Ngày 8/3/2021, phiên tòa phúc thẩm hình sự 6 bị cáo vụ án Đồng Tâm có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, trong đó bị cáo Lê Đình Công từ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt lại thay đổi kháng cáo tại phiên tòa ‘kêu oan’ và sau đó lại không kêu oan mà xin giảm nhẹ hình phạt nhưng RFA lại cố tình đăng tải thông tin phiên tòa bị ‘mất phần đuôi’…
Hôm nay 8/3, Tòa án cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm hình sự đối với 6 bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt và dự kiến phiên tòa sẽ kết thúc vào ngày 10/3. Ngày đầu tiên xét xử phúc thẩm, báo chí Việt Nam tham dự đã loan tải đầy đủ thông tin về diễn biến phiên tòa (có cả ghi âm, ghi hình) nhưng không hiểu sao RFA vẫn cứ một mình đăng tải thông tin một cách thiếu toàn vẹn, thiếu khách quan và cố tình hướng lái dư luận hiểu sai về kháng cáo của bị cáo Lê Đình Công cũng như bản chất vụ án này.
Ngày hôm nay, RFA cũng vội vàng đưa tin về phiên tòa xét xử từ tiêu đề cho đến nội dung của bài viết đều thể hiện rõ một vấn đề ‘bị cáo Lê Đình Công thay đổi kháng cáo từ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt sang kháng cáo kêu oan’. Bên cạnh đó, lời khai của Lê Đình Công từ việc đe dọa sẽ giết 300 công an nếu vào làng Đồng Tâm, cũng như việc góp tiền, tự tay chuẩn bị bom xăng, vật liệu nổ đến hành vi sử dụng bom xăng để tấn công lực lượng công an,… đã bị RFA bẻ lái theo hướng ‘nhẹ đi’ như “Lê Đình Công chỉ ném hai chai xem với mục đích đe dọa….”. Tuy nhiên, toàn bộ quan điểm bài viết này chỉ là việc RFA ‘dựa vào các thông tin báo chí Việt Nam đã nêu’ để viết lại.
Rõ ràng, các tờ báo của Việt Nam cũng loan tải đầy đủ thông tin từ việc bị cáo Lê Đình Công kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt sau đó tại phiên tòa lại thay đổi kháng cáo sang kêu oan và sau khi trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử lại thay đổi từ kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt. Các báo có phóng viên tham dự phiên tòa như TTXVN, báo Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ, Dân trí,… đều đăng tải và khẳng định về ‘sự thay đổi kháng cáo của bị cáo Lê Đình Công’. Đồng thời, các báo còn mô tả khá rõ ràng về câu hỏi của Hội đồng xét xử và câu trả lời rành mạch của bị cáo Lê Đình Công cũng như các bị cáo khác ở phiên tòa.
Trong khi đó, RFA không hề được phép có phóng viên tại phiên tòa cũng như chưa có luật sư nào cung cấp thông tin cho RFA (trong bài viết không nêu chỉ nêu luật sư Đặng Đình Mạnh đăng trên facebook về thông tin luật sư tiếp xúc với bị cáo tại phiên tòa) để RFA viết bài viết trên. Rõ ràng, RFA tự viết bài sau khi khái lược các bài viết trên các báo Việt Nam sao lại cố tình ‘cắt đuôi’ và ‘vuốt nhẹ’ lời khai của bị cáo Lê Đình Công ? Điều này phản ánh sự thiếu trung thực, khách quan khi đưa tin nếu như chưa muốn nói rằng ‘cố tình hướng lái dư luận’ hiểu sai về kháng cáo của Lê Đình Công cũng như bản chất vụ án. Phải chăng, nhân dân Việt Nam không biết thông tin này ? Vậy, mục đích mà RFA muốn hướng đến là gì ?
Theo nhận xét của chúng tôi, RFA muốn:
Thứ nhất, biết là sai nhưng cứ tạo dựng biết đâu có người vẫn tin hay thậm chí làm căn cứ cho những kẻ chống phá Việt Nam lấy làm căn cứ để sử dụng vào mục đích tiếp tục loan tải thông tin thất thiệt. Đặc biệt, là những cá nhân, tổ chức không ở Việt Nam như các tổ chức mang danh nhân quyền, mang danh tự do, các dân biểu và các trang phản động. Điều này thể hiện rất rõ rằng, gần đây RFA là một trong những kênh thông tin giúp tạo hiệu ứng truyền thông dân biểu với việc tổ chức này, tổ chức kia, dân biểu này, dân biểu kia,…. đòi hỏi, kiến nghị, thư ngỏ ‘Hà Nội phải thay đổi. Xem thêm bài viết ỏ đây‘. Sau bài viết này của RFA tất nhiên các trang mạng xã hội sẽ loan tải, chia sẻ ầm ầm trên mạng hòng lấn át các thông tin chính thống.
Thứ hai, RFA mặc dù không có phóng viên được tham dự phiên tòa nhưng vẫn cố tình ‘tổng hợp’ thông tin theo hướng dẫn dắt sai, có lợi cho bị cáo Lê Đình Công (trong bài viết này) hòng để khẳng định rằng những bài viết trước đây khi phản ánh về vụ việc này hay tiếp tay cho tổ chức nhân quyền, tổ chức tự do, dân chủ hoặc dân biểu từng lên tiếng về vụ việc vu cáo, quy chụp Việt Nam là đúng. Quả thật, sự lèo lái của một cơ quan ngôn luận, hãng thông tin với chủ đích xấu quá rõ ràng.
Liệu nhân dân Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào trước bài viết của RFA? Chắc chắn rằng, nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn coi RFA là trang thông tin thiếu thiện chí, lộ rõ hành động phục vụ cho một số tổ chức, cá nhân muốn phá hoại Việt Nam trên các mặt, các lĩnh vực và thông qua vụ án này để tấn công nền tư pháp Việt Nam. Sự bắt tay của RFA với luật sư và một số nhà mang danh đấu tranh dân chủ, đấu tranh nhân quyền và các tổ chức ngoại vi ở hải ngoại, cá nhân dân biểu nước ngoài lâu nay đều thể hiện rõ mưu đồ của RFA. Nhân dân Việt Nam một lần nữa khẳng định rằng, mọi thông tin sai sự thật, thông tin giả đều sớm ‘tắt’ và sự thật sẽ luôn chiến thắng cho dù RFA có ‘biến hóa’ khôn lường thì sự biến hóa đó cũng không làm cho nhân dân Việt Nam thêm ‘vướng bận, quan tâm’. Nhân dân Việt Nam càng bất bình với cách đưa tin của RFA bao nhiêu thì càng thêm tin tưởng vào cơ quan tố tụng, hệ thống tư pháp của Việt Nam bấy nhiêu.
Thanh Bình
Nguồn: Đấu trường Dân chủ