TTXVN - Sáng 9-3, tại Hà Nội, Cơ quan Ðiều tra hình sự các tổ chức sự nghiệp thuộc Cục Ðiều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) phối hợp Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an), Văn phòng Interpol Việt Nam và Tổ chức Interpol quốc tế dẫn độ thành công đối tượng Lê Quang Hiếu Hùng từ Cu-ba về Việt Nam.


Lê Quang Hiếu Hùng (SN 16-10-1974), công nhân viên quốc phòng Chi nhánh Ðầu tư xây dựng miền nam, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô (Bộ Quốc phòng) là bị can bị truy nã quốc tế trong vụ án "Giả mạo trong công tác; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; sản xuất, buôn bán hàng giả" đã bị Cơ quan Ðiều tra hình sự các tổ chức sự nghiệp ra quyết định khởi tố ngày 21-10-2018. Sau khi bị khởi tố, đối tượng này bỏ trốn ra nước ngoài, Cơ quan Ðiều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã đề nghị Văn phòng Interpol Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế. Trong quá trình lẩn trốn, đối tượng Hùng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, tạo vỏ bọc, thường xuyên di chuyển, thay đổi chỗ ở nhằm tránh bị các lực lượng chức năng phát hiện, truy bắt.

Việc bắt giữ và dẫn độ thành công đối tượng truy nã quốc tế Lê Quang Hiếu Hùng về Việt Nam thể hiện quyết tâm của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong điều tra, xử lý kiên quyết, triệt để, không có vùng cấm đối với các hành vi vi phạm pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội. Ðồng thời, là kết quả của sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị bảo vệ pháp luật của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Theo Nhân dân

Suốt nhiều năm qua, các thế lực thù địch luôn triệt để lợi dụng từ “tự do” trong cụm từ “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật” của hệ thống pháp luật Việt Nam để tổ chức các hoạt động chống phá, hòng gây mất ổn định chính trị-xã hội.

Để thực hiện mưu đồ ấy, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn nhằm tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước; hậu thuẫn về vật chất, tinh thần cho các đối tượng chống đối, đưa tôn giáo ở Việt Nam trở thành lực lượng chính trị “đối trọng” với Đảng. Chúng xác định lấy “tự do tôn giáo” làm “ngòi nổ” để chống phá Việt Nam. 

Những năm gần đây, các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch nhằm tách quyền “tự do” ra khỏi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam thể hiện dưới các hình thức: Chống phá thông qua việc ra các đạo luật, nghị quyết từ ngoài nước; lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng sự mở rộng về dân chủ, nhân quyền của Nhà nước Việt Nam để tiến tới quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, hòng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Việt Nam; tăng sức ép với Việt Nam qua thể chế hóa các vấn đề về tự do tôn giáo, tín ngưỡng nhạy cảm, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, vu khống về tự do tôn giáo ở Việt Nam... Chúng xúi giục, kích động số phần tử phản động trong tôn giáo người Việt ở nước ngoài tổ chức các hoạt động chống phá về tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam; tổ chức một số cuộc mít tinh, biểu tình do các hội, nhóm mang danh tôn giáo hải ngoại nhằm đưa ra những yêu sách đòi Việt Nam thực thi cái gọi là "các quyền tự do tôn giáo". Để đi sâu hơn, chúng hỗ trợ, kích động và chỉ đạo một số linh mục cực đoan trong nước đẩy mạnh hoạt động chống phá. Bên cạnh đó, các cơ quan đại diện chính thức của một số nước phương Tây thông qua đại sứ quán, lãnh sự quán đã có những hoạt động công khai, hoặc bí mật ủng hộ số đối tượng cực đoan nói trên. Họ trực tiếp, hoặc cử người đi điều tra, nắm những sai sót, sơ suất trong thực hiện chính sách tôn giáo của Việt Nam ở các địa phương, cơ sở để lợi dụng chống Đảng và Nhà nước, tố cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, cấm đoán tôn giáo, đàn áp giáo sĩ...

Trên facebook Trương Quốc Phong – thành viên nhóm “đánh BOT” do Trương Châu Hữu Danh cầm đầu đã lên tiếng phủ nhận bản thân y không nhận hỗ trợ của Việt Tân, tố cáo Việt tân đã lợi dụng hình ảnh cá nhân anh ta PR cho tổ chức nên mới bị “mang tiếng” là được Việt tân hậu thuẫn đi “đánh BOT”!

Trích dẫn bài viết “Tổ chức Việt Tân đứng sau giật dậy “nhóm người lạ” đếm xe ở BOT Ninh Lộc” trong đó một xẻ hầu hết các thành viên nhóm “đánh BOT” này đều dính dáng đến các tổ chức là “cánh tay nối dài” của Việt tân như “NO-U”, “Hội anh em dân chủ” và nhận định Việt tân đứng sau, hậu thuẫn nhóm “đánh BOT” này. Trong đó có hình ảnh cá nhân của facebook Trương Quốc Phong và bằng chứng anh này từng “cộng tác” với Việt Tân. Trương Quốc Phong phủ nhận việc anh ta cộng tác hay nhận hỗ trợ từ Việt Tân; tố cáo việc Việt tân lợi dụng hình ảnh anh ta tham gia chuyến đi “học kinh nghiệm chuyển đổi dân chủ” ở Myanmar để PR cho tổ chức, nay lại bị chính dân chúng phát hiện ra với nhận định không đúng về động cơ đánh BOT. Cùng với đó, facebook Trương Quốc Phong cũng “nhận định” rằng Việt tân đã lạm dụng và công bố các hình ảnh ông ta tham gia chuyến đi được Việt tân tổ chức và tài trợ này, cung cấp “vũ khí” cho chính quyền tố cáo ông ta, làm lộ thân phận “đi theo Việt tân” của ông ta…

Dư luận đã có phản ứng không đồng tình trước đề xuất về việc bắt buộc thi lại đối với những trường hợp mất Giấy phép lái xe của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có đề xuất về việc bắt buộc thi lại đối với những trường hợp mất Giấy phép lái xe (GPLX) tại phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, dư luận đã có phản ứng không đồng tình. Nhiều người cho rằng, Bộ trưởng không nên đẩy phần khó sang người dân và đề xuất này đi ngược lại chủ trương rút ngắn các thủ tục hành chính.

Ngày 7-3, trên các diễn đàn liên quan đến giao thông, nhiều người cho rằng, đến những thứ quan trọng hơn như bằng tốt nghiệp đại học, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... khi mất, khi hỏng đều có thủ tục cấp đổi, cấp lại. 

Vậy thì, căn cứ vào cơ sở nào để ban hành quy định riêng bằng lái xe mất thì phải thi lại? Thực tế, bằng lái xe là thứ phải thường xuyên mang theo người bởi vậy việc hư hỏng, mất mát rất dễ xảy ra. Nếu mỗi lần bị mất, bị hỏng phải đi thi lại rất tốn kém, mất thời gian, tạo cơ hội cho nhũng nhiễu, tiêu cực xảy ra. 

Ở một khía cạnh khác, cần phải nói rõ, với các trường hợp gian dối, lách luật để có bằng lái xe thứ 2, thứ 3 nếu phát hiện được, ngoài tịch thu tất cả các bằng thì việc yêu cầu phải học lại, thi lại mới cho cấp bằng mới hoàn toàn phù hợp. Còn việc chỉ lấy trường hợp của một số người để đề xuất áp dụng chung cho tất cả mọi người sẽ không hợp lý chút nào.

Nhiều ý kiến cho rằng mất bằng lái xe phải thi lại là “đổ cái khó cho dân”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Việt Nam (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam) nêu quan điểm: “Quy định này là không nên”. 

Ông Quyền nói, trước đây đã có quy định, khi mất GPLX thì người mất phải chờ 1 tháng (kể từ ngày nộp đơn trình báo mất và xin cấp lại) để lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh xem mất thật hay do vi phạm bị lực lượng chức năng thu giữ bằng lái.Tuy nhiên, sau đó cải cách hành chính cho rằng, quy định này gây khó khăn cho người dân, nên đã bãi bỏ.

“Bây giờ, lại đưa ra đề xuất, các trường hợp mất bằng lái xe đều buộc phải thi lại để cấp bằng mới là làm khó cho những người không may bị mất. Việc này sẽ làm phát sinh thời gian và kinh phí”, ông Quyền bày tỏ. 

Để khắc phục tình trạng một số người báo mất giả để xin cấp lại GPLX do bị thu giữ, theo Chủ tịch Hiệp hội vận tải Việt Nam, cần tăng cường phối hợp sự quản lý giữa các cơ quan Nhà nước, áp dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ, còn quy định như đề xuất của Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ làm khó người dân, không phù hợp với yêu cầu về cải cách hành chính. 

Theo ông Quyền, Chính phủ nên chỉ đạo lực lượng chức năng, nhất là lực lượng CSGT cập nhật đầy đủ, kịp thời các trường hợp bị thu giữ bằng lái về cơ sở dữ liệu GPLX đã được Tổng cục Đường bộ chuyển giao công nghệ trước đó. Các lực lượng chức năng phải cập nhật đầy đủ kịp thời, khi ngành giao thông tiếp nhận đơn trình báo mất GPLX để xin cấp lại của người dân thì bộ phận cấp GPLX sẽ có trách nhiệm tra cứu dữ liệu, nếu hợp lệ thì thực hiện cấp lại theo quy định. 

Ông Quyền nhấn mạnh: “Bất cập và lỏng lẻo nếu có thì ở sự phối hợp của các lực lượng chức năng. Do đó, phải chỉnh đốn lại khâu này chứ không thể vì thế mà đẩy phần khó về cho người dân”.

Trong khi đó, đại diện Vụ Quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục đường bộ Việt Nam) cho rằng, theo Thông tư liên lịch 01 của Bộ Công an – Bộ GTVT phối hợp cung cấp số liệu vi phạm, CGST sẽ gửi các vi phạm của người lái xe sang bên Tổng cục Đường bộ cập nhật. Phần mềm quản lý GPLX của đường bộ có cả phần mềm quản lý vi phạm bằng lái. Tuy nhiên, hiện tại phía CSGT mới gửi dữ liệu các trường hợp bị tước bằng lái, mà chưa cập nhật các trường hợp tạm giữ có thời hạn. 

“Nhiều trường hợp tạm giữ GPLX do vi phạm có thời hạn 1-2 tuần nhưng nhiều lái xe không đến nộp phạt lấy lại bằng, mà giả mất bằng lái đến cơ quan đường bộ để xin lại. Thậm chí một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải lái xe giả mất bằng để xin cấp lại”, đại diện Vụ Quản lý phương tiện và người lái cho biết. 

Bày tỏ quan điểm về đề xuất “mất bằng lái phải thi lại”, đại diện Vụ này cho rằng, Bộ trưởng Bộ GTVT mong muốn quản chặt, hạn chế đối tượng giả mất bằng hoặc bị tạm giữ bằng cố tình khai sai để xin cấp lại.  

Tuy vậy, đây mới là đề xuất, có thể Bộ sẽ giao cho các cơ quan tham mưu nghiên cứu các vấn đề về pháp chế, quy định. Ngành giao thông cũng đang xây dựng quy chế phối hợp để CSGT cập nhật luôn các vi phạm bằng phần mềm, liên thông thông tin hai ngành để thuận tiện quản lý.

Bộ GTVT đề nghị phối hợp cùng Cục CSGT trong việc đồng nhất dữ liệu lái xe bị thu giữ GPLX 
Ngày 7-3, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã ký văn bản hoả tốc gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu đơn vị này khẩn trương đề xuất giải pháp siết chặt quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp GPLX.  
Công văn nêu rõ: Theo kiến nghị của cử tri và đại biểu Quốc hội tại phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật , tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt với Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội và phản ánh của người dân liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; thực hiện ý kiến chỉ đạo cảu Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình-Chủ tịch Ủy ban  an toàn giao thông Quốc gia; Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục thực hiện quyết liệt một số nội dung.  
Cụ thể, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX  trong cả nước. Tổ chức rà soát, tổng hợp các trường hợp vi phạm bị tạm giữ hoặc tước quyền sử dụng GPLX, nhưng cố tình gian dối để xin cấp lại GPLX, hoặc các trường hợp cố tình báo mất để xin cấp lại GPLX với mục đích sở hữu đồng thời nhiều GPLX. Đối với những trường hợp nghi ngờ như xin cấp lại GPLX nhiều lần, cần kịp thời kiểm tra, xác minh để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.  
Bộ trưởng Bộ GTVT cũng yêu cầu đơn vị này phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông để kết nối, cập nhật thông tin vi phạm của các lái xe vào hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trên toàn quốc, nhằm xác định nhanh và xử lý kịp thời đối với lái xe bị cơ quan chức năng thu giữ GPLX do vi phạm. 
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm siết chặt công tác cấp lại GPLX đã mất theo đúng quy định của pháp luật, nhằm ngăn chặn các trường hợp lợi dụng chính sách để xin cấp lại GPLX không đúng quy định. Đồng thời, đề xuất các giải pháp xử lý vi phạm đối với hành vi gian dối, cố tình báo mất để xin cấp lại GPLX, trong đó có giải pháp  sát hạch trước khi cấp lại GPLX. 
Phạm Huyền 
Bộ Giao thông vận tải thanh tra công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại 13 tỉnh thành. 
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) tại 13 địa phương. Theo quyết định của Bộ GTVT, đoàn thanh tra của Bộ GTVT do ông Trịnh Văn Tùng, Trưởng phòng Thanh tra 3 (Thanh tra Bộ GTVT) làm trưởng đoàn. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ tại các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang. Thời kỳ thanh tra bắt đầu từ ngày 1-1-2018 đến thời điểm thanh tra. Thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Nhật Uyên

Sáng 7-3, tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp rà soát tiến độ triển khai giải Báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ 2, năm 2018 – 2019.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định, qua thành công của Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ nhất, năm 2017- 2018, Giải báo chí lần thứ 2 này sẽ tiếp tục khẳng định vai trò giám sát của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân, báo chí và công luận trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực phòng, chống tham nhũng, lãng phí; biểu dương, cổ vũ những cách làm hay, những kinh nghiệm tốt và phản ánh việc tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch.

Ghi nhận sự vào cuộc của Ban Tổ chức Giải thời gian qua, Chủ tịch  UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho rằng, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để có nhiều hơn nữa những tác phẩm xuất sắc tham dự Giải báo chí “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ 2.

Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc họp rà soát tiến độ triển khai giải.

Chủ tịch UBTƯ Trần Thanh Mẫn đề nghị, các cơ quan báo chí phải tiếp tục khẳng định bản lĩnh tiên phong trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Mỗi tác phẩm cần bám sát tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), đặc biệt là Quy định số 124-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên và Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018 – 2020 để tập trung phản ánh sự vào cuộc kịp thời từ trung ương tới địa phương đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. 

“Các tác phẩm báo chí cần phản ánh vai trò tuyên truyền, vận động của MTTQ các cấp trong đấu tranh với biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bên cạnh đó cần có những bài viết về những tấm gương điển hình, những cá nhân tiêu biểu trong việc phát hiện, đấu tranh với tham nhũng, lãng phí tại địa phương”- đồng chí Trần Thanh Mẫn lưu ý.

Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cũng khẳng định, Ban tổ chức sẽ có hình thức khen thưởng trực tiếp đối với những cơ quan báo có những bài viết xuất sắc, có kết quả cụ thể đấu tranh với hiện tượng tiêu cực, lãng phí đang diễn ra. Đồng chí Trần Thanh Mẫn mong muốn các cơ quan báo chí, với sứ mệnh của mình sẽ đồng hành cùng Mặt trận trong công tác tuyên truyền để góp phần tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ 2 thành công tốt đẹp.

Theo Ban tổ chức, Lễ tổng kết và trao Giải  “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ 2 dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 8-2019, đây sẽ là một trong những hoạt động ý nghĩa chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 diễn ra vào ngày 19-9-2019.

Diệp Vinh – Anh Minh

Một trong 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Như vậy, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước là một trong các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đồng thời, đó cũng là một nội dung trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Do đó, kịp thời ngăn chặn biểu hiện này không chỉ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng mà còn là biện pháp để đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

“Tù nhân lương tâm” - một cụm từ được không ít trang thông tin tuyên truyền của các cá nhân, tổ chức phản động sử dụng khi nói về những đối tượng bị Nhà nước Việt Nam tuyên án do có hành vi phạm tội xâm phạm đến an ninh quốc gia.

Sau những cái tên như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Lê Thị Công Nhân... các đối tượng lại tiếp tục “khóc thuê”, “hát mướn” cho Huỳnh Trương Ca. Và hiển nhiên, sau những lần “khóc mướn” này, chiêu bài dân chủ, nhân quyền lại tiếp tục được các đối tượng sử dụng nhằm xuyên tạc tình hình ở Việt Nam.

Tù nhân là những người có hành vi vi phạm pháp luật, bị toà án tuyên là có tội và phải chịu hình phạt tù theo quyết định có hiệu lực của toà án. Nói như vậy để thấy, việc một người bị phạt tù là hậu quả tất yếu khi người đó có hành vi phạm tội, xâm phạm các quan hệ xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Vậy nhưng “lưỡi không xương trăm đường lắt léo”, các đối tượng thù địch, chống đối Việt Nam đã dựng lên cụm từ “tù nhân lương tâm” để bao biện cho những kẻ phạm pháp.

Nói là "dân chủ", nghĩa là số đông nhưng dưới đây chỉ là câu chuyện về một anh dân chủ. Nhưng xem chừng chỉ chuyện của anh này thôi nhưng cũng đủ đại diện cho cả một đám người cố gắng chống phá trong nước để được sang Trời Tây hưởng thụ. 

Dưới đây là câu chuyện về nhà dân chủ Lê Văn Sơn. 

Lê Văn Sơn thường được biết đến với cái tên đầy đủ Paul Lê Văn Sơn, "Paul" (tức là Phaolô) là tên thánh của Sơn trong đạo Công giáo. Sơn sinh ngày: 20/10/1985; Quê quán: Xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa: Nơi cư trú: Thôn Trinh Hà 2, xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). 

Trước khi bị truy nã với tội danh "không chấp hành án theo quyết định số khởi tố bị can số 167/PC44 ngày 07/3/2018 và trốn sang Mỹ hiện nay. Năm 2013, tại phiên sơ thẩm, cùng với 14 thanh niên Công giáo & Tin lành về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, Lê Văn Sơn bị tuyên 13 năm tù giam và 5 năm quản chế. Tuy nhiên tại phiên phúc thẩm với thái độ hối cải, khai báo thành khẩn, Sơn đã được giảm án xuống còn 4 năm tù giam và 4 năm quản chế tại địa phương.

Ra tù mặc dù trong thời gian quản chế nhưng Sơn liên tục vắng mặt khỏi địa bàn cư trú; không thực hiện việc trình diện khi chính quyền cơ sở yêu cầu. Và kết quả Sơn đã bị khởi tố và sau đó bị truy nã với tội danh không chấp hành án. 

Trốn khỏi VN, có tin Sơn đã sang Thái Lan và từ Thái Lan nhập cảnh vào Mỹ. Ngày 8 tháng 6.2018,Lê Văn Sơn đã xác nhận với Đài Á Châu Tự Do như sau: "Tôi đến sân bay Porland, Oregan vào lúc gần 12 giờ ngày 7/6 theo giờ địa phương. Tôi thấy khá bất ngờ vì suốt từ cuối năm 2017 đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa truy lùng tôi rất bất ngờ.”

Việc Sơn trốn khỏi VN và nhập cảnh sang Mỹ được cho là có sự can thiệp của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế nhằm trốn tránh việc bị xử lý hình sự tiếp theo. 

Và bẵng đi một thời gian, thiếu vắng những thông tin về Sơn thì mới đây trên trang Fb cá nhân, Sơn đã chia sẻ về cuộc sống hiện tại (xem ảnh dưới):


Những tưởng trên đất Mỹ, nơi được cho là xứ sở của hạnh phúc và dân chủ, Sơn sẽ có cuộc sống sung túc, vương giả. Nhưng rồi mới hay, đó cũng chỉ là kiếp sống của một kẻ lao động thuê dưới đáy của xã hội Mỹ. 

Mõ không coi thường, không khinh rẻ cuộc sống hiện tại của Sơn. Nhưng Mõ tiếc rẻ cho Sơn. Tiếc vì lẽ ra một kẻ được cho ăn học đàng hoàng như Sơn phải có một cái nghề gì đó xứng đáng; lẽ ra với sự nhọc công và yêu mến nước Mỹ thì Sơn phải được đối đãi tử tế chu tất hơn.... 

Song hoá ra mọi thứ đều không phải. Những người như Sơn đang phải nhọc nhằn mưu sinh và khi mà cuộc sống vật chất chưa thể đủ đầy thì đừng nói tới việc tranh đấu gì đó. 

Cho nên, với những kẻ sang Mỹ bằng con đường can thiệp cách này, cách khác như Sơn và nhiều người khác, bước chân sang đất Mỹ xem như họ đã hoá kiếp của kẻ làm nghề dân chủ. Hi vọng điều đó sẽ nhắc nhở ai đó, Mỹ không phải là thiên đường mà nơi dạy cho họ hiểu: Mỹ chỉ xuất khẩu "dân chủ" sang các nước khác chứ nhất quyết ở họ không hề có dân chủ. Nơi mà bất cứ kẻ ảo vọng và cuồng si nhất đều nhận biết những việc mình làm bấy lâu nay đều sai bét.

Mõ Làng

Những ngày vừa qua, các cơ quan báo đài ở nước ngoài như RFA, SBTN… đưa tin tù nhân Nguyễn Văn Hóa đang tuyệt thực đến ngày thứ 12. Thông tin có được từ Nguyễn Thị Huệ, chị gái của Nguyễn Văn Hóa cung cấp. Nguyên nhân mà Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực là nhằm phản đối cách hành xử của cán bộ trại giam An Điềm cũng như yêu cầu điều tra những người đánh đập anh này không được đáp ứng. Chính vì vậy, Nguyễn Văn Hóa đã bắt đầu tuyệt thực từ ngày 22/2/2019, đến nay sức khỏe rất nguy kịch và đang dự kiến tuyệt thực đến tháng 4/2019?. Xem ra những lý do mà bà Nguyễn Thị Huệ cung cấp cho Đài RFA là không đủ sức thuyết phục.

Nguyễn Văn Hóa tại phiên tòa ngày ngày 27/11/2017

Thông tin này không khiến nhiều người bất ngờ, bởi từ lâu “tuyệt thực” là chiêu bài được các “nhà hoạt động dân chủ”, “tù nhân lương tâm” áp dụng để đòi được trả tự do sau khi bị bắt, giam giữ và xét xử về các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Theo một kịch bản có sẵn là một loạt các tổ chức phản động, các tổ chức theo dõi nhân quyền phối hợp với các cơ quan truyền thông như RFA, SBTN, Chân trời mới… hà hơi, tiếp sức, liên tục mở các chiến dịch truyền thông hết sức rầm rộ đưa tin việc tuyệt thực của các “nhà hoạt động dân chủ”, “blogger”. Lật lại kịch bản của các nhà dân chủ trước đây như Hải Điều Cày, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, … có thể thấy rõ điều đó. Mục đích cuối cùng không gì khác là nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nghị sĩ, các tổ chức quốc tế thù địch với Việt Nam gây sức ép lên chính phủ của các nước tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, trả tự do cho các “nhà hoạt động dân chủ” thông qua con đường ngoại giao, đàm phán, ký kết hợp tác kinh tế.

Đặc điểm chung rất dễ nhận ra trong các vụ tuyệt thực này không phải do các nhà hoạt động dân chủ” cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí mà lại được cung cấp qua một số người thân trong gia đình như anh chị em, vợ con … Dựa trên kịch bản có sẵn, các phương tiện truyền thông như các đài có hoạt động chống Việt Nam, các trang mạng lề trái đóng vai trò chủ lực trong việc thực hiện các chiến dịch truyền thông. Nội dung không có gì xa lạ, quanh quẫn vẫn là những lời lẽ sáo rỗng, hết sức nực cười, nào là tình trạng sức khỏe sa sút trầm trọng, tố cáo Việt Nam tìm cách đàn áp, đối xử thô bạo, vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do dân chủ với các tù nhân. “Hiệu ứng tuyệt thực” được tạo nên bởi các chiến dịch truyền thông và thủ thuật cũ mèm nhưng vẫn khiến không ít người lầm tưởng đó là sự thật. Ngược dòng thời gian, có thể kiểm đếm được trong các vụ tuyệt thực của các nhà “hoạt động dân chủ” những năm gần đây cho thấy chưa hề thấy có nhà “hoạt động dân chủ” nào chết vì tuyệt thực hay vì lý do sức khỏe cả. Thậm chí họ còn béo tốt, khỏe mạnh, hồng hào hẳn ra. Bởi được các nhà của Việt Nam tù đối đãi, ăn uống, sinh hoạt điều độ hơn khi còn tự do ở ngoài đời rất nhiều.

Cho nên “tuyệt thực” thực ra chỉ là một chiêu bài trò chống phá của các tổ chức phản động, các tổ chức và cơ quan truyền thông có hoạt động chống Việt Nam mà thôi. Bởi thế, xin khuyên tù nhân Nguyễn Văn Hóa đừng dùng chiêu bài cũ đó nữa mà hãy yên tâm cải tạo, sớm hoàn lương để trở về với cộng đồng làm lại cuộc đời khi chưa quá muộn.

Khánh Sơn

Nói về lí do "Văn đoàn độc lập" không tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm như mọi năm, dịch giả Phạm Nguyên Trường, thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, nói với BBC: "Theo như tôi biết, người ta đã báo trước là mình không được tổ chức kỷ niệm công khai."

"Năm ngoái thì người ta phá ngay từ đầu bằng cách cắt điện, cắt nước tại nơi tổ chức ở Sài Gòn."

"Sau đó mọi người đành kéo vào quán ăn một tô phở" (Theo BBC News Tiếng Việt). 

Tuy nhiên ngay lập tức lí do được nói ra bị nhận diện là không đúng thực tế, không phản ánh đúng những tình hình có tính nội tại mà Văn đoàn độc lập đang gặp phải. 

Vụ việc thầy giáo tiểu học ở Bắc Giang bị “tố” có hành vi sàm sỡ học sinh vẫn đang trong quá trình điều tra thì dư luận lại “dậy sóng” trước nghi án thầy giáo Trường THPT chuyên Thái Bình gửi tin nhắn “gạ tình” nữ sinh lớp 10. Dẫu rằng đây chỉ là những hiện tượng cá biệt song những hành vi lệch chuẩn này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường giáo dục, làm xấu xí hình ảnh của nhà giáo, làm giảm niềm tin của xã hội với giáo dục.

Mặc dù cả hai vụ việc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo chưa có kết luận cuối cùng, tuy nhiên, những hành vi trên đều là chuyện tối kỵ và không thể chấp nhận được trong môi trường giáo dục. Đáng tiếc những câu chuyện này không phải lần đầu xảy ra. Vào cuối tháng 12-2018, ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn (huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) bị tố lạm dụng tình dục nhiều học sinh.

Cũng trong tháng 12-2018, một thầy giáo dạy thể dục ở Gia Lai đã lừa chở nữ sinh lớp 8 đi chỉ đường, sau đó dùng vũ lực thực hiện hành vi đồi bại. Trước đó nữa, vào cuối tháng 4-2018, thầy Nguyễn Đình Lê - giáo viên Trường Tiểu học An Thượng A (Hoài Đức-Hà Nội) cũng đã bị phụ huynh “tố” có hành vi dâm ô đối với học sinh.

PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: Đây là những hiện tượng dị biệt và không thế chấp nhận được trong môi trường giáo dục, không thể chấp nhận được với tư cách người thầy. Điều này cũng cho thấy, phẩm chất, đạo đức của một bộ phận giáo viên hiện nay đang giảm sút, bị thoái hóa. Những “tấm gương mờ” này không chỉ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của người giáo viên mà còn tác động xấu tới thế giới quan của học sinh.

Nguy hại hơn cả là niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng ít nhiều bị sứt mẻ. Do vậy, cần phải xử lý nghiêm và cương quyết đưa ra khỏi ngành những “con sâu” này.

Trường Tiểu học Tiên Sơn, Bắc Giang, nơi xảy ra vụ việc thầy giáo bị “tố” có hành vi sàm sỡ học sinh.

Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cũng cho rằng: Đây đúng là những vụ việc không đáng có, không mong muốn của ngành Giáo dục và cần phải xử lý nghiêm. Qua những sự việc này cho thấy, ở trong môi trường giáo dục vẫn còn những hành vi phản giáo dục. Tấm gương đạo đức của nhà giáo với học sinh chưa được thực thi nghiêm túc khiến dư luận xã hội cũng như cha mẹ học sinh thiếu niềm tin với nhà giáo.

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định về đạo đức nhà giáo; nhiều nhà trường cũng ban hành quy chế làm việc, trong đó quy định rõ những việc nhà giáo được làm và không được làm. Đặc biệt, các vi phạm về đạo đức nhà giáo trong thời gian qua, cơ quan báo chí đều đăng tải với nhiều bài học sâu sắc được rút ra.

Tuy vậy, những câu chuyện đáng buồn này vẫn tiếp tục tiếp diễn. Điều này cho thấy, tư cách, đạo đức của người thầy phụ thuộc nhiều vào sự nghiêm khắc với bản thân, ý chí nỗ lực tự hoàn thiện mình về mọi mặt của mỗi giáo viên.

Đề xuất giải pháp cho vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: Cần phải thực hiện đồng bộ cùng lúc nhiều giải pháp. Về phía giáo viên, phải ý thức được giá trị nghề nghiệp cũng như lòng tự trọng nghề nghiệp để luôn không ngừng phấn đấu, hoàn thiện bản thân. Về phía các nhà trường, hàng năm các cơ sở giáo dục cũng nên phổ biến lại các quy định về đạo đức nhà giáo, đồng thời cho giáo viên phải ký cam kết để nâng cao trách nhiệm và tính răn đe.

Cuối năm tổng kết lại, nếu ai vi phạm cam kết, vi phạm đạo đức nghiêm trọng thì không nên giữ lại ngành vì nghề giáo không có chỗ cho những cá nhân thiếu tư cách và đạo đức. Về phía các cơ sở đào tạo giáo viên, cần thiết kế lại chương trình theo hướng tăng thời lượng giảng dạy về đạo đức, kỹ năng, tình huống thực tế.

Cùng với đó, thay đổi cả cách kiểm tra, đánh giá, xem tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức cũng là tiêu chí quan trọng, là điều kiện để được tốt nghiệp. Ngoài ra, tuyển chọn đầu vào sư phạm, bên cạnh việc dựa vào điểm số cũng cần xem xét thêm các yếu tố khác như lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức.
* Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thái Bình vừa có văn bản số 151/SGDDT-TCCB yêu cầu Trường THPT chuyên Thái Bình  phải báo cáo, giải trình, làm rõ các nội dung được cho là có liên quan đến tin nhắn qua lại giữa thầy giáo và nữ sinh của trường, gửi báo cáo giải trình về Sở GD&ĐT trong ngày 5-3; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định hiện hành, báo cáo kết quả xử lý về sở GD&ĐT trước ngày 20-3. 
Cũng theo đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình, Thanh tra sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình đang có cuộc làm việc trực tiếp với Ban Giám hiệu Trường THPT chuyên Thái Bình để xác minh nội dung liên quan. 
Trước đó, trong ngày 4-3, một số báo điện tử đã đăng bài phản ánh về việc một thầy giáo chủ nhiệm tại Trường THPT chuyên Thái Bình bị “tố” gửi tin nhắn “gạ tình” nữ sinh lớp 10 cùng trường kèm theo hàng loạt tin nhắn điện thoại được chụp lại khiến dư luận xã hội bất bình, bức xúc. 
* Ngày 5-3, Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, đang tiến hành điều tra, làm rõ hành vi của ông D.T.M.- thầy giáo chủ nhiệm lớp 5A, Trường Tiểu học Tiên Sơn liên quan đến có hành vi dâm ô đối với nhiều học sinh nữ trong lớp, gây bức xúc dư luận. 
Cùng ngày, theo lãnh đạo Trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên cho hay, thầy D.T.M. đã viết đơn gửi lãnh đạo nhà trường xin ra khỏi ngành sau khi xảy ra sự việc. Đơn đã được gửi đến lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào tạo (Phòng GD&ĐT) huyện Việt Yên. Hiện Phòng GD&ĐT huyện đang tích cực phối hợp cùng các cơ quan chức năng làm rõ sự việc và sẽ xử lý đơn xin ra khỏi ngành của giáo viên này đúng theo quy định.
Trong bản tường trình ngày 2-3, thầy M. cho biết lớp 5A do thầy M làm chủ nhiệm có 39 học sinh. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, chiều 1-3, thầy giáo này phụ đạo ngoài giờ cho một số học sinh. Do uống rượu quá chén trước đó, thầy M. đã có hành động véo mũi, véo tai, vỗ vai, vỗ mông học sinh. “Hành động của tôi đã làm cho một số em sợ. Hết giờ, tôi về nhà đi ngủ”, nam giáo viên trình bày.
Hùng Quân - Thủy – Hiền

Huyền Thanh

Hôm nay là ngày Quốc tế 8/3, ngày mà cả nhân loại tôn vinh những người phụ nữ, một nửa quan trọng của thế giới. Chị em phụ nữ ai cũng hồ hởi, phấn khởi, ăn xinh mặc đẹp để chào đón những lời chúc tốt đẹp dành cho mình, nhất là từ cánh mày râu.

Phụ nữ Việt Nam đẹp, rất đẹp và có rất nhiều tấm gương phụ nữ Việt nam đẹp cả về hình thể nhân cách và công việc. Có những nữ doanh nhân, nữ chính khách, nữ nghiên cứu khoa học… rất giỏi, họ miệt mài ngày đêm cống hiến cho đất nước và họ được tôn vinh. Họ thực sự là những bông hoa thơm tỏa hương khoe sắc.

Thế nhưng cũng trong những ngày này, tôi lại nghĩ về những bông hoa dại, mọc nhầm vị trí hoặc không được đón ánh mặt trời. Thế nên hoa đó là hoa đen, vô sắc, thậm chí có mùi còn khó ngửi với cộng đồng. Đấy chính là các “nữ lưu dân chủ”.

Đó là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đó là Trần Thị Nga, đó là Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Huỳnh Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Thị Đoan Trang, Thúy Hạnh, Cấn Thị Thêu…

Lợi dụng đám đông người tụ tập trên QL 1A, các đối tương đã hô hào gây mất trật tự, tấn công cảnh sát làm nhiệm vụ, gây ách tắc giao thông trên QL 1A. 15 bị cáo trong vụ án này đã lãnh án.

Ngày 7/3, TAND huyện Tuy Phong (Bình Thuận ) xét xử vụ án gây rối trật tự công cộng xảy ra tại khu vực xã Hòa Minh (huyện Tuy Phong) và thị trấn Phan Rí Cửa (huyện Bắc Bình) vào ngày 10/6/2018. Có 15 bị cáo bị đưa xét xử trong vụ án này gồm: Nguyễn Thị Liên (SN 1974, ngụ Đồng Nai), Nguyễn Duy Sang (SN 1984, ngụ Đồng Nai), Nguyễn Duy Sang (SN1984), Kinh Tấn Hoạch (SN 1992) cùng trú tại huyện Bắc Bình; Hồ Thái Hà (SN 19810, Nguyễn Tấn Đông (SN1978), Trần Hồ (SN 1980), Đặng Ngọc Tấn (SN 2000), Huỳnh Văn Sù (SN 1989), Nguyễn Thanh Phương (SN 1996), Phạm Văn Mẫn (SN 2000), Nguyễn Văn Hiếu (SN1998), Nguyễn Trường Vĩnh Phúc (SN 1982), Lê Minh Trường (SN 2001), Lê Thị Ngọc Anh (SN 1989), Phạm Thị Minh Thu (SN 1973) cùng trú tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong. 

Theo cáo trạng, khoảng 8 giờ đến 23 giờ ngày 10/6/2018 rất nhiều người dân tụ tập trên QL 1A khu vực Cầu Nam, xã Hòa Minh (Tuy Phong) và khu vực cầu Sông Lũy (thị trấn Phan Rí Cửa).

Một số người quá khích đã hô hào, kích động đám đông phá phách, cản trở giao thông trên QL1A làm cho các phương tiện giao thông không thể lưu thông qua đoạn đường này suốt thời gian dài. Một số đối tượng quá khích dùng gạch đá, cây gậy tấn công lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng, điều tiết giao thông.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.