TTO – Sau Thế chiến thứ hai, tháng 11-1946 lấy cớ giải giáp quân đội Nhật Bản, hải quân Trung Hoa dân quốc đã xâm chiếm đảo Hoàng Sa và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Họ đã làm gì ở đây?
Chứng tích Hoàng Sa - Việt Nam
Một góc đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam – Ảnh: AFP
Trong thời gian hơn hai tháng ở đảo Hoàng Sa và hơn ba năm ở đảo Phú Lâm, chính quyền Quốc Dân Đảng đã cho thực hiện nhiều cuộc khảo sát.
Ngày nay, phía Trung Quốc gọi những ghi chép trong thời điểm kể trên nói riêng và trong giai đoạn từ 1911 đến 1949 là “Dân quốc đáng án” (Hồ sơ thời Trung Hoa dân quốc). Hầu hết các tập hồ sơ này hiện nay do Cục Lưu trữ Đài Loan quản lý.
Tư liệu số 58
Trong tập hồ sơ “Tiến trú Tây Nam Sa quần đảo án” (Hồ sơ chiếm đóng quần đảo Tây Sa – Nam Sa) từ nguồn Bộ Nội chính (mã số hồ sơ: 0036/E41502/1), chúng tôi thấy có nhiều văn bản chép tay rất quan trọng liên quan đến hiện trạng địa lý, chứng tích nhân văn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Dưới đây là nội dung một tờ ghi chép lại hiện trạng hai di tích trên đảo Phú Lâm thời điểm 1946: tư liệu số 58. Tờ đánh số 58 là bản viết tay chép lại hai nội dung.
Một nội dung gồm các hoành phi, biển ngạch, câu đối, trụ đá khắc chữ tại miếu Cô Hồn trên đảo. Một nội dung là chép lại nội dung một tấm bia mộ.
Nội dung văn tự trong tư liệu số 58 về miếu Cô Hồn cho biết bên trong miếu có cặp câu đối và hai hoành phi đều bằng gỗ. Trước miếu là trụ đá vuông, hai mặt khắc chữ, một bên là bốn chữ “Sở thuộc dụng địa”, một bên là “Khai dương hoán nghiệp” (Ra khơi nên nghiệp lớn).
Chứng tích Hoàng Sa - Việt Nam
Bên trái tờ 58 là nội dung bia mộ ông Nguyễn Minh, góc phải trên bia đánh dấu (E), bốn chữ dọc “Pháp mộ bi văn”, góc dưới cùng là hai chữ bút phê “Tiêu hủy” viết ngang. Bên phải tờ 58, nơi đánh dấu (D) là nội dung câu đối, dưới dấu hiệu (D) là bốn chữ bút phê trong ngoặc đơn (Thử bi tiêu hủy) viết dọc
Mặt trước miếu là biển ngạch viết ba chữ “Hoàng Sa Thị”, hai bên là cặp đối viết “Xuân diệc hữu tình, nam hải hỉ phùng ngư lộng nhật; Nhân kỳ đắc ý, xuân phong hòa khí điểu phùng lâm” (đại ý: Xuân vốn có tình, biển nam vui với cá giỡn mặt trời; Người được như ý, gió xuân yên hòa đưa chim gặp cây rừng), lạc khoản đề “Đại Nam hoàng đế Bảo thập tứ niên tam nguyệt sơ nhất nhật”.
Chúng tôi xét thấy dòng lạc khoản này đã chép thiếu chữ “Đại” trong niên hiệu Bảo Đại, “Bảo Đại thập tứ niên” ứng với năm dương lịch là 1939; hoặc có thể chữ “Đại” bị sai thành chữ “thập”, nếu vậy thì câu văn sẽ là “Bảo Đại tứ niên”, ứng với năm dương lịch là 1929.
Bia mộ mang tên Nguyễn Minh
Nội dung bia mộ được chép lại nguyên văn, chỉ có hai chữ “An Nam” nơi trán bia là chữ Hán, còn lại đều là chữ Pháp và chữ Việt. Đó là mộ của một người lính Việt.
Những dòng chữ trên bia cho biết đây là mộ ông Nguyễn Minh, phiên hiệu lính thuộc địa, mất ngày mùng 7 tháng 9 năm Nhâm Ngọ Annam (1942), người làng Quảng Hậu, tổng Thanh Quýt, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, dựng bia ngày 10-7-1943 tại Boisée (Ile Boisée là tên tiếng Pháp của đảo Phú Lâm).
Nội dung bia mộ này ngoài việc giúp người đời sau biết thêm về thân phận một người đã vì công vụ nằm lại Hoàng Sa, còn gián tiếp cho biết thêm một góc khuất lịch sử nữa.
Đó là từ đầu năm 1939 đến cuối năm 1946 là thời gian quân đội Nhật chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa.
Ông Nguyễn Minh mất năm 1942, tức trong thời gian này. Có lẽ phía Pháp đã không kịp di tản toán lính đồn trú ở đảo Phú Lâm, trong đó có ông Nguyễn Minh.
Cách viết văn bia cho chúng ta biết ông Nguyễn Minh được đồng đội đồng hương chôn cất, bởi trên bia ghi “mất ngày mùng 7 tháng 9 Annam, Nhâm Ngọ”.
Trước đây chúng ta gọi âm lịch là “lịch An Nam”, cách ghi ngày mất theo âm lịch để cúng giỗ là chi tiết thể hiện tập quán của người Việt.
Đi tìm tông tích ông Nguyễn Minh
Tất cả chứng tích không phải 
Trung Quốc: tiêu hủy!
Dòng chữ dưới cùng tờ 58 viết thêm: “Bản hiệt các bi, trừ (A) (D) (E) tam bi ngoại, bất phân mộc chất thạch chất toàn số bảo lưu” (Các bia trên tờ này, trừ ba bia (A) (D) (E) ra, bất kể bằng gỗ hay bằng đá đều giữ lại).
Có nghĩa đây là lệnh cho phá hủy các bia (A) (D) (E) khớp với các bút phê riêng lẻ từng nội dung nêu trên.
Cần lưu ý là trên văn bản lưu trữ có hai tuồng chữ, tuồng chữ bằng bút cứng (nét mảnh) là do người đi thực địa ghi chép.
Còn tuồng chữ bằng bút lông (nét đậm) phê vào các nội dung ghi chép, đây chắc chắn là của người chỉ huy cao cấp, quyết định việc tiêu hủy hoặc giữ lại các hiện vật.
Các nội dung bị đánh dấu (A) (D) (E) ở tờ 58 này cùng với một bia văn hai mặt của Nhật Bản đều bị tiêu hủy. Việc tiêu hủy đương nhiên nhằm mục đích xóa sạch những dấu vết không phải chứng tích Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, dân chủ, nhân quyền luôn là hai vấn đề chiến lược được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội (ANCT-TTXH), tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Tạo sức ép từ bên ngoài, dựng “ngọn cờ” từ bên trong
Sử dụng hai chiêu bài này, các thế lực thù địch tiến hành rất nhiều thủ đoạn nguy hiểm. Trước hết, họ vu cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, ra sức tuyên truyền, cổ súy cho dân chủ tư sản phương Tây.
Họ cho rằng, chế độ xã hội ở Việt Nam là độc tài, toàn trị. Họ lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, sơ hở, thiếu sót của ta trong quản lý, điều hành đất nước hoặc những vấn đề bức xúc trong xã hội để lôi kéo, kích động nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất ANCT-TTXH. Họ ra sức tuyên truyền, cổ vũ, cường điệu hóa các giá trị dân chủ tư sản, tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của quyền con người với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích cộng đồng, quốc gia”, tuyệt đối hóa các giá trị phổ quát về quyền con người theo mô hình của phương Tây; xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền cơ bản của con người, đàn áp “những người bất đồng chính kiến” v.v..
Từ chỗ cho rằng, quyền con người là tuyệt đối, bất biến, các thế lực thù địch đã giải thích nhân quyền là tự do thực hiện quyền mà không bị cấm đoán, không bị giới hạn nhằm cổ suý hoạt động lợi dụng nhân quyền vi phạm pháp luật nước ta. Họ đặc biệt đẩy mạnh các chiến dịch phá hoại tư tưởng khi nước ta diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng hay khi Việt Nam tham gia các hội nghị quan trọng của Liên hợp quốc hòng hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Họ dùng dân chủ, nhân quyền làm điều kiện để gây sức ép, can thiệp vào nội bộ nước ta. Họ tìm cách gắn vấn đề viện trợ, hợp tác kinh tế với các điều kiện về dân chủ, nhân quyền trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam; đòi nước ta phải chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, cải cách chính trị, cải cách dân chủ, pháp luật theo kiểu phương Tây. Thông qua các buổi điều trần, họp báo, hội thảo của Quốc hội Mỹ, các nước châu Âu để gây sức ép buộc Việt Nam phải có những “tiến bộ cụ thể về nhân quyền, tôn giáo”.
Thông qua các diễn đàn công khai như hội thảo, hội nghị khoa học, những buổi tiếp xúc, đối thoại với các cơ quan chức năng của Việt Nam, họ yêu cầu ta phải đưa ra các lộ trình thực hiện các điều ước quốc tế về dân chủ, nhân quyền, thành lập Tòa án Hiến pháp ở nước ta. Họ còn gửi thư, bản kiến nghị tới Liên hợp quốc, Quốc hội, Chính phủ các nước, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta để phản đối việc chính quyền bắt giữ, xét xử một số đối tượng chống đối trong nước, đòi trả tự do cho cái gọi là “tù nhân lương tâm”.
Lợi dụng việc chính quyền đấu tranh, xử lý số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị vi phạm pháp luật, họ đã tạo cớ, vu cáo chính quyền vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp người “bất đồng chính kiến” và những người “yêu nước”, kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế.
Họ dùng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để thúc đẩy, hình thành hội, nhóm, tổ chức chính trị đối lập với Nhà nước. Họ xuyên tạc rằng, chế độ độc đảng ở Việt Nam là trở ngại lớn nhất trong quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam, muốn có dân chủ thực sự thì Việt Nam nên xóa bỏ chế độ độc đảng.
Thông qua đó, họ tập hợp lực lượng hình thành các tổ chức dưới danh nghĩa “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, “yêu nước” như: “Hội phụ nữ nhân quyền”,“Nhóm công dân tự do”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”... Họ thúc đẩy sự ra đời của các khuynh hướng dân chủ cực đoan, phát triển “xã hội dân sự”, hình thành các tổ chức chính trị, hội nhóm bất hợp pháp; tạo dựng ngọn cờ tập hợp lực lượng chống phá từ bên trong.
Họ còn tuyên truyền, vận động số người có biểu hiện cơ hội, bất mãn ký tên vào kiến nghị, tuyên bố… nhằm đưa ra yêu sách “dân chủ, nhân quyền”, “bảo vệ chủ quyền”… Họ còn vận động các tổ chức quốc tế trao “giải thưởng nhân quyền” cho các đối tượng bất đồng chính kiến, hay những đối tượng vi phạm pháp luật bị ta bắt, xử lý ở trong nước… nhằm cổ súy, khích lệ số đối tượng trong nước hoạt động quyết liệt, tích cực hơn.
Các thế lực thù địch triệt để tác động Quốc hội Mỹ, EU và các nước phương Tây thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo thường niên... với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo nhằm làm cho cộng đồng quốc tế hiểu không đúng tình hình trong nước, điển hình như: Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ; Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới hằng năm của Anh, Úc; Nghị quyết của Nghị viện châu Âu...
Trong đó, chỉ riêng Hạ viện Mỹ hằng năm đã liên tục thông qua nhiều dự luật, nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Báo cáo thường niên của các tổ chức quốc tế, như: Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI); Nhà Tự do (FH), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ)... mặc dù phải thừa nhận Việt Nam có “chuyển biến tích cực” về dân chủ, nhân quyền nhưng vẫn xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền. Họ còn tìm cách thông qua các chính khách cực đoan tác động đưa Việt Nam trở lại danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo” (CPC) để áp dụng các biện pháp “trừng phạt” đối với nước ta.
Để đẩy lùi hai mũi tiến công nguy hiểm
Trong những năm tới, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, việc lợi dụng dân chủ, nhân quyền vẫn là chiêu bài được các thế lực bên ngoài triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định, can thiệp sâu vào nội bộ của ta. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động này, thời gian tới, cần thực hiện tốt những vấn đề sau:
Một là, công tác phòng, chống hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội nước ta luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng; sự quản lý, điều hành của Chính phủ nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo chống phá Việt Nam từ cấp cơ sở.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò công tác bảo vệ và đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn hoạt động lợi dụng nhân quyền chống phá ta, coi đó là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành và nhân dân để huy động sự tham gia của cả xã hội trong công tác này.
Hai là, tiếp tục tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng và hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người đi đôi với việc kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền dân chủ của nhân dân trên cơ sở pháp luật.

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở bảo đảm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo ở địa phương. Tăng cường công tác quản lý báo chí, xuất bản; kiểm soát chặt chẽ an ninh thông tin, quản lý internet, tích cực đấu tranh ngăn chặn việc tán phát tài liệu, tin tức xuyên tạc, thù địch về dân chủ, nhân quyền ở nước ta.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại; tận dụng thế mạnh của các kênh ngoại giao, đối thoại, hợp tác làm cho cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài hiểu đúng quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thành tựu đã đạt được trong bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, góp phần đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo hòng can thiệp nội bộ nước ta.
Bốn là, chủ động triển khai nắm tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch để triển khai những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh. Kịp thời phát hiện, phối hợp giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, khiếu kiện, “điểm nóng” ngay từ cơ sở, không để kéo dài, không lây lan, vượt cấp. Trong xử lý các vấn đề nhạy cảm về dân chủ, nhân quyền phải tính toán, cân nhắc thời điểm phù hợp, bảo đảm yêu cầu chính trị, pháp luật, đối ngoại theo hướng kiên định về nguyên tắc nhưng khôn khéo, linh hoạt về phương pháp, tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế, kiên quyết không làm phức tạp thêm tình hình, không sơ hở để địch lợi dụng vu cáo, xuyên tạc.
Năm là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo… kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nhằm góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người dân trên cơ sở pháp luật; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh bảo đảm ổn định ANCT-TTXH. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế và các khuyến nghị về nhân quyền mà Việt Nam đã chấp thuận. Tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nhân quyền với các quốc gia, tổ chức quốc tế quan tâm vấn đề này ở nước ta.

Nhằm chống phá Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp diễn ra, trên các trang mạng xã hội lại có một số bài viết xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, đáng kể là sự xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh của hạng người vô liêm sỉ.
Quá xảo quyệt, thay vì chống phá chủ nghĩa xã hội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam một cách trực diện, các thế lực thù địch và bọn cơ hội lại thông qua việc phủ nhận công lao và đóng góp to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ bằng luận điệu không chỉ là vu khống, xuyên tạc, mà là sự xúc phạm trắng trợn đối với thân thế và sự nghiệp của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Chúng cho rằng, “Hồ Chí Minh lựa chọn cho mình con đường cộng sản và mang nó về áp đặt cho nền chính trị Việt nam trong thế kỷ XX để tiến hành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đã giành được độc lập cho Việt Nam”. Và rằng “nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến cho đất nước tụt hậu như hiện nay là do hệ tư tưởng cộng sản với Chủ nghĩa Marx-Lenine làm nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều mà đến nay chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa và duy nhất ở Việt nam”; theo đó, công lao của lãnh tụ Hồ Chí Minh “nếu có, thì chỉ là công lao đối với cộng sản chứ không phải công lao đối với dân tộc Việt Nam”.

Tại đảo Trường Sa Lớn Lá cờ Tổ quốc gắn gốm lớn nhất VN và 4 bức tranh gốm với chủ đề Trường Sa – Biển đảo VN mến yêu. Lá cờ gắn gốm nằm trên nóc tòa nhà hội trường ở trung tâm đảo Trường Sa, cạnh đường băng sân bay, có kích thước 12.40m x 25m, được ghép từ 310.000 viên gốm mosaic.
Tại Lễ khánh thành, Tổ chức Kỷ lục VN trao bằng chứng nhận Lá cờ Tổ quốc bằng gốm Lớn nhất VN.
Xin giới thiệu hình ảnh về Lá cờ đặc biệt này:
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Từ trên không trung (từ vệ tinh, Google Earth hay máy bay) mọi người đều có thể nhìn thấy lá cờ sao vàng đỏ thắm tại đảo Trường Sa Lớn.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy- tác giả ý tưởng công trình đang gắn những viên gốm nhỏ để hoàn thiện Lá cờ. Chị Thủy chính là người đã khởi xướng và tổ chức thực hiện Con đường gốm sứ ven Sông Hồng, người được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội năm 2008 và danh hiệu Công dân ưu tú Thủ đô 2010.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Chị Thủy gắn Lá cờ cùng với các thành viên Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Công đoạn cuối hoàn thiện lá cờ của các nghệ sĩ
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Nữ họa sĩ hoàn thiện cộng đoạn cuối cùng
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Lá cờ gắn gốm khổng lồ giữa biển đảo mênh mông
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Các bạn trẻ mặc áo có in hình bức tranh gốm Trường Sa- Biển đảo Việt Nam mến yêu trong buổi lễ khánh thành Lá cờ.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Quang cảnh Lễ khánh thành
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Không khí trang nghiêm
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Các vị đại biểu, nhân dân và các lực lượng vũ trang trên đảo Trường Sa Lớn tại Lễ khánh thành
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Máy bay trực thăng của quân đội trong Lễ khánh thành
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy phát biểu tại Lễ khánh thành
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Hoạ sỹ Thu Thủy, Ngân hàng VP Bank, Cty Nghệ thuật Tân Hà Nội nhận bằng khen của Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Đai diện Tổ chức Kỷ lục VN trao bằng chứng nhận Lá cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam cho họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, Ngân hàng VP Bank và Cty Nghệ thuật Tân Hà Nội.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Ngoài Lá cờ kỷ lục, trên hai bức tường mới xây đối xứng hai bên cột mốc chủ quyền ở trung tâm đảo Trường Sa Lớn, các nghệ sĩ còn thể hiện  4 bức tranh gốm.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Tác phẩm tranh gốm Mùa xuân quê hương do họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam vẽ phác thảo.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy giới thiệu tranh gốm vẽ các chiến sĩ Trường Sa.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Bức tranh gốm Trường Sa- Biển đảo Việt Nam mến yêu do hoạ sỹ Doãn Sơn vẽ phác thảo
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Bức tranh gốm Trường Sa trong trái tim cả nước do họa sĩ Nguyễn Thu Thuỷ và  Doãn Sơn vẽ phác thảo.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Những viên gốm mosaic màu đỏ tươi để ghép cờ Tổ quốc được sản xuất từ lò gốm Bát Tràng, Hà Nội.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Trước khi vận chuyển ra Trường Sa, cờ Tổ quốc và các bức tranh gốm đã được ghép sẵn tại Hà Nội.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Hoạ sỹ Thu Thủy và các bạn trẻ ngân hàng VP Bank chuẩn bị gửi các kiện gốm ra Trường Sa.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Và miệt mài gắn từng mảnh gốm nhỏ để hoàn thiện các bức tranh ghép gốm.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Hình ảnh anh chiến sĩ Hải quân khi chuyển thể từ phác thảo sang nghệ thuật ghép mosaic.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Họa sĩ Nguyễn Thuy Thủy tâm sự rằng: “Công trình này có lẽ là một kỷ lục trong đời tôi. Trong năm 2012, tôi đã 3 lần ra Trường Sa để hoàn thiện Lá cờ Tổ quốc và tranh gốm. Tình yêu Trường Sa đã ngấm vào máu thịt tôi…”
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Họa sĩ chia sẻ: “Về Hà Nội tôi thấy nhớ Trường Sa da diết. Trường Sa giúp tôi thấu hiểu hơn bao giờ hết thế nào là tình yêu Tổ quốc!”.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Khi ở Trường Sa, họa sĩ Thu Thủy đã có nhiều ký họa về con người và cảnh vật nơi đây.
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa
Chị còn giữ lời hứa chuyển thể tranh vẽ của các em thành tranh gốm trang trí ở trường học
Chùm ảnh đặc biệt về Lá cờ gắn gốm lớn nhất ở Trường Sa

Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, bôi nhọ nói xấu lãnh tụ của Đảng và Nhà nước Việt Nam là thủ đoạn thâm độc, nham hiểm của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Trước tình cảm kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, trước những công lao to lớn của Người đối với mạng Việt Nam các phần tử cơ hội phản động đã dùng những luận điệu bịa đặt bỉ ổi nhất để xuyên tạc, bôi nhọ nhân cách của Người, nhằm lung lạc niềm tin của người dân Việt Nam với lãnh tụ kính yêu của mình. Điển hình là các bài viết trên trang “danlambao” các phần tử phản động cho rằng “Chưa có nước nào trên thế giới lại tôn sùng thần tượng như 2 nước CS Bắc Triều Tiên và Việt Nam” dưới bút danh: “Cánh Dù lộng gió”. Thực chất đó là những luận điệu vô căn cứ, nhằm bôi nhọ nhân phẩm, công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chúng gọi là chiến dịch “hạ bệ thần tượng.” Đây là những luận điệu cực kỳ phản động xúc phạm đến lòng tự trọng, tình cảm và niềm tin yêu của mọi người dân Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; từ tình cảm kính yêu, lòng ngưỡng mộ công lao to lớn của của Người đối với cách mạng Việt Nam, chứ không phải là tôn sùng thần tượng như các thế lực thù địch xuyên tạc. Thực tiễn cho thấy, dân tộc Việt Nam không thể giành được độc lập nếu không có đường lối cách mạng vô sản. Ngay từ khi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta (năm 1858) đến trước năm 1930, đã có hàng trăm phong trào, cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, nhà yêu nước nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và đều thất bại. Nguyên nhân chính là do không có đường lối cách mạng đúng theo một hệ tư tưởng tiên tiến, khoa học và cách mạng, phù hợp với tiến trình lịch sử.

Bản đồ Google thể hiện Quần đảo Hoàng Sa (Paracel) thuộc nước Việt Nam. Sau nhiều cố gắng của các nhà khoa học Thế giới trong đó có cả chính những nhà khoa học chân chính Trung Quốc và đặc biệt công sức lớn lao của các nhà khoa học Việt Nam tại Hải Ngoại cung cấp bằng chứng khoa học, sát thực cùng với sự đấu tranh không mệt mỏi đến nay trên Google Earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam chúng ta!
Phầm mềm Google Earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam (Paracel islands belong to Vietnam)
Bản đồ Google thể hiện Quần đảo Hoàng Sa (Paracel) thuộc nước Việt Nam
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA THUỘC VIỆT NAM
PARACEL ISLANDS & SPRATLY ISLANDS BELONG TO VIETNAM ..
西沙群島和南沙群島屬於越南
(Phiên âm câu chữ Hán:Tây Sa quần đảo và Nam Sa quần đảo thuộc về Việt Nam)
Điều này cho thấy chân lý Hoàng Sa là của chúng ta đã được Thế Giới Google (Google Earth) công nhận.
Nhân dân Việt Nam, bạn bè năm châu bốn biển hãy cùng nắm tay nhau quảng bá vào xem để đưa rating lên cao giúp bất cứ ai khi vào google sẽ hiện ra ngay hình ảnh này!
Lời bình:
– Cũng Google Earth trước đây ghi là thuộc Trung Quốc, nay ghi là thuộc Việt Nam, tức gió đã xoay chiều có lợi cho VN.
(Theo Kiến Thức)

Nói xấu lãnh tụ, cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Trong thời gian qua, nhằm bôi nhọ, hạ uy tín chủ tịch Hồ Chí Minh, trên một số phương tiện thông tin, trang mạng xuất hiện luận điệu cho rằng, Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam là sai lầm, có tội với lịch sử? Thực tế lịch sử đã bác bỏ luận điệu trên.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.