Tư tưởng-Đạo đức-Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống chỉnh thể không tách rời, từ đặc trưng đến giá trị, từ nội dung đến hình thức, từ tinh thần đến phương pháp. Người biểu đạt bằng lời văn, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, có sức truyền cảm lớn, rất đỗi chân thành, đúng với con người, đời sống và cốt cách Hồ Chí Minh-một nhà tư tưởng Mác xít hiện đại, một bậc hiền triết, minh triết phương Đông, đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu.

Pháp Luân Công hay còn gọi “Pháp luân đại pháp” là một giáo phái do Lý Hồng Chí, sinh năm 1952 tại Cát Lâm, Trung Quốc thành lập năm 1992 dưới hình thức tập luyện khí công dưỡng sinh. Sau đó, Pháp luân công đã có nhiều hoạt động phức tạp ảnh hưởng đến an ninh chính trị Trung Quốc, bị Chính phủ Trung Quốc cấm hoạt động và bị coi là tà giáo.
Đến nay, Pháp luân công tự cho mình đã hoạt động ở trên 100 quốc gia  vùng lãnh thổ. Tuy nhiên cũng có chỗ tổ chức này nói hoạt động trên 114 quốc gia, có chỗ nói trên 140 quốc gia, có chỗ nói chỗ nói 144, nhưng thông tin này do tổ chức Pháp Luân Công tự đưa ra không ai kiểm chứng. Tại Việt Nam, Pháp luân công hoạt động ở hơn 30 tỉnh, thành phố với hàng nghìn người tham gia. Các thành viên đã tham gia lại tích cực lôi kéo người khác tham gia. Riêng tại thành phố Hà Nội thời gian vừa qua tại nhiều công viên của Hà Nội như công viên Thành Công, công viên Thống Nhất, công viên Yên Sở..... có nhiều đối tượng rủ rê lôi kéo người tập Pháp Luân Công, các đối tượng này phát tán tài liệu tuyên truyền về Pháp Luân Công, hướng dẫn tập luyện Pháp Luân Công, dụ dỗ về lợi ích sức khỏe nhờ tập Pháp Luân Công,......, và tuyên truyền nói xấu Đảng cộng sản Trung Quốc, nói xấu chủ nghĩa Mac-Lê nin và phủ định học thuyết tiến hóa. Tổ chức này bề ngoài dựa vào khái niệm Chân Thiện Nhẫn để hoạt động, tự nói rằng phi chính trị, phi tôn giáo, phi lợi nhuận, chỉ là khí công, chữa bệnh nhưng thực chất đó chỉ là sự giả dối lừa gạt để hợp thức hóa sự hoạt động.

Có thể nói về bản chất Pháp Luân Công không phải Phật Giáo mà là một tổ chức có hình thức hoạt động như một con ký sinh trùng mà vật chủ là Phật Giáo, Pháp Luân Công vừa ăn cắp khái niệm thuật ngữ của đạo Phật, các tri thức trong kinh Phật, mượn danh Phật pháp, mượn danh lời của đức Phật để tuyên truyền cho Phật Gia (khái niệm Lý Hồng Chí tự bịa ra, do vậy nhìn bề ngoài cứ tưởng Pháp Luân Công là một pháp môn của Phật Giáo),  tôn xưng Lý Hồng Chí lên thành một vị Phật sau đó tiêu diệt hạ thấp Phật giáo, hạ thấp đức Phật thích Ca Mâu Ni. Bài viết này tác giả sẽ chỉ rõ cho các bạn biết bản chất của Pháp Luân Công là tà đạo nguy hiểm.

1. Lý Hồng Chí lợi dụng các thuật ngữ khái niệm của đạo Phật làm các thuật ngữ của Pháp Luân Công

Chuyển Pháp Luân vốn là một khái niệm rất phổ biến trong đạo Phật, cuộc đời đức Phật chuyển Pháp Luân Hai lần, lần một nói về bài Pháp đầu tiên Ðức Phật thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo. Bài Pháp nầy tóm tắt các điểm chính yếu của Ðạo Giải Thoát, đó là Tứ Diệu Ðế và Bát Chánh Ðạo [1]. Lần hai đức Phật Chuyển Pháp Luân trong khi ngài thuyết giảng về Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.  Chuyển pháp luân nghĩa là là quay bánh xe chánh để đưa tâm trí của chúng sanh đến Niết Bàn an vui [2].

Sau này khi rao giảng Pháp Luân Công Lý Hồng Chí lấy tiêu đề Chuyển Pháp Luân đặt cho tên của một quyển sách do mình viết điều này chứng tỏ sự cao ngạo của Lý Hồng Chí. Việc Lý Hồng Chí lấy tên của một quyển sách của đức Phật để đặt tên cho quyển sách của mình (hàm ý những gì y làm cũng như đức Phật làm), khiến cho phật tử sơ cơ không phân biệt được đâu là kinh Chuyển Pháp Luân của đức Phật, đâu là Chuyển Pháp Luân của Lý Hồng Chí, nhiều khi lại nhầm lẫn đây là quyển kinh chuyển Pháp Luân Của đức Phật.

Thấy đại thừa Phật giáo đưa ra khái Niệm Pháp Thân [3] và phái Tịnh Độ niệm Nam Mô A Di Đà Phật được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, niệm Nam MÔ Quán Thế Âm Bồ Tát, Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công cũng bịa ra các câu chuyện như niệm Pháp Luân Đại Pháp Hảo-Chân Thiện Nhẫn Hảo sẽ được Pháp Thân Lý Hồng Chí phù hộ [4].  Thậm chí cực đoan hơn đến lỗi bịa ra chuyện niệm Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo còn chữa được cả ung thư [5]. Lý Hồng Chí không thể có Pháp Thân nào hết, nếu có ông ta đã cứu hết tất cả các học viên của mình vượt qua hoạn nạn. Không thể có chuyện vừa tung hô Pháp thân của y lại vừa viết các thỉnh nguyện thư đi kêu oan về các tội ác của DCS Trung Quốc. Sử dụng khái niệm Pháp Thân lý hồng chí còn lừa gạt cho những người tập Pháp Luân Công rằng nếu những người tập Pháp Luân Công được Lý Hồng Chí tịnh hóa, pháp thân của Lý Hồng Chí xử lý hết hộ người tập [6] .

Ngay đến khái niệm Pháp Luân, hay biểu tượng (logo) của Pháp Luân Công cũng đều là sản phẩm đi ăn cắp vay mượn, nhào lặn của biểu tượng chữ VẠN của đạo Phật và khoáy âm dương của đạo Lão.




Chẳng những vay mượn khái niệm thuật ngữ của Đạo Phật, Lý Hồng Chí cũng sử dụng vay mượn các thuật ngữ của đạo khác. Ví dụ Luận Ngữ vốn là tên của một quyển sách vô cùng nổi tiếng của đạo Nho, được Lý Hồng Chí sử dụng cho tên của bài giảng đầu tiên của lời nói đầu của Lý Hồng Chí trong sách Chuyển Pháp Luân [7].

Lý Hồng Chí thấy trong kinh Phật nói đến có bảy các vị Phật trong quá khứ (Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phạt Tỳ Xá Phù,  Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật ca Diếp, Phật Thích Ca Mâu Ni), mỗi một vị Phật ứng với một nền văn minh. Lý Hồng Chí cũng viết trong sách Chuyển Pháp Luân của y đã có 7 nền văn minh từng tồn tại trên trái đất. Chỉ khác là y có thêm các dẫn chứng về khảo cổ, tuy nhiên đây cũng chỉ là trích dẫn lại các kiến thức trong lĩnh vực khảo cổ chứ không có gì mới.....

Ngoài ra có vô số các câu truyện tương tự do tổ chức Pháp Luân Công bịa ra tương tự các câu truyện của Phật Giáo như các câu truyện về nhân quả, các câu truyện về chữa bệnh (thậm chí cả bện ung thư) nhờ niệm Pháp Luân Đại Pháp Hảo-Chân Thiện Nhẫn Hảo (đạo Phật có pháp môn niệm phật, thì Pháp Luân Công chế thành niệm Pháp Luân Đại Pháp Hảo-Chân Thiện Nhẫn Hảo)

Qua một số ví dụ trên ta thấy Pháp Luân Công bản chất đi ăn cắp, vay mượn, nhào lộn các ý tưởng, khái niệm, thuật ngữ của các đạo khác diễn giải theo các ý kiến cá nhân đây là việc làm nguy hiểm đối với đạo Phật. Hơn thế nữa Lý Hồng Chí còn đi bịa đặt ra các khái niệm nhằm ăn cắp tín đồ của đạo Phật sau đó lại phỉ báng cả đức Phật.

2. Đưa ra khái niệm Phật Gia nhằm ăn cắp tín đồ của Phật Giáo sau đó phỉ báng hạ thấp đức Phật

Giáo chủ Pháp Luân Công Lý Hồng Chí thấy bên Đạo chia ra Đạo Gia và Đạo Giáo nên cũng bắt chước, tự nhận Pháp Luân Công là Phật Đạo, rồi cho đạo ấy là Phật Gia, còn đạo Phật là Phật Giáo. Lấy danh Phật gia để thâu nạp tín đồ. Khi có tín đồ thì bài xích Phật Giáo, xem thường đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhiều người dân địa phương rất quan tâm việc này và lo sợ có thể gây tổn hại đến truyền thống Phật giáo Thái Lan, gây nguy hiểm cho an ninh trật tự, làm xáo trộn xã hội Thái Lan. [8]

Trích sách chuyển Pháp Luân Công: Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, Ông quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, Ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, Ông lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, Ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [Ông] lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp.

Như vậy Lý Hồng Chí nói Thích Ca Mâu Ni từ khi khai công khai ngộ chưa lập tức đạt tầng Như Lai và luôn luôn tự đề cao lên, mỗi khi đề cao lên lại thấy pháp của mình vừa thuyết xong sai hết, và rất thấp. Như vậy Tứ Thánh Đế+Bát Chánh Đạo cũng sai, cuộc đời đức phật hành đạo là vô ích vì các pháp đức phật biết là sai hết.....

Lý Hồng Chí và đệ tử tự cho Y là Phật là Phật Chủ.  Pháp Luân Công đi tuyên truyền rằng hiện nay đã đến thời mạt pháp giáo pháp đức Phật không còn đúng nữa nên phải có vị Phật mới ra đời đó là Lý Hồng Chí. Có nhiều videos bài báo xuất hiện chỉ rõ Lý Hồng Chí là Phật. Từ cổ chí kim chưa hề có một nhà sư, giáo chủ tôn giáo nào giám ngang nhiên nhận mình là Phật. Hoặc nếu có xưa nay đều là tà đạo như Thanh Hải Vô Thượng Sư.....[9]



2. Phao tin một loài sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm và gắn Lý Hồng Chí là Phật Chủ

Hình ảnh sau đây được Pháp Luân Công sử dụng và tuyên truyền đây là Hoa Ưu Đàm. Phần ảnh bên trái được tổ chức này nói rằng đó là Hoa Ưu Đàm phóng đại lên 400 lần, phần ảnh bên phải là cái mà họ coi là Hoa Ưu Đàm nguyên gốc. Nhưng tác giả bài báo này chứng minh đây là hình ảnh đã qua chỉnh sửa (hình ảnh giả) nhằm hợp thức hóa loài sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm.

Nhìn ngay vào bức ảnh mà do chính tổ chức Pháp Luân Công đưa ra cũng thấy không thể có chuyện khi phóng đại các bông hoa nhỏ ở phía phải có hình hạt gạo, hoa đơn, lại thành một chùm hoa, bó hoa phía trái. Vì sao họ lại cố ý giả mạo một sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm? Vì họ muốn tạo ra các bằng chứng khách quan để đưa Lý Hồng Chí lên làm Phật.  Logic như sau họ bịa ra một loài sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm, và vì kinh Phật nói là Hoa Ưu Đàm xuất hiện là có Phật ra đời nên họ lại gán ghép luôn Phật ở đây là Lý Hồng Chí.



Nhiều nhà khoa học đã khẳng định loài sinh vật mà Pháp Luân Công cho rằng Hoa Ưu Đàm chỉ là một loài nấm nhầy. Căn cứ kinh sách và các từ điển Phật giáo, các nhà Phật học cũng khẳng định Hoa Ưu Đàm trong Phật giáo được xem là một loại trong truyền thuyết, chưa ai được nhìn thấy hoặc nếu có thì là loại cây thuộc họ cây sung (dịch từ Udumbara) [12]. Kể cả trên wiki english cũng nói Hoa Ưu Đàm là họ cây sung [13].

3. Lý Hồng Chí hạ thấp các tôn giáo truyền thống của các nước Phương Đông, tự đề cao Pháp Luân Công. 

Trích nguyên văn trong sách Chuyển Pháp Luân của Lý Hồng Chí: Pháp Luân Công là công pháp thuộc Phật Gia, nhưng nó hoàn toàn vượt ra ngoài phạm vi của Phật Gia, nó luyện theo cả toàn vũ trụ. Trong quá khứ tu luyện trong Phật Gia chỉ nói về những nguyên lý của Phật Gia, trong khi tu luyện theo Đạo Gia chỉ nêu lên những nguyên lý của Đạo Gia, cả hai trường phái đều không có cắt nghĩa thấu đáo căn bản của vũ trụ. Vũ trụ cũng như con người, ngoại trừ cấu trúc vật chất ở bên ngoài, nó cũng có đặc tính riêng của nó, một cách vắn tắt là nó có thể được tóm gọn trong ba chữ, đó là "Chân Thiện Nhẫn". Tu luyện theo Đạo Gia chủ yếu ngộ về "chân", nói chân thật, làm việc chân thật, trở về nguồn cội, và sau cùng thành một chân nhân. Tu luyện theo Phật Gia chú trọng về "thiện", làm sản sinh tâm đại từ bi, cứu độ chúng sinh. Pháp môn của chúng ta tu theo "Chân Thiện Nhẫn" cùng một lúc, tức là trực tiếp tu luyện theo đặc tính căn bản của vũ trụ, và cuối cùng là đạt được sự đồng hóa cùng vũ trụ.

Như vậy Lý Hồng Chí gán ghép toàn bộ đạo Phật chỉ có Thiện, toàn bộ đạo Lão quy về chữ Chân, còn đạo của Lý Hồng Chí gồm cả Chân-Thiện-Nhẫn nên ưu việt hơn cả hai đạo trên.

4. Tuyên truyền về Pháp Luân Công theo các hình thức bán hàng đa cấp.

Lợi dụng tác dụng tốt cho sức khỏe nhờ tập luyện để tuyên truyền Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công lập các trang facebook quảng cáo về tác dụng sức khỏe nhờ tập Pháp Luân Công, rồi các tờ rơi tuyên truyền về Pháp Luân Công....Tuy nhiên đằng sau tác dụng sức khỏe từ khí công là rất nhiều tư tưởng mê tín. Ví dụ học viên Pháp Luân Công được tuyên truyền rằng ai tập Pháp Luân Công sẽ được Pháp Thân Của Lý Hồng Chí bảo hộ. Hoặc Pháp Thân của Lý Hồng Chí sẽ làm tịnh hóa thân tâm của người tập Pháp Luân Công [6]......học viên Pháp Luân Công tin rằng cái gì họ làm cũng là nhờ ơn của sư phụ Lý Hồng Chí, ngay cả đến tranh luận với người bên ngoài cũng tin là sư phụ Lý Hồng Chí của họ sắp xếp để họ tranh luận......Mọi người cần chú ý rằng việc tập các động tác của Pháp Luân Công có đem lại lợi ích sức khỏe đi nữa, cũng không liên quan gì đến pháp thân của Lý Hồng Chí. Đừng thấy sự tiến bộ trong quá trình tập luyện để tin theo một thứ tà đạo nguy hiểm, sự lừa dối (ví dụ bịa ra sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm, hạ thâp đức Phật Thích Ca, hay niệm Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo thì chữa được cả bệnh Ung Thư)

Quảng cáo như bán hàng đa cấp, lợi dụng, mượn danh tính của một số nhân vật quần chúng để quảng bá:

Pháp Luân Công đi đâu cũng quảng cáo có hàng triệu triệu người tin dùng có mặt trên khắp các quốc gia, nhưng không ai kiểm chứng thông tin này. Đi đâu cũng tuyên truyền có hàng 3000 giải thưởng...... tuy nhiên cũng không ai kiểm chứng được thông tin này nhưng họ cứ tuyên truyền như vậy để lôi cuốn người tham gia.

Khi có tranh luận với học viên Pháp Luân Công thì họ dùng luận điệu hàng trăm triệu người tin theo, hàng trăm quốc gia tập, trình độ của bạn là gì mà phản đối Pháp Luân Công. Họ còn mượn danh một số nhân vật nổi tiếng để tuyên truyền về Pháp Luân Công....Với các hình thức tuyên truyền kiểu kinh doanh đa cấp này không ít người theo học Pháp Luân Công. Tuy nhiên cũng cần cảnh giác với tà đạo đặc biệt nguy hiểm này.

Sử dụng rất nhiều trang web, fanpace để tuyên truyền về Pháp Luân Công. Hiện nay có rất nhiều trang web của Pháp Luân Công mà có ảnh hưởng lớn đến cả báo chí mạng của Việt Nam như:

http://www.epochtimes.com
http://vietdaikynguyen.com
http://chanhkien.org

5. Ăn cắp thuật ngữ Pháp Thân trong đạo Phật, sử dụng một cách trơ trẽn Lý Hồng Chí nâng mình lên thành Phật.

5.1 Khái niệm Pháp thân trong Phật giáo

Tôi xin viết nguyên văn tại trang web [15]

Về phương diện lịch sử, Ðức Phật Thích Ca đã nhập Niết-bàn cách nay 2.556 năm. Tuy nhiên, đó chỉ là Ứng thân tùy duyên hóa độ, Ðức Phật còn có Báo thân phước trí trang nghiêm và Pháp thân thường trụ siêu việt không thời gian, bao trùm khắp pháp giới.

Theo tinh thần các kinh Hoa nghiêm, Pháp hoa... thuộc hệ thống kinh điển của Phật giáo Phát triển, thì sự ra đời và hóa độ của Ðức Phật Thích Ca chỉ là sự thị hiện của Ứng thân Phật. Ra đời dưới cây vô ưu, đến lúc trưởng thành quyết chí xuất gia, trải qua một thời gian tầm sư học đạo và tu khổ hạnh ép xác chốn rừng già, nhập định dưới cội Bồ-đề 49 ngày đêm và giác ngộ thành Phật, mở phương tiện hóa độ chúng sinh suốt 49 năm (hay 45 năm theo Phật giáo Nam truyền), rồi nhập Niết bàn. Ðó là Ứng thân của Phật, ứng theo cơ duyên mà thị hiện ra với những hành trạng nhằm hóa độ chúng sinh, tùy nghi mở phương tiện thuyết pháp đem lại lợi lạc cho muôn loài.


Báo thân Phật là thân kết tinh của trí tuệ và công đức phước báu mà Ðức Phật đã tu tập và thành tựu hạnh nguyện Bồ-tát trong vô số kiếp, từ lúc mới phát tâm tu tập cho đến khi đạt quả vị Thập địa, như Phật A Di Ðà, Phật Dược Sư tướng hảo quang minh nơi quốc độ của các Ngài. Báo thân là thân vô lượng sắc tướng, vô lượng công đức trang nghiêm không giới hạn mà hàng Bồ-tát Tam hiền, Thập địa mới thấy được. Ngoài ra, những khả năng phi thường, những phẩm chất cao đẹp, toàn mỹ của Ứng thân cũng được xem là một phương diện của Báo thân Phật. Suốt 49 năm giáo hóa, Ðức Phật đã sử dụng Báo thân của mình thông qua Ứng thân để dẫn đường cho chúng sinh về bến giác, mở ra muôn ngàn cánh cửa phương tiện hóa độ chúng sinh.

Ngoài Ứng thân và Báo thân ra, Ðức Phật còn một thân thứ ba là Pháp thân, bản thể Chân như của các pháp. Pháp thân bao trùm khắp pháp giới, cả không gian và thời gian. Pháp thân thường trụ, bất sinh bất diệt, là tự tánh chân thật và bình đẳng của tất cả các pháp. Trong cuộc đời Ðức Phật, Ngài thị hiện bằng Ứng thân và Báo thân, trau giồi trí tuệ và tích lũy công đức, tu tập phá trừ vô minh, rồi thành tựu Pháp thân, hay nói đúng hơn là trở về với Pháp thân thanh tịnh, với bản thể Chân như. Không có một sự vật, hiện tượng nào rời bản thể Chân như, và bản thể Chân như luôn luôn biểu hiện qua sự vật hiện tượng, vì thế mà kinh điển gọi Pháp thân hay bản thể Chân như là Tỳ-lô-giá-na, Biến nhất thiết xứ.

Mỗi người chúng ta vì còn vô minh vọng động nên Pháp thân không phát huy diệu dụng. Ví như sóng chỉ là hiện tượng biến động của nước, nhưng bản thể của sóng và nước không hai. Ở Ðức Phật, tất cả việc làm của Ngài đều là diệu dụng của Pháp thân, nó tác động đến chúng sinh và các pháp.

Sau khi Phật nhập Niết-bàn, nghĩa là Ứng thân chấm dứt nhưng Pháp thân của Ngài vẫn thường còn, luôn hiển hiện bên chúng ta, được biểu hiện qua tinh thần từ bi, trí tuệ và bình đẳng, biểu hiện qua đường lối tu tập giác ngộ giải thoát, đời sống đạo đức thánh thiện được các thế hệ tiếp nối và kế thừa.

5.2 Ví mình có Pháp thân như chư Phật

Trong phần Chuyển Pháp Luân Pháp giải. Trả lời câu hỏi tại buổi giảng Pháp tại Tế Nam [6]. Lý Hồng Chí viết

Đệ tử: Những người không tham gia lớp học mà học luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì Pháp thân của Thầy có tịnh hóa thân thể họ thành nãi bạch thể và đắc được khí cơ không?

Sư phụ: Người không tham gia lớp học họ không phải là học viên của chúng tôi thì tôi quản họ làm gì đây? Tùy tiện quản người thường, tôi cài thứ này cho tất cả người Trung Quốc có được không? Tự mình học công, chiếu theo sách mà học, chiếu theo băng tiếng mà học, thì có thể đắc được không? Tôi nói với mọi người rằng, hình thức học công trong tương lai chính là hình thức này. Bởi vì chư vị có Pháp thân của tôi quản, trong sách của tôi có Pháp thân, trong băng hình, băng tiếng của tôi đều có, thực sự có thể làm theo tiêu chuẩn của người luyện công, thì họ cũng có thể đắc được. Nhưng cần phải thực sự chiểu theo tiêu chuẩn của người luyện công mà tu luyện thì mới có thể đắc được. Nói rằng tôi chỉ muốn rèn luyện thân thể không muốn tu lên cao vậy thì sẽ không đắc được.

Phân Tích: Như vậy đoạn trên Lý Hồng Chí tuyên truyền rằng người học Pháp Luân Công sẽ có Pháp Thân của Lý Hồng Chí quản. Điều này Lý Hồng Chí đã nâng bản thân mình lên có pháp thân như đức Phật, mà khái niệm Pháp Thân này là một khái niệm đi ăn cắp như đã phân tích ở trên.

“Đệ tử: Hình tượng sinh ra tại phần dưới của bụng dưới là nguyên anh, còn hình tượng chỗ ngực này là ai?

Sư phụ: Chư vị đã luyện thứ của công pháp nào khác rồi. Người tu luyện khi chân chính tu luyện thì thứ gì cũng đều buông bỏ, Pháp thân của tôi sẽ xử lý hết giúp chư  vị. Đương nhiên chúng ta đôi khi người ta xuất công, thì trên bề mặt biểu bì sẽ xuất hiện một số hình tượng của Phật, sẽ xuất hiện rất nhiều, nó còn động đậy nữa. Bởi vì nó là tồn tại vật chất, biết nói chuyện, biết động đậy, đương nhiên đó đều thuộc về [trạng thái] bình thường.

Phân tích: Như vậy Lý Hồng Chí nói trong quá trình tập PLC nếu có gì phát sinh (nguy hại) thì Pháp Thân của Lý Hồng Chí xử lý giúp hết học viên. Điều này khiến cho học viên sẽ bị ám thị rằng pháp thân của Lý Hồng Chí sẽ có sức thần rất lớn. Lý Hồng Chí sẽ khiến cho học viên hiểu rằng mọi sự tiến bộ trong quá trình tập luyện đều là do Lý Hồng Chí trợ giúp, có khó khăn gì cũng do lý Hồng Chí trợ giúp. Thực ra đây là một ý tưởng ăn cắp từ đạo A Di Đà Phật, đạo A Di Đà tuyên truyền người niệm phật tin rằng khi niệm phật thì thân tâm của họ sẽ dần thanh tịnh. Điều này cũng có nghĩa là y tuyên truyền cho học viên những khả năng siêu nhiên không kiểm chứng của y, y biến y thành một THẦN LINH, một khả năng giống như A Di Đà Phật.

Đệ tử: Giả dụ có người muốn trộm tài vật trên thân của học viên hoặc gây thương tổn [cho họ], thì Pháp Luân Đại Pháp có thể phát huy tác dụng hay không?

Sư phụ: Tôi nói với chư vị rằng vạn sự đều có nhân duyên. Chư vị mất tiền, Pháp Luân sẽ không quản, rất có thể điều đó là có nguyên nhân. Dùng Pháp Luân để trị kẻ trộm tài vật của chư vị có phải chư vị có cái tâm này không? Như vậy đâu có được? Không chừng có những thứ đó là nợ người ta, bản thân mình thấy khó chịu liền muốn dùng Pháp Luân để đánh người khác, như vậy đâu có được? [Như vậy] chẳng phải tôi dạy tà pháp hay sao? Đừng nghĩ ngợi những chuyện này. Người tu luyện có Pháp thân của tôi quản chư vị, [khi nào] cần bảo hộ thì họ sẽ bảo hộ chư vị.”

Phân tích: Lý Hồng Chí sử dụng khái niệm Pháp Thân, (nhưu trên đã nói đây là khái niệm ăn cắp của đạo Phật) để mô tả y như một người có năng lực vô biên có thể dùng Pháp Thân của y để bảo vệ học viên, Pháp Thân của y có thể làm cho bản thân học viên trở lên thanh tịnh. Điều này vô hình chung, khi học viên tập Pháp Luân Công tự kỷ ám thị rằng tất cả đều do Lý Hồng Chí phù hộ, điểm hóa, bảo vệ (một cách vô hình, bằng pháp thân của y), vô hình dung nâng Lý Hồng Chí nên thành giáo chủ các tôn giáo. Như vậy nếu bạn tập Pháp Luân Công mà không may mắn thì Lý Hồng Chí nói đó là do nghiệp của các bạn phải trả, còn nếu may mắn thì các bạn lại nghĩ rằng đó là do Pháp thân của Lý bảo hộ. Học viên Pháp Luân Công đi tuyên truyền rằng nhiều học viên Pháp Luân Công bị bị mổ cướp nội tạng, y theo lời Lý Hồng Chí thì đây là nghiệp của những học viên Pháp Luân Công đó nếu đã là nghiệp thì tổ chức này đừng đi KÊU OAN TẤU KHỔ NỮA (nghiệp của ông phải trả thì còn kêu ai?). Còn nếu như bị OAN thì Lý Hồng Chí không có khả năng bảo vệ học viên của mình, không có pháp thân nào hết.

Học viên Pháp Luân Công cuồng tín và kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình đến cùng:

Khi bị chỉ ra những thủ đoạn giả dối của Pháp Luân Công, học viên Pháp Luân Công cho rằng người đó là tà đạo, bị chịu quả báo....qua tiếp xúc với học viên Pháp Luân Công thấy rằng: Những học viên này đã bị cuồng tín đến độ họ làm gì liên quan đến Pháp Luân Công, ví dụ tranh luận, tuyên truyền....đều cho rằng đó là do Lý Hồng Chí khéo léo sắp xếp để tuyên truyền, đó là do Lý Hồng Chí phù hộ hết bệnh.....

Tôi có một người bạn học đại học đến năm thứ 4, sau khi tập Pháp Luân Công được 2 năm bắt đầu bị bệnh thần kinh, xuất ngày nói: Pháp Luân Công, trừ tà bắt ma, gia đình phải cho nghỉ học để điều trị. Về mặt sức khỏe thì việc tập luyện bất kỳ một bài thể dục nào cũng mang lại sức khỏe. Tuy nhiên Pháp Luân Công hay gắn lợi ích sức khỏe nhờ tập khí công với các lý thuyết mê tín như khi tập sẽ được Pháp thân của sư Phụ Lý phù hộ. Hay được Pháp thân của Lý Hồng Chí tịnh hóa....

5. Pháp Luân Công không phải đạo Phật-Phật tử và người dân nên cảnh giác với tà đạo Pháp Luân Công.

HT Thích Nhật Từ khẳng định: “Nghị quyết tại Đại Lễ Phật Đản của Liên Hiệp Quốc năm 2010 tại Thái Lan đã nêu rõ: “Các vị tăng thống và lãnh đạo Phật Giáo trên toàn cầu không được cho phép Tăng Ni Phật Tử đi theo trường phái Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí bởi vì đây là trường phái mượn danh nghĩa của Đạo Phật để phục vụ cho mục đích chính trị.

 HT Thích Vân Phong cho biết thêm: “Đại lễ Phật Đản ở Thái Lan vào tháng 5 năm 2006, Hội nghị Phật giáo Quốc tế đã ban hành pháp lệnh, trong đó nêu rõ: Pháp Luân Công trái với giáo lý căn bản của Phật giáo và chính thức tuyên bố giáo phái Pháp Luân Công không phải là một giáo phái của Phật giáo."

Tóm lại: Pháp Luân Công không phải Phật Giáo mà là một tổ chức có hình thức hoạt động như một con ký sinh trùng mà vật chủ là Phật Giáo, ăn cắp khái niệm thuật ngữ, điển tích điển cố, tri thức của đạo Phật, mượn danh Phật pháp, mượn danh lời của đức Phật để tự tôn xưng Lý Hồng Chí lên thành một vị Phật sau đó tiêu diệt hạ thấp Phật giáo, hạ thấp đức Phật thích Ca Mâu Ni. Bề ngoài là tập khí công, nhưng tác dụng khí công có được lại quy cho rằng do Pháp Thân của Lý Hồng Chí phù hộ, làm cho thanh tịnh. Pháp Luân Công được che đậy bằng ba từ chân thiện nhẫn (nhằm hợp pháp) nhưng về bản chất là mê tín dị đoan tà đạo nguy hiểm phục vụ cho âm mưu bá chủ tam giới vượt qua cả Phật Thích Ca Mâu Ni và Hoàng Đế Lão Tử của Lý Hồng Chí.

Nguyễn Quốc Minh
------------------------
[1]- http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin015.htm
[2]- http://thuvienhoasen.org/a12318/tim-hieu-y-nghia-tam-chuyen-phap-luan-thap-nhi-thanh
[3]- https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_th%C3%A2n
 [4]-http://vn.minghui.org/news/26346-thanh-tam-niem-phap-luan-dai-phap-hao-cuu-con-nguoi-khoi-tham-hoa.html
[5]- http://tinhhoa.net/dieu-than-ki-xuat-hien-nho-thanh-tam-niem-phap-luan-dai-phap-hao.html
[6]- http://vn.minghui.org/news/66535-chuyen-phap-luan-phap-giai-tra-loi-cau-hoi-tai-buoi-giang-phap-tai-te-nam.html
[7]- https://vi.wikipedia.org/wiki/Lu%E1%BA%ADn_ng%E1%BB%AF
 [8]- http://tongiaovadantoc.com/c1041/20140616160453281/thai-lan-chinh-phu-cam-ta-phai-phap-luan-cong-luu-hanh-cuu-binh-trung-quoc.htm
[9]- https://www.youtube.com/watch?v=xb_lkVyqjmU
[10]- https://www.youtube.com/watch?v=bO0uLphw44s
[11]- https://www.youtube.com/watch?v=wFQ5MrIOqAA
[12]-http://phatgiao.org.vn/y-kien/201412/Truyen-thuyet-Phat-giao-ve-hoa-uu-dam-linh-thieng-da-bi-lai-theo-muc-dich-rieng-16477/
[13]- https://en.wikipedia.org/wiki/Udumbara_(Buddhism)
[14]-https://vi.wikipedia.org/wiki/Bảy_vị_Phật_quá_khứ
[15]- http://giacngo.vn/phathoc/2012/05/19/365052/

Nhóm nghi can bị bắt giữ khi đang có mặt tại Bình Dương. Tất cả đều là phụ nữ.

Khoảng 2h30 sáng ngày 18/5, công an tỉnh Bình Dương đã bắt giữ 4 phụ nữ liên quan đến vụ án giấu 2 thi thể trong khối bê tông đang gây rúng động dư luận tại xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, Bình Dương.
4 nghi can gồm: Phạm Thị Thiên Hà (31 tuổi), Trịnh Thị Hồng Hoa (66 tuổi), Lê Phú Hạnh (54 tuổi) cùng một người chưa được tiết lộ. Trong đó, Hà và Hoa cùng ngụ quận Tân Phú (TP.HCM), còn Hạnh trú ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Zalo
Nghi can Phạm Thị Thiên Hà (trái) và Trịnh Thị Hồng Hoa
Nhóm này bị bắt tại một khách sạn thuộc khu dân cư Tiamo Phú Thịnh (phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương).
Nhóm nghi can bị bắt giữ chỉ sau vài giờ công an tỉnh Bình Dương phát đi thông báo truy tìm 2 phụ nữ cùng chiếc ôtô hiệu Ford Everest 7 chỗ ngồi, màu ghi vàng đen xám, mang biển kiểm soát TP.HCM.
Trước đó, tối 15/5, ông Nguyễn Thanh Huân đang dọn dẹp căn nhà mới mua ở ấp 5, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, thì phát hiện một bồn nhựa, bên trong được đổ đầy bê tông. Người này kêu người đập bỏ thì phát hiện bên trong là thi thể người. Công an địa phương ngay lập tức có mặt tại hiện trường để điều tra vụ việc.
Đến sáng 16/5, trong quá trình khám xét hiện trường, lực lượng công an phát hiện thêm một thùng nhựa đổ kín bê tông bên hông căn nhà. Khi đập vỡ khối bê tông, cảnh sát tìm thấy thêm thi thể nam giới.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy đây là một vụ án mạng. Cả hai thi thể đều là nam giới, hiện vẫn chưa rõ danh tính, với các đặc điểm nhận dạng: Người thứ nhất cao khoảng 1,7m, khoảng 30-35 tuổi, tóc ngắn sát da đầu, bị thiếu ba chiếc răng. Người thứ hai cao khoảng 1,6m, khoảng 35 tuổi, tóc ngắn, bên trong mặc áo thun màu trắng, bên ngoài mặc áo khoác có mũ màu đen, quần dài là quần thể dục có màu xanh đen.

Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào cõi vĩnh hằng, để lại nỗi tiếc thương vô hạn đối với đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Trước lúc ra đi, Bác đã để lại di chúc thiêng liêng, là tài sản vô giá mà kết tinh trong đó là những điều cốt lõi về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, để cho mỗi cán bộ đảng viên và nhân dân các thế hệ sau học tập và làm theo, nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Người.

DI CHÚC CỦA BÁC HỒ LÀ TÀI SẢN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC

Di chúc đã để lại những điều căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền và sự lãnh đạo, cầm quyền của đảng; về chăm lo đối với con người và thế hệ trẻ; về quản lý xã hội, chính sách xã hội, an sinh xã hội sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta giành thắng lợi. Di chúc là sự tổng kết lý luận và thực tiễn về sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân Việt Nam, là lý luận về đổi mới và tương lai phát triển của đất nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh được phản ánh trong di chúc, trước hết thể hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, nhân dân, các lực lượng vũ trang của ta trong việc đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, khẳng định niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng là giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, nam bắc sum họp một nhà. Người đặt niềm tin vào sự tất thắng đó: “Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh trong di chúc có tầm chiến lược, là những chỉ dẫn quan trọng cho Đảng trong việc hoạch định đường lối, phương hướng, xác định nhiệm vụ, kế hoạch, chính sách, chương trình hành động cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đưa đất nước phát triển bền vững.

Đạo đức Hồ Chí Minh là điểm nổi bật cả trong tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh. Đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong di chúc là đạo đức cách mạng với hệ chuẩn mực giá trị cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Đó cũng là đạo đức hành động, mà điểm đặc biệt nhấn mạnh là đạo đức và sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên trong điều kiện đảng cầm quyền. Đó là đạo đức trong quan hệ giữa đảng với nhân dân, giữa nhà nước với nhân dân, sự quan tâm chăm lo của đảng đối với giáo dục, rèn luyện đạo đức trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Người căn dặn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Điều đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, đó là căn dặn Đảng ta phải chăm lo củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, thường xuyên đổi mới và chỉnh đốn Đảng để có đủ sức mạnh và uy tín của người cầm lái, dẫn đường cho quần chúng hướng theo. Người khẳng định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của đảng và của dân ta”. Người nêu rõ: “Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Theo Người, muốn có sự đoàn kết chân thành và thực sự lâu dài thì phải “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò cầm quyền và trọng trách lịch sử của đảng, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên trước đảng và trước nhân dân. Người căn dặn: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh giành cho thế hệ trẻ của đất nước tình yêu thương, sự quan tâm và niềm tin sâu sắc. Người căn dặn Đảng ta phải quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng cho đời sau. Người nêu rõ: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Căn dặn Đảng và Chính phủ phải quan tâm tạo mọi điều kiện giúp đỡ chị em phụ nữ để họ tiến bộ và trưởng thành, đồng thời bản thân chị em phụ nữ cũng phải tích cực phấn đấu vươn lên đáp ứng với trách nhiệm của mình.

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trăn trở, lo nghĩ nhiều về đoàn kết quốc tế, nhất là trước sự bất đồng giữa các Đảng Cộng sản anh em. Người coi đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa và các đảng anh em là điều kiện quan trọng đảm bảo cho phong trào cộng sản và công nhân đến toàn thắng.

Có thể nhận thấy rằng, di chúc của Bác thực sự là mẫu mực tuyệt vời về sự ứng xử, tinh tế và cao thượng của một vị lãnh tụ cách mạng thiên tài, người con ưu tú của dân tộc, sự khoáng đạt, cởi mở, hài hòa, nhân ái, vị tha, khoan dung, độ lượng và tình nghĩa, thủy chung sâu sắc. Đó là sự hoàn chỉnh chân - thiện - mỹ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân sinh động và cảm động, có sức cảm hóa lay động muôn triệu trái tim con người Việt Nam và nhân loại trên thế giới; phản ánh sâu sắc cách sống, sinh hoạt hết sức bình dị nhưng vô cùng cao quý, trọn đời vì nước, vì dân. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được đúc kết thật sâu sắc trong di chúc của Bác, những lời căn dặn của Bác trước lúc đi xa dành cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vô cùng sâu sắc và quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam trước mắt và lâu dài. Do vậy sẽ trường tồn mãi mãi theo thời gian để mỗi cán bộ đảng viên và nhân dân Việt Nam học tập và làm theo./.     

Ngày 16/03/2019 vừa qua, nhóm Green Trees đã hoàn thành và chiếu ra mắt bộ phim tài liệu “Đừng sợ”. Để quy kết Nhà nước “ngăn cấm xã hội dân sự” và tìm cách thu hút sự chú ý của dư luận, thời gian qua, nhóm này đã pha trộn thông tin liên quan đến việc tuyên truyền bộ phim với vụ việc Cao Vĩnh Thịnh (một thành viên của nhóm) bị cơ quan điều tra tạm giữ, thu đồ đạc để điều tra về bộ phim (ngày 27/3). Thông qua các post Facebook của các thành viên Green Trees nhắm vào ba “mũi tên”:

Một là, bằng cách gọi “Đừng sợ” là “bộ phim đầu tiên về xã hội dân sự Việt Nam”, nhóm này tìm cách ca ngợi và quảng bá tên tuổi của Green Trees – tác giả của bản báo cáo “Tổng quan thảm họa môi trường biển Việt Nam” 2016 như một nhóm “bảo vệ môi trường”, “ôn hòa” và “cam đảm”.

Hai là, Green Trees ca ngợi không chỉ các phong trào biểu tình, bạo động do giới chống đối phát động từ năm 2006 đến nay, bao gồm cả phong trào “Cách mạng cá” năm 2016 – 2017 với sự tham gia của đảng Việt Tân, Hội Anh em dân chủ, các nhóm Công giáo chống đối ở miền Trung và Green Trees mà còn cả các tổ chức, cá nhân chống đối nêu trong phim đang thi hành án hoặc đang bị truy nã như Hoàng Đức Bình, Bạch Hồng Quyền, Nguyễn Văn Hóa… như “những người khát khao dân chủ đã chính thức vượt qua nỗi sợ, đứng lên thực thi cái quyền của mình”.

Ba là, Green Trees chỉ rõ: Phong trào biểu tình để “bảo vệ môi trường” ở Việt Nam còn kém phát triển, có quá ít người tham gia, do “ý thức về môi trường của người dân chưa đủ mạnh”, “bị chính quyền ngăn cản”; do đó, “phải có những cuộc biểu tình hàng triệu người” thì mới thay đổi được chính sách.

Áp-phích quảng cáo bộ phim tài liệu “Đừng sợ” của nhóm Green Trees



Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện các website, fanpage mang tên “Đại Kỷ nguyên” cùng với các trang mạng “chân rết” của chúng như “Trí thức Việt Nam”, “Chân trời mới Media”, “Hoa Sen khai nở”, “Đại Pháp hồng truyền chân thiện nhẫn”… ngoài những bài viết, video giải trí với chủ đề về kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật… chúng lồng ghép những nội dung tuyên truyền, phát triển “Pháp Luân công”, đồng thời phân tích sai lệch về thực trạng xã hội, xuyên tạc lịch sử, nói xấu chế độ XHCN nước ta hiện nay.



Trong khi tình trạng “dâng sao giải hạn” được tiến hành tại một số cơ sở tôn giáo vào dịp đầu năm đang bị nhiều người dân phê phán, phản đối, thì hoạt động “thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ” ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) bị phát hiện vừa qua lại tiếp tục gây bức xúc dư luận. Hiện tượng lợi dụng niềm tin hoang đường để hành nghề mê tín dị đoan nhằm trục lợi đang đòi hỏi tổ chức tôn giáo liên quan cùng cơ quan hữu quan cần sớm vào cuộc giải quyết để gìn giữ sự lành mạnh của xã hội, đồng thời bảo đảm việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh của nhân dân.

Những ngày qua, các sai phạm, nghi vấn trong một số hoạt động tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) đã trở thành một đề tài “nóng”, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Dưới chiêu bài “thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ”, “giải nghiệp tiền kiếp”, một số cá nhân với danh nghĩa Phật tử ngang nhiên tổ chức các hoạt động truyền bá một số quan niệm sai lệch, gieo rắc sợ hãi trong cộng đồng, mà xét đến cùng là nhằm mục đích thu lợi. Khai thác tâm lý lo lắng, sợ hãi của một số người dân trước các bất hạnh, rủi ro trong cuộc sống và công việc mưu sinh, muốn tìm đến cửa Phật để cầu an, những người này đã dựng lên cái gọi là “nợ vong” từ tiền kiếp. Người nợ cần phải “trả nợ” nếu muốn yên ổn, còn không sẽ bị “vong” đeo đuổi, trả thù. Theo họ, tất tật những tai ương, tật bệnh mà con người vướng phải đều do “vong oán” mà ra, như: Kinh doanh thua lỗ là do 36 kiếp trước tạo nghiệp (!); bị ung thư vú là do 42 kiếp trước làm nhiều điều ác, không chăm sóc em gái (!); bị teo thùy não dẫn đến liệt người là do 84 kiếp trước từng làm cai ngục, 20 kiếp trước đi bán thuốc nam giả cho người ta uống (!),... Họ còn bịa ra thứ “vong oán” rất bi hài và lố bịch như bị đau xương khớp là do 4 kiếp trước hay giết mèo. Thậm chí, họ còn vô lương tâm đến mức rao giảng một số điều xuyên tạc, thất đức, xúc phạm các Anh hùng dân tộc, khoét thêm nỗi đau của gia đình các nạn nhân có người thân không may bị thiệt mạng bởi kẻ ác.



Những ngày qua, chùa Ba Vàng trở thành tâm điểm của dư luận


Từ các luận điệu như vậy, họ gieo vào đầu óc người muốn cầu an rằng tất cả là do ân oán của gia chủ với “vong” từ hàng chục kiếp trước và đều có thể trả nợ, hoặc mua chuộc bằng cách trả tiền. Điều đáng tiếc là luận điểm phi lý này đã nhận được sự ủng hộ, tiếp tay của một số cá nhân chức sắc tôn giáo qua việc nhà chùa sẵn sàng nhận tiền cúng dường bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản với số tài khoản đã được công bố công khai trên trang mạng của chùa, và điều đáng nói là trang mạng này chưa được cơ quan chức năng cấp phép. Dù lý giải số tiền hoàn toàn do các Phật tử tự nguyện đóng góp, nhưng nhà tu hành này cũng không thể phủ nhận được sự thật: Nếu không có sự hù dọa về chuyện ân oán với “vong từ kiếp trước” và có thể trả bằng tiền, liệu chùa có thu về được số tiền cúng dường đó hay không? Ước tính trung bình mỗi tháng ở chùa Ba Vàng có từ 5.000 người đến 7.000 người tới “thỉnh vong, gọi hồn”, kèm theo đó là một khoản tiền đóng góp khổng lồ dưới danh nghĩa nhà chùa, không bị trừ thuế, không chịu rủi ro, không lo phá sản, không bị kiểm soát. Đến nay, số tiền này được sử dụng như thế nào vẫn là câu hỏi còn để ngỏ? Song qua đó có thể trực tiếp thấy một điều là: nếu không có sự cả tin, u mê, mù quáng của người đến “thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ” thì chắc chắn một số cá nhân nhà chùa không thể ngang nhiên dựng đàn, tế lễ để “giải nghiệp tiền kiếp” - mà thực chất là các chiêu trò mê tín dị đoan núp bóng giáo lý Phật giáo.
Điều khiến dư luận quan tâm hơn là các hoạt động như “thỉnh vong báo oán”, “giải nghiệp tiền kiếp” ở chùa Ba Vàng không phải mới phát sinh. Theo văn bản của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Ninh báo cáo Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thì: “Các hiện tượng trên tại chùa Ba Vàng đã xảy ra từ lâu... Trong các cuộc họp thường kỳ của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh có sự tham gia của các cơ quan, ban, ngành tỉnh Quảng Ninh, tập thể Ban Trị sự và nhiều thành viên đã thường xuyên có ý kiến góp ý chân thành về vấn đề này với Đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng. Tuy nhiên từ đó đến nay tình hình vẫn không tiến triển, thậm chí còn có nhiều ý kiến quy chụp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh mất đoàn kết nội bộ, ganh tị với chùa Ba Vàng. Mặc dù vậy, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh vẫn rất tích cực, kiên trì trong việc động viên, nhắc nhở trụ trì và tăng ni, Phật tử chùa Ba Vàng tu học đúng giới luật Phật chế, thực hiện đúng Hiến chương GHPGVN và pháp luật nhà nước”. Việc những sai phạm tại chùa Ba Vàng được Giáo hội Phật giáo địa phương nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn tái diễn, thậm chí với mức độ ngày càng ngang nhiên, trắng trợn hơn đã phần nào cho thấy sự lệch lạc trong quan điểm, thậm chí cố ý dung túng, làm trái với quan điểm tu hành của một số cá nhân tôn giáo tại đây. Chưa kể, nhiều Phật tử không tránh khỏi bất bình trước tình trạng một Phật tử vốn không có chức sắc tại chùa Ba Vàng như bà Phạm Thị Yến có thể công khai đứng ra tổ chức lễ “cúng bắt ma”, “thỉnh oan gia trái chủ”, thậm chí người này còn thường xuyên được mời giảng pháp, giáo hóa cho Phật tử bốn phương, xuất hiện trên nhiều tài liệu truyền thông về chùa, sở hữu một số kênh mạng xã hội với lượng người truy cập rất lớn. Đó là các câu hỏi mà các cá nhân, tổ chức liên quan cần trả lời trước dư luận.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, giáo lý Phật giáo luôn đề cao sự hướng thiện, lòng từ bi, đề cao luật nhân quả. Tuy nhiên, luật nhân quả trong giáo lý Phật giáo hoàn toàn xa lạ với sự rao giảng của một số cá nhân ở chùa Ba Vàng. Bởi, theo tinh thần Phật giáo, mọi người phải thành tâm sống trong cuộc đời, nghĩ lương thiện, làm việc thiện, giữ cho tinh thần luôn trong sáng, không làm điều ác, không suy nghĩ tiêu cực, không thù hằn, không sân si, tham lam, thù hận... Giữ trong tâm mình và sống hướng thiện như vậy, mỗi người sẽ có cuộc sống an nhiên, ngày càng thanh sạch, có ích cho con cháu, có ích cho cuộc đời; không được như vậy thì tự gây họa cho chính mình và tương lai của thân nhân. Hàng nghìn năm nay, các thế hệ người Việt Nam vẫn truyền dạy rằng sống phải biết “tu nhân, tích đức”. Theo giáo lý Phật giáo, không ai có thể dùng vật chất để mua chuộc thần thánh bao che, dung túng cho lỗi lầm.
Tuy vậy, thời gian qua không chỉ tại chùa Ba Vàng mà còn cả một số nơi, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân dân, một số cơ sở tâm linh, thờ tự đã sử dụng tôn giáo như bình phong để “buôn thần, bán thánh” bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi vô căn cứ khiến nhiều người tin theo. Và từ đó, họ thu lợi qua các hình thức như dâng sao giải hạn, đóng tiền gọi vong, trả nợ tiền kiếp... Thế giới tâm linh vốn thiêng liêng trong tâm tưởng của nhiều người bị biến thành mảnh đất màu mỡ cho kẻ “buôn thần bán thánh” mặc sức kiếm lời. Từ “dâng sao giải hạn” vào mỗi dịp đầu năm, tranh cướp “ấn” ở đền Trần, tranh giành “lộc” ở hội Gióng, đến khấn vái, nhét tiền vào tay tượng ở các miếu mạo, chùa chiền,… thực sự trở thành một nỗi lo của toàn xã hội. Vì khi mà con người không suy nghĩ sáng tạo, không chăm chỉ lao động, không làm việc lương thiện mà chỉ vay mượn, cầu xin sự may mắn từ “thế giới siêu nhiên” thì cũng là khi họ phải đối mặt nhiều hệ lụy từ chính cuộc sống. Trước hoạt động gây bức xúc ở chùa Ba Vàng, ngày 22-3-2019, UBND thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã có văn bản gửi Đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng, trong đó khẳng định: “Chùa Ba Vàng còn có các hoạt động tín ngưỡng trong cơ sở tôn giáo chưa đúng với danh mục đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, và “yêu cầu trụ trì chùa Ba Vàng chấm dứt các hoạt động không có danh mục hoạt động tôn giáo năm 2019 đã đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận”. Đồng thời ngày 23-3-2019, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu dừng hoạt động các trang thông tin của chùa Ba Vàng vì chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý. Quyết định này là cần thiết, vì trang mạng của chùa Ba Vàng có nhiều bài giảng pháp tuyên truyền sai trái về cái gọi là “vong báo oán”, và quy định muốn “trả nợ vong người gặp nạn” phải phát tâm cúng dường cùng sự hỗ trợ của Phật tử Phạm Thị Yến.
Quay trở lại sự việc trên, có lẽ không có gì cần phải bàn luận thêm, từ ý kiến của Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện Trưởng Viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh: “Theo nhận xét của riêng tôi, tà pháp thỉnh “oan gia trái chủ” là gieo rắc vào nỗi sợ hãi vô cớ, phi nhân quả, phi Phật học, phi khoa học rằng toàn bộ cuộc sống ở kiếp này, phần lớn mặt trái, mặt xấu đều do oan trái với ma quỷ trong kiếp trước. Tức là gieo rắc một niềm tin sai. Từ niềm tin sai đó người ta rước nỗi sợ hãi về với bản thân mình, gia đình mình, sống bất an, lo lắng, căng thẳng. Tạo ra những rối loạn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, các mối quan hệ xã hội cũng như sinh hoạt gia đình. Người ta khéo léo dàn dựng cách này cách kia để trên nền tảng sợ hãi đó làm cho nạn nhân đành bỏ ra một khoản tiền hàng triệu đồng để mua chuộc nỗi khổ, niềm đau vốn không có thật đó bị người ta hù dọa bằng những tà thuyết, tà kiến rất nguy hại. Đây là cuộc khủng hoảng truyền thông vốn không do Phật giáo tạo ra, do cá thể chùa Ba Vàng tạo ra, mà cụ thể hơn là do thầy trụ trì Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến. Điều đó dù xuất phát từ động cơ nào thì hậu quả nghiêm trọng là quần chúng mất niềm tin vào Phật giáo. Nhất là không còn tin tưởng hoặc bị lung lay niềm tin đối với nền minh triết trị liệu của đạo Phật. Đó là sự lừa đảo tinh vi, lừa đảo có tổ chức chứ không phải đó là một sự tình cờ. Tôi rất tiếc nó đã xảy ra nhiều năm và trước mặt thầy Trúc Thái Minh là trụ trì chùa Ba Vàng mà tại sao thầy ấy lại mặc nhiên chấp nhận và xem cái đó như là dẫn dắt người ta đến “thỉnh oan gia trái chủ”. Một ngôi chùa với quy mô lớn, đông đảo Phật tử hành hương tới gây ra cuộc khủng hoảng như vậy, thử hỏi người dân còn biết nương tựa niềm tin vào đâu?” (Zing.vn ngày 23-3-2019).
Thực trạng đáng tiếc tại chùa Ba Vàng và một số cơ sở tôn giáo một lần nữa cho thấy một số hoạt động mê tín dị đoan núp bóng cửa Phật cần phải được giải quyết triệt để. Các sai phạm ở chùa Ba Vàng đang được cơ quan chức năng điều tra, giải quyết. Nhưng rõ ràng các hoạt động như vậy không thể sinh sôi, nảy nở nếu không có sự tiếp tay của một bộ phận xã hội vì thiếu hiểu biết, vì tưởng đồng tiền có thể mua được tất cả, kể cả mua vận may, để rồi tin theo điều phi lý, bị kẻ buôn thần bán thánh lung lạc, lợi dụng để trục lợi bất minh. Do đó, bên cạnh việc xử lý nghiêm các hành vi sai trái, đi ngược lại giáo lý Phật giáo của một số tăng ni, Phật tử các cơ quan có trách nhiệm, các tổ chức liên quan cần nhanh chóng triển khai chương trình hành động rộng khắp cảnh tỉnh xã hội, giúp người dân sáng suốt lựa chọn lối sống tích cực, hướng thiện, tự khẳng định giá trị đích thực của bản thân, giữ gìn hình ảnh lương thiện và một số giá trị đạo đức tốt đẹp mà Phật giáo hướng tới.
Thành Sơn (Nhân dân)

Chiều 11-3, tại Nhà khách Chính phủ, đã diễn ra cuộc họp giữa Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội để trao đổi về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Quốc hội trong năm 2018, định hướng công tác năm 2019.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội là một trong những điểm nhấn ngoại giao của Việt Nam.

Cuộc họp diễn ra dưới sự đồng chủ trì của đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao; đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng,Trưởng ban Đối ngoại Trung ương và đồng chí Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực năm 2018 diễn biến nhanh chóng với nhiều nhân tố bất ngờ, bất định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa 03 cơ quan, công tác đối ngoại đã đạt nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt, được đánh giá là một điểm sáng trong những thành tựu chung của đất nước, góp phần nâng cao thế và lực của Việt Nam. 

Các cơ quan đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất chính sách cho Đảng, Nhà nước với nhiều đề án lớn, quan trọng, đã trình trên 50 đề án lớn về đối ngoại và được đánh giá cao; giữ đà quan hệ, tiếp tục thúc đẩy hợp tác và đan xen lợi ích với các nước láng giềng, khu vực, đối tác quan trọng, tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác thực chất, đồng thời mở rộng thêm được khuôn khổ quan hệ với các đối tác chủ chốt; chủ động, sáng tạo hơn trong hội nhập quốc tế sâu rộng; chủ quyền quốc gia được bảo vệ vững chắc góp phần duy trì môi trường hòa bình phục vụ phát triển đất nước.

Công tác ngoại giao kinh tế, ngoại vụ địa phương được đẩy mạnh với nhiều kết quả tích cực bám sát phương châm lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; nâng tầm đối ngoại đa phương cả ở khâu hoạch định và triển khai chính sách thông qua việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương và tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng. Đặc biệt, vừa qua chỉ với thời gian chuẩn bị rất ngắn, các cơ quan mà nòng cốt là Bộ Ngoại giao đã phối hợp tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 được quốc tế đánh giá cao, thể hiện rõ vị thế, vai trò của đất nước cũng như mong muốn và năng lực của Việt Nam trong việc tham gia xử lý các vấn đề mang tính khu vực và toàn cầu; quảng bá rất tốt cho hình ảnh của Việt Nam.

Cuộc họp khẳng định sự phối hợp tốt, chặt chẽ, nhịp nhàng giữa 03 cơ quan trong thời gian qua, từ khâu tham mưu lập kế hoạch, xây dựng đề án, đến triển khai các hoạt động đối ngoại, trao đổi thông tin, nghiên cứu, tham mưu, xây dựng văn bản quản lý về đối ngoại… Kết quả hợp tác đó có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với công tác đối ngoại nói chung mà còn với từng hoạt động đối ngoại đặc thù do ban Đối ngoại Trung ương và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội chủ trì thực hiện. Cuộc họp cũng nhất trí đánh giá cao sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa 03 cơ quan – với vai trò là 03 cơ quan đầu mối.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá sự phối hợp giữa 03 cơ quan trong năm 2018 đã bám sát các quy định về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, góp phần củng cố tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Nghị viện.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đồng thời nhấn mạnh các hoạt động đối ngoại năm 2019 cần tiếp tục được thực hiện tốt với định hướng lớn là giữ vững môi trường hòa bình cho phát triển gắn với kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển đất nước; phát huy vai trò tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, nâng cao vị thế của đất nước.

Trên cơ sở này, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ lớn trong công tác năm 2019, bao gồm: nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và hiệu quả; triển khai tốt Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đẩy mạnh vận động ứng cử, chuẩn bị đảm nhiệm Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, chuẩn bị cho vai trò Chủ tịch ASEAN 2020; giữ cho được đà hội nhập quốc tế, phối hợp vận động ký, phê chuẩn EVFTA; triển khai kịp thời, hiệu quả công tác bảo hộ công dân; và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu và dự báo chiến lược. 

Để thực hiện những nhiệm vụ này, bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng hơn, 03 cơ quan cũng sẽ phối hợp đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, chuẩn hóa cán bộ làm công tác đối ngoại để bảo đảm trình độ chuyên nghiệp, hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ.

Tiên An

Bạch Hồng Quyền, "nhà đấu tranh dân chủ" gắn kết mật thiết với các tổ chức chống cộng hải ngoại, gửi thư cầu cứu tới hàng loạt các đài báo nước ngoài, kêu la bị Cảnh sát Thái Lan truy bắt để giao cho phía Việt Nam. BBC Việt ngữ đã trích dẫn thư cầu cứu của Quyền có đoạn: “Tình trạng của tôi hiện giờ thực sự là nguy hiểm. Tôi đang nói chuyện mà rất lo lắng là cảnh sát Thái có thể bắt tôi bất cứ lúc nào và trục xuất tôi về Việt Nam. Thực sự tôi rất lo lắng...”.

Các đài VOA, BBC, RFA và các trang tin lề trái dành nhiều bài phân tích, mô xẻ sự việc này với nhận định nguyên nhân khởi nguồn từ việc Bạch Hồng Quyền bị truy tìm do có liên quan đến nhân chứng sự việc Trương Duy Nhất mất tích tại Thái Lan.

Đối tượng Bạch Hồng Quyền đang lẩn trốn tại Thái Lan

Năm 2017, Bạch Hồng Quyền bị công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố về tội "Gây rối trật tự công cộng" xuất phát từ việc kích động, lôi kéo người dân bao vây trụ sở UBND huyện Lộc Hà, bắt giữ cán bộ. Khi biết bản thân và đồng bọn bị công an truy bắt, Bạch Hồng Quyền đã trốn sang Thái Lan và đang tìm cách xin tỵ nạn ở Mỹ.

Chưa lo được cho mình, nhưng ở Thái Lan, Bạch Hồng Quyền đã dính sâu vào đường dây được cho là của VOICE và băng đảng Bùi Thanh Hiếu trong việc tổ chức cho những kẻ trốn khỏi Việt Nam, xin tỵ nạn như Trương Duy Nhất.

Quyết định truy nã đối tượng Bạch Hồng Quyền

Do bị truy nã về tội hình sự, không liên quan đến tội chính trị, lại có thông tin xác thực Quyền đang ẩn nấp ở Thái Lan thì đương nhiên phía công an Việt Nam sẽ phối hợp cảnh sát Interpol quốc tế, trong đó có cảnh sát Interpol Thái Lan truy lùng Quyền. Nếu bắt được Quyền thì chắc chắn phía Cảnh sát Thái Lan sẽ bàn giao cho Việt Nam và việc sau đó là Quyền sẽ được ra tòa, lĩnh bản án hình sự đang chờ đợi anh ta.

 Còn nhớ khi lệnh truy nã được phát đi, Quyền đã khoe gặp ông tham tán chính trị ĐSQ Đức với hàm ý thách thức công an Việt Nam và khoe khoang đã có ô dù bảo trợ, bảo vệ. Từ đó đến nay đã gần 2 năm, Quyền vẫn chưa đến được bến bờ nào cả. Song rõ ràng là thân mình lo chưa xong, Quyền đã đua đòi lập đường dây tỵ nạn với các băng đảng Việt tân ở hải ngoại thì đúng chẳng khác nào "lạy ông tôi ở bụi này"!

Loa Phường

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.