 6 bị cáo, một số luật sư tham gia bào chữa hay không tham gia bào chữa vẫn cố tình có cách nhìn nhận thiếu thiện chí để từ đó quy chụp, đổ lỗi,… vô căn cứ.

Ngày 09/03/2021 luật sư Lê Quốc Quân trên trang facebook cá nhân có loan tải bài viết bình luận về phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm và đính kèm trên nhiều trang facebook cá nhân của các nhà đấu tranh dân chủ như Le Dung vova; Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Lân Thắng,… Trong bài viết Lê Quốc Quân cho rằng:” thấy xót xa cho thận phận và mạng sống con người ở VN khi họ đối mặt với một nền tư pháp hủ bại trong một chế độ toàn trị. Nơi đây mọi quyết định đã nằm trong túi của chủ toạ phiên toà, họ hành động theo lệnh của đảng đã được bàn bạc và quyết định từ trước. Nếu trong khi xét xử mà có sự biến pháp lý thì khi nghị án cũng phải xin ý kiến trước khi quyết định. Như rất nhiều việc khác, công lý cũng chỉ là trò hề, phiên toà chỉ là vở kịch mà bên đạo diễn càng muốn kết thúc theo ý đồ của họ càng sớm càng tốt. ….”.

Xét xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm: Trình độ hay nhận thức của luật sư Lê Quốc Quân có vấn đề?

Lê Quốc Quân một luật sư, một nhân vật bất đồng chứng kiến tại Việt Nam được tổ chức Quốc gia hỗ trợ dân chủ của Mỹ đào tạo, được xem là nhà hoạt động xã hội nhân quyền tại Việt Nam. Dù là một luật sư nhưng Quân không tuân thủ pháp luật Việt nam. Hết lần này đến lần khác vi phạm, đã bị pháp luật Việt Nam xử lý nhưng Quân không hề thay đổi. Lê Quốc Quân đã từng phạm tội trốn thuế, đã từng tham gia tụ tập đông người, kích động gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, nhiều lần lợi dụng danh nghĩa yêu nước, biểu tình phản đối Trung Quốc để cùng nhiều người tụ tập gây rối trật tự công cộng. Khoác áo “yêu nước” nhưng Quân đã thể hiện thái độ coi thường pháp luật, chống đối và đòi lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; kích động và lợi dụng chính những người biểu tình để gây mất ổn định an ninh chính trị, sau đó đưa lên internet những thông tin xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động chia rẽ quan hệ giữa quần chúng nhân dân với các cấp chính quyền, công khai đòi thay đổi chế độ… hành vi của Lê Quốc Quân là đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân đã bị đông đảo quần chúng nhân dân nên án, pháp luật Việt Nam nghiêm trị. Xong vẫn chứng nào tật ấy; được sự hậu thuẫn, tài trợ của các tổ chức phản động từ nước ngoài Quân vẫn thường xuyên có những bài viết xuyên tạc sự thật, bình luận vô căn cứ về tình hình thực tiễn ở Việt Nam, phá hoại công cuộc đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản việt Nam với mục đích có được các gói tài trợ của các tổ chức phản động nước ngoài chống phá Việt Nam. Quân là một luật sư có hiểu biết mà lại cho rằng nền tư pháp Việt Nam là:” nền tư pháp hủ bại trong một chế độ toàn trị.” đó là sự vu khống, nói xấu, bôi nhọ chế độ xã hội ở Việt Nam. Luật pháp Việt Nam nghiêm minh, bình đẳng với mọi công dân Việt Nam cho dù là ai; Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam nếu không làm tròn bổn phận của mình, không chấp hành đường lối, cương lĩnh, điều lệ đảng… nói và làm ngược lại gây tổn hại tới lợi ích quốc gia, dân tộc…thì dù có là Ủy viên Trung ương Đảng vẫn bị xử lý theo pháp luật như thường. Một luật sư người Việt Nam, không chấp hành pháp luật Việt Nam đã nhiều lần vi phạm và bị xử lý nhưng không chuyển biến lại giám tuyên truyền rằng:” Nơi đây mọi quyết định đã nằm trong túi của chủ toạ phiên toà, họ hành động theo lệnh của đảng đã được bàn bạc và quyết định từ trước.”, ” công lý cũng chỉ là trò hề, phiên toà chỉ là vở kịch” đây là một sự vu khống trắng trợn, đổi trắng thay đen, phỉ báng, nói xấu chế độ…. Bản án xã Đồng Tâm đã được cơ quan điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, điều tra, truy tố, tố tụng chặt chẽ, có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng phạm tội không thể chối cãi, vi phạm pháp luật Việt Nam…..Mọi hành vi phạm tội và khung hình phạt đều được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được áp dụng với mọi công dân Việt Nam không loại trừ bất cứ một ai. Lê Quốc Quân không được tham gia phiên tòa nhưng lại phát ngôn bừa bãi rằng phiên tòa:”chỉ xét xử 2 ngày thì không bao giờ là  đầy đủ” thế mới thấy rằng trình độ của một vị luật sư không được xã hội tin dùng như Quân cao đến mức nào.

Việt Nam là một nước Tự do và độc lập, nhân dân Việt Nam tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam, bằng trí tuệ và nghị lực Việt Nam xây dựng một nhà nước Việt Nam của dân, do dân và vì dân; mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước hiến pháp và pháp luật với mục tiêu: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mọi hành động chống phá, phá hoại công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam đều bị xử lý, nghiêm trị bằng pháp luật Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo công cuộc đổi mới thành công trên tất cả các lĩnh vực mà bằng chứng là Đất nước giữ vững được độc lập, an ninh chính trị ổn định, an toàn; đối ngoại được mở rộng; môi trường dần được cải thiện; đời sống của nhân dân được nâng lên rõ dệt, chỉ số hạnh phúc của người dân từng bước được nâng cao và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sau 25 năm, thu nhập đầu người Việt Nam đã cao gấp 9,75 lần, tăng 54 hạng (từ 175 lên 121, trong Asean vượt qua Philippines) và về qui mô nền kinh tế lớn gấp 12,9 lần, vượt qua 21 quốc gia (trong Asean có Singapore và Malaysia). Việt Nam đã đưa nền kinh tế tăng gấp 10 lần cả về qui mô lẫn mức sống của người dân, tăng 21 hạng về qui mô nền kinh tế và tăng 54 hạng về thu nhập đầu người (thịnh vượng) trên bảng xếp hạng các quốc gia. Quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội đã từng bước được phát huy, góp phần tích cực động viên nhân dân phấn khởi đẩy mạnh lao động sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc mở rộng hơn, được xây dựng và củng cố vững chắc hơn.

Trong giai đoạn hiện nay, Dịch bệnh COVID hoành hành khắp nơi trên toàn thế giới, với sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính phủ nhân dân Việt Nam lại một lần nữa chiến thắng đại dịch COVID-19, phát triển kinh tế xã hội, là điểm sáng trên bản đồ thế giới về phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế. Niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố. Thực hiện các ý đồ đen tối với những luận điệu “phản biện xã hội”, “đấu tranh dân chủ , nhân quyền”; xây dựng “xã hội dân sự”, bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ lãnh thổ…để xuyên tạc đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước; kích động tư tưởng, thái độ thù địch… lực lượng các thế lực thù địch núp dưới vỏ bọc hoạt động “dân chủ “để nói xấu Đảng, nói xấu chế độ, kích động nhân dân làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm phương hại cho cách mạng, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cũng chỉ vì những gói tài trợ của các tổ chức như: Tổ Chức VOICE Australia, Hội Luật Sư Úc Việt (VALA), Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền (HRRF), và Tổ Chức Tự Do Việt (Viet Liberty)…các tổ chức phản động lưu vong tại hải ngoại mang lại những đồng DOLA bẩn thỉu cho chúng mà thôi.

Chúng ta cần cảnh giác, đấu tranh không khoan nhượng với những luận điệu xuyên tạc bản chất của chế độ dân chủ và những thành tựu về dân chủ ở nước ta với những thủ đoạn, biện pháp vừa trắng trợn, vừa tinh vi và đều nhằm tới mục đích là chống phá cách mạng Việt Nam, hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vai trò của Nhà nước XHCN, phủ nhận bản chất ưu việt của chế độ dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Văn Đức

 Xét xử vụ án Đồng Tâm và chính biến tại Myanmar là hai sự kiện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. “Tát nước theo mưa”, một số đối tượng xấu, chống đối, cơ hội chính trị đã xuyên tạc thông tin, lập luận lắt léo để bẻ lái vấn đề, tạo cớ đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang.

Sự thật của cái gọi là “Bài học phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” nhìn từ Myanmar
Thủ đoạn phi chính trị hóa Quân đội của Việt Nam.

“Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là một thủ đoạn được các đối tượng chống phá thực hiện một cách xuyên suốt nhằm làm suy yếu sức mạnh quốc gia, tạo điều kiện lật đổ chế độ. Lợi dụng việc xét xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm và bất ổn tại Myanmar, các đối tượng ra sức xuyên tạc thông tin, hướng lái dư luận theo hướng đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang.

Bàn về cái gọi là “Chính biến thành Naypyidaw và bài học phi chính trị hóa lực lượng vũ trang cho Việt Nam”?!

Khi nói về sức mạnh của việc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, cụ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết: “Trở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Ngòi bút của một người chân chính sẽ là một thứ vũ khí sắc bén để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên của xã hội. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, không ít đối tượng xấu đã sử dụng những “ngòi bút cong”, ngòi bút được bơm bằng “mực đô-la” để rêu rao những luận điệu, tư tưởng sai trái, vô căn cứ, bịa đặt chống phá chính quyền.

Nhiều đối tượng chống phá, cơ hội chính trị núp dưới vỏ bọc “nhà báo”, lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã tiến hành nhiều hoạt động công kích, bôi nhỏ, bẻ lái thông tin một cách hết sức trắng trợn. Trong số những “ngòi bút máu” đang tấn công nền hòa bình, ổn định của dân tộc, chúng ta không thể bỏ qua cái tên Phạm Minh Vũ. Với sự câu kết, móc nối chặt chẽ với Việt Tân, Phạm Minh Vũ đã xây dựng, phát tán những bài viết với nội dung hết sức lệch lạc.

Trong một bài viết với tiêu đề “Chính biến thành Naypyidaw và bài học phi chính trị hóa lực lượng vũ trang cho Việt Nam” được Việt Tân đăng tải một lần nữa chúng ta lại chứng kiến “tài” xuyên tạc thông tin bất chấp thực tế của Phạm Minh Vũ. Trong đó, y rêu rao rằng: “Ở các nước có nền Dân chủ mạnh mẽ, thì quân đội hay Lực lượng vũ trang chỉ giữ đúng vai trò bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân”, “Máu đã đổ ở Miến Điện, hay Đồng Tâm khi lực lượng vũ trang nghe theo lệnh cấp trên, điều đó là quân đội bị chính trị hoá”,  “Nhìn qua Myanmar và rõ nhất ở Đồng Tâm, Việc phi chính trị hoá LLVT là cần thiết”…

Đừng hòng dối trá

Việc móc nối, so sánh vụ việc ở Myanmar với vụ án Đồng Tâm được dựng lên một cách thô thiển, phi logic. Cần phải thấy rõ, hai vấn đề này có bản chất hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng, xuyên tạc bản chất của vụ việc.

Trước hết, nói về vấn đề Myanmar, những căng thẳng leo thang bắt nguồn từ cuộc chính biến khi lực lượng quân sự bắt giữ một số quan chức của chính quyền dân sự nước này. Nguyên nhân của sự việc bắt nguồn từ các cáo buộc trong gian lận bầu cử diễn ra hồi tháng 11/2020. Đây là vấn đề chính trị.

Trong khi đó, Đồng Tâm là một vụ án hình sự. Một số đối tượng tiếm danh “nhân dân” đã tiến hành các hoạt động tranh cướp đất quốc phòng. Đỉnh điểm của vụ việc là khi lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, các đối tượng “Tổ đồng thuận” đã tiến hành chống đối, sử dụng vũ khí, bom, xăng để tấn công lực lượng chức năng. Khi bị trấn áp, chúng đã ra tay tàn nhẫn, khiến 3 cán bộ công an hi sinh. Những sai phạm của các bị cáo là hoàn toàn rõ ràng, không có cớ gì để “chính trị hóa”, “quốc tế hóa” vụ án Đồng Tâm. Đồng thời, không một lý do, không một luận điệu nào có thể bao biện cho hành vi phạm pháp trắng trợn, manh động, dã man, coi thường tính mạng của người khác, có tổ chức nhưng những gì các đối tượng tại Đồng Tâm đã thực hiện. Tất cả giọng điệu cho rằng “chính quyền đàn áp nhân dân”, “cố tình nổ súng tiêu diệt dân oan” chỉ là sự bịa đặt trắng trợn.

Về giọng điệu đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, nói thẳng trên thế giới không có bất kỳ quốc gia nào tồn tại lực lượng vũ trang “phi chính trị”. Ngay cả các nước tư bản, việc “trung lập” của lực lượng vũ trang cũng không phải là tuyệt đối. Cần phải thấy rằng, tại các nước theo chế độ đa đảng, việc lực lượng vũ trang “trung lập” là để tạo ra “sự công bằng” giữa các đảng phái trong tiến trình bầu cử. Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết. Thực tế, giới chức quân sự vẫn thường xuyên can dự vào đời sống chính trị của đất nước. Đồng thời, quân đội một quốc gia vẫn tuân thủ đường lối chính trị của người đứng đầu, mà cụ thể, là đảng phái đang cầm quyền trong thời điểm đó.

Đối với Việt Nam, Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đồng thời, quyền lực Nhà nước là thống nhất. Do đó, lực lượng vũ trang trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân là điều tất yếu. Chính thực tiễn cuộc cách mạng tại Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất cho việc Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang là điều kiện tiên quyết để giữ vững hòa bình, ổn định, độc lập xã hội.

Giọng điệu đổ lỗi cho chính quyền, tẩy trắng cho những kẻ phạm tội tại Đồng Tâm là hành động bao che, tiếp tay, cổ súy cho tội ác. Việc lấy những căn cứ sai trái, bịa đặt để kêu đưa ra yêu sách đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang một lần nữa cho chúng ta thấy rõ bộ mặt đầy xấu xa, tiêu cực của những kẻ núp bóng “nhân quyền”.

Bảo An

 

Những ngày qua, hầu hết trên các mặt báo lớn nhỏ trên khắp thế giới đều đưa tin về tình hình biểu tình tại Myanmar. Đáng chú ý, Liên Hiệp Quốc cho biết đã có 38 người thiệt mạng tại Myanmar chỉ trong ngày 3-3 khi quân đội nước này dùng bạo lực đối phó với các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự.

Thế giới thật sự ngỡ ngàng và gọi đây là "ngày đẫm máu nhất" tại Myanmar. Các nhân chứng cho biết cảnh sát và binh sĩ Myanmar đã sử dụng đạn thật nhắm vào người biểu tình. Các nguồn tin cho biết trong số những người chết có 4 trẻ em. Hàng trăm người biểu tình đã bị bắt.

Đây đúng là tội ác đấm máu mà nhà cầm quyền Myanmar phản ứng với các cuộc biểu tình của người dân. Liên quan đến sự việc, ông Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nói việc quân đội một nước cầm súng chĩa vào người dân nước mình là “đỉnh cao của sự ô nhục quốc gia”. “Chúng tôi ghê tởm với các hành động chống lại thường dân của các lực lượng an ninh”. Ông nói.

Có thể thấy các cuộc biểu tình, bạo loạn đang diễn ra tại Myanmar lúc này được xem là tâm điểm của mọi sự chú ý. Nhưng việc quân đội dùng đạn thật để ngăn cản người biểu tình gây quá nhiều thương vong như vậy thật khiến cho dư luận không tránh khỏi sự bất bình.

Cũng liên quan đến sự việc này, Việt Tân lại giở trò hèn khi lợi dụng sức nóng từ tình hình chính trị - xã hội tại Myanmar, nhất là sau phát biểu của ông Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan để “mượn gió bẻ măng” tiếp tục xuyên tạc vụ án Đồng Tâm để tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam.

Trong bài viết “MYANMAR VÀ ĐỒNG TÂM GIỐNG NHAU: CÁC LỰC LƯỢNG AN NINH GIẾT DÂN”. Nhấn mạnh vấn đề trên, admin bài viết phân tích: “Qua lời phát biểu của ông đã làm cho nhiều người dân Việt Nam liên tưởng đến sự kiện Đồng Tâm. Nhà cầm quyền CSVN đã huy động hơn 3000 người thuộc lực lượng an ninh đã bắn chết cụ Lê Đình Kình vào giữa đêm khuya. Tuy sự kiện khác nhau nhưng có điểm giống nhau như lời ông Ngoại trưởng Singapore nói: "… ghê tởm với các hành động chống lại thường dân của các lực lượng an ninh" và ông cho rằng hành động chỉa súng vào người dân là 'đỉnh cao của sự ô nhục quốc gia'”.

Đúng là chỉ có kẻ “thần kinh chính trị” mới có thể liên đới 2 sự việc trên để tuyên truyền nói xấu Việt Nam. Một bên là người dân đi biểu tình và sự ra tay tàn nhẫn của quân đội; còn sự việc Đồng Tâm đã quá rõ ràng, dù không muốn nhắc lại nhưng việc bất đắc dĩ công an phải nổ súng để tiêu diệt một ông “trùm” có phương thức hoạt động của một kẻ khủng bố. Đúng là “cá mè một lứa”, những kẻ khủng bố bênh vực nhau cũng chẳng có gì lấy làm lạ.

Chúng ta chẳng còn lạ lẫm gì với những trò hề mà Việt Tân tấu hài trên mạng xã hội suốt nhiều năm qua. Nhưng những bài viết như trên khiến cho chúng ta thật yên tâm phần nào khi tổ chức này chẳng khác nào một nhóm ô hợp gồm những kẻ “thần kinh chính trị”, yếu kém về năng lực, ngu dốt về chính trị.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nêu cao cảnh giác, không được chủ quan vì thủ đoạn của chúng luôn tiềm ẩn những nguy hiểm. Đặc biệt, họ luôn biết chọc ngoáy vào các vấn đề nhạy cảm, được dư luận quan tâm chú ý nhiều như vụ Đồng Tâm. Hơn nữa, hôm nay phiên tòa phúc thẩm các đối tượng chính vụ án Đồng Tâm được bắt đầu nên đám khủng bố Việt Tân, các nhà rận chủ, những con kền kền sẽ không buông tha cho các bị can, không dễ dàng từ bỏ một sự việc nóng sốt suốt 2 năm vừa qua để truc lợi từ những đồng tiền được rót về của một kế hoạch tổng thể lợi dụng vụ án Đồng Tâm để chống chính quyền nhân dân, bôi nhọ ngành tư Pháp của Việt Nam.

Mã Phi Long

 Lê Đình Công và 5 người kháng cáo cùng thừa nhận hành vi phạm tội. Họ xin tòa phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt sau khi VKS đề nghị tuyên y án sơ thẩm.

Theo thông tin đăng tải trên Zing.vn, chiều 9/3, nhóm 6 bị cáo có đơn xin giảm nhẹ hình phạt liên quan vụ chống đối người thi hành công vụ ở thôn Hoành, Đồng Tâm (Hà Nội), lần lượt nói lời sau cùng trước khi tòa phúc thẩm đưa ra phán quyết.

Lê Đình Công trình bày sau khi vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra, bị cáo rất ăn năn hối cải. Quá trình xét xử phúc thẩm, Lê Đình Công cho rằng bản thân đã khai báo thành khẩn. Người bị cáo buộc chủ mưu vụ án mong muốn HĐXX chấp nhận kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt.

Bị cáo Bùi Viết Hiểu nói rằng năm nay ông ta 78 tuổi, sức khỏe yếu. Bị cáo thừa nhận phạm tội như những gì đã khai nên mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Có cùng mong muốn được giảm án, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến và Bùi Thị Nối kiến nghị cấp phúc thẩm áp dụng thêm các tình tiết giảm nhẹ để làm căn cứ chấp nhận đơn kháng cáo của họ.

Trước đó, đại diện VKSND Cấp cao dành hơn một giờ để đối đáp lại quan điểm của nhóm luật sư bào chữa cho 6 bị cáo kháng án.

Theo kiểm sát viên, một số luật sư bào chữa thắc mắc về đoạn video được sử dụng trong vụ án và số lựu đạn do Nguyễn Quốc Tiến mua là lựu đạn giả.

Đối đáp quan điểm này, công tố viên lập luận theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự, vụ án xảy ra ở Hà Nội nên Công an Hà Nội điều tra là đúng thẩm quyền. Quá trình tố tụng từ khi xảy ra vụ án, đại diện VKSND TP Hà Nội và các luật sư đều tham gia nên các chứng cứ đảm bảo tính khách quan.

Đại diện VKS phân tích mục đích lực lượng chức năng về làm nhiệm vụ ở thôn Hoành nhằm đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương này. Tuy nhiên, các bị cáo đã chuẩn bị từ trước, tấn công cảnh sát tại khu vực cổng thôn.

“Trường hợp này lực lượng chức năng đang thực thi nhiệm vụ nên hành vi chống đối ở đây là chống người thi hành công vụ”, kiểm sát viên khẳng định.

Về quan điểm cho rằng các bị cáo ném lựu đạn nhưng vật này không nổ, đại diện VKS phân tích việc lựu đạn không nổ nằm ngoài ý muốn của các bị cáo. Kiểm sát viên cũng ghi nhận đoạn video mô phỏng được trình chiếu tại phiên tòa sơ thẩm là để tiện theo dõi tại toà. Còn chứng cứ cơ quan tố tụng sử dụng trong vụ án đã có trong các tài liệu khác.

6 bị cáo trong vụ án ở Đồng Tâm hối cải, xin giảm án ảnh 1
VKS đề nghị tòa phúc thẩm bác đơn xin giảm án của 6 bị cáo. - Ảnh: Zing.vn

Như báo Tuổi Trẻ đã đưa tin, trước đó, ngày 14/9/2020, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt 5 bị cáo trên về cùng tội "giết người", trong đó: Lê Đình Công, Lê Đình Chức đều lãnh án tử hình; Lê Đình Doanh bị phạt tù chung thân; Bùi Viết Hiểu 16 năm tù; Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù.

Ngoài ra, cùng bị tuyên án về tội "giết người" còn có bị cáo Nguyễn Văn Tuyển bị tòa tuyên phạt 12 năm tù.

23 bị cáo còn lại bị tòa sơ thẩm tuyên phạt các mức án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù về cùng tội "chống người thi hành công vụ". Trong đó, bị cáo Bùi Thị Nối bị tuyên phạt 6 năm tù về tội danh này.

Bản án sơ thẩm xác định, từ năm 2013 tại xã Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình và một số người thành lập tổ đồng thuận lôi kéo nhiều người dân tham gia khiếu kiện, vu khống chính quyền cướp đất, thực hiện nhiều vụ bắt giữ người gây mất trật tự.

Các bị cáo Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến có vai trò chính trong nhóm bị truy tố tội giết người.

Các bị cáo nhiều lần tổ chức họp quay video kêu gọi chống đối, tuyên bố nếu lực lượng công an về Đồng Tâm sẽ giết 300-500 người.

Rạng sáng 9/1, khi công an di chuyển đến gần thôn Hoành để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch, các bị cáo đã đánh kẻng, bắn pháo sáng. Các bị cáo cũng dùng gạch đá, bom xăng ném về lực lượng công an.

Tổ công tác nhiều lần phát loa kêu gọi các bị cáo dừng hành vi chống đối nhưng nhóm này vẫn tiếp tục ném bom xăng.

Bị cáo Chức dùng tuýp sắt gắn dao bầu đâm làm 3 chiến sĩ công an rơi xuống hố. Chức tiếp tục dùng tuýp gắn dao bầu chọc xuống hố. Chức và Doanh đổ xăng ra chậu đốt rồi gạt xuống hố, tiếp tục đổ thêm 3-5 lần xăng xuống hố làm 3 chiến sĩ thiệt mạng.

HĐXX nhận định bị cáo Công là một trong những người gây ra cái chết của 3 chiến sĩ nên có vai trò quan trọng nhất.

Bị cáo Lê Đình Chức trực tiếp dùng tuýp sắt gắn dao bầu đâm các chiến sĩ công an rơi xuống hố, cùng Doanh đổ xăng đốt. Ba chiến sĩ chết vô cùng tang thương, thể hiện sự quyết liệt của bị cáo trong thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi của bị cáo Chức là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết đối với 3 chiến sĩ công an.

Đối với 19 người còn lại trong nhóm bị cáo bị truy tố tội giết người, HĐXX cho rằng họ bị ông Kình, Công, Hiểu lôi kéo tham gia khiếu kiện hứa hẹn chia đất Đồng Sênh nên đã tham gia tổ đồng thuận chống đối lực lượng chức năng.

Tòa nhận thấy các bị cáo đều là nông dân chất phác, thiếu hiểu biết pháp luật nên đã bị ông Kình, Công, Hiểu lôi kéo. Họ đều không trực tiếp thực hiện hành vi gây ra cái chết cho 3 nạn nhân.

Ngày 8/3/2021, phiên tòa phúc thẩm hình sự 6 bị cáo vụ án Đồng Tâm có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, trong đó bị cáo Lê Đình Công từ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt lại thay đổi kháng cáo tại phiên tòa ‘kêu oan’ và sau đó lại không kêu oan mà xin giảm nhẹ hình phạt nhưng RFA lại cố tình đăng tải thông tin phiên tòa bị  ‘mất phần đuôi’…

Hôm nay 8/3, Tòa án cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm hình sự đối với 6 bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt và dự kiến phiên tòa sẽ kết thúc vào ngày 10/3. Ngày đầu tiên xét xử phúc thẩm, báo chí Việt Nam tham dự đã loan tải đầy đủ thông tin về diễn biến phiên tòa (có cả ghi âm, ghi hình) nhưng không hiểu sao RFA vẫn cứ một mình đăng tải thông tin một cách thiếu toàn vẹn, thiếu khách quan và cố tình hướng lái dư luận hiểu sai về kháng cáo của bị cáo Lê Đình Công cũng như bản chất vụ án này.

Ngày hôm nay, RFA cũng vội vàng đưa tin về phiên tòa xét xử từ tiêu đề cho đến nội dung của bài viết đều thể hiện rõ một vấn đề ‘bị cáo Lê Đình Công thay đổi kháng cáo từ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt sang kháng cáo kêu oan’. Bên cạnh đó, lời khai của Lê Đình Công từ việc đe dọa sẽ giết 300 công an nếu vào làng Đồng Tâm, cũng như việc góp tiền, tự tay chuẩn bị bom xăng, vật liệu nổ đến hành vi sử dụng bom xăng để tấn công lực lượng công an,… đã bị RFA bẻ lái theo hướng ‘nhẹ đi’ như “Lê Đình Công chỉ ném hai chai xem với mục đích đe dọa….”. Tuy nhiên, toàn bộ quan điểm bài viết này chỉ là việc RFA ‘dựa vào các thông tin báo chí Việt Nam đã nêu’ để viết lại.

RFA cố tình loan tin sai sự thật về việc bị cáo Lê Đình Công thay đổi kháng cáo

Rõ ràng, các tờ báo của Việt Nam cũng loan tải đầy đủ thông tin từ việc bị cáo Lê Đình Công kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt sau đó tại phiên tòa lại thay đổi kháng cáo sang kêu oan và sau khi trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử lại thay đổi từ kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt. Các báo có phóng viên tham dự phiên tòa như TTXVN, báo Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ, Dân trí,… đều đăng tải và khẳng định về ‘sự thay đổi kháng cáo của bị cáo Lê Đình Công’. Đồng thời, các báo còn mô tả khá rõ ràng về câu hỏi của Hội đồng xét xử và câu trả lời rành mạch của bị cáo Lê Đình Công cũng như các bị cáo khác ở phiên tòa. 

Trong khi đó, RFA không hề được phép có phóng viên tại phiên tòa cũng như chưa có luật sư nào cung cấp thông tin cho RFA (trong bài viết không nêu chỉ nêu luật sư Đặng Đình Mạnh đăng trên facebook về thông tin luật sư tiếp xúc với bị cáo tại phiên tòa) để RFA viết bài viết trên. Rõ ràng, RFA tự viết bài sau khi khái lược các bài viết trên các báo Việt Nam sao lại cố tình ‘cắt đuôi’ và ‘vuốt nhẹ’ lời khai của bị cáo Lê Đình Công ? Điều này phản ánh sự thiếu trung thực, khách quan khi đưa tin nếu như chưa muốn nói rằng ‘cố tình hướng lái dư luận’ hiểu sai về kháng cáo của Lê Đình Công cũng như bản chất vụ án. Phải chăng, nhân dân Việt Nam không biết thông tin này ? Vậy, mục đích mà RFA muốn hướng đến là gì ? 

Theo nhận xét của chúng tôi, RFA muốn:

Thứ nhất, biết là sai nhưng cứ tạo dựng biết đâu có người vẫn tin hay thậm chí làm căn cứ cho những kẻ chống phá Việt Nam lấy làm căn cứ để sử dụng vào mục đích tiếp tục loan tải thông tin thất thiệt. Đặc biệt, là những cá nhân, tổ chức không ở Việt Nam như các tổ chức mang danh nhân quyền, mang danh tự do, các dân biểu và các trang phản động. Điều này thể hiện rất rõ rằng, gần đây RFA là một trong những kênh thông tin giúp tạo hiệu ứng truyền thông dân biểu với việc tổ chức này, tổ chức kia, dân biểu này, dân biểu kia,…. đòi hỏi, kiến nghị, thư ngỏ ‘Hà Nội phải thay đổi. Xem thêm bài viết ỏ đây‘. Sau bài viết này của RFA tất nhiên các trang mạng xã hội sẽ loan tải, chia sẻ ầm ầm trên mạng hòng lấn át các thông tin chính thống.

Thứ hai, RFA mặc dù không có phóng viên được tham dự phiên tòa nhưng vẫn cố tình ‘tổng hợp’ thông tin theo hướng dẫn dắt sai, có lợi cho bị cáo Lê Đình Công (trong bài viết này) hòng để khẳng định rằng những bài viết trước đây khi phản ánh về vụ việc này hay tiếp tay cho tổ chức nhân quyền, tổ chức tự do, dân chủ hoặc dân biểu từng lên tiếng về vụ việc vu cáo, quy chụp Việt Nam là đúng. Quả thật, sự lèo lái của một cơ quan ngôn luận, hãng thông tin với chủ đích xấu quá rõ ràng.

Liệu nhân dân Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào trước bài viết của RFA? Chắc chắn rằng, nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn coi RFA là trang thông tin thiếu thiện chí, lộ rõ hành động phục vụ cho một số tổ chức, cá nhân muốn phá hoại Việt Nam trên các mặt, các lĩnh vực và thông qua vụ án này để tấn công nền tư pháp Việt Nam. Sự bắt tay của RFA với luật sư và một số nhà mang danh đấu tranh dân chủ, đấu tranh nhân quyền và các tổ chức ngoại vi ở hải ngoại, cá nhân dân biểu nước ngoài lâu nay đều thể hiện rõ mưu đồ của RFA. Nhân dân Việt Nam một lần nữa khẳng định rằng, mọi thông tin sai sự thật, thông tin giả đều sớm ‘tắt’ và sự thật sẽ luôn chiến thắng cho dù RFA có ‘biến hóa’ khôn lường thì sự biến hóa đó cũng không làm cho nhân dân Việt Nam thêm ‘vướng bận, quan tâm’. Nhân dân Việt Nam càng bất bình với cách đưa tin của RFA bao nhiêu thì càng thêm tin tưởng vào cơ quan tố tụng, hệ thống tư pháp của Việt Nam bấy nhiêu.

Thanh Bình

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

 Lê Đình Công đã tham gia khi ông Lê Đình Kình thành lập Tổ đồng thuận nhằm “giữ đất” Đồng Sênh. Công nhiều lần livestream và từng dọa sẽ giết 300 cảnh sát nếu họ tiến vào thôn Hoành.

Lê Đình Công (SN 1964) là một trong 6 bị cáo được TAND cấp cao tại Hà Nội đưa ra xét xử phúc thẩm từ sáng 8/3. Công và các đồng phạm bị xác định đã sát hại 3 cảnh sát tại thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) vào sáng 9/1/2020.

Vụ án Đồng Tâm: Lê Đình Công thừa nhận dọa giết 300 cảnh sát

Từ trái qua, các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu

Tòa sơ thẩm đã phạt Công và em là Lê Đình Chức (SN 1980) án tử hình; con của Công là Lê Đình Doanh (SN 1988) án tù chung thân. Ngoài ra, bị cáo Bùi Viết Hiểu (SN 1943) phải nhận 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù đều về tội “Giết người”. Cả 5 người này kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Trong vụ, cấp sơ thẩm xác định Lê Đình Công là chủ mưu cầm đầu, thường xuyên hô hào việc giết công an và còn phân công nhiệm vụ cho các bị cáo khác. Công trực tiếp ném bom xăng, lựu đạn về phía công an nên có vị trí, vai trò cao nhất. Bị cáo đã thành khẩn khai báo nhưng cần loại bỏ vĩnh viễn để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Vụ án Đồng Tâm: Lê Đình Công thừa nhận dọa giết 300 cảnh sátCác bị cáo tại tòa phúc thẩm.

Tại tòa phúc thẩm, Lê Đình Công được khai báo đầu tiên và cho biết trước vụ án này, bản thân từng bị phạt 3 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.

Ban đầu, Công xin thay đổi kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt sang kêu oan vì cho rằng cấp sơ thẩm quy kết bị cáo là chủ mưu, bàn bạc việc chống đối cảnh sát, giết người… là sai. Sau đó, bị cáo này dừng kêu oan, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt, xem xét tội danh và nêu quan điểm, bản thân chỉ có hành vi chống người thi hành công vụ.

Bị cáo này khai khi ông Lê Đình Kình (đã mất) thành lập Tổ đồng thuận nhằm mục đích không cho cơ quan chức năng thu hồi đất tại Đồng Sênh (ở Đồng Tâm), Công đã tham gia.

Lê Đình Công thừa nhận đã góp tiền cho việc chống lại cảnh sát; chế tạo 4 chai bom xăng; bàn bạc và sau đó nhờ người mua lựu đạn.. Ngoài ra, Công nhiều lần livestream các buổi họp của Tổ đồng thuận và qua đây hô hào chống đối cơ quan chức năng.

Bị cáo thừa nhận từng lên mạng, đe dọa sẽ giết 300 cảnh sát nếu họ tiến vào Đồng Tâm nhưng lý giải: “Lúc đó, bị cáo không biết công an sẽ về và nói vì chỉ mong khi thu hồi đất phải có giấy tờ chứ không phải muốn chống đối”.

Đến ngày 9/1/2020, khi lực lượng chức năng vào thôn Hoành đã bị chống đối và sau đó 3 cảnh sát bị ngã xuống hố, bị thiêu nên hi sinh. Về việc này, Công khai không biết và sát hại họ là Lê Đình Chức khi dùng dao chọc, đổ xăng đốt; Công không bàn bạc, cổ vũ. Bị cáo này khẳng định vào sáng hôm xảy ra vụ án, chỉ livestream để hô hào mọi người sáng mai ra Đồng Sênh giữ đất.

Do đó, Lê Đình Công cho rằng mình chỉ có hành vi chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, khi trả lời xét hỏi, bị cáo lại khai đã ném lựu đạn cùng 2 chai bom xăng vào cảnh sát.

Chủ tọa đặt câu hỏi, bị cáo có biết khi ném bom xăng, lựu đạn có khả năng làm chết nhiều người? Lê Đình Công cho rằng khi ném lựu đạn đã không rút chốt và bom chỉ có 2/3 chai là xăng. 

“Bị cáo nhiều tuổi rồi, phải biết ném bom xăng vào nhiều người như vậy sẽ nguy hiểm, có khả năng giết người thế nào” – chủ tọa Ngô Tự Học nói.

X.A (Tienphong.vn)

 Phiên toà phúc thẩm vụ giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại Đồng Tâm - Mỹ Đức - Hà Nội càng đến gần thì phường zân chủ trong nước càng tăng cường các hoạt động xuyên tạc vụ việc trên. Mới đây, zân chủ Mạc Văn Trang kẻ từng “nổi tiếng” trong giới rận chủ Việt khi bày trò “Chọn 10 sự kiện đáng suy nghĩ của năm 2020” đã đăng đàn đòi “Không thực nghiệm, không được kết án” với những luận điệu thể hiện sự đốn mạt của phường zân chủ.

Cụ thể, trên FB cá nhân của mình, Mạc Văn Trang viết:

“Thực nghiệm hiện trường vụ án giết người này rất đơn giản: cho 3 con heo chết, mỗi con chừng 60-70kg xuống cái hố đã xảy ra vụ án (vẫn còn nguyên trạng) cho 3 công an viên đóng là phạm nhân, do tướng Tô Ân Xô chỉ đạo làm theo đúng kịch bản như tướng Xô đã công bố”.

Rõ ràng đầu óc của nhà zân chủ này có vấn đề, không biết ông ta nghĩ gì khi đòi công an thực nghiệm lại hiện trường khi mà chính những đối tượng từ kẻ chủ mưu, cầm đầu đến lũ  tay chân lâu la đều đã cúi đầu nhận tội và cầu xin sự tha thứ của gia đình các nạn nhân. Đến cả những luật sư vốn giỏi cái lý nhận bào chữ cho các bị cáo cũng tỏ ra đuối lý, yếu thế trước toà, thậm chí còn bị chính các thân chủ từ chối sự “giúp đỡ” của mình. 

Bản chất sự việc đã sáng tỏ, rõ như ban ngày như vậy rồi mà mấy ông rận chủ lưu manh vẫn cố tình giả ngu, bày trò này nọ để xuyên tạc thì thật là đáng phỉ nhổ. Đấy là tôi còn chưa nói đến cái ẩn ý mà “lão già” Mạc Văn Trang này đang cố ý ví von này nọ đâu. Các chiến sỹ vì sao hi sinh, họ hi sinh như thế nào thì cả nước Việt Nam này đều biết. Vì thế hãy để cho họ được yên, đừng nên xúc phạm đến anh linh của họ nếu không muốn bị cả cộng đồng, xã hội ghét bỏ

Xin nói với ông Mạc Văn Trang đôi lời thế này, ông có làm zân chủ hay làm gì thì đó là việc của ông, nhưng xin hãy tự trọng, đầu hai thứ tóc, đáng tuổi ông, tuổi bố nhiều người rồi thì đừng có để cho người ta coi thường, khinh bỉ. Việc ông zận này dùng dăm ba cái chiêu trò đê hèn để gây chú ý, để đánh bóng tên tuổi của mình thật sự đáng xấu hổ!

 Cho đến thời điểm hiện tại không thể phủ nhận uy tín của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày càng được nâng cao trong lòng dư luận. Trước khi Đại hội XIII diễn ra, đã có rất nhiều ý kiến mong mỏi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm người đứng đầu Đảng, lèo lái đất nước, đặc biệt là giữ cho lò chống tham nhũng hừng hực cháy. Và quả không phụ sự kỳ vọng, ông tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới. Đối với vận mệnh của đất nước 5 năm tới, đây là một tin đặc biệt hồ hởi tuy nhiên, đối với những kẻ khác thì.…


Đây lại là một món mồi béo bở để chúng thực hiện âm mưu chống phá, thủ đoạn nham hiểm của mình. Đó là lợi dụng sự quan tâm đặc biệt của dư luận đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để tung ra những cái bánh vẽ về thâm cung bí sử, những cuộc đấu đá tranh giành ghế nơi hậu trường chính trị Việt Nam. Tất nhiên, mặc dù đó là thông tin một chiều, không có bất cứ bằng chứng nào, tuy nhiên những kẻ chống phá cũng như các tổ chức phản động, thù địch trong và ngoài nước đã thực hiện thủ đoạn “biến lời nói dối thành sự thật”. Bằng cách ra rả hàng ngày hàng giờ, tung ra liên tiếp và dồn dập những thông tin một chiều về sự việc này, một lần nói bạn sẽ không tin, nhưng một trăm lần tin chắc chúng ta sẽ có chút xao động. Mưa dầm thấm lâu, ngày qua ngày đối diện trước những thông tin xấu độc, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để phân tích và sàng lọc. Đặc biệt, đánh vào tâm lý hiếu kỳ của một bộ phận người dân, cái gì càng gọi là mật, là thông tin nội bộ càng thu hút được sự quan tâm. Chính vì thế, mỗi cái bánh vẽ này đều được đóng mác “MẬT”. Thâm độc hơn, chúng còn lợi dụng thói quen tám chuyện của một bộ phận của người dân là kênh thông tin chính để lan truyền những tin đồn nhảm của mình. Một đồn mười, mười đồn trăm, ai cũng thêm mắm dặm muối cho câu chuyện mình thêm ly kỳ như thể chính mình chứng kiến những sự kiện đó và cuối cùng có những tin giả, thông tin nghe là đã phi lý nhưng vẫn có những người tin và nghe theo một cách mù quáng.

Một điều tối quan trọng, trong những âm mưu này, là phải chọn những người có uy tín, nhận được sự quan tâm của dư luận. Và điều đó cũng là lý do vì sao khi uy tín của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày càng được nâng cao sau Đại hội XIII, thì cũng đồng thời xuất hiện những thông tin xấu độc liên quan đến ông. Đơn cử như mới đây, đối tượng chống phá có thâm niên như Lê Trung Khoa, Nguyễn Văn Đài lại tung tin xuyên tạc rằng, “Trung Quốc ủng hộ ông Phạm Minh Chính lật đổ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để tranh ngôi vị”. Thật nực cười, mới ngày trước cũng chính những kẻ này rêu rao xuyên tạc là “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bán nước cho Trung Quốc”, nay lại quay ngược lại cho rằng “ông Phạm Minh Chính là người của Trung Quốc”??? Thực ra nếu suy nghĩ kĩ thì sâu xa sự việc không phải là câu chuyện ai là người của Trung Quốc, mà chúng muốn lợi dụng tâm lý bài Trung của một số bộ phận người dân để tạo ra sự mâu thuẫn kích động làm lung lay lòng tin của người dân đối với lãnh đạo đất nước. Đó mới là cái thâm hiểm nhất.

Lại nói, không phải ngẫu nhiên mà  Trưởng ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính bị lôi vào cái vòng xoay tranh giành quyền lực này, bởi cho đến thời điểm hiện tại ông là một nhân sự được quan tâm ở Đại hội XIII. Và điều đó cũng lý giải vì sao, cũng chỉ là một con người mà chúng đồn đoán hết tranh ghế Tổng bí thư cho đến Thủ tướng. Thật đáng sợ!

Sắp tới sau khi Hội nghị trung ương kết thúc, khi các chức danh của lãnh đạo đất nước được công bố tin chắc rằng sẽ còn xuất hiện rất nhiều thông tin đồn đoán, xuyên tạc trắng trợn hơn nữa. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bình tĩnh và chọn lọc, nhất là trong thời đại mở thông tin và chính trị ngày càng công khai như hiện nay.

Thu An

 Khi TAND Cấp cao tại Hà Nội dự kiến mở phiên phúc thẩm xét đơn kháng cáo của 6 bị cáo trong vụ án giết người xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, từ ngày 8/3 đến 10/3 dường như ngay lập những kẻ chống phá đang thi nhau vớt vát những gì còn sót lại sau sự việc xảy ra sau vụ án tại Đồng Tâm. Tuy không mới nhưng do kết quả mang lại cho chúng tương đối nhiều trong một quãng thời gian dài nên chúng vẫn tiếp tục sử dụng cho sự việc lần này.

– Thứ nhất, chúng đang tiếp tục cố gắng tạo hiệu ứng tâm lý có vẻ như ủng hộ những người có việc làm sai trái phù phép thành những con người “trượng nghĩa”, những “dân oan” chính hiệu để tiếp tục thực hiện hành động chống phá theo ý đồ của chúng. Điều này có ý nghĩa về lâu về dài động viên cho những người liên quan trong đó có cả gia đình các đối tượng cùng bè lũ chống phá khác trong cả nước. Đây không khác nào là cách thức che chở cho nhau nhằm tạo niềm tin cho các đối tượng tiếp tục manh động nung nấu ý đồ chống phá quyết liệt. Đối với chúng kẻ giết người mang lợi ích cho chúng là “yêu nước”, “dân oan”.

– Thứ hai, theo quy luật khi xảy ra sự việc thì chúng vào kích động, khi những người liên quan bị xử lý thì chúng sẽ kêu oan, viện dẫn tạo không khí tang tóc, thương đau, làm cho nhiều người nhầm ngộ nhận rằng tình hình tại Việt Nam đang u tối, Đảng Cộng Sản Việt Nam là độc tài, “máu lạnh”, không “nhân quyền”. Điều này xuyên suốt quá trình thực hiện hoạt động xấu xa của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đều thể hiện rất rõ. Thậm chí có những việc sai đến mười mươi chúng cũng vẫn vẽ ra con đường, lý do nghe có vẻ hợp lý theo kiểu “đánh lận con đen”, mê hoặc quần chúng nhân dân ở những sự hiểu biết hạn chế nhất định.

– Thứ ba, Tạo sự hoài nghi trong xã hội đặc biệt là hướng tới những người hạn chế hoặc hiểu biết không đầy đủ về sự việc diễn ra bằng những bài viết, hình ảnh, video cắt ghép, chấp vá sai sự thật đến hoàn hảo. Từ đó sinh ra oán trách Đảng, Nhà nước, chế độ, chính quyền và tiếp đó là đứng trước những sự việc chỉ muốn tìm đến những nội dung thông tin không chính thống, đen tối để thỏa mãn sự “hậm hực” trong lòng.

– Thứ tư, thực chất vấn đề khi sự việc Đồng Tâm xảy ra thì những kẻ chống đối không hề có bất cứ cơ hội nào xuất hiện tại hiện trường, đồng thời với cái nhìn sai trái, ý đồ chống phá, chúng đã đến tiếp cận những đối tượng có quan điểm cực đoan tại đây nhằm kích động và khóc thương kiểu “mèo khóc chuột”. Kể cả những luật sự tại phiên tòa cũng bị các bị cáo cho ngừng bào chữa để nhận tội lỗi của mình. Nhiều luật sư còn đăng đàn than trách các bị cáo sau phiên tòa tuyên án. Do vậy chúng không có bất cứ cơ sở nào để có thể đứng vào bàn việc với những gì đã xảy ra tại Đồng Tâm. Do vậy, có thể nói rằng những gì chúng đang nói và viết chỉ là phỏng đoán mà không hề dựa vào sự thật của vụ án mà thôi. Sự phỏng đoán đó chỉ là võ đoán nhằm mưu đồ chống phá Đất nước phần nhiều hơn là đi đến những điều sự thật, công lý.

Nhìn chung, tất cả những việc làm của bọn rận chủ đang thực hiện nhằm để vớt vát những cái cuối cùng còn lại với sự việc xảy ra nhằm hướng đến tạo ngòi nổ âm ỷ trong xã hội nói chung, trong những người dân tại Đồng Tâm nói riêng dù là phiên phúc thẩm sắp tới chỉ là kháng cáo xin giảm án mong nhận được sự khoan hồng từ pháp luật của các bị cáo mà thôi.

Chúng ta cần hết sức cảnh giác trước những việc làm mang tính quy luật này, nếu không rất nhiều người do thiếu hiểu biết mà sẽ tiếp tay cho bọn chống phá đất nước. Những hành vi như thế này có thể gọi là rác trong tư tưởng của những kẻ cơ hội, xấu xa, bỉ ổi. Người dân cần tỉnh táo để quyết tâm quét sạch ra khỏi xã hội, làm sạch không gian mạng đang quá nhiều thông tin với những màu sắc tiêu cực khác nhau diễn ra.

Cuối cùng những kẻ từng “cõng rắn cắn gà nhà”, làm tay sai cho giặc, sẵn sàng sát hại đồng bào thì muôn đời cũng không có 2 từ gọi là “YÊU NƯỚC”, “dân oan”.

LỢI DỤNG PHIÊN TÒA XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN ĐỒNG TÂM VÀ ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA NHỮNG KẺ CƠ HỘI

Theo thông báo của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, ngày 8/3/2021 sẽ tiến hành mở phiên toà hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của 06 bị cáo trong vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) ngày 09/01/2020. Trước đó, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra từ ngày 07 đến 17/9/2020, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt 5/6 bị cáo trên về tội “Giết người”. Trong đó, bị cáo Lê Đình Công và bị cáo Lê Đình Chức bị tuyên án tử hình. Bị cáo Lê Đình Doanh bị tuyên án chung thân. Bị cáo Bùi Viết Hiểu 16 năm tù và bị cáo Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù. Liên quan đến vụ án này, bị cáo Nguyễn Văn Tuyển cũng bị tuyên phạt 12 năm tù về tội “Giết người”, nhưng bị cáo Tuyển không kháng cáo và cũng không bị kháng nghị. 23 bị cáo còn lại tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 15 tháng tù (cho hưởng án treo) đến 6 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”. 06 bị cáo kháng cáo gồm: Lê Đình Công (SN 1964), Lê Đình Chức (SN 1980), Lê Đình Doanh (SN 1988), Bùi Viết Hiểu (SN 1943), Nguyễn Quốc Tiến (SN 1980) và Bùi Thị Nối SN 1958) đều trú tại xã Đồng Tâm. Trong đơn kháng cáo, các bị cáo đều cho rằng mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm (TAND TP Hà Nội) đã tuyên đối với mình là nặng, đồng thời đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét các tình tiết trong vụ án để giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Bùi Thị Nối (bị tuyên mức án 6 năm tù giam) không đồng tình với bản án sơ thẩm nên đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại.

Sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, TAND Thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo của 06 bị cáo đã nêu trên với lý do kháng cáo là tội danh quá nặng so với hành vi mà các bị cáo thực hiện, việc các bị cáo gửi đơn kháng cáo để phúc thẩm vụ án là phù hợp với quy định tố tụng nhằm đảm bảo lợi ích, tránh oan sai. Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân phản động, chống đối chính trị như: Việt Tân, một số trang, báo, đài, một số nhà dân chủ tự xưng… đã lợi dụng sự việc này để tìm cách phủ nhận kết quả của phiên xét xử sơ thẩm trước đó. Cụ thể, trên trang tổ chức khủng bố Việt Tân lớn tiếng cho rằng “kết quả phiên tòa sơ thẩm chẳng khác nào chính quyền Việt Nam đang giết người diệt khẩu”; một số nhà “dân chủ tự xưng” lại cho rằng quá trình điều tra chưa minh bạch, bản án quá nghiệt ngã với các bị cáo… Thậm chí “Đài RFA – Đài Á Châu tự do” còn dẫn theo quan điểm của luật sư Đặng Đình Mạnh (Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh – Qua tìm hiểu, vị luật sư tên Đặng Đình Mạnh này thường xuyên cung cấp thông tin các vụ xét xử cho các trang báo, đài như BBC, Đài Á Châu tự do… trong đó có nội dung xét xử vụ án Đồng Tâm. Đây cũng là người gửi đơn nhận bào chữa cho Phạm Thị Đoan Trang trong vụ tuyên truyền chống Nhà nước, ông luật sư này được nhiều trang báo (dautruongdanchu. org; nhanquyenvn. org; baotiengdan. com; nguoiviet. com…) không chính thống, trang báo phản động tung hô, ca ngợi )cho rằng “Quá trình điều tra có nhiều sai sót, sơ suất dẫn đến quyết định xét xử trở nên phiến diện”. Luật sư Lê Văn Hòa (Văn phòng tại Tp. Hà Nội – người cùng tham gia bào chữa cho các bị cáo cũng từng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, từng giữ chức vụ trong tổ chức Đảng; tuy nhiên sau khi nghỉ hưu ông này lại không chuyển sinh hoạt Đảng, không tham gia sinh hoạt Đảng và viết đơn ra khỏi Đảng với lý do trốn đóng đảng phí…) lại nhận định rằng dư luận đang tranh cãi về vụ việc Đồng Tâm nên chắc chắn chính quyền sẽ “giảm 1 án tử hình” trong 2 án tử hình đã được tuyên trước đây.

Liên quan đến việc tổ chức phiên tòa phúc thẩm này, mặc dù chưa diễn ra nhưng một số tổ chức, cá nhân cơ hội, chống đối chính trị đã đăng tin sai lệch hòng phủ nhận bản án sơ thẩm, đòi lật lại vụ án tại Đồng Tâm để gây phức tạp tình hình ANTT, tạo phản ứng thu hút sự tập trung của dư luận trong và ngoài nước. Thế nhưng, nếu theo dõi toàn bộ quá trình điều tra và xét xử tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, cũng như những chứng cứ được đưa ra, lời khai của các bị cáo thì có thể thấy rằng:

Thứ nhất, việc nhìn nhận còn có điểm phiến diện, sai sót trong qua trình điều tra là điều không chính xác, không có cơ sở. Bởi rõ ràng đây là vụ việc đã được làm sáng tỏ, không có điểm bí ẩn nào, các chứng cứ đều khớp với lời khai của các bị cáo và chính các bị cáo cũng đã thừa nhận những hành vi tàn độc, dã man của mình. Vì vậy, việc kêu gọi điều tra lại thực chất chỉ là một chiêu trò để câu giờ, gây thêm phức tạp cho vụ việc.

Thứ hai, đây là vụ việc gây chấn động lớn trong cả nước và rất được dư luận quan tâm. Mặt khác, kết quả tuyên án trong phiên xét xử sơ thẩm được dư luận xã hội rất đồng tình, ủng hộ bởi nó đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam, chỉ rõ rằng những kẻ vi phạm phải chịu sự trừng trị thích đáng. Do đó, việc phán đoán giảm án chỉ là trò “thầy bói xem voi” của các luật sư đứng ra bào chữa cho các bị can trong vụ án Đồng Tâm.

Tóm lại, phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 08/3/2021 sẽ là thước đo xem xét lại toàn bộ hành vi của các bị cáo và từ đó sẽ có những cân nhắc điều chỉnh hay giữ mức án tuyên tại phiên xét xử sơ thẩm. Những hành động kích bác dư luận, bênh vực cho các bị cáo, phủ nhận hay xuyên tạc kết quả của phiên tòa sơ thẩm thực chất chỉ là việc “chạy án” trong tư duy của những kẻ chống đối pháp luật Việt Nam. Chắc chắn một điều rằng, công lý sẽ được thực thi và những kẻ phạm tội phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

ĐNNM

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.