Nguyễn Đình Cống – Tư cách gì để phán xét Chính phủ
Mới đây, trên mạng xã hội Nguyễn Đình Cống lại tiếp tục chiêu trò chống phá Đảng, Chính phủ, Ông ta phán xét Chính phủ Việt Nam qua bài viết: “Đặt chỉ tiêu – hại ít lợi nhiều”; lu loa cho rằng: Đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hằng năm là chuyện tầm phào, gây lãng phí, thiếu suy nghĩ.
Chúng ta đều hiểu rõ rằng: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra được định hướng, chính sách phát triển trong giai đoạn kế tiếp. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Động lực của phát triển kinh tế gồm: nguồn nhân lực, tài lực, nguồn tài nguyên và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Nếu không có dự báo, đặt ra những chỉ tiêu tăng trưởng của Chính phủ, làm sao nước ta có thể đạt được hiệu quả phát triển kinh tế như hiện nay. Chúng ta có thể nhìn vào Nhật Bản, những năm 1960, vươn lên từ tro bụi sau Thế Chiến II, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là ông Hayato Ikeda đã đề ra “Kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập trong vòng 10 năm” – một mục tiêu được đánh giá là bất khả thi tại thời điểm đó. Tuy nhiên, với các giải pháp, chính sách đồng bộ, tập trung phát triển công nghiệp, thúc đẩy tự do hoá thương mại, đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ và đặc biệt là giáo dục của Chính phủ Nhật Bản đã tạo ra giai đoạn “những năm 60 vàng” của nền kinh tế Nhật Bản; GDP bình quân tăng gấp đôi chỉ trong 6 năm. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), trong số 113 nước thuộc nhóm thu nhập trung bình vào năm 1960, đến nay chỉ có 13 nước vượt thành công bẫy thu nhập trung bình và trở thành những nước có thu nhập cao, tiêu biểu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc)… Một trong những lý do cho các nước không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình đó là dự báo chỉ số, đặt mục tiêu phát triển kinh tế thiếu chuẩn xác, hoặc không đặt chỉ tiêu phát triển. Đây chỉ là một ví dụ điển hình để chúng ta thấy rằng tầm quan trọng của Chính phủ trong đặt chỉ tiêu cho phát triển kinh tế của đất nước.
Nguyễn Đình Cống còn đặt ra câu hỏi: “Căn cứ vào đâu để Chính phủ Việt Nam đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 từ 6 đến 6,5% và đặt ra để làm gì”. Cần phải nhắc lại cho Ông Cống biết rằng, mức tăng 6 – 6,5% mỗi năm được cho là chỉ số dễ vượt qua đối với Việt Nam ở giai đoạn 2018- 2019; riêng năm 2019 GDP của Việt Nam đã tăng lên tới 7,02% và Việt Nam lọt vào Top đầu của thế giới về tốc độ tăng trưởng. Ngân hàng Thế giới-World Bank (WB) ghi nhận kinh tế Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của COVID-19 trong nửa đầu năm 2020, nhưng vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn. Trong một báo cáo công bố vào cuối tháng 7 năm 2020, Word Bank đánh giá mức tăng trưởng kinh tế dự báo 2,8% của Việt Nam trong năm 2020, được xếp hạng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 5 thế giới. Mới đây, một khảo sát được ngân hàng HSBC tiến hành trên toàn cầu với sự tham gia của hơn 20.000 người đang sống và làm việc ở nước ngoài đưa ra con số: Việt Nam năm 2021 nằm trong top 5 các quốc gia tốt nhất để sinh sống và làm việc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trên bảng xếp hạng chung toàn thế giới, thứ hạng của Việt Nam đã nâng lên ba bậc, xếp ở vị trí thứ 19.
Vậy thì cơ sở nào để Chính phủ đặt mục GDP cho năm 2022 là 6 – 6,5%?
Thứ nhất, Việt Nam có tinh thần lạc quan cách mạng; nhưng chỉ “lạc quan” là chưa đủ. Mà điều cần khẳng định ở đây đó là những nỗ lực và chính sách sáng suốt của Chính phủ trong thời điểm hiện tại đã đang mạng lại những dấu hiệu rất tích cực. Chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128 nhận được sự đồng thuận từ người dân cho đến các địa phương, bộ ngành.
Thứ hai, tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đang được kỳ vọng là tới cuối năm 2021 sẽ đạt trên 80% số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi. Điều đó cho phép bước sang năm 2022, Việt Nam sẽ có tâm thế mới, một cuộc sống bình thường mới với các hoạt động kinh tế diễn ra như trước khi có dịch COVID-19 trên cơ sở đảm bảo các yếu tố an toàn. Chính phủ cũng đã phân tích, cân nhắc, tính toán và xây dựng các kịch bản tăng trưởng GDP, căn cứ diễn biến của dịch COVID-19 để đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cùng các giải pháp phù hợp.
Nhưng trên hết, con số ấy cho thấy quyết tâm, dám đương đầu với khó khăn. Đó là con số cho thấy sự dũng cảm của Chính phủ. Chúng ta sẽ thành công, dù mức chỉ tiêu cao. Mới đây Ngân hàng thế giới (Word Bank) đã đưa ra 2 kịch bản đối với mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tùy vào tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi trong ngắn hạn như thế nào. Trong trường hợp thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021.
Điều đó cho thấy, chỉ tiêu tăng trưởng GDP mà Chính phủ Việt Nam đặt ra là có căn cứ khoa học. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó, phải có sự chung sức, đồng lòng của mỗi người dân. Chứ không phải như Ông, chỉ muốn chống phá. Qua đây, muốn gửi đến Ông Cống một điều cuối cùng là: Đối với đất nước, dân tộc Việt Nam đoàn kết, thống nhất, yêu nước, thương nòi là truyền thống quý báu; nhân dân luôn sát cánh cùng Chính phủ, cùng Đảng, Nhà nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Mọi sự chống phá, xuyên tạc, phủ nhận thành quả cách mạng chỉ là những “thứ rác rưởi” sẽ bị loại bỏ. Ông nay tuổi đã cao, sức đã yếu hãy giữ gìn sức khỏe để chứng kiến sự phát triển đất nước, con người Việt Nam. Đừng tiếp tục viết và làm những điều hại nước, hại dân./.
Nhân văn Việt