Các đối tượng thành lập hệ thống kênh YouTube để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đây là hoạt động có tổ chức, được đào tạo chuyên nghiệp với những thủ đoạn nguy hiểm. 

Lập hệ thống kênh YouTube xấu độc, xuyên tạc

Tính đến tháng 1/2023, theo số liệu thống kê của Datareportal, Việt Nam đã có 63 triệu tài khoản, trong đó hơn 100.000 kênh kiếm tiền từ quảng cáo (kênh có hơn 1.000 người theo dõi) với nhiều chủ đề từ giải trí, ẩm thực, vlog... Hiện tại doanh thu quảng cáo của YouTube tại thị trường Việt Nam ước tính đã lên đến hơn 500 triệu USD - đây là một thị trường phát triển tiềm năng, có nhiều người xem.

Phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng lưu vong tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam -0

Các tổ chức, đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước trước đây sử dụng ở các nền tảng mạng xã hội khác nhận thấy tiềm năng to lớn trước sự phát triển này và lượng người xem ở Việt Nam lớn nên đã xây dựng hàng loạt kênh YouTube với sự tổ chức, đào tạo làm truyền thông chuyên nghiệp, đồng thời còn lôi kéo, móc nối với các thành phần bất hảo trong nước. Trong số những tổ chức, đối tượng đó, nổi bật nhất là nhóm người Thượng lưu vong ở Thái Lan, chúng biết cách khai thác hiệu quả nền tảng này để vừa tuyên truyền chống phá Nhà nước. vừa khai thác để làm công cụ kinh tế, tài chính phục vụ cho hoạt động chống phá lâu dài.

Hình thành từ cuối năm 2019, được đánh dấu với các kênh chuyên tổng hợp tin tức có địa chỉ đặt kênh ở Thái Lan, Hoa Kỳ, Thụy Điển… nhưng lại đưa tin tức bằng tiếng Việt nhằm khai thác lượng người xem và tuyên truyền chống phá Việt Nam. Dấu mốc ban đầu của tổ chức này là kênh “MOV Giai điệu cuộc sống”, lúc đầu kênh chuyên khai thác chủ đề giải trí của giới showbiz Việt Nam vốn dĩ thu hút lượng người xem rất đông. Kênh “MOV Giai điệu cuộc sống” ban đầu cũng nằm lọt thỏm trong số hàng ngàn kênh khai thác chủ đề này, tuy nhiên bắt đầu lộ bản chất khi lợi dụng vụ việc lùm xùm trong chuyện bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo công tác từ thiện của một số ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng. Có được ảnh hưởng rộng, kênh này bắt đầu đưa những hình ảnh được cắt ghép và nội dung xuyên tạc, bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Một lượng lớn người xem hóng tin vụ việc nhưng lại thiếu sự kiểm chứng đã đăng ký kênh này mang lại doanh thu quảng cáo lớn cho kênh. Tuy nhiên, do đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc và bịa đặt nên kênh “MOV Giai điệu cuộc sống” đã bị sập do vi phạm nguyên tắc cộng đồng của YouTube.

Dù vậy, khi đã hiểu được thị hiếu người xem và có kinh nghiệm sau lần bị xóa kênh trên nền tảng này, chúng bắt đầu “đẻ” ra hàng loạt các kênh mới như Vietvoice, TOV, HOV Tiếng nói Việt, KSD News, Life News… để tiếp tục tuyên truyền và lách luật kiểm soát của YouTube một cách có tổ chức. Với số lượng khoảng hơn 20 kênh như kể trên, chúng đã đăng lại những nội dung đã bị xóa bỏ ở kênh “MOV Giai điệu cuộc sống” trước đó và tiếp tục sản xuất nội dung xuyên tạc khai thác chủ đề này. Đáng nói, những kênh này đều đặt địa chỉ ở Thái Lan hoặc Hoa Kỳ với số lượng người theo dõi hàng vạn. Mặc dù đặt địa chỉ ở nước ngoài nhưng người Việt trong nước vẫn xem được, do thuật toán của YouTube gợi ý cho người xem vì biết nắm bắt khai thác trend (xu hướng) các chủ đề được dư luận quan tâm như lùm xùm từ thiện của giới showbiz; các vụ án về tham nhũng lớn đang bị điều tra, xét xử ở Việt Nam.

Phương thức thủ đoạn quen thuộc của chúng là bịa đặt một nội dung từ bài viết cho đến hình ảnh cắt ghép lồng vào video, hình ảnh thu nhỏ (thumbnail), giật tít và biết sử dụng kỹ thuật SEO (tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm) nhằm thu hút tối đa người xem. Điển hình là khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt, chúng bắt đầu bịa đặt xuyên tạc trắng trợn về nhiều cá nhân lãnh đạo của TP Hồ Chí Minh và còn vu khống, tấn công vào người thân của các vị này để khai thác lượt xem, gây rối loạn thông tin trong dân chúng. Theo ghi nhận, hệ thống kênh này mỗi ngày sản xuất ít nhất 2 video xuyên tạc, thu hút hàng trăm triệu lượt xem, kéo theo doanh thu từ hệ thống kênh lên đến hơn 40.000 USD/tháng và tổng số lượng video chỉ về nội dung xuyên tạc này đã lên đến hơn 2.000 video.

Đặc điểm chung của những kênh này là trong phần giới thiệu kênh, các đối tượng để cùng một nội dung với luận điệu là “Không cố tình công kích, nhạo báng bất kỳ cá nhân hay tổ chức, đảng phái nào”. Chúng cũng cố tình đặt tên nhái theo các kênh chính thống trong nước như TOV, HOV, TV News, Vietnam Today, Bản tin an ninh 24h… với logo, có đoạn video mở đầu được tổ chức chuyên nghiệp để đội lốt đây là kênh truyền thông “chính thống” đánh lừa người xem.

Thực tế đã có những hội nhóm, cá nhân trên các nền tảng xã hội khác đã dẫn link và chia sẻ thông tin làm sai lệch ngày một lan rộng. Ngoài ra, chúng còn cóp nhặt những bài viết từ trong nước rồi “xào nấu”, lồng vào đó những nội dung xuyên tạc theo ý muốn. Đồng thời, các đối tượng còn lấy nguồn thông tin các báo đài nước ngoài như BBC, VOA, RFA… rồi video hóa để tuyên truyền vào trong nước nhằm thu hút người xem. Chưa kể, chúng còn lập các trang Facebook chia sẻ những nội dung trên nền tảng YouTube nhằm tăng lượt tương tác để lan truyền thông tin xấu độc này nhiều hơn và tăng doanh thu kiếm tiền. 

Điều nguy hại là ngoài những nội dung trên, các đối tượng còn xây dựng một số kênh nhưng khai thác chủ đề về tin tức chiến sự Ukraine - Nga, tình hình Trung Quốc, Hoa Kỳ và biển Đông với các nội dung bịa đặt, xuyên tạc, kích động chia rẽ mối quan hệ Việt Nam và các nước khác, đồng thời gây hoang mang dư luận trong nước về đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Theo thống kê đã có hơn 5.000 video thể loại này, chúng tập trung khai thác người xem ở Việt Nam, thích tin tức giật gân, ngoài việc kiếm tiền ra thì mục đích chúng sẽ nuôi kênh để sau đó có thể biến đổi nó thành một kênh chống phá trực tiếp ở Việt Nam.

Đồng thời, chúng cũng cho ra đời hàng loạt kênh ngoại vi có nội dung “sạch” đặt địa chỉ ở Việt Nam, đặt những cái tên nhái với cái đuôi “24h”, “News”, sử dụng logo, xây dựng diện mạo nhìn qua giống như là các kênh YouTube của báo đài, tổ chức truyền thông trong nước hòng đánh lừa người xem. Ở những kênh này thì chúng video hóa từ bài viết trên báo chí chính thống, không tấn công xuyên tạc Nhà nước mà vẫn ca ngợi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và có kiểm soát nội dung. Ngoài ra, chúng còn xây dựng kênh khai thác mảng chủ đề về phong cách sống, đạo đức, tôn giáo… với bề ngoài đội lốt là một kênh bình thường. Mục tiêu của chúng là xây dựng những kênh có nội dung “an toàn, chính xác” để khai thác tiền quảng cáo ổn định vì chúng biết rằng những kênh chuyên nội dung xuyên tạc, bịa đặt thông tin có thể bị xóa, ngăn chặn, rủi ro cao.

Đáng chú ý là chúng có liên kết với người Việt trong nước để mua bán, chuyển nhượng, nhất là một số kênh có chủ đề Vlog, săn bắn hái lượm, ẩm thực mà chủ sở hữu cũ là người dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nam Bộ để tái sử dụng. Một số trường hợp kênh bị tắt chế độ kiếm tiền, quảng cáo nhưng chưa bị xóa kênh, chúng sẽ “tẩy trắng” bằng cách gỡ hết tất cả video, thay đổi hình ảnh và tên kênh rồi nằm im để qua thời gian kiểm duyệt của YouTube thì bắt đầu đăng lại video có nội dung “sạch”. Hoặc là chuyển đổi chủ sở hữu kênh, các trường hợp ghi nhận như Vietnam Today, Hóng biến Tv…

Lộ diện những kẻ đứng đằng sau hệ thống kênh YouTube độc hại

Điểm đáng chú ý, các tài khoản có thể định danh con người thật vào tương tác trong hệ thống kênh này là một số cá nhân, tổ chức người Việt Nam đang sống ở Thái Lan. Những người này tham gia vào tổ chức có tên gọi là “Người Thượng vì Công lý” (MSFJ, Montagnards Stand For Justice) do đối tượng Y Quynh Bdap cầm đầu. Đối tượng Y Quynh Bdap sở hữu riêng một kênh YouTube “Dak Lak News”, hằng ngày Y Quynh Bdap vẫn tiếp tục tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam bằng hai thứ tiếng Ede và tiếng Việt. Sau vụ tấn công khủng bố ở Đắk Lắk, Y Quynh Bdap tiếp tục xuyên tạc rằng chính quyền Việt Nam không có chứng cứ thuyết phục về hành vi vi phạm của các đối tượng khủng bố và biến kênh này thành một kênh chuyên tuyên truyền về tin tức phản động, lôi kéo nhiều người dân tộc thiểu số ở trong nước vào tương tác.  

Trong số những người đọc hệ thống kênh xuyên tạc này thì một “giọng đọc vàng” chuyên đọc mảng nội dung tin tức xuyên tạc, bịa đặt là Lê Văn Thương. Lê Văn Thương (SN 1988) trước đó đã bị Công an tỉnh Quảng Ngãi truy nã về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đã bỏ trốn khỏi địa phương vào năm 2018, hiện đang sống lưu vong ở Thái Lan. Trước đây tên này thường xuất hiện trên kênh riêng là “TOV Tiếng nói Việt” đặt kênh ở Thụy Điển, cũng bình luận xuyên tạc chém gió như bao nhà “đấu tranh dân chủ” hải ngoại khác nhưng không có nhiều lượt xem. Nhưng kể từ khi tham gia hệ thống kênh độc hại này, Thương không còn chường mặt lên kênh như mọi lần và chỉ đứng đằng sau đọc tin tức bịa đặt. Sở dĩ y được mệnh danh là “giọng đọc vàng” do số lượng video đọc ước tính lên đến 3.000 video. Các nội dung video do Thương đọc được tái sử dụng trên hệ thống kênh có tên Saigonpost, Việt Voice, Giới Thạo Tin, Life News trong hệ thống. Ngoài ra, đối tượng Thái Văn Đường (chủ kênh Đường Văn Thái) cũng có sự tương tác với hệ thống kênh YouTube xấu độc kể trên. Thái Văn Đường trước đây lưu vong ở Thái Lan và hiện đã bị bắt. Thời gian đầu, kênh của Đường rất ít tương tác nhưng kể từ khi tiếp xúc với các đối tượng này thì kênh của Đường “thay da đổi thịt”, được các nick ảo chuyên đi “rải” bình luận cho hệ thống kênh xấu độc này cũng vào tương tác hòng để được thuật toán YouTube đề xuất, kiếm view, kiếm doanh thu từ quảng cáo. Những thông tin sai lệch từ kênh của Đường bắt đầu có lượng người xem khủng, doanh thu có tháng lên đến 10.000 USD.  

Có thể thấy rằng, hệ thống sử dụng kênh YouTube để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta đã được hình thành có tổ chức, được đào tạo chuyên nghiệp nhưng có sự khác biệt với các tổ chức khác là chúng biết khai thác nhiều chủ đề, xây dựng kênh ngoại vi, kênh “sạch” để tạo nguồn doanh thu ổn định. Tinh vi hơn là biết “tẩy trắng” kênh, tái sử dụng nội dung video, móc nối với các đối tượng trong nước để chuyển nhượng, tái sử dụng kênh, biết áp dụng các phương thức kỹ thuật để lách sự kiểm soát của YouTube và tăng đề xuất đến người dùng. Với lượng doanh thu lớn, ổn định từ quảng cáo YouTube, các đối tượng này đã có nguồn tiền kiếm sống, tiếp tục hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam và lôi kéo bà con theo chúng. 

Các đối tượng này không những vi phạm luật pháp Việt Nam mà còn vi phạm luật pháp của nước sở tại khi đang sử dụng lãnh thổ, phương tiện cơ sở hạ tầng truyền thông của các nước này để tuyên truyền chống phá không chỉ nước Việt Nam mà còn các quốc gia khác. Đây thực sự là các đường dây, tổ chức tội phạm mạng xuyên biên giới, trong khi nền tảng mạng xã hội YouTube hiện nay có nhiều lỗ hổng, bất cập và các cơ quan phụ trách và báo chí truyền thông chính thống trong nước cũng không đủ nguồn lực để kiểm soát hết nội dung bị ăn cắp cũng như báo cáo các video vi phạm. Cư dân mạng trong nước và kiều bào ở hải ngoại cần phải tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc kể trên và cùng chung tay gắn cờ vi phạm với những video, kênh có nội dung thông tin sai lệch, xuyên tạc nhằm ngăn chặn sự lan truyền của thông tin độc hại.

Theo CAND

 Thông tin Thạch Cương (SN 1987) và Tô Hoàng Chương (SN 1986, cùng ngụ xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) bị khởi tố, bắt tạm giam không làm cho người dân địa phương quá bất ngờ. Bởi đây là 2 đối tượng thường xuyên hoạt động xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước trên không gian mạng.

Ông Thạch Suông là người có uy tín ở địa phương cho biết, đã cùng với đoàn thể cấp cơ sở thường xuyên đến tận nhà gặp trực tiếp Thạch Cương và Tô Hoàng Chương để phân tích, giáo dục 2 đối tượng nhận thức được hành vi sai trái. Tuy nhiên, qua theo dõi, 2 đối tượng này có những lúc lại hoạt động thường xuyên, gây bất bình trong nhân dân nói chung và đồng bào Khmer trên địa bàn nói riêng.

Cần xử lý nghiêm hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ -0
Công an cơ sở tiếp xúc với ông Thạch Suông. (Ảnh: Mộng Tuyền)

Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách, đời sống người dân ngày càng khởi sắc. Thực tế, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vẫn nhận thấy đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có gia đình, người thân đã được cải thiện rất nhiều. Cơ sở hạ tầng, điện, nước sạch đã đến từng nhà, đường sá đã được nhựa hóa đến tận từng đường làng, ngõ xóm, hộ nghèo được hỗ trợ vốn làm ăn... Trong khi bà con đồng bào dân tộc Khmer chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, tích cực giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương thì các đối tượng như Cương và Chương lại có hành vi sai lệch, chống phá Đảng và Nhà nước.

“Đã giáo dục nhiều lần nhưng 2 đối tượng trên vẫn không từ bỏ, vẫn vi phạm, xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng bào Khmer và sư sãi ủng hộ việc cơ quan chức năng xử lý nghiêm những kẻ sai phạm”, ông Thạch Suông nói.

Huyện Cầu Ngang có gần 35% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, phần lớn đồng bào Khmer đều theo Phật giáo Nam tông Khmer. Toàn huyện có 23 chùa Phật giáo Nam tông, với 425 vị chư tăng và hơn 53.000 phật tử. Đại Đức Thạch Đa Ra, Sư cả, Trụ trì chùa ThLốt, Phó trưởng Ban trị sự, Phó Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Cầu Ngang cho biết: Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer, đời sống của bà con Phật tử được ấm no, nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên khá giả.

Với phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, các vị sư sãi thường xuyên phối hợp với đoàn thể và Công an địa phương trong việc lồng ghép các buổi thuyết pháp với việc tuyên truyền, vận động, giáo dục để đồng bào Phật tử thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Phật tử xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, đề cao cảnh giác, phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự và tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Theo Đại đức Thạch Đa Ra, bà con đồng bào Phật tử đều hiểu được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, có ý thức tốt trong việc chấp hành quy định của pháp luật và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn.

Đại Đức Thạch Đa Ra và các vị chức sắc, đồng bào Phật tử đều đồng tình và ủng hộ việc xử lý đối với các trường hợp lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước.

Việc khởi tố, bắt tạm giam các đối tượng lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, hợp với lòng dân.

Cần xử lý nghiêm hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ -1
Cơ quan An ninh điều tra thực hiện lệnh bắt tạm giam Thạch Cương. (Ảnh: Đạt Nhân)

Theo Cơ quan An ninh điều tra, từ năm 2020 đến nay, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương thường xuyên sử dụng mạng xã hội để biên soạn, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video và livestream nhiều thông tin sai sự thật, giả mạo, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Chính quyền, đoàn thể địa phương đã mời giáo dục nhiều lần nhưng cả 2 đối tượng trên đều không sửa đổi. Sở Thông tin và Truyền thông đã 2 lần xử phạt vi phạm hành chính đối với Thạch Cương về hành vi đăng thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai sự thật trên trang cá nhân. Tô Hoàng Chương cũng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương không sửa đổi mà còn tiếp tục vi phạm ngày càng quyết liệt, cực đoan hơn. Sở Thông tin và Truyền thông đã gửi văn bản đề nghị Cơ quan An ninh điều tra, xử lý 2 đối tượng trên theo quy định của pháp luật.

Cần xử lý nghiêm hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ -0
Cơ quan An ninh điều tra thực hiện lệnh bắt tạm giam Tô Hoàng Chương. (Ảnh: Hồ Giang)

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh đã thu thập đủ chứng cứ chứng minh 11 bài viết, 7 video trên trang cá nhân của Thạch Cương và Tô Hoàng Chương có nội dung sai sự thật, giả mạo, xúc phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngày 31/7, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Thạch Cương và Tô Hoàng Chương về hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đây là việc làm cần thiết để giữ vững kỷ cương phép nước, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Theo CAND.

 Sau lễ truy điệu, trưa ngày 2/8, linh cữu Đại úy Lê Ánh Sáng (SN 1990), cán bộ Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng đã được đồng đội đưa về quê nhà tại xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, để gia đình tổ chức an táng theo nguyện vọng.

Đại úy Lê Ánh Sáng vào Lâm Đồng nhận nhiệm vụ tại Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng từ năm 2017. Trong thời gian qua, đồng chí đã nỗ lực công tác, không ngừng học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cấp trên và đồng đội thương yêu, quý mến.

Tiễn đưa linh cữu Đại úy Lê Ánh Sáng trở về quê nhà -0
Ban tang lễ tổ chức truy điệu Đại úy Lê Ánh Sáng trước khi đưa linh cữu anh về với quê nhà.

Tiếc thay, ước nguyện nên duyên vợ chồng với người mình yêu của Đại úy Lê Ánh Sáng vào ngày 12/8 tới đã mãi mãi dở dang. Anh đột ngột hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trên đèo Bảo Lộc đã để lại nỗi đau thương, mất mát lớn lao đối với gia đình, người thân, đồng đội và nhân dân.

Ngày 30/7, trước thời điểm hy sinh, nhận được tin một tảng đá lớn từ trên cao rơi xuống chắn ngang giữa đèo Bảo Lộc, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các phương tiện khi qua đèo, Đại úy Lê Ánh Sáng cùng đồng đội đã gấp rút tới hiện trường. Các anh vừa phân luồng phương tiện, vừa tìm cách di dời tảng đá lớn này vào lề đường để đảm bảo an toàn giao thông.

Tiễn đưa linh cữu Đại úy Lê Ánh Sáng trở về quê nhà -0
Đồng đội tiễn đưa linh cữu Đại úy Lê Ánh Sáng.

Tảng đá quá lớn, Tổ công tác không có cách nào dịch chuyển được. Nếu chờ đưa máy múc hoặc máy ủi tới thì ít nhất phải mất 30 phút, dẫn tới giao thông tắc nghẽn. Trong tình thế đó, Đại úy Lê Ánh Sáng và đồng đội đã kêu gọi các tài xế, hành khách đi đường mỗi người một tay, chung sức vần tảng đá ra khỏi mặt đường đèo.

Sau hơn 10 phút vật lộn, các đồng chí CSGT với sự hỗ trợ của nhân dân, tảng đá trên đã được giải phóng, giao thông qua đèo trở lại bình thường.

Tiễn đưa linh cữu Đại úy Lê Ánh Sáng trở về quê nhà -0
Sau lễ truy điệu, linh cữu Đại úy Lê Ánh Sáng được đồng đội đưa về quê nhà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Hình ảnh đẹp của Tổ CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng được một số người đi đường dùng điện thoại quay lại. Khi hay tin 3 đồng chí CSGT hy sinh, trong đó có Đại úy Lê Ánh Sáng, Trung tá Nguyễn Khắc Thường và Thiếu tá Lê Quang Thành, những người quay lại hình ảnh đã đăng lên mạng xã hội như một lời tri ân sâu sắc tới các anh trước cộng đồng hết sức cảm động.

Quê nhà, nơi cha mẹ, anh em trong gia đình Đại úy Lê Ánh Sáng sinh sống quá xa. Ngày tìm được thi thể anh bị vùi lấp dưới lớp đất sâu, đồng đội đành phải chuyển anh về TP Bảo Lộc, mượn một địa điểm trên đường Nguyễn Khuyến, phường 2, để tổ chức tang lễ.

Tiễn đưa linh cữu Đại úy Lê Ánh Sáng trở về quê nhà -0
Linh cữu Đại úy Lê Ánh Sáng lên đường về với gia đình.

Thức trực bên linh cữu Đại úy Lê Ánh Sáng những ngày qua, ngoài người thân trong gia đình, đồng đội, bà con lối xóm, còn có một cô gái đặc biệt, đó là vợ sắp cưới của anh. Chị đau đớn tột cùng, tinh thần suy sụp, khóc ngất bên linh cữu anh. 

Tiếng nhạc “Hồn tử sĩ” vang lên lần cuối trong cơn mưa rả rích, thân nhân, đồng đội và người dân xứ núi B’lao nghẹn ngào tiễn đưa linh cữu Đại úy Lê Ánh Sáng lên đường để trở về quê nhà, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tĩnh Hà Tĩnh.

Theo CAND.

 Sáng nay, tại Philippines đã nổ ra cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam. Theo tờ Manila Bulletin, một số nhân vật thuộc nhóm Makabansa đã tập hợp trước đại sứ quán lên án cái gọi là hoạt động quân sự hóa của Việt Nam ở Biển Đông và kêu gọi Việt Nam ngừng đánh bắt cá ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Kalayaan. Đây không phải là một cuộc biểu tình bất chợt mà nhiều khả năng là một vụ giật dây.

Philippines tranh chấp với Việt Nam trên đảo Thị Tứ

Tranh chấp giữa Philippines và Việt Nam tại Trường Sa

Căn cứ Hiệp định Paris ký năm 1898 giữa Mỹ và Tây Ban Nha, khi Tây Ban Nha bàn giao Philippines cho Mỹ quản lý, Hiệp định xác định phạm vi lãnh thổ quần đảo Philippines không bao gồm quần đảo Trường Sa. Tuy vậy, Philippines vẫn yêu sách chủ quyền đối với phần lớn quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm 1956, nhà thám hiểm Philippines, Thomas Cloma, đã tuyên bố về quần đảo này với tên gọi “Kalayaan” (Vùng đất Tự do). Từ năm 1971 đến năm 1973, Philippines đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977 đến 1978, chiếm thêm 2 đảo; năm 1979, Philippines công bố Sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11/6/1979 gộp hầu hết quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa Lớn, vào một đơn vị hành chính, gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Philippines. Năm 1980, Philippines chiếm thêm đảo Công Đo ở phía Nam quần đảo Trường Sa. Đến nay, Philippines đang chiếm giữ 10 vị trí tại Trường Sa, gồm 7 đảo, đá san hô và 3 bãi cạn, rạn san hô.

Tại quần đảo Trường Sa đang tồn tại sự chiếm đóng đan xen của 4 nước 5 bên (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc và lãnh thổ Đài Loan), các bên liên quan đều thường xuyên có những hoạt động tại các thực thể địa lý mà họ đang chiếm đóng nhằm vào những mục đích khác nhau. Khác với Trung Quốc, Đài Loan, những hoạt động của Philippines không nhằm mở rộng hay chiếm đóng thêm các thực thể địa lý trong quần đảo Trường Sa mà chỉ nhằm cải tạo, nâng cấp các căn cứ hậu cần trên đảo Thị Tứ; nghĩa là chưa làm thay đổi hiện trạng chiếm đóng mà Tuyên bố về ứng xử trong Biển Đông (DOC) đã đề cập. Chính vì thế, hiện tại mối quan hệ giữa Việt Nam và Philippines vẫn đấu tranh chủ yếu trên phương diện ngoại giao về những tranh chấp liên quan đến chủ quyền tại quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, điều này khiến cho một số người không hài lòng.

Âm mưu thổi lửa vào mối quan hệ Việt Nam và Philippines

Âm mưu này bắt đầu từ khi tờ Manila Times ngày 16/7 đăng bài viết về hoạt động xây cất của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, sử dụng cái gọi là tài liệu bị rò rỉ từ phía Việt Nam từ một nguồn tin bí mật.

“Nguồn tin” này trong thời gian qua đã chủ động tiếp xúc với báo chí Philippines đề nghị cung cấp “các tài liệu mật”, cũng như tóm tắt nội dung các tài liệu, với các điểm đáng chú ý.

Về hình thức, các tài liệu có vẻ như giống với tài liệu thật, dù không loại trừ khả năng nó được chèn vào các thông tin giả, hoặc ít nhất nếu làm giả thì những kẻ đứng sau hết sức chuyên nghiệp và tinh vi.

Hình ảnh cuộc biểu tình tại đại sứ quán Việt Nam

Tuy nhiên, vì Manila Times là tờ báo được xếp vào hàng “cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh”, đặc biệt về vấn đề Biển Đông, nên không tạo ra được hiểu ứng lan tỏa. Vấn đề bị chìm đi sau đó không lâu sau bài báo đầu tiên, nên “nguồn tin” đã cố gắng tiếp xúc với những tờ báo lớn hơn ở Philippines để mớm và thúc đẩy vấn đề này, nhằm mục đích tiếp tục làm nóng, tạo ra dư luận lớn hơn, nhưng bất thành.

Vì thế, đến ngày 27/7, tờ Manila Times tiếp tục chạy một bài nặng đô hơn. Sau thời điểm ấy, một cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam nổ ra đã làm vấn đề này trở nên được quan tâm hơn. Không loại trừ khả năng cả cuộc biểu tình này cũng đã được hoạch định trong âm mưu đó. Vì dù các tờ báo khác ở Philippines có bỏ qua “các tài liệu mật” thì vụ biểu tình cũng đã thu hút chú ý của dư luận.

Mục đích của âm mưu này không ngoài việc rêu rao hoạt động xây đảo của Việt Nam, xem Việt Nam là kẻ gây hấn lớn ở quần đảo Trường Sa, chia rẽ Việt Nam với Philippines, Malaysia, cũng như hướng dư luận Philippines có thái độ không thân thiện với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, phá hoại sự đoàn kết trong ASEAN. Chính vì thế, cần phải khẳng định đây là một âm mưu vô cùng nham hiểm, từng bước đi đã được tính toán cẩn thận. Thế mới thấy, để bảo vệ được chủ quyền trên biển Đông như Việt Nam trong thời gian qua không phải là điều dễ dàng.


 

Tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ đại học trở lên. Trường hợp chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.

Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, có hiệu lực từ ngày 1.8.

Từ 1.8, công chức xã không đủ tiêu chuẩn sẽ bị tin giản biên chế - Ảnh 1.

Từ ngày 1.8, công chức cấp xã phải có trình độ từ đại học trở lên

T.N

Theo nghị định mới, công chức cấp xã gồm 6 chức danh: văn phòng thống kê; chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự; địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội.

Đối với chức danh công chức trưởng công an xã sẽ không quy định do đã bố trí công an chính quy ở cấp xã. Việc tuyển dụng và bổ nhiệm chức danh công chức chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.

Về tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở T.Ư.

Đối với công chức là chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định trên còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

Về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghị định quy định rõ, cán bộ công chức xã phải có tiêu chuẩn khung năng lực từ đại học trở lên, trừ trường hợp luật hoặc điều lệ của tổ chức có quy định khác và nhiệm vụ (bản mô tả công việc) của từng chức vụ, chức danh (vị trí việc làm) cán bộ, công chức cấp xã.

Trường hợp đang là cán bộ, công chức cấp xã mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì quy định ở điều khoản chuyển tiếp theo hướng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nghị định có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định. Hết thời hạn này mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.

Đối tượng là đội viên trí thức trẻ tình nguyện và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 24 tháng trở lên đã được đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên sẽ được cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức cấp xã.

Thời gian tập sự của công chức cấp xã được thực hiện như sau: 12 tháng đối với công chức được tuyển dụng có trình độ đào tạo từ đại học trở lên và 6 tháng đối với công chức có trình độ đào tạo dưới đại học. Không thực hiện chế độ tập sự đối với chức danh công chức chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã.

Nghị định cũng phân cấp cho UBND cấp tỉnh quy định tiêu chuẩn cụ thể của từng cán bộ, công chức cấp xã bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn quy định tại nghị định này và phân cấp cho UBND cấp huyện quy định nhiệm vụ cụ thể của từng chức vụ cán bộ và từng chức danh công chức cấp xã phù hợp với tình hình thực tế của từng cấp xã ở địa phương.

Ngoài ra, nghị định quy định việc thực hiện khoán cho từng địa phương (cấp tỉnh) và phân cấp cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của từng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhưng phải bảo đảm không vượt quá tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tính cho cả cấp tỉnh.

UBND cấp huyện quyết định số lượng và bố trí cụ thể cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở từng đơn vị hành chính cấp xã cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, nhưng phải bảo đảm không vượt quá tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do HĐND cấp tỉnh giao cho cấp huyện.

Báo Thanh Niên

Khoảng 22h ngày 30/7, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đã tìm thấy thi thể nạn nhân còn lại trong vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra vào chiều 30/7 trên đèo Bảo Lộc. Vụ sạt lở đã khiến 3 CBCS CSGT hi sinh trong khi làm nhiệm vụ và 1 người dân tử vong


Hiện trường vụ sạt lở đất khiến 3 chiến sĩ CSGT hy sinh và 1 người dân tử vong -0
Thi thể cả 4 nạn nhân bị vùi lấp trong vụ sạt lở đất xảy ra tại chốt CSGT đèo Bảo Lộc đều đã được lực lượng chức năng tìm thấy và đưa ra khỏi hiện trường.
Hiện trường vụ sạt lở đất khiến 3 chiến sĩ CSGT hy sinh và 1 người dân tử vong -1
Do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lớn kéo dài gây ra nhiều điểm sạt lở trên đèo Bảo Lộc và dọc tuyến QL20.
Hiện trường vụ sạt lở đất khiến 3 chiến sĩ CSGT hy sinh và 1 người dân tử vong -2
Trước đó, khoảng 14h45 ngày 30/7, Thiếu tá Nguyễn Khắc Thường (SN 1981), Thượng úy Lê Quang Thành (SN 1977), Thượng úy Lê Ánh Sáng (SN 1990), đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông thì nhận được thông tin nguy cơ sạt lở đất ngay tại chốt CSGT đèo Bảo Lộc.
Hiện trường vụ sạt lở đất khiến 3 chiến sĩ CSGT hy sinh và 1 người dân tử vong -3
Các anh lập tức quay trở về để di dời thiết bị, phương tiện và tài sản của cơ quan ra khỏi khu vực nguy hiểm. Một người dân tên là Ngọc Anh đang làm việc gần đó cũng đã tới hỗ trợ các anh di chuyển tài sản.
Hiện trường vụ sạt lở đất khiến 3 chiến sĩ CSGT hy sinh và 1 người dân tử vong -4
Đúng lúc này, hàng trăm mét khối đất đá từ trên cao đổ ập xuống, vùi lấp hoàn toàn 4 người. Một đồng chí CSGT may mắn chạy thoát được ra ngoài nên chỉ bị thương nhẹ.
Hiện trường vụ sạt lở đất khiến 3 chiến sĩ CSGT hy sinh và 1 người dân tử vong -5
Hàng trăm mét khối đất đá từ trên cao đã sạt lở, trượt xuống phía dưới, kéo dài khoảng 100m, chia cách hoàn toàn quốc lộ 20. Một khối nhà của chốt CSGT đèo Bảo Lộc bị vùi lấp hoàn toàn, khối nhà còn lại bị xô đẩy, hiện có nguy cơ sập đổ.
Hiện trường vụ sạt lở đất khiến 3 chiến sĩ CSGT hy sinh và 1 người dân tử vong -6
Ngay sau khi vụ sạt lở đất gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên xảy ra, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã tới hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ.
Hiện trường vụ sạt lở đất khiến 3 chiến sĩ CSGT hy sinh và 1 người dân tử vong -7
Hiện trường vụ sạt lở đất khiến 3 chiến sĩ CSGT hy sinh và 1 người dân tử vong -8
Tại thời điểm xảy ra sạt lở, một chiếc xe khách loại 45 chỗ chở học sinh đang lưu thông trên đèo đã bị đất đá đẩy trôi vào hộ lan về phía vực trên đèo Bảo Lộc, rất may không rơi xuống vực.

Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ còn được biết đến với tên gọi toàn cầu là Hội thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới, đã khôi phục hoạt động sau một thời gian tạm dừng. Tổ chức này, dù được đặt tên theo một giáo phái, thực tế lại hoạt động theo mô hình đa cấp và lợi dụng các giáo lý về ngày tận thế để kích thích nỗi sợ hãi, thậm chí khiến người tin theo xem người thân như ma quỷ, và tự mình trở thành công cụ để tuyên truyền và thu thập tiền cho tổ chức.

Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, trong bối cảnh đại dịch, Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ đã tăng cường hoạt động trực tuyến thông qua các ứng dụng như Zoom, Telegram và Skype. Hành động này được Ban Tôn giáo Chính phủ cảnh báo từ năm 2021, và Bộ Nội vụ đã chỉ thị cho UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi tuyên truyền, lôi kéo người tin theo, giải tán các tụ điểm nhóm họp trái pháp luật, và không cho phép hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả hoạt động tôn giáo tập trung hoặc các hình thức che dấu như việc thành lập công ty, văn phòng, cửa hàng, câu lạc bộ, hội nghị, hội thảo…

Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ đã trở lại hoạt động tinh vi hơn.

Theo các thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ, giáo phái này đã dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để tiếp cận với những người mới. Thủ đoạn đáng lưu ý nhất là việc lợi dụng mối quan hệ thân thiết với gia đình, bạn bè, người quen và đồng nghiệp để lôi kéo thêm thành viên, gây ra rối loạn trong các mối quan hệ gia đình và xã hội, và gây ra sự mất mát và đau khổ cho những người xung quanh.

Hội thánh này không tuân thủ pháp luật, cho rằng mình là biểu mẫu đúng đắn, và xem tất cả các tôn giáo khác là “tà đạo”. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây ra sự phân chia và xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo, và gây rối loạn cho những người theo tôn giáo.

Lợi dụng đức tin để trục lợi, mặc dù tự gọi mình là một giáo phái nhưng hoạt động trái với các giá trị đạo đức của xã hội và tôn giáo, đã bị xã hội và nhiều cấp bậc, chức vụ tôn giáo lên tiếng phản đối.

Năm 2012, Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tôn giáo Hàn Quốc tuyên bố, Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ là một giáo phái đa thần và tà đạo. Tòa thánh Roma cũng đã có nhiều văn thư lên án các sai lạc trong giải thích Kinh Thánh của Hội thánh này, xem đó là một lạc giáo. Đây cũng là quan điểm chung của nhiều Hội thánh Tin Lành ở Việt Nam.

Gần đây, Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ đã trở lại với nhiều biện pháp khéo léo và khó phát hiện, thông qua các nhóm bạn bè, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, huấn luyện kỹ năng, hướng nghiệp và sử dụng các phương tiện che dấu như cửa hàng bảo hiểm, phòng khám tư, quán cà phê, căn hộ cao cấp… để trốn tránh lực lượng chức năng.

Với tất cả những hành động mà tổ chức này đã gây ra cho xã hội, bản chất “tà giáo” của Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ đã được rõ ràng và không thể phủ nhận.

Ban Tôn giáo Chính phủ nhấn mạnh, dân tộc Việt Nam là một dân tộc khoan dung với tôn giáo, nhưng cũng rất nghiêm khắc, không chấp nhận những hoạt động trái với các giá trị đạo đức của dân tộc, bao gồm các giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Pháp luật Việt Nam không cho phép những tổ chức này được hoạt động tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào.

Cứ mỗi mùa thi cử, hay vào đầu năm học mới, là các cây bút yêu “dân chủ”, “nhân quyền” của Việt Tân lại nhấp nhổm như ngồi trên than nóng. Mùa thi năm nay, họ lại còn lo cho con em trong nước bị “mù chữ”. Cớ sự tại sao?

Hướng dẫn quy chế và điều chỉnh thông tin cho thí sinh tại TP.HCM vào chiều 6-7.

Trên trang fanpage Việt Tân, lấy tấm hình các phụ huynh đội nắng nộp hồ sơ cho con vào trường công ở Hà Nội, một người viết với bút danh Hoàng Dân đã lên bài với nhiều nhận định lầm lạc, ngây ngô.

Theo đó, người này cho rằng, những học sinh không đỗ vào cấp 3 năm nay sẽ có nguy cơ “mù chữ”, rồi thì sẽ thành ra lêu lổng, vì nhà cửa ruộng vườn của bố mẹ bán hết rồi lấy gì mà làm(?!).

Nực cười hơn, bài viết còn lan sang câu chuyện của giáo viên, than rằng đào tạo các thầy cô xong rồi thất nghiệp, trong khi thiếu trường công. Có lẽ vẫn chưa thấy đủ thuyết phục, người này còn tiện tay lôi luôn giáo dục đại học Việt Nam vào bài viết, “tự hỏi” sẽ có bao nhiêu em ra trường làm đúng ngành học, suy diễn là tốt nghiệp có bằng cho oai để xin làm công chức hay thất nghiệp… Rồi thì hằn học cho rằng tiền xây trường thì không có, mà lại xây cổng chào cho to, đóng cửa trường công để trường tư làm giàu…

Những nhận định gần 10 năm nay không đổi, là thương hiệu của mọi nhà “dân chủ”, nghe vừa nhàm chán, lại vừa lạc mốt.

Đọc xong bài viết, đúng như kết luận của tác giả Hoàng Dân, giáo dục Việt Nam đang “bế tắc”. Nhưng sự bế tắc này, tiếc thay, chỉ tồn tại trong tư duy một chiều của người viết, chứ không hề là thực tiễn của Việt Nam!

Thực tiễn, giáo dục Việt Nam có được tinh thần tiệm cận với nhu cầu phát triển của xã hội như lúc này. Cụ thể là ngay ở kỳ thi vào lớp 10 công lập 2023, tính phân hóa đã được chú trọng. Một bộ phận học sinh không đỗ sẽ có thể chọn học tiếp ở các trường PTTH tư thục; hoặc theo học ở các trường cao đẳng vừa dạy chữ, vừa dạy nghề của tư nhân, và của cả nhà nước; theo học ở các trường nghề với học phí từ rất thấp đến cao, theo nhu cầu, và đặc thù ngành học.

Nhiều thập kỷ nay, chúng ta luôn được cảnh báo về tình trạng “thiếu thợ nhiều thầy”, và những cánh cổng trường công hẹp lần này là một giải pháp cần thiết để hạn chế và chấm dứt tình trạng bất cập đó.

Trong đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, mục tiêu đưa ra là: 25-30% học sinh tốt nghiệp THCS vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đến năm 2030, con số này là 50-55% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT.

Cho nên, dù không vào lớp 10 công lập, thì các em học sinh cũng có rất nhiều lựa chọn khả thi để học chữ hoặc học nghề, theo nguyện vọng cá nhân và nhu cầu tuyển dụng của xã hội, chứ hà cớ gì phải trở nên “mù chữ”, “lêu lổng”, vì không có ruộng đất? Xin thưa, Việt Nam năm 2023 không phải là Việt Nam của 30 năm trước.

Về tình hình giáo dục đại học Việt Nam, bài viết cho là đang trong vòng “luẩn quẩn, bế tắc”. Để “nhận định” được vậy, chắc người viết cũng chưa bao giờ biết đến cái bảng xếp hạng THE Impact Rankings của Tạp chí Times Higher Education. Việt Nam mới có mặt trong bảng xếp hạng các tổ chức giáo dục có ảnh hưởng toàn cầu từ năm 2021. Chỉ trong vòng 2 năm, từ 4 cơ sở, giờ đây đã tăng lên 9 cơ sở.

Nhân đây, cũng cần nhắc lại tiêu chí của bảng xếp hạng này, là hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức giáo dục đại học trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs) của Liên Hợp Quốc (có hiệu lực kể từ năm 2016), kêu gọi hành động toàn cầu với mục tiêu xây dựng xã hội hoà bình, công bằng và thịnh vượng.

Phụ huynh đội nắng nộp hồ sơ cho con vào trường công ở Hà Nội

Trở lại với tấm ảnh làm cớ cho bài viết trên fanpage Việt Tân. Thật ra, câu chuyện xếp hàng chờ nộp hồ sơ cho con đi học các lớp đầu cấp ở trường điểm, trường chuyên ở nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM là câu chuyện dài kỳ. Nó vừa phản ánh nguyện vọng chính đáng mong cho con vào môi trường học tập tốt của các bậc cha mẹ, nhưng lại vừa cho thấy sự lạc hậu khi phụ huynh quá xem trọng bằng cấp, mà vô tình tạo áp lực tiêu cực lên con cái.

Với các nhà giáo dục, khi nhìn vào những hiện tượng này, thì sẽ nghĩ đến ngay một sự đổi mới cần được thực hiện, để phụ huynh cởi mở hơn, và học sinh có nhiều lựa chọn hơn. Thực tế là các đổi mới này đã và đang được Bộ Giáo dục Việt Nam thực hiện, cũng như chắc chắn sẽ thực hiện liên tục trong thời gian tới.

Còn với các nhà “dân chủ” của Việt Tân, khi nhìn vào tấm hình này, họ sẽ chỉ thấy được một đề tài hấp dẫn để tha hồ múa bút bôi nhọ chính quyền Việt Nam, bất chấp sự thực tiến bộ.

Khác nhau chỉ ở động cơ, mà động cơ đôi khi che mờ nhận thức, nên mới thành ra lố bịch, khó coi.

Thời gian gần đây, Trung Quốc tìm rất nhiều cách để khẳng định chủ quyền Biển Đông một cách sai lệch đến thế giới, đặc biệt qua phim ảnh, truyền thông, xuyên tạc Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS 82). Trong bối cảnh đó, việc làm rõ vấn đề Biển Đông dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, đặc biệt là (UNCLOS 82) là vấn đề cấp bách.

Bản đồ VN do người phương Tây vẽ năm 1749. Hoàng Sa và Trường Sa mang tên chung là Paracel thuộc Đàng Trong

Hội nghị Luật Biển lần thứ III của LHQ (1967- 1982) đã thông qua UNCLOS 82 với 320 điều khoản và 9 phụ lục. Công ước xác lập rõ ràng quy chế pháp lý của các vùng biển khác nhau thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khi tiến hành các hoạt động liên quan đến biển và thành lập một loạt cơ chế quốc tế quan trọng liên quan đến thực hiện Công ước và giải quyết tranh chấp biển như Tòa án Luật Biển quốc tế, Hội nghị các quốc gia thành viên của Công ước, Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương và Ủy ban Thềm lục địa. Đến nay, đã có 161 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia Công ước này, trong đó có 7 quốc gia ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xinhgapo, Brunây.

Áp dụng UNCLOS 82 vào điều kiện cụ thể của biển Đông, mỗi quốc gia ven biển Đông có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của mình. Chiều rộng của hai vùng biển này đều được đo từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải. Trường hợp thềm lục địa thực tế lớn hơn 200 hải lý thì quốc gia ven biển Đông có thể mở rộng thềm lục địa đến 350 hải lý với điều kiện tuân thủ các quy định và thủ tục trong Công ước. Mỗi quốc gia ven biển Đông có toàn quyền thăm dò, khai thác các tài nguyên trong vùng biển của mình, đặc biệt là trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, để phục vụ đời sống nhân dân và phát triển đất nước; có toàn quyền quyết định cho phép hay không cho phép các quốc gia khác khai thác tài nguyên trong các vùng biển của mình; có nghĩa vụ tôn trọng các quyền chủ quyền đó của các quốc gia láng giềng ven biển Đông. Đồng thời, có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia khác được tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quốc gia ven biển.

Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838, đã vẽ “Hoàng Sa”, “Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam

Cũng xuất phát từ UNCLOS 82 thì sự kiện Trung Quốc ký hợp đồng với Công ty Creston năm 1992 ở bãi Tư Chính của Việt Nam và chính thức đưa yêu sách “Đường lưỡi bò” ra LHQ vào tháng 5/2009 cần được nhìn nhận thế nào? Khu vực bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam và đã được Việt Nam phân lô thăm dò dầu khí. Việc Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc vào năm 1992 ký với Công ty Creston của Mỹ hợp đồng thăm dò dầu khí tại khu vực bãi Tư Chính trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam (mà họ đặt tên là Vạn An Bắc) là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam theo UNCLOS 82.

Còn về yêu sách “Đường lưỡi bò” hay “Đường 9 đoạn”, thì các học giả Trung Quốc đều biết rõ là tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Hà Nội (2009) và Tp. Hồ Chí Minh (2010) cũng như các Hội thảo quốc tế khác, các học giả quốc tế đã nêu rõ yêu sách “Đường lưỡi bò” là không có cơ sở. Trung Quốc cần giải thích rõ bản chất pháp lý của các vùng biển trong “Đường lưỡi bò” nhưng đến nay, cả chính giới lẫn học giả Trung Quốc đều không thể đưa ra các câu trả lời thỏa đáng.

Dùng các quy định của UNCLOS 82 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia để đối chiếu thì ai cũng thấy rằng, yêu sách này hoàn toàn trái với các quy định của Công ước. Không một quy định nào của Công ước có thể biện minh cho yêu sách “Đường lưỡi bò”. Việt Nam đã gửi công hàm đến Tổng Thư ký LHQ bác bỏ yêu sách này.

Yêu sách phi lí của Trung Quốc khiến thế giới vô cùng bất bình

Việc Trung Quốc tiến hành các việc làm gần đây trên thực địa, như vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngày 26/5 và vụ phá cáp của tàu Viking II cũng của Việt Nam đang thăm dò địa chấn trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam ngày 9/6 vừa qua, đang được dư luận chỉ ra rằng: Bắc Kinh đang áp dụng binh pháp biến cái không thể thành có thể, biến các khu vực không tranh chấp thành các khu vực tranh chấp để đòi hỏi được chia phần tài nguyên trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của nước láng giềng thông qua cái gọi là “gác tranh chấp cùng khai thác”. Không chỉ các quốc gia liên quan tranh chấp ở Biển Đông mà dư luận nhiều quốc gia khác cũng đã bày tỏ ý kiến bất bình trước yêu sách này.

Ở Biển Đông có hai loại tranh chấp, gồm tranh chấp về các vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn và tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do chiều rộng của một số khu vực ở Biển Đông (như vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan) hẹp hơn 400 hải lý, nên một phần vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia láng giềng chồng lấn lên nhau.

Bản đồ có hình lưỡi bò trên trang web hỗ trợ khách hàng của ngành hàng thiết bị tiêu dùng Huawei Việt Nam

Liên quan Việt Nam, ở phía Bắc chúng ta có vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ và khu vực nhỏ phía ngoài cửa Vịnh, còn ở phía Nam có vùng chồng lấn với Campuchia, Thái Lan, Malaixia trong vịnh Thái Lan và vùng chồng lấn với Inđônêxia ở Nam Biển Đông. Các nước ven Biển Đông khác cũng có một số vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với nhau, như giữa Malaixia và Thái Lan, giữa Thái Lan và Campuchia, giữa Inđônêxia và Malaixia. Các khu vực chồng lấn này đã và đang từng bước được Việt Nam và các nước hữu quan giải quyết thỏa đáng theo các quy định của UNCLOS 82.

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gồm nhiều đảo đá san hô nhỏ giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa liên quan Việt Nam và Trung Quốc, còn tranh chấp về chủ quyền với quần đảo Trường Sa liên quan 5 nước, 6 bên là Việt Nam, Trung Quốc, Philíppin, Malaixia, Brunây (Brunây không yêu sách về chủ quyền các đảo) và Đài Loan (Trung Quốc).

Đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.

Trường Sa, Hoàng Sa hoàn toàn được luật pháp quốc tế công nhận thuộc chủ quyền Việt Nam

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sự thực là Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền hai quần đảo này từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào.

Các bằng chứng mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú. Bao gồm, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi; nhiều sách cổ của Việt Nam khẳng định việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác quần đảo này; nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để tiến hành khai thác hai quần đảo.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để bảo đảm an ninh, ngăn chặn buôn lậu. Đến những năm 50 của thế kỷ 20, lợi dụng việc Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Giơnevơ (năm 1954), Trung Quốc đã chiếm nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền Việt Nam cộng hòa kịch liệt phản đối. Đối với nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam cộng hòa tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã phản đối. Năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Nhà nước Việt Nam tiếp quản các đảo ở Trường Sa, lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa. Một sự thật hiển nhiên là cho đến trước năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14/3/1988, Trung Quốc bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 Trương Văn Dũng đã có hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu “chiến tranh tâm lý,” phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân thông qua các bài phỏng vấn, video, clip đăng tải trên mạng xã hội.

Ngày 13/7, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã xét xử và tuyên án phúc thẩm đối với Trương Văn Dũng (SN 1958, trú ngõ 73, Nguyễn Lương Bằng, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,” quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự.

Về hành vi của bị cáo, từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2022, thông qua trả lời chương trình “Từ cánh đồng mây” tại một file video và một file audio, Trương Văn Dũng có hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu “chiến tranh tâm lý,” phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân thông qua các bài phỏng vấn, video, clip đăng tải trên mạng xã hội.

Bị cáo còn có hành vi tàng trữ tài liệu dạng sách với tiêu đề “Những mảnh đời sau song sắt” và 11 tài liệu dạng sách với tiêu đề “Chính trị bình dân” có mục đích thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân…

Bên cạnh đó, bị cáo còn có 31 băng-rôn, biểu ngữ được in trên vải bạt và 11 tài liệu được in trên giấy với nhiều kích thước khác nhau có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sau khi xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được và lời khai tại phiên tòa, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên Trương Văn Dũng y án sơ thẩm 6 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Mặc dù đã có những hành vi vi phạm pháp luật nhưng Trương Văn Dũng vẫn vô cùng ngoan cố. Thậm chí, đối tượng này còn hô “đả đảo Đảng cộng sản” tại tòa. Rõ ràng sự khoan hồng của pháp luật không thể dành cho những kẻ cố chấp, muốn thành lập đa Đảng tại Việt Nam như Trương Văn Dũng.

 Qua những gì diễn ra liên quan đến đường lưỡi bò gần đây có thể nhận thấy, Trung Quốc đang âm thầm thôn tính văn hóa một cách rất tinh vi. Với những thứ tưởng chừng rất bình thường nhưng nếu không xem xét cẩn thận thì rất dễ bị đánh lừa.

Đơn cử như trường hợp phim Barbie mới đây có gây chút tranh cãi vì cái gọi là “đường lưỡi bò” trong hình ảnh của phim khá mơ hồ, khiến không ít người bên ngoài cho rằng Việt Nam chủ trương “thà giết nhầm hơn bỏ sót”. Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ, đây là một sự thể hiện tinh vi của các nhà làm phim. Trong bức hình bản đồ thế giới, phía dưới phần châu Á, có một đường đứt đoạn cực kỳ vô duyên. Một “đường đứt đoạn”, dù 8 đoạn hay 9 đoạn, xuất hiện trong một bản đồ, lại ở khu vực châu Á để làm gì nếu nó không có hàm ý là sự công nhận “đường lưỡi bò”?

Hay mới đây ở bộ phim Flight to you, chỉ cần 3 giây, nhà sản xuất phim Trung Quốc đã cài cắm đường lưỡi bò phi pháp trong 9/39 tập phim. Tinh vi đến mức nếu như trên diễn đàn của người Việt không kịp thời lên tiếng thì một bộ phim vừa mang ý nghĩa điện ảnh vừa mang hàm ý chính trị đã ra đời.

Năm 2021, bộ phim Em là thành trì doanh lũy của anh trong tập 15 cũng có cảnh bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò” phi pháp. Cảnh phim nằm ở phút thứ 29, bản đồ Trung Quốc hiện rõ đường chín đoạn bằng các dấu gạch trắng trong đoạn nam cảnh sát Hình Khắc Lũy (Bạch Kính Đình đóng) và nữ bác sĩ Mễ Kha (Mã Tư Thuần) gặp nhau tại khu chỉ huy.

“Flight to you” (Hướng gió mà đi) – phim Trung Quốc chiếu trên Netflix Việt – có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp

Tháng 3/2018, phim Trung Quốc Điệp vụ biển đỏ cũng bị rút khỏi rạp Việt do tranh cãi về hai phút cuối phim. Đó là cảnh đoàn tàu chiến Trung Quốc bao vây một chiếc tàu nước ngoài và phát loa thông báo: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”. Hai phút phim này bị cho là hoàn toàn không ăn nhập với nội dung phim nhưng lại được gài cắm một cách vô lý.

Thẳng thắn nhận định thì đây là sự vô lý một cách cố ý. Bởi Trung Quốc hiểu rằng nhận thức là thứ nguy hiểm nhất trên Biển Đông. Họ kiên trì lặp đi lặp lại quan điểm về “đường lưỡi bò” thông qua sản phẩm công nghệ, phim ảnh, đồ lưu niệm, hộ chiếu… nhằm mục đích biến một thứ không tồn tại trở thành tồn tại.

Đây là một phương thức rất phổ biến mà Trung Quốc đã dùng để đồng hóa rất nhiều nước. Vì thế, nhận rõ âm mưu của Trung Quốc mà chương trình dự báo thời tiết hàng ngày của Việt Nam luôn phải dự báo về tình hình thời tiết quần đảo Hoàng sa, Trường sa để khẳng định chủ quyền. Bất cứ một sự kiện ngoại giao nào, một hội nghị nào nếu có cơ hội thì lãnh đạo Việt Nam đều khẳng định chủ quyền với biển Đông.

Tuy nhiên, điều đang nói là những bộ phim xuyên tạc sự thật lịch sử, tuyên truyền bịa đặt đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia, xúc phạm đến anh linh các liệt sĩ… song chỉ cần bộ phim ấy có thần tượng của mình đóng vai chính, nhiều bạn trẻ sẵn sàng tung hô, đón xem. Thậm chí, nhiều bạn trẻ sẵn sàng đứng chờ hàng đêm để được gặp mặt thần tượng tại sân bay, chi cả tháng lương để tham dự một sự kiện có thần tượng tham gia.

Đó là tình trạng đáng báo động về việc nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ có nhận thức lệch lạc, có dấu hiện suy đồi, tôn sùng thần tượng và văn hóa nước ngoài mà quay lưng lại với truyền thống văn hóa tốt đẹp và lịch sử dân tộc. Đặc biệt, những năm gần đây, khi các phương tiện thông tin truyền thông, mạng xã hội nở rộ, khó kiểm soát, các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đã đẩy mạnh việc tuyên truyền các giá trị văn hóa phương Tây, đề cao chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cơ hội, lợi dụng các giá trị văn hóa trong nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng để truyền bá các sản phẩm độc hại, làm băng hoại những giá trị truyền thống, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập, văn hóa phẩm phong phú đến từ nhiều nguồn khác nhau khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cần đẩy mạnh việc giáo dục về chủ quyền quốc gia, sự nhạy cảm chính trị đến giới trẻ – lực lượng lớn sử dụng Internet, mạng xã hội.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.