Một máy bay quân sự đã rơi xuống xã Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vào sáng nay (14-6). Cả hai phi công tử nạn được xác định gồm Đại úy Lê Xuân Trường (Biên đội trưởng) và Trung sỹ Đào Văn Long (học viên bay) thuộc Trung đoàn 920.

Sáng 14-6, nguồn tin cho biết: một chiếc máy bay quân sự loại IAK-52 vừa rơi xuống tại vùng rẫy xã Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). 
Hai phi công bay huấn luyện hy sinh được xác định là Đại úy Lê Xuân Trường, Biên đội trưởng, Phi đội 1, Trung đoàn 920 hy sinh trong buồng lái và Trung sỹ Đào Văn Long, học viên bay, hy sinh trên đường đi cấp cứu.
Hiện các lực lượng cứu hộ đã tiếp cận hiện trường. Xung quanh nơi máy bay rơi ở khu vực hồ Suối Dầu có đám cháy lớn. Lực lượng cứu hộ đang dập lửa để tiếp cận máy bay bị rơi.
Máy bay quân sự rơi ở Khánh Hòa, 2 phi công tử nạn - Ảnh 2.
Cận cảnh chiếc máy bay bị rơi sáng nay - Ảnh: HỒ MINH TÂM
Được biết chiếc máy bay rơi thuộc Trường Sĩ quan Không quân. 
Máy bay quân sự rơi ở Khánh Hòa, 2 phi công tử nạn - Ảnh 3.
Khu vực hồ Suối Dầu, nơi máy bay quân sự rơi ở xã Suối Tân, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) ngày 14-6-2019
Trao đổi nhanh với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Ngọc Khuê, chủ tịch UBND xã Suối Tân cho biết: vụ rơi máy bay diễn tập xảy ra vào lúc 9h tại thôn Dầu Sơn, xã Suối Tân. "Thông tin ban đầu có 2 phi công nghi thiệt mạng" - ông Khuê nói. 
Máy bay quân sự rơi ở Khánh Hòa, 2 phi công tử nạn - Ảnh 4.
Phần xác máy bay rơi còn lại - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Còn ông Nguyễn Hữu Hảo, chủ tịch huyện Cam Lâm xác nhận vụ rơi máy bay và cho biết đang cử cán bộ nắm lại nội dung này.
Máy bay quân sự rơi ở Khánh Hòa, 2 phi công tử nạn - Ảnh 5.
Khu vực máy bay rơi - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online lúc 10h30 sáng nay, ông Khuê cho biết cả hai phi công đã hy sinh. Trong đó một phi công hy sinh khi bị kẹt trong máy bay, phi công còn lại bị thương và đã được người dân được đưa đến phòng khám khu vực gần đó để cấp cứu. Tuy nhiên phi công này cũng đã tử vong.
Vào hồi 11h trưa nay, qua điện thoại, Đại tá Ngô Vĩnh Phúc - hiệu trưởng trường Sỹ quan không quân xác nhận chiếc máy bay rơi ở xã Suối Tân chính là máy bay của trường Sỹ quan không quân. Tuy nhiên Đại tá Phúc chưa cung cấp thông tin gì thêm.
Trao đổi với PV Tuổi Trẻ Online trưa cùng ngày, Đại tá Vũ Đức Quý - phó hiệu trưởng Trường Sỹ quan Không quân xác nhận: trong hai phi công tử nạn có một sĩ quan, người còn lại là học viên của trường.
Được biết chiếc máy bay gặp nạn thuộc dòng máy bay IAK-52 mang số hiệu 09 của Trung đoàn 920, Trường Sĩ quan không quân thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. Chiếc máy bay này bị rơi khi đang tổ chức bay huấn luyện.
Nguồn tin của TTXVN phát đi vào hồi 12 h trưa nay cho biết: Sau khi hoàn thành bài bay, trên đường bay về, máy bay mất liên lạc với Sở chỉ huy lúc 09 giờ 35 phút. Ngay sau đó, đơn vị đã khẩn trương triển khai các biện pháp tìm kiếm, phát hiện và tiếp cận máy bay rơi tại Chân Đập Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa
Hai phi công bay huấn luyện hy sinh, gồm: Đại úy Lê Xuân Trường, Biên đội trưởng, Phi đội 1, Trung đoàn 920 hy sinh trong buồng lái; Trung sỹ Đào Văn Long, học viên bay, hy sinh trên đường đi cấp cứu.
Máy bay quân sự rơi ở Khánh Hòa, 2 phi công tử nạn - Ảnh 6.
Cận cảnh máy bay rơi - Ảnh: THÁI THỊNH
Theo quan sát của PV tại hiện trường lúc 12h, cột khói từ phía chiếc máy bay bị nạn vẫn bốc cao nghi ngút. Bên ngoài, lực lượng quân sự đã phong tỏa hiện trường. Người dân tập trung rất đông để theo dõi vụ việc. 
Máy bay quân sự rơi ở Khánh Hòa, 2 phi công tử nạn - Ảnh 7.
Hiện trường vụ máy bay rơi. - Ảnh THÁI THỊNH

Current Time
0:02
/
Duration
0:20
Auto
Âm lượng: 52%
Cận cảnh máy bay rơi - Video: THÁI THỊNH
Theo Tuổi trẻ.

Hiện nay, vấn đề “xã hội dân sự” đã và đang được các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Sau những thất bại trong hoạt động chống phá Việt Nam ở các giai đoạn trước, hiện nay, các thế lực thù địch đang xem “xã hội dân sự” là một hướng đi mới, là một trong những phương thức tác động cơ bản trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.

“Chính trị bình dân” của Phạm Đoan Trang được PR rầm rộ như là cuốn sách gối đầu giường của các nhà hoạt động “rận chủ” Việt Nam cả trong và ngoài nước. Nhờ cuốn sách này, Phạm Đoan Trang được đánh giá là một trong các nhà hoạt động dân chủ xuất sắc, “có học”, và có phong cách chính trị “phương Tây” nhất trong số các nhà hoạt động của Việt Nam. Thế nhưng, đằng sau màn PR cho cả sản phẩm, tài năng đầy ấn tượng ấy, là một hành vi nghiêm trọng vi phạm bản quyền bài viết trong quá trình tổ chức bản thảo cuốn “Chính trị bình dân”. Người tố cáo Đoan Trang chính là bạn đồng nghiệp của cô ta tại Vietnamnet. Sự việc này diễn ra từ cuối năm 2017.

Cảnh sát Hồng Kông đã tuyên bố cuộc đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát là “bạo động”, theo đó, những người bị bắt có thể lãnh án 10 năm tù.

Cảnh sát bắn lựu đạn hơi cay về phía người biểu tình/REUTERS

Trưởng ty cảnh sát Hồng Kông Lư Vĩ Thông chiều 12.6 đã ban bố tình trạng bạo động khi người biểu tình gây bạo lực và xông vào trụ sở chính quyền, theo tờ South China Morning Post.

Với tâm thế của một kẻ “nghe hơi bắc chõ” bàn luận kiểu “vỉa hè” về Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên mạng xã hội, Trung Nguyễn một kẻ ăn theo, nói leo đã đưa ra những bàn luận hết sức thiển cận, quy chụp cho rằng: “Cộng sản hoang mang, sợ hãi và bế tắc”!?.

Sáng 29/05/2019, Nguyễn Năng Tĩnh – một giáo viên dạy nhạc tại Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Nghệ An – đã bị bắt tạm giam vì hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước”. Qua báo Nghệ An, BBC và thông tin trên mạng xã hội, được biết Tĩnh là một người Công giáo có quan hệ với nhiều linh mục chống đối trên địa bàn tỉnh Nghệ An; từng tham gia phong trào biểu tình, bạo động viện cớ phản đối nhà máy thép gây ô nhiễm môi trường của tập đoàn Formosa; và từng dạy học sinh các bài hát chống Nhà nước. Ngoài ra, trang Facebook “Trung đoàn 47” gọi Tĩnh là “thầy giáo Việt Tân”, khiến có dư luận cho rằng Tĩnh là thành viên đảng này.

Chiều 10/6/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà riêng của Trương Duy Nhất tại đường Tống Phước Phổ, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. 

Ảnh: Nhà Trương Duy Nhất ở giữa

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trương Duy Nhất về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự, do có những vi phạm pháp luật liên quan đến nhà, đất công sản tại thành phố Đà Nẵng.

Nguyễn Năng Tĩnh (SN 1976; quê quán: Xóm 11, Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu, Nghệ An) được xác định là đối tượng tay sai cốt cán của tổ chức Việt Tân ẩn nấp trong cơ quan Nhà nước với vỏ bọc thầy giáo âm nhạc tại Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An.

Sau khi Lê Đình Lượng (Yên Thành, Nghệ An) bị bắt, xử lý; Việt Tân đã chỉ định Nguyễn Năng Tĩnh lên làm “chủ tịch” tại Nghệ An.

Là tên nội gián được tổ chức Việt Tân tuyển chọn, kết nạp, Nguyễn Năng Tĩnh tỏ ra khôn ngoan, ranh mãnh, hoạt động kín đáo để qua mặt, đối phó với cơ quan An ninh. 

Tích cực móc nối, câu kết với các phần tử bất mãn trên cả nước

Thông qua việc tham gia nhiều nhóm chống đối như “Bảo vệ sự sống”, “NoU FC Vinh”, “Quỹ phát triển con người “, “Truyền thông công giáo” và qua mạng xã hội, Nguyễn Năng Tĩnh có mối quan hệ với hầu hết số phần tử phản động trong và ngoài tỉnh Nghệ An, đặc biệt là số thành viên tổ chức “Việt tân” như Nguyễn Huyền Trang (Dòng chúa cứu thế TP. Hồ Chí Minh), Lê Quốc Quân (TP. Hà Nội), Trần Thị Nga (Hà Nam), Bùi Minh Hằng (Vũng Tàu), Bạch Hồng Quyền, Trương Minh Tam…

Nguyễn Năng Tĩnh ra tận dòng Châu Sơn, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, nơi Giám mục Ngô Quang Kiệt ở để gặp gỡ và thỉnh thỉ ý kiến

Thật bức xúc khi những ngày hè, các cháu không được vui chơi, thư giãn mà bị tụ tập, lợi dụng sinh hoạt tín ngưỡng, lợi dụng sự trong trắng, ngây thơ để làm công cụ tuyên truyền, kích động, bảo vệ cho đối tượng Nguyễn Năng Tính, tên phản động Việt Tân núp bóng giáo viên vừa bị cơ quan chức năng bắt vừa qua. Không những thế Linh mục Đặng Hữu Nam còn nhân cơ hội này để “hiệp thông cùng Đan Viện Thiên An” hay “đòi Công lí cho Vườn Rau Lộc Hưng”.

Hình ảnh những em học sinh còn ngơ ngác khi cầm khẩu hiệu càng làm cho dư luận bức xúc và đau xót, bởi vì các em liệu đã đủ hiểu việc các em bảo vệ cho “người thầy Nguyễn Đăng Tĩnh” có là đúng không. Các em liệu có hiểu được vì sao “thầy giáo” của các em lại bị cơ quan công an bắt không? Hay là vì chỉ biết một người “Cha” bảo gì các em làm đấy, vì vị “Cha” đó là người chỉ đạo.

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội vẫn có những cái nhìn phiến diện, những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt về thành tựu của cách mạng, nhất là trong công tác đối ngoại và về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đại hội đồng LHQ. Nguồn: zing.vn

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, tối 7/6 ( theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.

Toàn cảnh cuộc họp HĐBA LHQ, thảo luận về cải cách phương thức hoạt động của Hội đồng tại New York, Mỹ ngày 6/6/2019. Ảnh: THX/TTXVN

“Chính trị hóa” các vụ án hình sự là một trong những chiêu trò mà các thế lực thù địch thường áp dụng trong thời gian gần đây khi thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”. Nguyên Thạch (bút danh), kẻ đã từng công khai “xem bói” cho đất nước, với những ngôn từ xuyên tạc, đầy chất phản động qua bài viết: “Đất nước của chúng ta sắp thành một tỉnh lẻ”, trên trang danlambaovn.blogspot.com, ngày 27 tháng 5 năm 1019, cũng trên trang blog này, y lại tiếp tục “ăn mày dĩ vãng” bằng tiếng kêu vô vọng qua bài viết: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ” liệu có tồn tại trong tinh thần của người Việt?

Việt Nam từng có nhiệm kỳ đầu tiên với tư cách Ủy viên không thường trực của cơ quan quyền lực nhất Liên Hợp Quốc (LHQ) năm 2008-2009. Khi đó, Việt Nam đã để lại những đóng góp, dấu ấn quan trọng, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Lần này, với việc trúng cử với số phiếu gần như tuyệt đối, Việt Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy vai trò và có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng quốc tế.

Theo thông báo của Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Maria Fernanda Espinosa Garces, Việt Nam đã đắc cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với tỷ lệ ủng hộ là 192/193 phiếu. Với kết quả trên, Việt Nam sẽ thay thế Kuwait tại Hội đồng Bảo an LHQ từ ngày 1-1-2020.

Bạn bè quốc tế chúc mừng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ sau khi Việt Nam trúng cử làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193). Ảnh: TTXVN. 

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.