Thế lực thù địch tuyên truyền, phá hoại cách mạng Việt Nam bằng chiêu bài đòi đa Đảng
Trong chiêu bài “diễn biến hoà bình” và tuyên truyền phá hoại cách mạng Việt Nam của nhóm thế lực thù địch, phản động thì chưa bao giờ chứng ngừng tung ra luận điệu đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Chúng luôn đưa ra lời lẽ phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam không chịu đổi mới về chính trị, “tham quyền cố vị” giữ độc quyền lãnh đạo, vì thế chúng đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp, xoá bỏ Điều 4; xóa bỏ hiến định về Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo toàn xã hội.
Không chỉ dừng lại với những luận điệu trên, thế lực phản động chúng còn không ngừng thống kê, tổng hợp lại toàn bộ những sai lầm, thiếu sót cả về đường lối, chủ trương và chỉ đạo thực tiễn của Đảng trong quá khứ. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, quản lý xã hội để nhằm mục đích chấm dứt vai trò lịch sử của Đảng.
Đằng sau tất cả những luận điệu tuyên truyền, hoạt động chống phá của thế lực thù địch, chúng không ngoài mục đích hàng đầu và quan trọng nhất là làm suy yếu, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đẩy Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi tiến trình phát triển của dân tộc. Với tất cả các mưu đồ hết sức thâm độc, nham hiểm và trắng trợn của các thế lực thù địch, chúng không hề từ bỏ một mục đích gì.
Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là chế độ chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩã. Bởi đa nguyên chính trị vốn là một khuynh hướng xã hội học – triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội. Nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong đấu tranh chống độc quyền, bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản.
Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, tổ chức độc quyền có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong “dân chủ” che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội tư bản.
Khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống các nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô chính phủ, chống nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng, nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy Đảng Cộng sản khỏi vị trí lãnh đạo xã hội, đòi xây dựng nhà nước pháp quyền tư sản – bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất cả các nhóm, đảng phái đối lập, nhưng thực chất đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản.
Bản chất của nền dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Vì thế một chế độ xã hội nếu quyền lực thuộc vè giai cấp bóc lột thì không bao giờ có được khái niệm “dân chủ”. Nước Mỹ bao lâu nay vốn tự xưng họ là quốc gia đa đảng, nhưng thực chất trong quốc gia này chỉ tồn tại 2 đảng duy nhất của chủ nghĩa tư bản, đó là đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Trên thực tế, thì nước Mỹ hiện nay tồn tại tới 112 đảng, nhưng trong các năm qua chỉ có hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau nắm quyền. Đây là hai đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản ở Mỹ chứ không dành cho đại đa số người trong xã hội.
Tình cảnh của nước Mỹ có sự khác biệt rõ rệt, đó chính là khoảng cách giàu nghèo, sự bất công trong xã hội, thất nghiệp,…
Theo báo cáo của Viện Chính sách Kinh tế Mỹ hồi tháng 10/2018 thì tình trạng bất bình đẳng thu nhập đang là một vấn đề dai dẳng tại Mỹ, và trở nên tồi tệ hơn khi top 1% người giàu nước Mỹ có mức thu nhập trung bình hàng năm đạt 1,32 triệu USD, số 99% còn lại trung bình chỉ kiếm được 50.107 USD/năm.
Tính đa dạng của lịch sử và văn hóa đã làm phong phú nhiều vẻ của xã hội, pháp luật ra đời hay đảng phái điều hành đất nước cần phải nắm rõ điều khoản này. Nếu không sẽ tạo nên nguy cơ đẩy đất nước tới xung đột về lợi ích, hoặc là xung đột của một bộ phận trong xã hội.
Xét trên thực tế lịch sử phương Đông thì hiện nay vấn đề đa đảng đã đẩy Thái Lan chìm sâu vào những cuộc xung đột, tranh giành quyền lực trong nhiều năm qua, sau hơn 10 năm đến nay nước Thái mới có thể tổ chức bầu cử lại; hay câu chuyện xung đột trong cuộc bầu cử tại Indonesia mới đây đã cho thấy những nhóm lợi ích bị tách biệt gây ra xung đột; hoặc ở Đài Loan khi cuộc tranh luận dùng “lời to tiếng lại”, “nắm đấm” ở Quốc hội hiện nay trở thành “chuyện bình thường”.
Việt Nam không có cơ chế tam quyền phân lập như phương Tây, nhưng hệ thống bộ máy hoạt động được phân chia quyền lực cho các thành phần lãnh đạo nắm giữ. Điển hình là quyền lực tối cao hiện nay được chia ra thành 4 vị trí lãnh đạo, đó là: Tổng Bí thư thực hiện mảng đường lối, định hướng, chủ chương chính trị; Chủ tịch nước quản lý vấn đề an ninh quốc gia; Thủ tướng nắm giữ việc điều hành và phát triển nền kinh tế; Chủ tịch Quốc hội nắm giữa mảng lập pháp.
Chính vì thế mà ở các nhiệm kỳ nhân dân hay gọi vui đến các “bộ tứ quyền lực” để nói về sự đoàn kết, thống nhất khi cần huy động quyền lực, lại tạo nên được những phân định quyền lực rạch ròi trong từng lĩnh vực.
Chính vì sự phân chia quyền lực này đã tiến bộ và thích hợp với Việt Nam hơn, bởi vì đa đảng hay không đa đảng còn tùy thuộc vào con người, văn hóa của từng quốc gia. Đa đảng có thể phù hợp với Mỹ, với Anh, nhưng trong xã hội phương Đông thì vốn có những cách thức tổ chức xã hội khác biệt.
Đặc biệt, ở Việt Nam con người nhấn mạnh tính văn hóa, sử dụng văn hóa để điều khiển hoạt động của xã hội, đó chính là lý do vì sao “phép vua thua lệ làng”, pháp luật phải phù hợp với văn hóa, không như các nước phương Tây.
Hơn nữa, song song với quá trình phát triển của đất nước Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo có đường lối cách mạng đúng đắn, vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động, vì nền độc lập và sự phát triển của đất nước đã được nhân dân lựa chọn là chính đảng duy nhất đại diện cho quyền lợi của mình.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đại diện duy nhất cho quyền lợi của nhân dân lao động và cả dân tộc. Tính tất yếu của quá trình lịch sử tự nhiên đó đã và đang được nhân dân ta khẳng định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, những động cơ trong “diễn biến hòa bình” để yêu cầu phải đa đảng, phải đa nguyên. Nhưng vì cái lợi ích trước mắt nên những nhóm này cố gắng tạo nên sự xung đột và mâu thuẫn trong tư tưởng, âm mưu “lộng giả thành chân”.
Vì thế, mỗi một người dân cần phải nhận thức rõ ràng, tránh ngộ nhận, mơ hồ, lẫn lộn, dẫn tới dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam dối với cách mạng Việt Nam. Để tránh kéo đất nước vào tình cảnh hỗn loạn, tranh giành quyền lực, khủng hoảng kinh tế, trì trệ phát triển.
(Theo Bút Danh)