Lê Đình Công và 5 người kháng cáo cùng thừa nhận hành vi phạm tội. Họ xin tòa phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt sau khi VKS đề nghị tuyên y án sơ thẩm.

Theo thông tin đăng tải trên Zing.vn, chiều 9/3, nhóm 6 bị cáo có đơn xin giảm nhẹ hình phạt liên quan vụ chống đối người thi hành công vụ ở thôn Hoành, Đồng Tâm (Hà Nội), lần lượt nói lời sau cùng trước khi tòa phúc thẩm đưa ra phán quyết.

Lê Đình Công trình bày sau khi vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra, bị cáo rất ăn năn hối cải. Quá trình xét xử phúc thẩm, Lê Đình Công cho rằng bản thân đã khai báo thành khẩn. Người bị cáo buộc chủ mưu vụ án mong muốn HĐXX chấp nhận kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt.

Bị cáo Bùi Viết Hiểu nói rằng năm nay ông ta 78 tuổi, sức khỏe yếu. Bị cáo thừa nhận phạm tội như những gì đã khai nên mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Có cùng mong muốn được giảm án, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến và Bùi Thị Nối kiến nghị cấp phúc thẩm áp dụng thêm các tình tiết giảm nhẹ để làm căn cứ chấp nhận đơn kháng cáo của họ.

Trước đó, đại diện VKSND Cấp cao dành hơn một giờ để đối đáp lại quan điểm của nhóm luật sư bào chữa cho 6 bị cáo kháng án.

Theo kiểm sát viên, một số luật sư bào chữa thắc mắc về đoạn video được sử dụng trong vụ án và số lựu đạn do Nguyễn Quốc Tiến mua là lựu đạn giả.

Đối đáp quan điểm này, công tố viên lập luận theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự, vụ án xảy ra ở Hà Nội nên Công an Hà Nội điều tra là đúng thẩm quyền. Quá trình tố tụng từ khi xảy ra vụ án, đại diện VKSND TP Hà Nội và các luật sư đều tham gia nên các chứng cứ đảm bảo tính khách quan.

Đại diện VKS phân tích mục đích lực lượng chức năng về làm nhiệm vụ ở thôn Hoành nhằm đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương này. Tuy nhiên, các bị cáo đã chuẩn bị từ trước, tấn công cảnh sát tại khu vực cổng thôn.

“Trường hợp này lực lượng chức năng đang thực thi nhiệm vụ nên hành vi chống đối ở đây là chống người thi hành công vụ”, kiểm sát viên khẳng định.

Về quan điểm cho rằng các bị cáo ném lựu đạn nhưng vật này không nổ, đại diện VKS phân tích việc lựu đạn không nổ nằm ngoài ý muốn của các bị cáo. Kiểm sát viên cũng ghi nhận đoạn video mô phỏng được trình chiếu tại phiên tòa sơ thẩm là để tiện theo dõi tại toà. Còn chứng cứ cơ quan tố tụng sử dụng trong vụ án đã có trong các tài liệu khác.

6 bị cáo trong vụ án ở Đồng Tâm hối cải, xin giảm án ảnh 1
VKS đề nghị tòa phúc thẩm bác đơn xin giảm án của 6 bị cáo. - Ảnh: Zing.vn

Như báo Tuổi Trẻ đã đưa tin, trước đó, ngày 14/9/2020, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt 5 bị cáo trên về cùng tội "giết người", trong đó: Lê Đình Công, Lê Đình Chức đều lãnh án tử hình; Lê Đình Doanh bị phạt tù chung thân; Bùi Viết Hiểu 16 năm tù; Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù.

Ngoài ra, cùng bị tuyên án về tội "giết người" còn có bị cáo Nguyễn Văn Tuyển bị tòa tuyên phạt 12 năm tù.

23 bị cáo còn lại bị tòa sơ thẩm tuyên phạt các mức án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù về cùng tội "chống người thi hành công vụ". Trong đó, bị cáo Bùi Thị Nối bị tuyên phạt 6 năm tù về tội danh này.

Bản án sơ thẩm xác định, từ năm 2013 tại xã Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình và một số người thành lập tổ đồng thuận lôi kéo nhiều người dân tham gia khiếu kiện, vu khống chính quyền cướp đất, thực hiện nhiều vụ bắt giữ người gây mất trật tự.

Các bị cáo Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến có vai trò chính trong nhóm bị truy tố tội giết người.

Các bị cáo nhiều lần tổ chức họp quay video kêu gọi chống đối, tuyên bố nếu lực lượng công an về Đồng Tâm sẽ giết 300-500 người.

Rạng sáng 9/1, khi công an di chuyển đến gần thôn Hoành để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch, các bị cáo đã đánh kẻng, bắn pháo sáng. Các bị cáo cũng dùng gạch đá, bom xăng ném về lực lượng công an.

Tổ công tác nhiều lần phát loa kêu gọi các bị cáo dừng hành vi chống đối nhưng nhóm này vẫn tiếp tục ném bom xăng.

Bị cáo Chức dùng tuýp sắt gắn dao bầu đâm làm 3 chiến sĩ công an rơi xuống hố. Chức tiếp tục dùng tuýp gắn dao bầu chọc xuống hố. Chức và Doanh đổ xăng ra chậu đốt rồi gạt xuống hố, tiếp tục đổ thêm 3-5 lần xăng xuống hố làm 3 chiến sĩ thiệt mạng.

HĐXX nhận định bị cáo Công là một trong những người gây ra cái chết của 3 chiến sĩ nên có vai trò quan trọng nhất.

Bị cáo Lê Đình Chức trực tiếp dùng tuýp sắt gắn dao bầu đâm các chiến sĩ công an rơi xuống hố, cùng Doanh đổ xăng đốt. Ba chiến sĩ chết vô cùng tang thương, thể hiện sự quyết liệt của bị cáo trong thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi của bị cáo Chức là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết đối với 3 chiến sĩ công an.

Đối với 19 người còn lại trong nhóm bị cáo bị truy tố tội giết người, HĐXX cho rằng họ bị ông Kình, Công, Hiểu lôi kéo tham gia khiếu kiện hứa hẹn chia đất Đồng Sênh nên đã tham gia tổ đồng thuận chống đối lực lượng chức năng.

Tòa nhận thấy các bị cáo đều là nông dân chất phác, thiếu hiểu biết pháp luật nên đã bị ông Kình, Công, Hiểu lôi kéo. Họ đều không trực tiếp thực hiện hành vi gây ra cái chết cho 3 nạn nhân.

Ngày 8/3/2021, phiên tòa phúc thẩm hình sự 6 bị cáo vụ án Đồng Tâm có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, trong đó bị cáo Lê Đình Công từ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt lại thay đổi kháng cáo tại phiên tòa ‘kêu oan’ và sau đó lại không kêu oan mà xin giảm nhẹ hình phạt nhưng RFA lại cố tình đăng tải thông tin phiên tòa bị  ‘mất phần đuôi’…

Hôm nay 8/3, Tòa án cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm hình sự đối với 6 bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt và dự kiến phiên tòa sẽ kết thúc vào ngày 10/3. Ngày đầu tiên xét xử phúc thẩm, báo chí Việt Nam tham dự đã loan tải đầy đủ thông tin về diễn biến phiên tòa (có cả ghi âm, ghi hình) nhưng không hiểu sao RFA vẫn cứ một mình đăng tải thông tin một cách thiếu toàn vẹn, thiếu khách quan và cố tình hướng lái dư luận hiểu sai về kháng cáo của bị cáo Lê Đình Công cũng như bản chất vụ án này.

Ngày hôm nay, RFA cũng vội vàng đưa tin về phiên tòa xét xử từ tiêu đề cho đến nội dung của bài viết đều thể hiện rõ một vấn đề ‘bị cáo Lê Đình Công thay đổi kháng cáo từ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt sang kháng cáo kêu oan’. Bên cạnh đó, lời khai của Lê Đình Công từ việc đe dọa sẽ giết 300 công an nếu vào làng Đồng Tâm, cũng như việc góp tiền, tự tay chuẩn bị bom xăng, vật liệu nổ đến hành vi sử dụng bom xăng để tấn công lực lượng công an,… đã bị RFA bẻ lái theo hướng ‘nhẹ đi’ như “Lê Đình Công chỉ ném hai chai xem với mục đích đe dọa….”. Tuy nhiên, toàn bộ quan điểm bài viết này chỉ là việc RFA ‘dựa vào các thông tin báo chí Việt Nam đã nêu’ để viết lại.

RFA cố tình loan tin sai sự thật về việc bị cáo Lê Đình Công thay đổi kháng cáo

Rõ ràng, các tờ báo của Việt Nam cũng loan tải đầy đủ thông tin từ việc bị cáo Lê Đình Công kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt sau đó tại phiên tòa lại thay đổi kháng cáo sang kêu oan và sau khi trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử lại thay đổi từ kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt. Các báo có phóng viên tham dự phiên tòa như TTXVN, báo Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ, Dân trí,… đều đăng tải và khẳng định về ‘sự thay đổi kháng cáo của bị cáo Lê Đình Công’. Đồng thời, các báo còn mô tả khá rõ ràng về câu hỏi của Hội đồng xét xử và câu trả lời rành mạch của bị cáo Lê Đình Công cũng như các bị cáo khác ở phiên tòa. 

Trong khi đó, RFA không hề được phép có phóng viên tại phiên tòa cũng như chưa có luật sư nào cung cấp thông tin cho RFA (trong bài viết không nêu chỉ nêu luật sư Đặng Đình Mạnh đăng trên facebook về thông tin luật sư tiếp xúc với bị cáo tại phiên tòa) để RFA viết bài viết trên. Rõ ràng, RFA tự viết bài sau khi khái lược các bài viết trên các báo Việt Nam sao lại cố tình ‘cắt đuôi’ và ‘vuốt nhẹ’ lời khai của bị cáo Lê Đình Công ? Điều này phản ánh sự thiếu trung thực, khách quan khi đưa tin nếu như chưa muốn nói rằng ‘cố tình hướng lái dư luận’ hiểu sai về kháng cáo của Lê Đình Công cũng như bản chất vụ án. Phải chăng, nhân dân Việt Nam không biết thông tin này ? Vậy, mục đích mà RFA muốn hướng đến là gì ? 

Theo nhận xét của chúng tôi, RFA muốn:

Thứ nhất, biết là sai nhưng cứ tạo dựng biết đâu có người vẫn tin hay thậm chí làm căn cứ cho những kẻ chống phá Việt Nam lấy làm căn cứ để sử dụng vào mục đích tiếp tục loan tải thông tin thất thiệt. Đặc biệt, là những cá nhân, tổ chức không ở Việt Nam như các tổ chức mang danh nhân quyền, mang danh tự do, các dân biểu và các trang phản động. Điều này thể hiện rất rõ rằng, gần đây RFA là một trong những kênh thông tin giúp tạo hiệu ứng truyền thông dân biểu với việc tổ chức này, tổ chức kia, dân biểu này, dân biểu kia,…. đòi hỏi, kiến nghị, thư ngỏ ‘Hà Nội phải thay đổi. Xem thêm bài viết ỏ đây‘. Sau bài viết này của RFA tất nhiên các trang mạng xã hội sẽ loan tải, chia sẻ ầm ầm trên mạng hòng lấn át các thông tin chính thống.

Thứ hai, RFA mặc dù không có phóng viên được tham dự phiên tòa nhưng vẫn cố tình ‘tổng hợp’ thông tin theo hướng dẫn dắt sai, có lợi cho bị cáo Lê Đình Công (trong bài viết này) hòng để khẳng định rằng những bài viết trước đây khi phản ánh về vụ việc này hay tiếp tay cho tổ chức nhân quyền, tổ chức tự do, dân chủ hoặc dân biểu từng lên tiếng về vụ việc vu cáo, quy chụp Việt Nam là đúng. Quả thật, sự lèo lái của một cơ quan ngôn luận, hãng thông tin với chủ đích xấu quá rõ ràng.

Liệu nhân dân Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào trước bài viết của RFA? Chắc chắn rằng, nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn coi RFA là trang thông tin thiếu thiện chí, lộ rõ hành động phục vụ cho một số tổ chức, cá nhân muốn phá hoại Việt Nam trên các mặt, các lĩnh vực và thông qua vụ án này để tấn công nền tư pháp Việt Nam. Sự bắt tay của RFA với luật sư và một số nhà mang danh đấu tranh dân chủ, đấu tranh nhân quyền và các tổ chức ngoại vi ở hải ngoại, cá nhân dân biểu nước ngoài lâu nay đều thể hiện rõ mưu đồ của RFA. Nhân dân Việt Nam một lần nữa khẳng định rằng, mọi thông tin sai sự thật, thông tin giả đều sớm ‘tắt’ và sự thật sẽ luôn chiến thắng cho dù RFA có ‘biến hóa’ khôn lường thì sự biến hóa đó cũng không làm cho nhân dân Việt Nam thêm ‘vướng bận, quan tâm’. Nhân dân Việt Nam càng bất bình với cách đưa tin của RFA bao nhiêu thì càng thêm tin tưởng vào cơ quan tố tụng, hệ thống tư pháp của Việt Nam bấy nhiêu.

Thanh Bình

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

 Lê Đình Công đã tham gia khi ông Lê Đình Kình thành lập Tổ đồng thuận nhằm “giữ đất” Đồng Sênh. Công nhiều lần livestream và từng dọa sẽ giết 300 cảnh sát nếu họ tiến vào thôn Hoành.

Lê Đình Công (SN 1964) là một trong 6 bị cáo được TAND cấp cao tại Hà Nội đưa ra xét xử phúc thẩm từ sáng 8/3. Công và các đồng phạm bị xác định đã sát hại 3 cảnh sát tại thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) vào sáng 9/1/2020.

Vụ án Đồng Tâm: Lê Đình Công thừa nhận dọa giết 300 cảnh sát

Từ trái qua, các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu

Tòa sơ thẩm đã phạt Công và em là Lê Đình Chức (SN 1980) án tử hình; con của Công là Lê Đình Doanh (SN 1988) án tù chung thân. Ngoài ra, bị cáo Bùi Viết Hiểu (SN 1943) phải nhận 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù đều về tội “Giết người”. Cả 5 người này kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Trong vụ, cấp sơ thẩm xác định Lê Đình Công là chủ mưu cầm đầu, thường xuyên hô hào việc giết công an và còn phân công nhiệm vụ cho các bị cáo khác. Công trực tiếp ném bom xăng, lựu đạn về phía công an nên có vị trí, vai trò cao nhất. Bị cáo đã thành khẩn khai báo nhưng cần loại bỏ vĩnh viễn để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Vụ án Đồng Tâm: Lê Đình Công thừa nhận dọa giết 300 cảnh sátCác bị cáo tại tòa phúc thẩm.

Tại tòa phúc thẩm, Lê Đình Công được khai báo đầu tiên và cho biết trước vụ án này, bản thân từng bị phạt 3 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.

Ban đầu, Công xin thay đổi kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt sang kêu oan vì cho rằng cấp sơ thẩm quy kết bị cáo là chủ mưu, bàn bạc việc chống đối cảnh sát, giết người… là sai. Sau đó, bị cáo này dừng kêu oan, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt, xem xét tội danh và nêu quan điểm, bản thân chỉ có hành vi chống người thi hành công vụ.

Bị cáo này khai khi ông Lê Đình Kình (đã mất) thành lập Tổ đồng thuận nhằm mục đích không cho cơ quan chức năng thu hồi đất tại Đồng Sênh (ở Đồng Tâm), Công đã tham gia.

Lê Đình Công thừa nhận đã góp tiền cho việc chống lại cảnh sát; chế tạo 4 chai bom xăng; bàn bạc và sau đó nhờ người mua lựu đạn.. Ngoài ra, Công nhiều lần livestream các buổi họp của Tổ đồng thuận và qua đây hô hào chống đối cơ quan chức năng.

Bị cáo thừa nhận từng lên mạng, đe dọa sẽ giết 300 cảnh sát nếu họ tiến vào Đồng Tâm nhưng lý giải: “Lúc đó, bị cáo không biết công an sẽ về và nói vì chỉ mong khi thu hồi đất phải có giấy tờ chứ không phải muốn chống đối”.

Đến ngày 9/1/2020, khi lực lượng chức năng vào thôn Hoành đã bị chống đối và sau đó 3 cảnh sát bị ngã xuống hố, bị thiêu nên hi sinh. Về việc này, Công khai không biết và sát hại họ là Lê Đình Chức khi dùng dao chọc, đổ xăng đốt; Công không bàn bạc, cổ vũ. Bị cáo này khẳng định vào sáng hôm xảy ra vụ án, chỉ livestream để hô hào mọi người sáng mai ra Đồng Sênh giữ đất.

Do đó, Lê Đình Công cho rằng mình chỉ có hành vi chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, khi trả lời xét hỏi, bị cáo lại khai đã ném lựu đạn cùng 2 chai bom xăng vào cảnh sát.

Chủ tọa đặt câu hỏi, bị cáo có biết khi ném bom xăng, lựu đạn có khả năng làm chết nhiều người? Lê Đình Công cho rằng khi ném lựu đạn đã không rút chốt và bom chỉ có 2/3 chai là xăng. 

“Bị cáo nhiều tuổi rồi, phải biết ném bom xăng vào nhiều người như vậy sẽ nguy hiểm, có khả năng giết người thế nào” – chủ tọa Ngô Tự Học nói.

X.A (Tienphong.vn)

 Phiên toà phúc thẩm vụ giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại Đồng Tâm - Mỹ Đức - Hà Nội càng đến gần thì phường zân chủ trong nước càng tăng cường các hoạt động xuyên tạc vụ việc trên. Mới đây, zân chủ Mạc Văn Trang kẻ từng “nổi tiếng” trong giới rận chủ Việt khi bày trò “Chọn 10 sự kiện đáng suy nghĩ của năm 2020” đã đăng đàn đòi “Không thực nghiệm, không được kết án” với những luận điệu thể hiện sự đốn mạt của phường zân chủ.

Cụ thể, trên FB cá nhân của mình, Mạc Văn Trang viết:

“Thực nghiệm hiện trường vụ án giết người này rất đơn giản: cho 3 con heo chết, mỗi con chừng 60-70kg xuống cái hố đã xảy ra vụ án (vẫn còn nguyên trạng) cho 3 công an viên đóng là phạm nhân, do tướng Tô Ân Xô chỉ đạo làm theo đúng kịch bản như tướng Xô đã công bố”.

Rõ ràng đầu óc của nhà zân chủ này có vấn đề, không biết ông ta nghĩ gì khi đòi công an thực nghiệm lại hiện trường khi mà chính những đối tượng từ kẻ chủ mưu, cầm đầu đến lũ  tay chân lâu la đều đã cúi đầu nhận tội và cầu xin sự tha thứ của gia đình các nạn nhân. Đến cả những luật sư vốn giỏi cái lý nhận bào chữ cho các bị cáo cũng tỏ ra đuối lý, yếu thế trước toà, thậm chí còn bị chính các thân chủ từ chối sự “giúp đỡ” của mình. 

Bản chất sự việc đã sáng tỏ, rõ như ban ngày như vậy rồi mà mấy ông rận chủ lưu manh vẫn cố tình giả ngu, bày trò này nọ để xuyên tạc thì thật là đáng phỉ nhổ. Đấy là tôi còn chưa nói đến cái ẩn ý mà “lão già” Mạc Văn Trang này đang cố ý ví von này nọ đâu. Các chiến sỹ vì sao hi sinh, họ hi sinh như thế nào thì cả nước Việt Nam này đều biết. Vì thế hãy để cho họ được yên, đừng nên xúc phạm đến anh linh của họ nếu không muốn bị cả cộng đồng, xã hội ghét bỏ

Xin nói với ông Mạc Văn Trang đôi lời thế này, ông có làm zân chủ hay làm gì thì đó là việc của ông, nhưng xin hãy tự trọng, đầu hai thứ tóc, đáng tuổi ông, tuổi bố nhiều người rồi thì đừng có để cho người ta coi thường, khinh bỉ. Việc ông zận này dùng dăm ba cái chiêu trò đê hèn để gây chú ý, để đánh bóng tên tuổi của mình thật sự đáng xấu hổ!

 Cho đến thời điểm hiện tại không thể phủ nhận uy tín của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày càng được nâng cao trong lòng dư luận. Trước khi Đại hội XIII diễn ra, đã có rất nhiều ý kiến mong mỏi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm người đứng đầu Đảng, lèo lái đất nước, đặc biệt là giữ cho lò chống tham nhũng hừng hực cháy. Và quả không phụ sự kỳ vọng, ông tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới. Đối với vận mệnh của đất nước 5 năm tới, đây là một tin đặc biệt hồ hởi tuy nhiên, đối với những kẻ khác thì.…


Đây lại là một món mồi béo bở để chúng thực hiện âm mưu chống phá, thủ đoạn nham hiểm của mình. Đó là lợi dụng sự quan tâm đặc biệt của dư luận đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để tung ra những cái bánh vẽ về thâm cung bí sử, những cuộc đấu đá tranh giành ghế nơi hậu trường chính trị Việt Nam. Tất nhiên, mặc dù đó là thông tin một chiều, không có bất cứ bằng chứng nào, tuy nhiên những kẻ chống phá cũng như các tổ chức phản động, thù địch trong và ngoài nước đã thực hiện thủ đoạn “biến lời nói dối thành sự thật”. Bằng cách ra rả hàng ngày hàng giờ, tung ra liên tiếp và dồn dập những thông tin một chiều về sự việc này, một lần nói bạn sẽ không tin, nhưng một trăm lần tin chắc chúng ta sẽ có chút xao động. Mưa dầm thấm lâu, ngày qua ngày đối diện trước những thông tin xấu độc, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để phân tích và sàng lọc. Đặc biệt, đánh vào tâm lý hiếu kỳ của một bộ phận người dân, cái gì càng gọi là mật, là thông tin nội bộ càng thu hút được sự quan tâm. Chính vì thế, mỗi cái bánh vẽ này đều được đóng mác “MẬT”. Thâm độc hơn, chúng còn lợi dụng thói quen tám chuyện của một bộ phận của người dân là kênh thông tin chính để lan truyền những tin đồn nhảm của mình. Một đồn mười, mười đồn trăm, ai cũng thêm mắm dặm muối cho câu chuyện mình thêm ly kỳ như thể chính mình chứng kiến những sự kiện đó và cuối cùng có những tin giả, thông tin nghe là đã phi lý nhưng vẫn có những người tin và nghe theo một cách mù quáng.

Một điều tối quan trọng, trong những âm mưu này, là phải chọn những người có uy tín, nhận được sự quan tâm của dư luận. Và điều đó cũng là lý do vì sao khi uy tín của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày càng được nâng cao sau Đại hội XIII, thì cũng đồng thời xuất hiện những thông tin xấu độc liên quan đến ông. Đơn cử như mới đây, đối tượng chống phá có thâm niên như Lê Trung Khoa, Nguyễn Văn Đài lại tung tin xuyên tạc rằng, “Trung Quốc ủng hộ ông Phạm Minh Chính lật đổ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để tranh ngôi vị”. Thật nực cười, mới ngày trước cũng chính những kẻ này rêu rao xuyên tạc là “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bán nước cho Trung Quốc”, nay lại quay ngược lại cho rằng “ông Phạm Minh Chính là người của Trung Quốc”??? Thực ra nếu suy nghĩ kĩ thì sâu xa sự việc không phải là câu chuyện ai là người của Trung Quốc, mà chúng muốn lợi dụng tâm lý bài Trung của một số bộ phận người dân để tạo ra sự mâu thuẫn kích động làm lung lay lòng tin của người dân đối với lãnh đạo đất nước. Đó mới là cái thâm hiểm nhất.

Lại nói, không phải ngẫu nhiên mà  Trưởng ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính bị lôi vào cái vòng xoay tranh giành quyền lực này, bởi cho đến thời điểm hiện tại ông là một nhân sự được quan tâm ở Đại hội XIII. Và điều đó cũng lý giải vì sao, cũng chỉ là một con người mà chúng đồn đoán hết tranh ghế Tổng bí thư cho đến Thủ tướng. Thật đáng sợ!

Sắp tới sau khi Hội nghị trung ương kết thúc, khi các chức danh của lãnh đạo đất nước được công bố tin chắc rằng sẽ còn xuất hiện rất nhiều thông tin đồn đoán, xuyên tạc trắng trợn hơn nữa. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bình tĩnh và chọn lọc, nhất là trong thời đại mở thông tin và chính trị ngày càng công khai như hiện nay.

Thu An

 Khi TAND Cấp cao tại Hà Nội dự kiến mở phiên phúc thẩm xét đơn kháng cáo của 6 bị cáo trong vụ án giết người xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, từ ngày 8/3 đến 10/3 dường như ngay lập những kẻ chống phá đang thi nhau vớt vát những gì còn sót lại sau sự việc xảy ra sau vụ án tại Đồng Tâm. Tuy không mới nhưng do kết quả mang lại cho chúng tương đối nhiều trong một quãng thời gian dài nên chúng vẫn tiếp tục sử dụng cho sự việc lần này.

– Thứ nhất, chúng đang tiếp tục cố gắng tạo hiệu ứng tâm lý có vẻ như ủng hộ những người có việc làm sai trái phù phép thành những con người “trượng nghĩa”, những “dân oan” chính hiệu để tiếp tục thực hiện hành động chống phá theo ý đồ của chúng. Điều này có ý nghĩa về lâu về dài động viên cho những người liên quan trong đó có cả gia đình các đối tượng cùng bè lũ chống phá khác trong cả nước. Đây không khác nào là cách thức che chở cho nhau nhằm tạo niềm tin cho các đối tượng tiếp tục manh động nung nấu ý đồ chống phá quyết liệt. Đối với chúng kẻ giết người mang lợi ích cho chúng là “yêu nước”, “dân oan”.

– Thứ hai, theo quy luật khi xảy ra sự việc thì chúng vào kích động, khi những người liên quan bị xử lý thì chúng sẽ kêu oan, viện dẫn tạo không khí tang tóc, thương đau, làm cho nhiều người nhầm ngộ nhận rằng tình hình tại Việt Nam đang u tối, Đảng Cộng Sản Việt Nam là độc tài, “máu lạnh”, không “nhân quyền”. Điều này xuyên suốt quá trình thực hiện hoạt động xấu xa của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đều thể hiện rất rõ. Thậm chí có những việc sai đến mười mươi chúng cũng vẫn vẽ ra con đường, lý do nghe có vẻ hợp lý theo kiểu “đánh lận con đen”, mê hoặc quần chúng nhân dân ở những sự hiểu biết hạn chế nhất định.

– Thứ ba, Tạo sự hoài nghi trong xã hội đặc biệt là hướng tới những người hạn chế hoặc hiểu biết không đầy đủ về sự việc diễn ra bằng những bài viết, hình ảnh, video cắt ghép, chấp vá sai sự thật đến hoàn hảo. Từ đó sinh ra oán trách Đảng, Nhà nước, chế độ, chính quyền và tiếp đó là đứng trước những sự việc chỉ muốn tìm đến những nội dung thông tin không chính thống, đen tối để thỏa mãn sự “hậm hực” trong lòng.

– Thứ tư, thực chất vấn đề khi sự việc Đồng Tâm xảy ra thì những kẻ chống đối không hề có bất cứ cơ hội nào xuất hiện tại hiện trường, đồng thời với cái nhìn sai trái, ý đồ chống phá, chúng đã đến tiếp cận những đối tượng có quan điểm cực đoan tại đây nhằm kích động và khóc thương kiểu “mèo khóc chuột”. Kể cả những luật sự tại phiên tòa cũng bị các bị cáo cho ngừng bào chữa để nhận tội lỗi của mình. Nhiều luật sư còn đăng đàn than trách các bị cáo sau phiên tòa tuyên án. Do vậy chúng không có bất cứ cơ sở nào để có thể đứng vào bàn việc với những gì đã xảy ra tại Đồng Tâm. Do vậy, có thể nói rằng những gì chúng đang nói và viết chỉ là phỏng đoán mà không hề dựa vào sự thật của vụ án mà thôi. Sự phỏng đoán đó chỉ là võ đoán nhằm mưu đồ chống phá Đất nước phần nhiều hơn là đi đến những điều sự thật, công lý.

Nhìn chung, tất cả những việc làm của bọn rận chủ đang thực hiện nhằm để vớt vát những cái cuối cùng còn lại với sự việc xảy ra nhằm hướng đến tạo ngòi nổ âm ỷ trong xã hội nói chung, trong những người dân tại Đồng Tâm nói riêng dù là phiên phúc thẩm sắp tới chỉ là kháng cáo xin giảm án mong nhận được sự khoan hồng từ pháp luật của các bị cáo mà thôi.

Chúng ta cần hết sức cảnh giác trước những việc làm mang tính quy luật này, nếu không rất nhiều người do thiếu hiểu biết mà sẽ tiếp tay cho bọn chống phá đất nước. Những hành vi như thế này có thể gọi là rác trong tư tưởng của những kẻ cơ hội, xấu xa, bỉ ổi. Người dân cần tỉnh táo để quyết tâm quét sạch ra khỏi xã hội, làm sạch không gian mạng đang quá nhiều thông tin với những màu sắc tiêu cực khác nhau diễn ra.

Cuối cùng những kẻ từng “cõng rắn cắn gà nhà”, làm tay sai cho giặc, sẵn sàng sát hại đồng bào thì muôn đời cũng không có 2 từ gọi là “YÊU NƯỚC”, “dân oan”.

LỢI DỤNG PHIÊN TÒA XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN ĐỒNG TÂM VÀ ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA NHỮNG KẺ CƠ HỘI

Theo thông báo của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, ngày 8/3/2021 sẽ tiến hành mở phiên toà hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của 06 bị cáo trong vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) ngày 09/01/2020. Trước đó, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra từ ngày 07 đến 17/9/2020, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt 5/6 bị cáo trên về tội “Giết người”. Trong đó, bị cáo Lê Đình Công và bị cáo Lê Đình Chức bị tuyên án tử hình. Bị cáo Lê Đình Doanh bị tuyên án chung thân. Bị cáo Bùi Viết Hiểu 16 năm tù và bị cáo Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù. Liên quan đến vụ án này, bị cáo Nguyễn Văn Tuyển cũng bị tuyên phạt 12 năm tù về tội “Giết người”, nhưng bị cáo Tuyển không kháng cáo và cũng không bị kháng nghị. 23 bị cáo còn lại tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 15 tháng tù (cho hưởng án treo) đến 6 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”. 06 bị cáo kháng cáo gồm: Lê Đình Công (SN 1964), Lê Đình Chức (SN 1980), Lê Đình Doanh (SN 1988), Bùi Viết Hiểu (SN 1943), Nguyễn Quốc Tiến (SN 1980) và Bùi Thị Nối SN 1958) đều trú tại xã Đồng Tâm. Trong đơn kháng cáo, các bị cáo đều cho rằng mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm (TAND TP Hà Nội) đã tuyên đối với mình là nặng, đồng thời đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét các tình tiết trong vụ án để giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Bùi Thị Nối (bị tuyên mức án 6 năm tù giam) không đồng tình với bản án sơ thẩm nên đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại.

Sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, TAND Thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo của 06 bị cáo đã nêu trên với lý do kháng cáo là tội danh quá nặng so với hành vi mà các bị cáo thực hiện, việc các bị cáo gửi đơn kháng cáo để phúc thẩm vụ án là phù hợp với quy định tố tụng nhằm đảm bảo lợi ích, tránh oan sai. Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân phản động, chống đối chính trị như: Việt Tân, một số trang, báo, đài, một số nhà dân chủ tự xưng… đã lợi dụng sự việc này để tìm cách phủ nhận kết quả của phiên xét xử sơ thẩm trước đó. Cụ thể, trên trang tổ chức khủng bố Việt Tân lớn tiếng cho rằng “kết quả phiên tòa sơ thẩm chẳng khác nào chính quyền Việt Nam đang giết người diệt khẩu”; một số nhà “dân chủ tự xưng” lại cho rằng quá trình điều tra chưa minh bạch, bản án quá nghiệt ngã với các bị cáo… Thậm chí “Đài RFA – Đài Á Châu tự do” còn dẫn theo quan điểm của luật sư Đặng Đình Mạnh (Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh – Qua tìm hiểu, vị luật sư tên Đặng Đình Mạnh này thường xuyên cung cấp thông tin các vụ xét xử cho các trang báo, đài như BBC, Đài Á Châu tự do… trong đó có nội dung xét xử vụ án Đồng Tâm. Đây cũng là người gửi đơn nhận bào chữa cho Phạm Thị Đoan Trang trong vụ tuyên truyền chống Nhà nước, ông luật sư này được nhiều trang báo (dautruongdanchu. org; nhanquyenvn. org; baotiengdan. com; nguoiviet. com…) không chính thống, trang báo phản động tung hô, ca ngợi )cho rằng “Quá trình điều tra có nhiều sai sót, sơ suất dẫn đến quyết định xét xử trở nên phiến diện”. Luật sư Lê Văn Hòa (Văn phòng tại Tp. Hà Nội – người cùng tham gia bào chữa cho các bị cáo cũng từng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, từng giữ chức vụ trong tổ chức Đảng; tuy nhiên sau khi nghỉ hưu ông này lại không chuyển sinh hoạt Đảng, không tham gia sinh hoạt Đảng và viết đơn ra khỏi Đảng với lý do trốn đóng đảng phí…) lại nhận định rằng dư luận đang tranh cãi về vụ việc Đồng Tâm nên chắc chắn chính quyền sẽ “giảm 1 án tử hình” trong 2 án tử hình đã được tuyên trước đây.

Liên quan đến việc tổ chức phiên tòa phúc thẩm này, mặc dù chưa diễn ra nhưng một số tổ chức, cá nhân cơ hội, chống đối chính trị đã đăng tin sai lệch hòng phủ nhận bản án sơ thẩm, đòi lật lại vụ án tại Đồng Tâm để gây phức tạp tình hình ANTT, tạo phản ứng thu hút sự tập trung của dư luận trong và ngoài nước. Thế nhưng, nếu theo dõi toàn bộ quá trình điều tra và xét xử tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, cũng như những chứng cứ được đưa ra, lời khai của các bị cáo thì có thể thấy rằng:

Thứ nhất, việc nhìn nhận còn có điểm phiến diện, sai sót trong qua trình điều tra là điều không chính xác, không có cơ sở. Bởi rõ ràng đây là vụ việc đã được làm sáng tỏ, không có điểm bí ẩn nào, các chứng cứ đều khớp với lời khai của các bị cáo và chính các bị cáo cũng đã thừa nhận những hành vi tàn độc, dã man của mình. Vì vậy, việc kêu gọi điều tra lại thực chất chỉ là một chiêu trò để câu giờ, gây thêm phức tạp cho vụ việc.

Thứ hai, đây là vụ việc gây chấn động lớn trong cả nước và rất được dư luận quan tâm. Mặt khác, kết quả tuyên án trong phiên xét xử sơ thẩm được dư luận xã hội rất đồng tình, ủng hộ bởi nó đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam, chỉ rõ rằng những kẻ vi phạm phải chịu sự trừng trị thích đáng. Do đó, việc phán đoán giảm án chỉ là trò “thầy bói xem voi” của các luật sư đứng ra bào chữa cho các bị can trong vụ án Đồng Tâm.

Tóm lại, phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 08/3/2021 sẽ là thước đo xem xét lại toàn bộ hành vi của các bị cáo và từ đó sẽ có những cân nhắc điều chỉnh hay giữ mức án tuyên tại phiên xét xử sơ thẩm. Những hành động kích bác dư luận, bênh vực cho các bị cáo, phủ nhận hay xuyên tạc kết quả của phiên tòa sơ thẩm thực chất chỉ là việc “chạy án” trong tư duy của những kẻ chống đối pháp luật Việt Nam. Chắc chắn một điều rằng, công lý sẽ được thực thi và những kẻ phạm tội phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

ĐNNM

 

Vụ án xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội diễn ra bắt nguồn từ tranh chấp đất đai vốn quy hoạch làm sân bay Miếu Môn, phục vụ mục đích quốc phòng. Mặc dù biết rõ đất đồng Sênh ở xã Đồng Tâm là đất quốc phòng nhưng từ năm 2013, các đối tượng xấu đã thành lập “Tổ Đồng thuận” với mục đích chiếm dụng đất công trở thành tài sản riêng của cá nhân.

TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) vào ngày 8/3. Tuy nhiên, trước khi diễn ra phiên tòa, một số đài báo nước ngoài, những kẻ giả danh dân chủ đã hô hào, kích động dư luận với âm mưu lợi dụng vấn đề này để làm suy giảm niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp; xuyên tạc bản chất vụ án hòng thay trắng đổi đen, quy kết, đổ lỗi cho chính quyền, tìm cách bảo vệ, bao che cho những kẻ phạm tội.

Vụ án xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội diễn ra bắt nguồn từ tranh chấp đất đai vốn quy hoạch làm sân bay Miếu Môn, phục vụ mục đích quốc phòng. Mặc dù biết rõ đất đồng Sênh ở xã Đồng Tâm là đất quốc phòng nhưng từ năm 2013, các đối tượng xấu đã thành lập “Tổ Đồng thuận” với mục đích chiếm dụng đất công trở thành tài sản riêng của cá nhân.

Từ năm 2017 đến đầu năm 2020, “Tổ Đồng thuận” kích động, lôi kéo một số người dân gây mâu thuẫn, chống đối, bắt giữ người trái pháp luật. Để thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng ở Đồng Tâm đã nhiều lần tổ chức họp, quay video kêu gọi chống đối, tuyên bố nếu Công an về Đồng Tâm sẽ giết 300 - 500 người; bàn nhau mua lựu đạn và xăng, làm 85 chai bom xăng, chế ra nhiều ống sắt và chuẩn bị gạch, đá để chống đối lực lượng thực thi pháp luật.

Ngày 9/1/2020, Công an triển khai lực lượng đến gần thôn Hoành nhằm bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch đảm bảo ANTT trên địa bàn. Tuy nhiên, các đối tượng chống đối đã đánh kẻng, bắn pháo sáng để báo động; dùng gạch, đá, bom xăng ném về phía lực lượng Công an. Công an nhiều lần phát loa kêu gọi các đối tượng dừng hành vi chống đối nhưng các đối tượng vẫn ngoan cố, tiếp tục chống trả lực lượng Công an. Hậu quả khiến 3 cán bộ, chiến sĩ Công an thiệt mạng do rơi xuống hố kỹ thuật và bị đối tượng Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh phóng hỏa đốt.

Sau khi các đối tượng bị bắt giữ, sau nhiều ngày tiến hành xét xử, đến ngày 14/9/2020, TAND Hà Nội tuyên án đối với các bị cáo. Trong đó, tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức về tội "Giết người" sau khi xác định rõ vai trò chủ mưu, cầm đầu trong vụ giết người, chống người thi hành công vụ.

Khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, dư luận xã hội đều đồng tình, ủng hộ bản án nghiêm khắc dành cho những kẻ coi thường kỷ cương, phép nước, giết người, chống người thi hành công vụ. Nhưng vẫn còn một số đối tượng đã lợi dụng vụ việc này để tuyên truyền xuyên tạc sự thật hòng lật lại bản án, bênh vực cho những kẻ vi phạm pháp luật tại Đồng Tâm. Trước khi diễn ra phiên xét xử phúc thẩm ngày 8/3, một số cá nhân, tổ chức bên ngoài đã lợi dụng sự kiện này để thực hiện mục đích chống phá. 

Cụ thể: Ở bên ngoài, một số cá nhân, tổ chức phản động lưu vong đã lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc bản chất vụ việc, quy chụp theo hướng “Công an, chính quyền đàn áp người dân Đồng Tâm”, từ đó chúng ra sức bảo vệ cho những đối tượng chống đối, coi đó là những “người hùng” dám đứng lên đấu tranh cho bất công trong xã hội. Liên tiếp trong thời gian sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc đến khi có quyết định mở phiên tòa phúc thẩm, các đài báo như RFA Việt ngữ, BBC tiếng Việt, RFI, VOA tiếng Việt… thường xuyên đăng tải các bài viết sai sự thật ở Đồng Tâm, sử dụng tiếng nói của những kẻ chống đối ở trong nước để cổ súy, ủng hộ các bị cáo.

Mặt khác, những cá nhân, tổ chức phản động lưu vong như tổ chức khủng bố "Việt Tân", "Triều Đại Việt", "Chính phủ Việt Nam lâm thời" đã tiến hành các buổi hội thảo trực tuyến với các cá nhân, hội nhóm xã hội dân sự ở trong nước nhằm thành lập “liên minh” cùng viết “kiến nghị”, “thỉnh nguyện thư” tập hợp các chữ ký của người dân nhằm phản đối bản án sơ thẩm; gửi các kiến nghị lên cơ quan chức năng của chính quyền để đánh bóng tên tuổi, gây "tiếng vang" trong dư luận.

Nguy hiểm hơn, các cá nhân, tổ chức bên ngoài còn tổ chức vận động hành lang các quan chức, chính khách các nước như Mỹ, Úc, Pháp, Anh… ủng hộ, lên tiếng bênh vực cho kẻ vi phạm pháp luật ở Đồng Tâm, trao “tâm thư”, “kiến nghị” và những hình ảnh phản đối bản án sơ thẩm của những kẻ chống đối trong nước. Âm mưu của chúng nhằm hạ uy tín chính trị Việt Nam trên trường quốc tế, gây trở ngại cho Việt Nam trong ký kết các hiệp định tự do thương mại, đánh thuế cao các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, cản trở Việt Nam trở thành ứng viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc năm 2023 - 2025 trong thời gian tới.

Ở trong nước, sau bản án sơ thẩm, những kẻ vi phạm pháp luật tại Đồng Tâm, một số người giả danh dân chủ Việt đã sử dụng mạng xã hội facebook, blog cá nhân như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Đình Cống… ra sức tuyên truyền xuyên tạc bản án sơ thẩm nhằm bảo vệ những kẻ phạm tội, tẩy chay xét xử phúc thẩm vào ngày 8/3. Âm mưu của chúng là làm giảm niềm tin của người dân vào hệ thống tòa án Việt Nam, tạo sự nghi ngờ vào tính nghiêm minh của pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Đặc biệt, một số cá nhân chống đối đang tích cực liên hệ, tìm cách cổ súy, kích động những cá nhân chống phá khác, liên hệ với một số nhóm người nhằm kéo đến phiên tòa xét xử phúc thẩm để gây rối trật tự công cộng. Âm mưu của những kẻ này là sẽ lợi dụng phiên tòa phúc thẩm để gây sức ép, biểu dương lực lượng “đấu tranh cho tự do, công bằng, dân chủ”. Những kẻ này sẽ hưởng ứng bằng việc chụp ảnh, ghi hình tung lên mạng xã hội cá nhân, chia sẻ với đài, báo hải ngoại để xuyên tạc.

Không chỉ những kẻ lợi dụng dân chủ để chống phá, trong vụ việc ở Đồng Tâm, một số chức sắc trong Công giáo còn bày tỏ quan điểm không đồng tình với bản án sơ thẩm, ủng hộ đấu tranh đòi “Công lý và hòa bình” cho những kẻ vi phạm pháp luật ở Đồng Tâm. Một số linh mục cực đoan tại giáo phận Vinh, giáo phận Hà Tĩnh thông qua lễ chúa nhật rao giảng, sử dụng mạng xã hội bày tỏ quan điểm trái chiều nhằm kêu gọi ủng hộ, đòi hủy kết quả bản án sơ thẩm, đòi xét xử phúc thẩm phải “thả tự do” cho các bị cáo.

Nhìn nhận hoạt động chống phá, lợi dụng phiên tòa phúc thẩm ngày 8/3 tại Đồng Tâm, có thể khẳng định bản chất của những kẻ giả danh dân chủ là triệt để lợi dụng các vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội (vụ việc ở Đồng Tâm là điển hình) để xuyên tạc, làm giảm niềm tin của người dân vào hệ thống thực thi pháp luật, từ đó kích động chống phá Đảng, Nhà nước.

Chính vì vậy, cần nhận thức rõ những âm mưu, thủ đoạn xấu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước lợi dụng vụ việc tại Đồng Tâm, đặc biệt là phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 8/3 để nâng cao cảnh giác, không tin, nghe theo những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng.

Nguyễn Thịnh (Học viện ANND) - Nguồn: CAND

 Cảnh giác âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vụ việc Đồng Tâm để kích động, chống phá

Vụ việc khiếu kiện đất đai tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) diễn ra trong nhiều năm qua, đã được các cơ quan chức năng tích cực đối thoại, giải quyết. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đã xuyên tạc, kích động người dân chống đối, là một trong những nguyên nhân khiến vụ việc diễn biến ngày càng phức tạp, các đối tượng được thể cố tình chống phá, gây rối trật tự công cộng, sử dụng vũ khí, chống người thi hành công vụ và giết người.



Trong quá trình giải quyết, ổn định trật tự, 3 chiến sĩ CAND đã hy sinh, để lại niềm thương xót, cảm phục trong lòng nhân dân; đồng thời dư luận lên án, đề nghị làm rõ, xử lý nghiêm minh những kẻ phạm pháp, gây tội ác.

Việc tranh chấp, khiếu kiện đất đai tại xã Đồng Tâm theo hồ sơ được thông tin: Năm 1980, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (Chương Mỹ) và Đồng Tâm (Mỹ Đức).

Tháng 10-2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân cho Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng) với các mốc giới không thay đổi. Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 ha đất do Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý giao cho Viettel tiếp nhận quản lý, sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (trong đó gồm 46 ha đất thuộc xã Đồng Tâm). Trên một phần diện tích đất này, do có sự buông lỏng của chính quyền địa phương nên đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng trên đất quốc phòng.

Từ tháng 2-2017, khi Viettel tổ chức triển khai thi công dự án, một số công dân khiếu kiện và gây mất trật tự. Cuối tháng 2-2017, công dân khiếu kiện đã vận động người dân trên địa bàn tổ chức ngăn cản, nhổ biển báo “khu vực quân sự”, đưa máy móc nông nghiệp vào cày bừa, canh tác tại khu vực Đồng Sênh...

Nhiều hoạt động vi phạm cũng được thực hiện, như: dựng trái phép một túp lều, đổ đá mạt làm đường, cắm cờ dọc đường, căng băng rôn với nội dung “đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp xã Đồng Tâm”; sử dụng loa phóng thanh tuyên truyền nhiều nội dung trái phép, kích động, tụ tập đông người, kéo lên trụ sở UBND xã, huyện để phản ứng; cắt loa phóng thanh xã; buộc con em nghỉ học...

Ngày 15-4-2017, Công an TP Hà Nội đã bắt 4 người gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm nhưng ngay sau đó, một số người tại đây đã bao vây, không cho xe của các lực lượng ra khỏi xã Đồng Tâm; đồng thời đập phá 9 phương tiện và bắt giữ trái phép 38 cán bộ thuộc huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội. Sau khi đối thoại, những người bị bắt giữ trái phép mới được thả.

Từ đó đến nay, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội và các bộ ngành Trung ương đã nỗ lực để thanh tra, giải quyết các khiếu kiện cũng như thuyết phục vận động người dân chấp hành chủ trương, quy định pháp luật. Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhân dân, nhiều hộ gia đình tạo điều kiện tốt cho bộ đội hoàn thành công việc.

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, sự việc Đồng Tâm như “mảnh đất màu mỡ” được các phần tử cơ hội, chống đối, các tổ chức chống phá đội lốt “xã hội dân sự” triệt để lợi dụng, khai thác, bịa đặt, tung tin giả mạo, thất thiệt, xuyên tạc chủ trương, chính sánh của Nhà nước, kích động người dân chống đối, lôi kéo, bơm tiềm dưới danh nghĩa “ủng hộ quỹ Đồng Thuận”.

Chúng hứa hẹn với các đối tượng chống đối sẽ được tổ chức quốc tế bảo lãnh, tài trợ. Sư åcan thiệp này khiến một số đối tượng, hám lợi, chống phá chính quyền với tính chất ngày càng côn đồ, manh động. Đỉnh điểm là việc các đối tượng dưới sự chủ mưu của ông Lê Đình Kình đã hành động tàn nhẫn, dùng vũ khí, bom xăng, khiến 3 chiến sĩ Công an hy sinh.

Sau vụ việc này, những thông tin nhiễu loạn, thất thiệt, giả mạo tràn ngập trên nhiều phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Nhiều người lấy cớ vu cáo Nhà nước, chính quyền “cướp” đất của dân, Công an “đàn áp” người dân Đồng Tâm; kích động “phải giữ đất dù phải hy sinh”, hô hào người dân trong nước, nước ngoài đồng hành cùng “dân oan Đồng Tâm mất đất”… Thủ đoạn của các đối tượng tập trung vào những vấn đề sau đây:

Một là, tung tin, vu cáo Nhà nước “cướp” đất của nhân dân.

Chúng ta đều biết, đất đai là tài nguyên quốc gia, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, giao quyền sử dụng cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. Đất đai được Nhà nước giao cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng là một trong những hướng ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên này.

Diện tích đất sân bay Miếu Môn đã được Nhà nước giao cho quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng là hoàn toàn cụ thể, rõ ràng, nhất quán, được thực hiện từ lâu. Cùng với thời gian đã dài và một số yếu kém, buông lỏng trong công tác quản lý của chính quyền địa phương, cán bộ liên quan, một số cá nhân, hộ gia đình đã tự ý lấn chiếm, sử dụng.

Khi thực hiện chủ trương thu hồi, chúng cố tình xuyên tạc để nhiều người hiểu sai, thậm chí cố tình “lập lờ đánh lận con đen” cho rằng diện tích đó thuộc quyền sử dụng của mình và từ đó có nhiều hành vi sai trái, gây rối, chống đối kéo dài. Mục đích của chúng là vu cáo Nhà nước, chính quyền, tạo ra nhận thức sai lệch, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào nhà nước, chính quyền nhân dân, kích động tâm lý ức chế, xung đột, chống đối trong một số đối tượng này.

Hai là, kích động phần tử chống đối với chính quyền, cơ quan chức năng nhà nước.

Lợi dụng sự việc này, chúng xuyên tạc, kích động những đối tượng chống đối với luận điệu như: phải “đấu tranh đến cùng”, “thà hy sinh cũng phải chống lại quân cướp đất”, “chống lại lợi ích nhóm, tham nhũng”… Mục đích của chúng là đẩy người dân đối đầu với chính quyền, xóa nhòa bản chất Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, phá hoại mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, hòng tạo ra nhận thức, chia rẽ, kích động tư tưởng đối đầu.

Ba là, xuyên tạc, vu khống hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an, vu cáo, bịa đặt Công an “đàn áp”, “tấn công” nhân dân.

Thủ đoạn của chúng là lập lờ, đánh đồng khái niệm giữa nhân dân với đối tượng chống đối, giết người, gây rối an ninh, trật tự, vu khống Công an, lực lượng chức năng “đàn áp”, “khủng bố”, sử dụng vũ khí để “tấn công nhân dân”. Thực tế, trong sự việc vừa qua, các đối tượng đã rất mưu mô, thâm độc, chuẩn bị kỹ lưỡng vũ khí, phương tiện nhằm giết người thi hành công vụ với tính chất hết sức tàn độc, man rợ (những vũ khí cực kỳ nguy hiểm như bom xăng, lựu đạn, dao phóng, xây hầm chông…).

Công an từ nhân dân mà ra, dựa vào nhân dân để công tác, chiến đấu, vì nhân dân mà phục vụ. Tư tưởng, bản chất, mục đích, phương châm hành động ấy luôn luôn được khắc cốt, ghi tâm trong từng cán bộ, chiến sỹ. Làm sao có thể đánh lận giữa những kẻ gây tội ác, giết hại Công an với khái niệm nhân dân Đồng Tâm?

Bốn là, quốc tế hóa thông tin sự việc Đồng Tâm, cố tình tạo ra nhận thức sai trái về sự việc Đồng Tâm, từ đó kêu gọi các tổ chức, cá nhân lên tiếng, can thiệp.

Để kích động cho số đối tượng quyết liệt chống đối nêu trên, các phần tử xấu đã hậu thuẫn, hứa hẹn sẽ được quốc tế bảo trợ, bảo lãnh, hỗ trợ tài chính từ bên ngoài để tổ chức, hoạt động. Nhiều đối tượng lợi dụng trực tiếp livetream, cắt, ghép, đưa những hình ảnh sai sự thật để gây hiểu nhầm, từ đó kêu gọi, kiến nghị các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng, can thiệp.

Năm là, xuyên tạc, làm phức tạp thêm tình hình, làm giảm hình ảnh, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Lợi dụng sự việc Đồng Tâm để gây hoang mang tâm lý, bất ổn xã hội, lựa vào thời điểm Việt Nam bước vào năm 2020 đảm nhận luân phiên Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Chủ tịch AIPA 41, trước thềm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng… Chúng triệt để lợi dụng, khai thác những vấn đề như Đồng Tâm, khai thác, xuyên tạc những tồn tại, bất cập trong đời sống xã hội để kích động người dân chống đối, lấy đó làm ngòi nổ, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Mục đích cuối cùng là làm suy giảm niềm tin trong nhân dân, gây bất ổn, tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, thể chế chính trị Việt Nam. Âm mưu, thủ đoạn này người dân cần nhận diện, đấu tranh, cũng như góp phần để hiểu đúng vấn đề, bản chất sự việc.

 

Lê Thế Cương

 Vụ án Đồng Tâm có thể coi như đã khép lại cơ hội để các thế thực phản động, số cơ hội chính trị có thể lợi dụng để tuyên truyền chống Nhà nước, lôi kéo kích động gây rối ANTT. Bởi lẽ, sự thật quá rõ ràng, những kẻ giết người đã nhận tội, đời sống của nhân dân đã quay lại quỹ đạo bình thường, do đó, đám kền kền “nhặt xác thối” chẳng còn bám víu vào đâu để chống phá. Ngay cả bà Dư Thị Thành (vợ ông Kình) sau nhiều đêm mất ngủ cũng đã tỉnh ngộ, con cháu ông Kình cũng vì thế mà biết sống tốt hơn để cố chuộc lại lỗi lầm mà ông, cha, anh chị em trong gia đình đã gây ra, nhất là hành động độc ác khi thiêu chết 3 cán bộ, chiến sĩ công an khi làm nhiệm vụ.

Về lý là như vậy, nhưng đương nhiên, một vụ án được dư luận quan tâm lớn trong năm 2019 sẽ không thể bỏ ngỏ dễ dàng như vậy. Còn nước, còn tát, còn cơ hội là các đối tượng sẽ tiếp tục lợi dụng để gây rối. Và trong bối cảnh hiện tại, điều duy nhất mà họ có thể bám víu được chính là các phiên tòa xét xử các đối tượng chính trong vụ án Đồng Tâm.



Đám rận chủ vẫn cố đấm ăn xôi vụ án Đồng Tâm

Do đó, mới đây sau phiên tòa sơ thẩm, 6 bị cáo đã có đơn kháng cáo. Theo kế hoạch, phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra trong 3 ngày và bắt đầu từ ngày 08/3. Đây cũng chính là thời điểm vàng để những con kền kền sâu xé sự việc để diễn trò. Theo đó, những con rối chính tham gia trò hề lần này chính là đám luật sư “rởm” đeo bám vụ việc từ ban đầu như Phạm Lệ Quyên, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Quốc Tiến, Ngô Ngọc Trai, Lê Văn Hòa…

Nhờ có chút am hiểu về pháp luật khi được đào tạo bài bản, nhưng khi học trên ghế nhà trường, những vị luật sư này quên học một thứ đó là “đạo đức nghề nghiệp”. Do đó, những vị luật sư nêu trên chủ yếu tham gia bào chữa cho các bị can phạm các tội liên quan đến an ninh quốc gia hoặc những loại tội phạm như vụ Đồng Tâm.

Vì sao vậy ? Đơn giản là họ bất tài vô dụng, không có uy tín nên chỉ biết theo đuổi những vụ án như trên, chấp nhận làm con rối để có tiền tiêu xài. Do vậy, chẳng có gì làm lạ sau khi họ lên tiếng về các phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm,  liên tục trên mạng xã hội của Việt Tân, đám lều báo như BBC, RFA, RFI… tràn ngập những nội dung thiếu khách quan, phiến diện, sai sự thật về vụ án tại Đồng Tâm nhằm công kích chính quyền.

Điển hình như trường hợp của Lê Văn Hòa – một luật sự trong vụ án – vẫn tiếp tục tung ra những luận điệu không có tình người khi xuyên tạc sự hy sinh của 3 chiến sĩ Cảnh sát bằng luận điệu: “Để làm rõ vụ án này trong đó các bị cáo có phạm tội giết người hay không thì cũng phải làm rõ ràng là việc 3 các chiến sĩ Công an mà chết đấy, có đúng là người ta chết ở dưới cái hố mà giáp ranh giữa cái nhà bị cáo Lê Đình Chức với nhà ông Lê Đình Hợi người hàng xóm hay không… Chúng tôi cũng đề nghị là các cơ quan chức năng phải tổ chức thực nghiệm điều tra lại cái hiện trường để làm rõ việc kết tội người ta có đúng là giết ba chiến sĩ công an đó hay không”.

Hay như Đặng Đình Mạnh, dù là luật sự nhưng không đưa ra lập luận dựa trên chứng cứ, tài liệu thu thập được và các quy định của pháp luật mà tiếp tục rêu rao các thông tin sai trái, mang tính nhận định hết sức phiến diện, chủ quan khi cung cấp thông tin cho VOA Tiếng Việt: “Có thể trong thâm tâm, nhóm được chuyển tội danh đó cho rằng họ bị oan, nhưng với việc bị ‘cọ xát’ trong trong quá trình điều tra vụ án, chúng tôi nghĩ rằng họ đã quá hoảng sợ, và họ e sợ với những việc có thể gặp phải nếu tiếp tục theo đuổi quá trình tố tụng và kêu oan”.

Bằng những lập luận được đưa ra, nhóm “Hợp tác xã luật sư kịch khung” đang cố tình xuyên tạc vụ án tại Đồng Tâm, xuyên tạc tính khách quan của hệ thống tư pháp, vu khống chính quyền.

Đây đúng là sự bạc nhược của những kẻ học hành không đến nơi đến chốn. Vì ai cũng biết rằng luật sư  là những người am hiểu quy định của pháp luật, tham gia bảo vệ thân chủ của mình bằng cách những lập luận, chứng cứ có lý, có tình trên cơ sở viện dẫn đầy đủ, chính xác những quy định của pháp luật hiện hành để thuyết phục Hội đồng xét xử đi theo hướng có lợi nhất cho thân chủ.

Thế nhưng, những vị luật sư trên lại luôn làm trái ngược với những mong muốn tốt đẹp của xã hội. Họ nhận bào chữa cho các bị can không phải xuất phát từ cái tâm từ nghề luật sư chân chính vì bàn tay họ đã nhúng bùn khi móc nối, quan hệ chặt chẽ với nhiều cá nhân, tổ chức chống phá, cơ hội chính trị trong và ngoài nước, thường xuyên lợi dụng việc bào chữa các vụ án hình sự để xuyên tạc, hướng lái thông tin, gây bất lợi đối với chính quyền. Do đó, những tuyên bố của những vị “luật sư” rởm này hoàn toàn không có giá trị và chúng ta cần phải lên án mạnh mẽ những kẻ đạo đức giả như trên.

Mã Phi Long

 Vậy là tròn một giỗ với 3 đồng chí công an đã hy sinh trong vụ án Đông Tâm, và cũng tròn 1 năm những giọt nước mắt của người thân, đồng chí, đồng đội được giấu kín vào trong để các anh yên nghỉ. Nhưng nhìn những hình ảnh đẹp mà đồng chí, đồng đội đến viếng thăm các chiến sỹ khiến cho chúng ta khó giấu nổi sự xúc động.

Những kẻ cố tình xuyên tạc vụ Đông Tâm có dám nhìn vào những hình ảnh này ?

Đoàn thanh niên CATP đến thắp hương cho liệt sỹ Phạm Công Huy

Nhưng có lẽ, những hình ảnh thuộc về gia đình liệt sĩ Phạm Công Huy có lẽ khiến cho chúng ta đồng cảm nhiều hơn nữa với hoàn cảnh của liệt sĩ với sự xuất hiện của đứa con gái bé bỏng của anh.

Còn nhớ cách đây tròn một năm, dù là người có tinh thần thép như những người tướng lĩnh dạn dầy sương khói cũng không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh cháu bé (con gái liệt sỹ Huy) chịu tang bố với chiếc khăn tang dài trên trán. Thương cho cháu bé còn quá nhỏ để thấu hiểu sự mất mát ton lớn mà chỉ sau này khi lớn lên, cháu mới cảm nhận hết sự thiếu thốn to lớn này.

Những kẻ cố tình xuyên tạc vụ Đông Tâm có dám nhìn vào những hình ảnh này ?

Những kẻ cố tình xuyên tạc vụ Đông Tâm có dám nhìn vào những hình ảnh này ?

Những hình ảnh đầy xúc động

Sự thiệt thòi đến từ tất cả, cháu bé khi đó còn chưa nhận thức được điều kinh hoàng gì đã xảy đến bên cuộc đời mình. Và giờ đây, khi cháu đã chập chững bước đi, cháu đã thấy được những gì xung quanh, được dạy để học cách yêu thương nhưng sẽ còn dài để cháu cảm thấy điều mất mát đó không chỉ là nỗi đau, nó còn đi cùng với sự nhớ thương khôn xiết, là niềm tự hào trên hành trình sắp tới mà cháu sẽ đi và trưởng thành dưới bóng dáng người cha đi mãi không về.

Những kẻ cố tình xuyên tạc vụ Đông Tâm có dám nhìn vào những hình ảnh này ?

Con gái Liệt sĩ Huy đã cảm nhận phần nào sự thiếu vắng hơi ấm của người bố

Nhưng nhìn hình ảnh cháu thơm lên ngội mộ của liệt sỹ Phạm Công Huy lại khiến cho chúng ta rơi lệ thêm lần nữa. Đó là sự thiêng liêng tình “phụ – tử” mà không một lời văn nào có thể diễn tả được điều đó.

Cắc chắn, khi lớn lên, với những sự yêu thương của gia đình, từ người mẹ đã khóc từng đêm vì nhớ chồng, từ sự đau đớn như đứt từng khúc ruột của ông bà, cháu sẽ biết mình cần phải làm gì, làm như thế nào để viết nốt những điều mà người cha của mình đã viết. Khi đó, cháu sẽ hiểu, để cho cuộc sống hôm nay có được sự bình yên, êm đềm như những con sông nước lặng mùa thu là bao sự hi sinh từ thầm lặng đến anh dũng.

Những sự sinh đó đến từ những việc làm nhỏ nhất đến lớn nhất. Không ai sống mãi trong hoài niệm và ký ước, bởi tất cả sẽ phải bước tiếp bằng đôi chân của chính mình. Chính vì vậy, hi vọng rằng, mai sau cháu sẽ cảm nhận thấy những nhắn gửi đầy kiêu hãnh, tự hào, dấn thân trong sự nghiệp của ba bằng những trang sử vẻ vang, những đồng đội và nghề nghiệp của người cha đã từng gắn bó.

Và cũng qua đây, xin gửi thông điệp đến những kẻ “ác nhân” với miệng lưỡi diều hâu khi cố tình xuyên tạc, bẻ lái vụ Đồng Tâm, hay sáng mắt coi lại những gì mình đã làm. Và những kẻ xuyên tạc kia có dám nhìn thẳng vào những hình ảnh như trên và tự soi lại lương tâm mình có xứng đám làm người khi bênh vực cho những kẻ giết người man rợ hay không ?

Đừng vì mấy đồng tiền nhơ bẩn của các thế lực phản động mà bán rẻ lương tâm, đạo đức con người. Tiền nhiều sẽ để làm gì khi những kẻ chuyên hành nghề “khóc thê”, ký sinh trên nỗi đau của người khác bị cả xã hội lên án, xa lánh và nguồn rủa.

Mã Phi Long

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.