Mới đây, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã đưa ra xét xử công khai vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính nhân dân” liên quan 4 bị cáo đều là người thân trong một gia đình gồm: Vũ Thị Kim Phượng (51 tuổi) và chồng là Lê Văn Lạc (55 tuổi), thường trú thôn Hưng Lập, xã Phước Tín, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước; Nguyễn Thị Kim Duyên (43 tuổi) cùng chồng là Lê Văn Sang (49 tuổi), thường trú thông Đắk Lim, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước (Lê Văn Lạc là anh ruột Lê Văn Sang).

Đáng chú ý, cả 4 bị cáo này đều liên quan tới tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia VIệt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân cầm đầu.

Tài liệu của cơ quan điều tra và Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước cáo buộc: Từ năm 2015 Vũ Thị Kim Phượng sử dụng điện thoại di động vào các trang mạng xã hội trên Internet tìm hiểu và nghiên cứu về cái gọi là “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” (CPQGVNLT) là tổ chức phản động lưu vong do Đào Minh Quân đang sống tại Mỹ cầm đầu. Tổ chức này đang kêu gọi “Trưng cầu dân ý” trên mạng lấy 5 triệu phiếu bầu cho Đào Minh Quân làm Tổng thống để về Việt Nam lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ năm 2015 đến năm 2019, Vũ Thị Kim Phượng liên tục liên lạc với tổ chức phản động lưu vong qua mạng xã hội để viết các biểu mẫu xin tham gia vào tổ chức phản động này và bỏ phiếu “Trưng cầu dân ý”. Để được là thành viên của tổ chức phản động này ngoài việc điền vào đơn và sơ yếu lý lịch theo mẫu, Phượng phải chụp ảnh chứng minh nhân dân của mình, gạch chéo hình Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tờ tiền... rồi dùng điện thoại di động chụp ảnh gửi đi.

Đến tháng 02/2019 Phượng được tổ chức phản động CPQGVNLT chấp nhận và cấp cho mã số và bí danh để hoạt động và từ mã số và bí danh này sẽ vào được phòng họp kín của tổ chức phản động “FCC” họp trực tuyến trên điện thoại di động. Sau nhiều phiên họp kín trực tuyến, Phượng đã tổ chức tuyên truyền, lôi kéo, thu thập thông tin cá nhân của người thân trong gia đình và bạn bè ở địa bàn thị xã Phước Long, huyện Bù Gia Mập và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước tham gia “Trưng cầu dân ý” bầu cho Đào Minh Quân làm Tổng thống (trong số này có chồng Phượng là Lê Văn Lạc, em ruột chồng là Lê Văn Sang và vợ Sang là Nguyễn Thị Kim Duyên).

Tiếp đó Vũ Thị Kim Phượng đã xúi giục Lê Văn Lạc, Lê Văn Sang và Nguyễn Thị Kim Duyên tham gia và hoạt động đắc lực thu thập danh sách người đăng ký thành viên. Đến khi bị bắt, tháng 02/2020, Phượng với vai trò chủ mưu cầm đầu xúi giục. Lạc, Sang và Duyên với vai trò đồng phạm, giúp sức. Vũ Thị Kim Phượng đã thu thập danh sách đăng ký được 1.595 thành viên tham gia “Trưng cầu dân ý” và đã được cấp mã số để bầu cho Đào Minh Quân làm Tổng thống.

Như vậy có thể thấy rất rõ các đối tượng trên đã tìm hiểu về tổ chức của Đào Minh Quân, biết rõ tổ chức này có âm mưu và hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân tại Việt Nam nhưng vẫn nhận lời tham gia tổ chức.

Chưa kể, truyền thông Việt Nam đã rất nhiều lần tuyên truyền về tổ chức này, khẳng định rõ đây là tổ chức khủng bố, đã từng gây ra một số vụ khủng bố tại Việt Nam và khuyến cáo người dân không tin, không tham gia tổ chức.

Thế nhưng cả 4 người trên đã bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, vẫn tham gia tổ chức và tiến hành các hoạt động theo sự chỉ đạo của tổ chức.

Chắc chắn tiền là động cơ duy nhất để các bị cáo làm theo chỉ đạo của tổ chức chứ với cách thức “trưng cầu dân ý” của Đào Minh Quân, còn lâu hắn mới lật đổ được chính quyền của Việt Nam.

Giờ thì cả 4 người đều vướng vào vòng lao lý, còn Đào Minh Quân ở ngoài thì vẫn ung dung ngồi rung đùi.

Đây tiếp tục là một bài học cảnh tỉnh đối với những người dân ở trong nước, đừng tin và nghe theo tổ chức khủng bố, để rồi vướng vòng lao lý.

Viễn

 

Sau hai ngày xét xử, tối 9/3, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án phúc thẩm đối với 6 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Kết quả, Tòa tuyên án phúc thẩm y án sơ thẩm đối với 6 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại Đồng Tâm, Mỹ Đức.

Kết quả này đã cho thấy được sự nghiêm minh của pháp luật để trừng trị những người có hành vi giết người man rợ. Tuy nhiên, xung quanh phiên tòa xét xử, các thế lực phản động, cơ hội chính trị đã triệt để lợi dụng để xuyên tạc, bôi xấu Nhà nước ta và các vị lãnh đạo, cố tình tát bùn sang ao để bôi nhọ ngành Tư pháp Việt Nam.

Trong khi đó, tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng phúc thẩm khẳng định rõ: đây là vụ án "Giết người," "Chống người thi hành công vụ" đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của các bị cáo đặc biệt nguy hiểm, bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, hành vi phạm tội có tổ chức, cách thức thực hiện tội phạm dã man, hậu quả là 3 chiến sỹ công an đang làm nhiệm vụ hy sinh. Do đó bản án sơ thẩm là hoàn toàn có căn cứ, đúng quy định pháp luật”.

Đương nhiên, với những kẻ xấu thì họ sẽ không bao giờ đồng tình với tuyên án của Tòa phúc thẩm. Nhưng dù các đối tượng có dùng mọi thủ đoạn để bẻ cong vấn đề thì sự thật vẫn mãi là sự thật. Hơn nữa, dư luận luôn quan tâm và đánh giá khách quan về phiên tòa trên và đều đồng tình mức án cho từng bị cáo trong vụ án mà Tòa sơ thẩm đã tuyên là có cơ sở, đúng quy định, vừa thể hiện tính khoan hồng của pháp luật, vừa phù hợp với tính chất, mức độ, hành vi của từng bị cáo. Từ đó, Tòa phúc thẩm khẳng định không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của các bị cáo và quan điểm bào chữa của các luật sư.

Như vậy, sau phiên Phúc thẩm, Tòa án Nhân dân Cấp cao Hà Nội tuyên phạt y án sơ thẩm tử hình đối với các bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức; y án chung thân đối với bị cáo Lê Đình Doanh; bị cáo Bùi Viết Hiểu y án 16 năm tù; bị cáo Nguyễn Quốc Tiến y án 13 năm tù. Năm bị cáo này phạm tội “Giết người." Bị cáo Bùi Thị Nối y án sơ thẩm 6 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ."

Trong vụ án này, các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, vừa chỉ đạo các bị cáo khác “Chống người thi hành công vụ," vừa phạm tội “Giết người."

Bị cáo Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh là những đối tượng tham gia tích cực, trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, trong đó Lê Đình Công là người chủ trì các cuộc họp tại nhà Lê Đình Kình để kích động, lôi kéo các đối tượng khác chống đối, tấn công lực lượng chức năng.

Bị cáo Lê Đình Chức (là con ruột của Lê Đình Kình) tham gia họp bàn tại nhà Lê Đình Kình và tiếp nhận chủ trương tấn công lực lượng chức năng.

Rạng sáng 9/1/2020, bị cáo ném 1 viên gạch, 3-4 chai bom xăng và 1 quả lựu đạn về phía lực lượng công an; dùng tuýp sắt chọc từ trên mái nhà xuống dưới cửa sổ nhà anh Hợi để ngăn cản lực lượng công an trấn áp tội phạm.

Khi biết có người rơi xuống hố, bị cáo Chức đã lệnh cho Lê Đình Doanh đổ xăng ra chậu, châm lửa đốt và cùng Doanh gạt chậu xăng đang cháy xuống hố; sau đó bị cáo còn nhiều lần đổ xăng xuống hố gây ra hậu quả là làm 3 chiến sỹ công an tử vong.

Bị cáo Lê Đình Doanh (là con của bị cáo Lê Đình Công, cháu nội của Lê Đình Kình) đã tham gia cuộc họp tại nhà Kình để bàn cách chống lại lực lượng công an; trực tiếp mua dao bầu, liềm, sau đó đem đi gắn vào tuýp sắt.

Rạng sáng 9/1/2020, bị cáo ném 3-4 quả bom xăng, 6-7 viên gạch về phía lực lượng công an; thực hiện chỉ đạo của Chức, bị cáo đã đổ xăng từ can ra chậu, châm lửa và cùng Chức gạt chậu xăng xuống hố làm 3 chiến sỹ công an tử vong.

Bị cáo Doanh là người có nhiều tiền án, tiền sự, với hành vi nguy hiểm, thực hiện việc phạm tội một cách tích cực gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng, đáng ra phải tuyên phạt mức án tử hình mới đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, xét tổng thể vụ án này, nhận thấy bị cáo tuổi còn trẻ, do bị chi phố bởi ông nội là Lê Đình Kình (đã chết) và bố là Lê Đình Công, chú ruột là Lê Đình Chức đều đã bị tuyên phạt tử hình trong vụ án, nên việc tuyên phạt bị cáo Doanh mức án chung thân là thể hiện tính nhân văn của pháp luật.

Mã Phi Long

 Sau khi Báo Nhân Dân đăng một số bài viết của luật sư Hoàng Duy Hùng và được báo chí trong nước đề cập, một số người đã tổ chức chiến dịch vu khống, vu cáo nhằm tiến công luật sư Hoàng Duy Hùng và các cơ quan báo chí có thiện chí đối với ông. Một cách tự phát, nhiều người là công nhân, viên chức, cựu chiến binh, nhà giáo,… đã lập ra trang Youtube để vạch trần các luận điệu vu khống, vu cáo, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách hòa hợp dân tộc, bảo vệ lẽ phải, trong đó có trang “Góc nhìn người lái xe” của Trần Anh Tuấn. Mới đây anh đã gửi đến Báo Nhân Dân bài viết đề cập vấn đề nói trên. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Qua báo điện tử và mạng xã hội, tôi vẫn thường xuyên nắm bắt tin tức trong và ngoài nước. Gần đây tôi biết trên Facebook, Youtube xuất hiện một số kênh cá nhân tự nhận vai trò phản biện chính trị, xã hội. Tôi nghĩ việc này là bình thường, song việc tùy ý mở kênh, phát ngôn và diễn giải một số vấn đề chính trị, xã hội theo ý riêng dường như đang bị lạm dụng, biến tướng thành hình thức đánh phá, quy chụp, kết tội, đưa thông tin xấu, méo mó để lèo lái dư luận, khiến mạng xã hội dễ trở thành nơi để các thế lực thù địch lợi dụng. Theo tôi, phản biện là sử dụng kiến thức, hiểu biết của mình để lập luận, phản bác quan điểm, lý lẽ hoặc hành động của người hoặc nhóm khác,… được xác định là không đúng, không phù hợp. Muốn vậy khi phản biện phải đưa ra được chứng cứ cụ thể, lập luận thuyết phục giúp độc giả nhận thức đúng sai, hay dở, nhất là giúp người bị phản biện nhận ra điều vô lý trong luận điểm, hành động của họ. Như vậy phản biện đúng đắn, trong sáng có ý nghĩa tích cực trong thanh lọc thông tin sai trái, xấu độc, bác bỏ luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch đang truyền bá để chống phá đất nước. Và phản biện một cách thiện chí, khách quan, mang tính xây dựng có thể giúp chính quyền, cơ quan, hoặc cá nhân có liên quan nhận ra thiếu sót để khắc phục, điều chỉnh.

Chiến dịch 'vu khống' luật sư Hoàng Duy Hùng: Họ muốn phá hoại quá trình hòa hợp dân tộc?Kênh youtube ‘Góc nhìn người lái xe’ của Trần Tuấn Anh

Ngày nay với sự phát triển khoa học – công nghệ, với chiếc điện thoại thông minh cùng một chút kiến thức tin học, từ người nông dân đến vị giáo sư đều có thể đưa ý kiến lên in-tơ-nét bằng cách lập trang riêng trên mạng xã hội. Với tinh thần cầu thị, vì sự phát triển chung, một số trang mạng xã hội của cá nhân đã phản biện khá hiệu quả, góp phần quan trọng giải độc thông tin, nêu ra thiếu sót của một số cơ quan, ban, ngành để từ đó có những điều chỉnh sửa chữa. Nhưng cũng có những kẻ xấu đã lợi dụng phản biện để xuyên tạc, bóp méo, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, tiến công các đồng chí lãnh đạo, tạo dư luận xấu trong xã hôi, mong muốn dùng truyền thông bẩn dắt mũi những ai nhẹ dạ, cả tin hoặc kém hiểu biết.

Các thế lực thù địch đã triệt để sử dụng mạng xã hội phục vụ cho mục đích, lập ra hội nhóm tuyên truyền chống phá, cổ súy tự do, dân chủ kiểu phương Tây nhằm lật đổ sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản. Như tôi biết, khi lập kênh “Giáo sư hớt tóc”, Nguyễn Văn Nghiêm ở Hòa Bình tỏ ra là người hoạt ngôn và mạnh dạn, rồi anh ta tự biến chất, lại được kẻ xấu cổ vũ, lợi dụng, cho nên đã dùng Youtube cổ súy đa nguyên, đa đảng, bịa đặt, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Ðảng, Bác Hồ, Nhà nước,… nên anh ta phải trả giá rất đắt với bản án 6 năm tù. Một “con buôn dân chủ” là Lê Dũng “vô va” cũng lập kênh trên Youtube để truyền bá luận điệu không thể chấp nhận, có thể gây nhiều hệ lụy trong dư luận xã hội…

Gần đây luật sư người Mỹ gốc Việt Hoàng Duy Hùng, người một thời nổi tiếng chống cộng cực đoan ở Mỹ, đã tuyên bố từ bỏ con đường chống cộng, từ bỏ “cách mạng trắng” mà anh chủ trương để quay về với Tổ quốc, ủng hộ Ðảng Cộng sản, ủng hộ con đường mà Ðảng cùng nhân dân Việt Nam đã lựa chọn. Với kiến thức, hiểu biết của mình, luật sư Hoàng Duy Hùng đã có đóng góp nhất định qua kênh Youtube mang tên “Góc nhìn Hoàng Duy Hùng” để truyền bá thông tin thời sự thế giới và trong nước, về sự đổi thay lớn lao của đất nước, sự ưu việt của thể chế do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong việc duy trì ổn định chính trị, phát triển kinh tế, đặc biệt bằng việc thường xuyên thông tin, cập nhật từ những thành tựu của đất nước, mà gần đây nhất là thành quả trong phòng, chống đại dịch Covid-19 Hoàng Duy Hùng đã góp phần giúp người Việt ở nước ngoài thêm hiểu, thêm tự hào và yêu thương Tổ quốc, ủng hộ đất nước đang phát triển theo lý tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từng là người chống cộng, Hoàng Duy Hùng hiểu rõ và đã thẳng thắn vạch trần nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi mà các thế lực thù địch sử dụng để chống phá Việt Nam qua hội nhóm bất hợp pháp, qua không gian mạng… nên Hoàng Duy Hùng trở thành “cái gai” trong mắt các tổ chức khủng bố “Việt tân”, “Triều Ðại Việt”… Tương tự là Nguyễn Quang Trường, một người Mỹ gốc Việt, trong quá khứ từng có một số việc làm sai trái, nay đã trở về Việt Nam. Nguyễn Quang Trường cùng người bạn đời của mình đã và đang có nhiều việc làm thiết thực, đầy nhân văn, tình nghĩa, góp sức vào công cuộc phát triển đất nước của Ðảng, Nhà nước, cùng chính quyền, nhân dân Yên Bái xây dựng lớp xóa mù chữ, xây dựng “Con đường nhân ái” ở vùng cao đặc biệt khó khăn; năm 2020 huy động được hơn 2 tỷ đồng và trực tiếp lặn lội vào trao cho bà con các tỉnh miền trung bị bão lụt… Qua trang Vietnam Today, nghĩa cử của Quang Trường đã truyền đi thông điệp ấm áp: “Một người từng có việc làm sai trái, nay trở về cùng chung tay xây dựng đất nước ở nơi khó khăn nhất”. Vì thế việc làm của hai anh đã được ghi nhận, đề cập trong một số hoạt động của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), các bài báo của hai anh, hình ảnh, ý kiến, bài báo viết về hai anh đã được đăng phát trên các báo: Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Dân Việt, Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Nhân Dân, An ninh TV…

Tuy nhiên, trong khi cơ quan hữu quan, truyền thông và đại đa số công chúng rất ủng hộ việc làm, thái độ, tiếng nói của Hoàng Duy Hùng, Nguyễn Quang Trường thì mấy tháng gần đây trên mạng xã hội lại xuất hiện một nhóm youtuber ở cả trong và ngoài nước đã lạm dụng phản biện để ngày đêm ra rả công kích, vu khống, bịa đặt để bôi nhọ, nhục mạ hai anh. Việc làm của nhóm youtuber này đã vượt quá mục đích, giới hạn của việc phản biện. Thậm chí nhóm youtuber này còn trực tiếp, gián tiếp công kích các cơ quan ủng hộ Hoàng Duy Hùng, Nguyễn Quang Trường trở về với Tổ quốc như Báo Nhân Dân, VTV1… Tôi nghĩ rằng qua trang Youtube cá nhân, các youtuber này đã có dấu hiệu bắt tay nhau để thao túng dư luận bằng cách xuyên tạc, bóp méo ý nghĩa hình ảnh, phát ngôn, việc làm của Hoàng Duy Hùng, Nguyễn Quang Trường. Thậm chí hễ một youtuber ở nước ngoài bịa đặt, vu khống Hoàng Duy Hùng, Nguyễn Quang Trường nội dung gì là một số youtuber ở trong nước lập tức hùa theo nhai lại, phụ họa.

Nguy hiểm hơn là việc một số người đã nhân danh bảo vệ Ðảng, bảo vệ chế độ để phản biện. Ðể chống phá Nguyễn Quang Trường, họ đưa ra cái nhìn méo mó, đầy thành kiến từ thuyết âm mưu, như coi việc làm từ thiện của Nguyễn Quang Trường là “vi phạm pháp luật”, “ru ngủ đồng bào thiểu số xa rời mục đích tôn chỉ của Ðảng Cộng sản Việt Nam”; khi Nguyễn Quang Trường được Tổ tư vấn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gặp gỡ thì họ cắt ghép hình ảnh, xuyên tạc, bóp méo ý nghĩa cuộc gặp với lời lẽ hăm dọa đầy tính côn đồ… Với Hoàng Duy Hùng, nhóm youtuber này tập trung đánh phá một vài dữ kiện chưa chính xác mà anh đưa ra trong các clip khi nói về lịch sử Việt Nam, cho dù Hoàng Duy Hùng công khai xin lỗi, minh định, sửa sai. Việc đánh phá được lặp đi lặp lại với tần suất dày đặc với suy diễn, áp đặt đầy ác ý để phóng đại thành “hạ bệ thần tượng”, “bôi nhọ Tuyên ngôn Ðộc lập”, “đánh phá nền tảng tư tưởng của Ðảng Cộng sản, chà đạp lên nỗi đau dân tộc”. Có chủ trang còn vu cáo Hoàng Duy Hùng là “tình báo Va-ti-căng”, coi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta “là cuộc chiến giữa chủ nghĩa vô thần và Ðạo thiên chúa”, lớn tiếng quy chụp một số cơ quan, ban, ngành “không hoàn thành nhiệm vụ”, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh bênh vực Hoàng Duy Hùng là “suy thoái về tư tưởng, đạo đức”. Bằng ngôn từ có tính chất kích động, các youtuber này đã cố tình đào sâu mâu thuẫn, khơi dậy hận thù, như thi nhau cho rằng “ngụy thì muôn đời vẫn là ngụy”, “ba đời theo giặc chống cộng thì sao tin tưởng được”, hay nhận xét khiêu khích “hèn nhát không dám đánh bom tượng Bác Hồ”, “đã phản bội cờ vàng thì không thể tin tưởng được”… Nhiều ý kiến cho rằng, mục đích sâu xa của những thông tin xấu độc từ nhóm youtuber kể trên là nhằm làm nản lòng những người Việt Nam ở nước ngoài đang muốn từ bỏ con đường chống phá đất nước, cũng như gây hiểu lầm là nhân dân trong nước vẫn kỳ thị, ghét bỏ, không bỏ qua quá khứ của họ. Trong vỏ bọc phản biện để bảo vệ Ðảng, bảo vệ chế độ, hình như các youtuber này đã chịu sự chi phối của các thế lực muốn cản trở đường trở về của những người như Hoàng Duy Hùng, Nguyễn Quang Trường? Nếu đúng, họ đã phá hoại quan điểm “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc” được khẳng định trong Nghị quyết 36 (năm 2004) của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Theo ý kiến của tôi, việc làm của nhóm youtuber kể trên hoàn toàn không phải là phản biện, mà là âm mưu tạo thông tin xấu để dắt mũi dư luận. Họ không hề giúp ích với Ðảng, Nhà nước, nhân dân, mà ngược lại họ đang giúp các thế lực chống cộng phá hoại, cản trở chính sách hòa hợp dân tộc. Với tần suất chống phá dày đặc, hoạt động của nhóm youtuber này cho thấy mưu đồ muốn tạo dư luận xấu để lôi kéo một số người còn thiếu hiểu biết theo họ phản đối đường lối, chủ trương, chính sách hòa hợp dân tộc của Ðảng, Nhà nước và truyền thống giàu lòng nhân ái, vị tha của dân tộc. Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan có trách nhiệm cần có tiếng nói và hành động cụ thể về phản biện chính trị nói chung, về những người Việt Nam sống ở nước ngoài đang hướng về Tổ quốc nói riêng, để người dân không bị “truyền thông bẩn” trên mạng xã hội lừa bịp, không bị kẻ xấu lợi dụng để phá hoại tinh thần hòa hợp dân tộc.

Trần Anh Tuấn (báo Nhân dân)

 

Mới đây, ông Chu Hảo có viết một bài trên facebook cá nhân có tựa đề “Một sự thật cần phải biết”. Bài viết này sau đó được trang mạng của Việt tân đăng tải lại để tuyên truyền.

Nội dung chính của bài viết là ông Chu Hảo nêu ra một số vấn đề liên quan tới “vụ án Đồng Tâm” mà ông gọi là sự thật cần phải biết, trong đó Chu Hảo nêu ra mấy luận điểm chính:

Thứ nhất, Chu Hảo cho rằng những gì xảy ra đêm 9/1/2020 rõ ràng là một vụ đàn áp nhân dân một cách dã man do chính quyền trung ương trực tiếp chỉ đạo có chủ đích và bạo ngược.

Thứ hai, Chu Hảo cho rằng nhân dân Đồng Tâm không phải là thủ phạm giết các sĩ quan Công an mà phải là những kẻ khác, theo một kịch bản hết sắc chặt chẽ nhưng vụng về, sau đó được các cơ quan tư pháp biện bạch một cách tráo trở để dồn hết lỗi cho người dân Đồng Tâm.

Thứ ba, cần phải khởi tố và kết án những “kẻ đã giết cụ Kình”

Có thể nói rằng đọc qua mấy luận điểm của ông Chu Hảo viết thì thấy rằng đây không phải là cái sự thật như ông ta đặt tiêu đề mà đây chính là những luận điệu của những tổ chức, cá nhân chống phá Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc sự việc tại Đồng Tâm lâu nay, chẳng qua được Chu Hảo nhai lại mà thôi.

Tôi thấy cần trao đổi nhanh với Chu Hảo mấy điều:

Thứ nhất, hoàn toàn không có cái gọi là đàn áp nhân dân vào đêm 9/1/2020. Sự việc ngày 9/1 là lực lượng Công an triển khai quân để thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự cho việc xây dựng hàng rào sân bay Miếu Môn nhưng đã gặp phải sự tấn công điên cuồng của những kẻ chống đối tại Đồng Tâm như Bùi Viết Hiểu, Lê Đình Công, Lê Đình Chức…

Thứ hai, Chu Hảo đang đánh đồng giữa nhân dân Đồng Tâm với những kẻ chống phá tại đây như Lê Công, Lê Chức, Lê Doanh… Đúng là nhân dân Đồng Tâm không sát hại những chiến sĩ Công an nhưng những kẻ này đã sát hại những chiến sĩ Công an.

Cái ghê tởm và khốn nạn của Chu Hảo là cho rằng những đối tượng này không sát hại chiến sĩ Công an, mà những chiến sĩ Công an chết vì lý do khác.

Cần nói lại rằng chính những kẻ như Lê Chức, Lê Doanh đã cúi đầu trước tòa và khai rành rọt về từng chi tiết của vụ giết người như chọc dao thế nào, tưới xăng ra sao, tưới bao nhiêu lần để sát hại các cán bộ, chiến sĩ. Chẳng lẽ Chu Hảo mù và điếc hay sao mà không nghe được những lời khai công khai này ngay tại tòa.

Thứ ba, cách nói của Chu Hảo là cách nói ngược khi cho rằng cần phải khởi tố những kẻ “giết cụ Kình”.

Cần nói lại với Chu Hảo rằng Lê Đình Kình là đối tượng cầm đầu nhóm chống đối tại Đồng Tâm, ông ta bị tiêu diệt khi có ý định ném lựu đạn vào phía lực lượng thực thi công vụ. Việc Lê Kình bị tiêu diệt còn là may mắn cho ông ta, nếu không ông ta còn phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật.

Chu Hảo đòi khởi tố, chẳng khác nào biến tội phạm thành nạn nhân và biến lực lượng thực thi công vụ thành tội phạm.

Thực ra, không phải đến bây giờ Chu Hảo mới bênh Lê Đình Kình mà trước đây Chu Hảo cũng đã có quá trình quan hệ với Lê Kình.

Tuy nhiên, với bài viết này thì mới thấy Chu Hảo ngày càng mất chất và đứng về phía bên kia, đi ngược với quốc gia, dân tộc.

Cứ đà này, chắc gì một kết cục có hậu đã đến với Chu Hảo.

Viễn

 Trước, trong và sau khi Tòa án cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm theo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 6 bị cáo, một số luật sư tham gia bào chữa hay không tham gia bào chữa vẫn cố tình có cách nhìn nhận thiếu thiện chí để từ đó quy chụp, đổ lỗi,… vô căn cứ.

Ngày 09/03/2021 luật sư Lê Quốc Quân trên trang facebook cá nhân có loan tải bài viết bình luận về phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm và đính kèm trên nhiều trang facebook cá nhân của các nhà đấu tranh dân chủ như Le Dung vova; Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Lân Thắng,… Trong bài viết Lê Quốc Quân cho rằng:” thấy xót xa cho thận phận và mạng sống con người ở VN khi họ đối mặt với một nền tư pháp hủ bại trong một chế độ toàn trị. Nơi đây mọi quyết định đã nằm trong túi của chủ toạ phiên toà, họ hành động theo lệnh của đảng đã được bàn bạc và quyết định từ trước. Nếu trong khi xét xử mà có sự biến pháp lý thì khi nghị án cũng phải xin ý kiến trước khi quyết định. Như rất nhiều việc khác, công lý cũng chỉ là trò hề, phiên toà chỉ là vở kịch mà bên đạo diễn càng muốn kết thúc theo ý đồ của họ càng sớm càng tốt. ….”.

Xét xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm: Trình độ hay nhận thức của luật sư Lê Quốc Quân có vấn đề?

Lê Quốc Quân một luật sư, một nhân vật bất đồng chứng kiến tại Việt Nam được tổ chức Quốc gia hỗ trợ dân chủ của Mỹ đào tạo, được xem là nhà hoạt động xã hội nhân quyền tại Việt Nam. Dù là một luật sư nhưng Quân không tuân thủ pháp luật Việt nam. Hết lần này đến lần khác vi phạm, đã bị pháp luật Việt Nam xử lý nhưng Quân không hề thay đổi. Lê Quốc Quân đã từng phạm tội trốn thuế, đã từng tham gia tụ tập đông người, kích động gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, nhiều lần lợi dụng danh nghĩa yêu nước, biểu tình phản đối Trung Quốc để cùng nhiều người tụ tập gây rối trật tự công cộng. Khoác áo “yêu nước” nhưng Quân đã thể hiện thái độ coi thường pháp luật, chống đối và đòi lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; kích động và lợi dụng chính những người biểu tình để gây mất ổn định an ninh chính trị, sau đó đưa lên internet những thông tin xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động chia rẽ quan hệ giữa quần chúng nhân dân với các cấp chính quyền, công khai đòi thay đổi chế độ… hành vi của Lê Quốc Quân là đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân đã bị đông đảo quần chúng nhân dân nên án, pháp luật Việt Nam nghiêm trị. Xong vẫn chứng nào tật ấy; được sự hậu thuẫn, tài trợ của các tổ chức phản động từ nước ngoài Quân vẫn thường xuyên có những bài viết xuyên tạc sự thật, bình luận vô căn cứ về tình hình thực tiễn ở Việt Nam, phá hoại công cuộc đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản việt Nam với mục đích có được các gói tài trợ của các tổ chức phản động nước ngoài chống phá Việt Nam. Quân là một luật sư có hiểu biết mà lại cho rằng nền tư pháp Việt Nam là:” nền tư pháp hủ bại trong một chế độ toàn trị.” đó là sự vu khống, nói xấu, bôi nhọ chế độ xã hội ở Việt Nam. Luật pháp Việt Nam nghiêm minh, bình đẳng với mọi công dân Việt Nam cho dù là ai; Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam nếu không làm tròn bổn phận của mình, không chấp hành đường lối, cương lĩnh, điều lệ đảng… nói và làm ngược lại gây tổn hại tới lợi ích quốc gia, dân tộc…thì dù có là Ủy viên Trung ương Đảng vẫn bị xử lý theo pháp luật như thường. Một luật sư người Việt Nam, không chấp hành pháp luật Việt Nam đã nhiều lần vi phạm và bị xử lý nhưng không chuyển biến lại giám tuyên truyền rằng:” Nơi đây mọi quyết định đã nằm trong túi của chủ toạ phiên toà, họ hành động theo lệnh của đảng đã được bàn bạc và quyết định từ trước.”, ” công lý cũng chỉ là trò hề, phiên toà chỉ là vở kịch” đây là một sự vu khống trắng trợn, đổi trắng thay đen, phỉ báng, nói xấu chế độ…. Bản án xã Đồng Tâm đã được cơ quan điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, điều tra, truy tố, tố tụng chặt chẽ, có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng phạm tội không thể chối cãi, vi phạm pháp luật Việt Nam…..Mọi hành vi phạm tội và khung hình phạt đều được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được áp dụng với mọi công dân Việt Nam không loại trừ bất cứ một ai. Lê Quốc Quân không được tham gia phiên tòa nhưng lại phát ngôn bừa bãi rằng phiên tòa:”chỉ xét xử 2 ngày thì không bao giờ là  đầy đủ” thế mới thấy rằng trình độ của một vị luật sư không được xã hội tin dùng như Quân cao đến mức nào.

Việt Nam là một nước Tự do và độc lập, nhân dân Việt Nam tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam, bằng trí tuệ và nghị lực Việt Nam xây dựng một nhà nước Việt Nam của dân, do dân và vì dân; mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước hiến pháp và pháp luật với mục tiêu: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mọi hành động chống phá, phá hoại công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam đều bị xử lý, nghiêm trị bằng pháp luật Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo công cuộc đổi mới thành công trên tất cả các lĩnh vực mà bằng chứng là Đất nước giữ vững được độc lập, an ninh chính trị ổn định, an toàn; đối ngoại được mở rộng; môi trường dần được cải thiện; đời sống của nhân dân được nâng lên rõ dệt, chỉ số hạnh phúc của người dân từng bước được nâng cao và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sau 25 năm, thu nhập đầu người Việt Nam đã cao gấp 9,75 lần, tăng 54 hạng (từ 175 lên 121, trong Asean vượt qua Philippines) và về qui mô nền kinh tế lớn gấp 12,9 lần, vượt qua 21 quốc gia (trong Asean có Singapore và Malaysia). Việt Nam đã đưa nền kinh tế tăng gấp 10 lần cả về qui mô lẫn mức sống của người dân, tăng 21 hạng về qui mô nền kinh tế và tăng 54 hạng về thu nhập đầu người (thịnh vượng) trên bảng xếp hạng các quốc gia. Quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội đã từng bước được phát huy, góp phần tích cực động viên nhân dân phấn khởi đẩy mạnh lao động sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc mở rộng hơn, được xây dựng và củng cố vững chắc hơn.

Trong giai đoạn hiện nay, Dịch bệnh COVID hoành hành khắp nơi trên toàn thế giới, với sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính phủ nhân dân Việt Nam lại một lần nữa chiến thắng đại dịch COVID-19, phát triển kinh tế xã hội, là điểm sáng trên bản đồ thế giới về phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế. Niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố. Thực hiện các ý đồ đen tối với những luận điệu “phản biện xã hội”, “đấu tranh dân chủ , nhân quyền”; xây dựng “xã hội dân sự”, bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ lãnh thổ…để xuyên tạc đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước; kích động tư tưởng, thái độ thù địch… lực lượng các thế lực thù địch núp dưới vỏ bọc hoạt động “dân chủ “để nói xấu Đảng, nói xấu chế độ, kích động nhân dân làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm phương hại cho cách mạng, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cũng chỉ vì những gói tài trợ của các tổ chức như: Tổ Chức VOICE Australia, Hội Luật Sư Úc Việt (VALA), Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền (HRRF), và Tổ Chức Tự Do Việt (Viet Liberty)…các tổ chức phản động lưu vong tại hải ngoại mang lại những đồng DOLA bẩn thỉu cho chúng mà thôi.

Chúng ta cần cảnh giác, đấu tranh không khoan nhượng với những luận điệu xuyên tạc bản chất của chế độ dân chủ và những thành tựu về dân chủ ở nước ta với những thủ đoạn, biện pháp vừa trắng trợn, vừa tinh vi và đều nhằm tới mục đích là chống phá cách mạng Việt Nam, hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vai trò của Nhà nước XHCN, phủ nhận bản chất ưu việt của chế độ dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Văn Đức

 Xét xử vụ án Đồng Tâm và chính biến tại Myanmar là hai sự kiện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. “Tát nước theo mưa”, một số đối tượng xấu, chống đối, cơ hội chính trị đã xuyên tạc thông tin, lập luận lắt léo để bẻ lái vấn đề, tạo cớ đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang.

Sự thật của cái gọi là “Bài học phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” nhìn từ Myanmar
Thủ đoạn phi chính trị hóa Quân đội của Việt Nam.

“Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là một thủ đoạn được các đối tượng chống phá thực hiện một cách xuyên suốt nhằm làm suy yếu sức mạnh quốc gia, tạo điều kiện lật đổ chế độ. Lợi dụng việc xét xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm và bất ổn tại Myanmar, các đối tượng ra sức xuyên tạc thông tin, hướng lái dư luận theo hướng đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang.

Bàn về cái gọi là “Chính biến thành Naypyidaw và bài học phi chính trị hóa lực lượng vũ trang cho Việt Nam”?!

Khi nói về sức mạnh của việc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, cụ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết: “Trở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Ngòi bút của một người chân chính sẽ là một thứ vũ khí sắc bén để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên của xã hội. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, không ít đối tượng xấu đã sử dụng những “ngòi bút cong”, ngòi bút được bơm bằng “mực đô-la” để rêu rao những luận điệu, tư tưởng sai trái, vô căn cứ, bịa đặt chống phá chính quyền.

Nhiều đối tượng chống phá, cơ hội chính trị núp dưới vỏ bọc “nhà báo”, lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã tiến hành nhiều hoạt động công kích, bôi nhỏ, bẻ lái thông tin một cách hết sức trắng trợn. Trong số những “ngòi bút máu” đang tấn công nền hòa bình, ổn định của dân tộc, chúng ta không thể bỏ qua cái tên Phạm Minh Vũ. Với sự câu kết, móc nối chặt chẽ với Việt Tân, Phạm Minh Vũ đã xây dựng, phát tán những bài viết với nội dung hết sức lệch lạc.

Trong một bài viết với tiêu đề “Chính biến thành Naypyidaw và bài học phi chính trị hóa lực lượng vũ trang cho Việt Nam” được Việt Tân đăng tải một lần nữa chúng ta lại chứng kiến “tài” xuyên tạc thông tin bất chấp thực tế của Phạm Minh Vũ. Trong đó, y rêu rao rằng: “Ở các nước có nền Dân chủ mạnh mẽ, thì quân đội hay Lực lượng vũ trang chỉ giữ đúng vai trò bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân”, “Máu đã đổ ở Miến Điện, hay Đồng Tâm khi lực lượng vũ trang nghe theo lệnh cấp trên, điều đó là quân đội bị chính trị hoá”,  “Nhìn qua Myanmar và rõ nhất ở Đồng Tâm, Việc phi chính trị hoá LLVT là cần thiết”…

Đừng hòng dối trá

Việc móc nối, so sánh vụ việc ở Myanmar với vụ án Đồng Tâm được dựng lên một cách thô thiển, phi logic. Cần phải thấy rõ, hai vấn đề này có bản chất hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng, xuyên tạc bản chất của vụ việc.

Trước hết, nói về vấn đề Myanmar, những căng thẳng leo thang bắt nguồn từ cuộc chính biến khi lực lượng quân sự bắt giữ một số quan chức của chính quyền dân sự nước này. Nguyên nhân của sự việc bắt nguồn từ các cáo buộc trong gian lận bầu cử diễn ra hồi tháng 11/2020. Đây là vấn đề chính trị.

Trong khi đó, Đồng Tâm là một vụ án hình sự. Một số đối tượng tiếm danh “nhân dân” đã tiến hành các hoạt động tranh cướp đất quốc phòng. Đỉnh điểm của vụ việc là khi lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, các đối tượng “Tổ đồng thuận” đã tiến hành chống đối, sử dụng vũ khí, bom, xăng để tấn công lực lượng chức năng. Khi bị trấn áp, chúng đã ra tay tàn nhẫn, khiến 3 cán bộ công an hi sinh. Những sai phạm của các bị cáo là hoàn toàn rõ ràng, không có cớ gì để “chính trị hóa”, “quốc tế hóa” vụ án Đồng Tâm. Đồng thời, không một lý do, không một luận điệu nào có thể bao biện cho hành vi phạm pháp trắng trợn, manh động, dã man, coi thường tính mạng của người khác, có tổ chức nhưng những gì các đối tượng tại Đồng Tâm đã thực hiện. Tất cả giọng điệu cho rằng “chính quyền đàn áp nhân dân”, “cố tình nổ súng tiêu diệt dân oan” chỉ là sự bịa đặt trắng trợn.

Về giọng điệu đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, nói thẳng trên thế giới không có bất kỳ quốc gia nào tồn tại lực lượng vũ trang “phi chính trị”. Ngay cả các nước tư bản, việc “trung lập” của lực lượng vũ trang cũng không phải là tuyệt đối. Cần phải thấy rằng, tại các nước theo chế độ đa đảng, việc lực lượng vũ trang “trung lập” là để tạo ra “sự công bằng” giữa các đảng phái trong tiến trình bầu cử. Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết. Thực tế, giới chức quân sự vẫn thường xuyên can dự vào đời sống chính trị của đất nước. Đồng thời, quân đội một quốc gia vẫn tuân thủ đường lối chính trị của người đứng đầu, mà cụ thể, là đảng phái đang cầm quyền trong thời điểm đó.

Đối với Việt Nam, Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đồng thời, quyền lực Nhà nước là thống nhất. Do đó, lực lượng vũ trang trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân là điều tất yếu. Chính thực tiễn cuộc cách mạng tại Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất cho việc Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang là điều kiện tiên quyết để giữ vững hòa bình, ổn định, độc lập xã hội.

Giọng điệu đổ lỗi cho chính quyền, tẩy trắng cho những kẻ phạm tội tại Đồng Tâm là hành động bao che, tiếp tay, cổ súy cho tội ác. Việc lấy những căn cứ sai trái, bịa đặt để kêu đưa ra yêu sách đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang một lần nữa cho chúng ta thấy rõ bộ mặt đầy xấu xa, tiêu cực của những kẻ núp bóng “nhân quyền”.

Bảo An

 

Những ngày qua, hầu hết trên các mặt báo lớn nhỏ trên khắp thế giới đều đưa tin về tình hình biểu tình tại Myanmar. Đáng chú ý, Liên Hiệp Quốc cho biết đã có 38 người thiệt mạng tại Myanmar chỉ trong ngày 3-3 khi quân đội nước này dùng bạo lực đối phó với các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự.

Thế giới thật sự ngỡ ngàng và gọi đây là "ngày đẫm máu nhất" tại Myanmar. Các nhân chứng cho biết cảnh sát và binh sĩ Myanmar đã sử dụng đạn thật nhắm vào người biểu tình. Các nguồn tin cho biết trong số những người chết có 4 trẻ em. Hàng trăm người biểu tình đã bị bắt.

Đây đúng là tội ác đấm máu mà nhà cầm quyền Myanmar phản ứng với các cuộc biểu tình của người dân. Liên quan đến sự việc, ông Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nói việc quân đội một nước cầm súng chĩa vào người dân nước mình là “đỉnh cao của sự ô nhục quốc gia”. “Chúng tôi ghê tởm với các hành động chống lại thường dân của các lực lượng an ninh”. Ông nói.

Có thể thấy các cuộc biểu tình, bạo loạn đang diễn ra tại Myanmar lúc này được xem là tâm điểm của mọi sự chú ý. Nhưng việc quân đội dùng đạn thật để ngăn cản người biểu tình gây quá nhiều thương vong như vậy thật khiến cho dư luận không tránh khỏi sự bất bình.

Cũng liên quan đến sự việc này, Việt Tân lại giở trò hèn khi lợi dụng sức nóng từ tình hình chính trị - xã hội tại Myanmar, nhất là sau phát biểu của ông Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan để “mượn gió bẻ măng” tiếp tục xuyên tạc vụ án Đồng Tâm để tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam.

Trong bài viết “MYANMAR VÀ ĐỒNG TÂM GIỐNG NHAU: CÁC LỰC LƯỢNG AN NINH GIẾT DÂN”. Nhấn mạnh vấn đề trên, admin bài viết phân tích: “Qua lời phát biểu của ông đã làm cho nhiều người dân Việt Nam liên tưởng đến sự kiện Đồng Tâm. Nhà cầm quyền CSVN đã huy động hơn 3000 người thuộc lực lượng an ninh đã bắn chết cụ Lê Đình Kình vào giữa đêm khuya. Tuy sự kiện khác nhau nhưng có điểm giống nhau như lời ông Ngoại trưởng Singapore nói: "… ghê tởm với các hành động chống lại thường dân của các lực lượng an ninh" và ông cho rằng hành động chỉa súng vào người dân là 'đỉnh cao của sự ô nhục quốc gia'”.

Đúng là chỉ có kẻ “thần kinh chính trị” mới có thể liên đới 2 sự việc trên để tuyên truyền nói xấu Việt Nam. Một bên là người dân đi biểu tình và sự ra tay tàn nhẫn của quân đội; còn sự việc Đồng Tâm đã quá rõ ràng, dù không muốn nhắc lại nhưng việc bất đắc dĩ công an phải nổ súng để tiêu diệt một ông “trùm” có phương thức hoạt động của một kẻ khủng bố. Đúng là “cá mè một lứa”, những kẻ khủng bố bênh vực nhau cũng chẳng có gì lấy làm lạ.

Chúng ta chẳng còn lạ lẫm gì với những trò hề mà Việt Tân tấu hài trên mạng xã hội suốt nhiều năm qua. Nhưng những bài viết như trên khiến cho chúng ta thật yên tâm phần nào khi tổ chức này chẳng khác nào một nhóm ô hợp gồm những kẻ “thần kinh chính trị”, yếu kém về năng lực, ngu dốt về chính trị.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nêu cao cảnh giác, không được chủ quan vì thủ đoạn của chúng luôn tiềm ẩn những nguy hiểm. Đặc biệt, họ luôn biết chọc ngoáy vào các vấn đề nhạy cảm, được dư luận quan tâm chú ý nhiều như vụ Đồng Tâm. Hơn nữa, hôm nay phiên tòa phúc thẩm các đối tượng chính vụ án Đồng Tâm được bắt đầu nên đám khủng bố Việt Tân, các nhà rận chủ, những con kền kền sẽ không buông tha cho các bị can, không dễ dàng từ bỏ một sự việc nóng sốt suốt 2 năm vừa qua để truc lợi từ những đồng tiền được rót về của một kế hoạch tổng thể lợi dụng vụ án Đồng Tâm để chống chính quyền nhân dân, bôi nhọ ngành tư Pháp của Việt Nam.

Mã Phi Long

 Lê Đình Công và 5 người kháng cáo cùng thừa nhận hành vi phạm tội. Họ xin tòa phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt sau khi VKS đề nghị tuyên y án sơ thẩm.

Theo thông tin đăng tải trên Zing.vn, chiều 9/3, nhóm 6 bị cáo có đơn xin giảm nhẹ hình phạt liên quan vụ chống đối người thi hành công vụ ở thôn Hoành, Đồng Tâm (Hà Nội), lần lượt nói lời sau cùng trước khi tòa phúc thẩm đưa ra phán quyết.

Lê Đình Công trình bày sau khi vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra, bị cáo rất ăn năn hối cải. Quá trình xét xử phúc thẩm, Lê Đình Công cho rằng bản thân đã khai báo thành khẩn. Người bị cáo buộc chủ mưu vụ án mong muốn HĐXX chấp nhận kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt.

Bị cáo Bùi Viết Hiểu nói rằng năm nay ông ta 78 tuổi, sức khỏe yếu. Bị cáo thừa nhận phạm tội như những gì đã khai nên mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Có cùng mong muốn được giảm án, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến và Bùi Thị Nối kiến nghị cấp phúc thẩm áp dụng thêm các tình tiết giảm nhẹ để làm căn cứ chấp nhận đơn kháng cáo của họ.

Trước đó, đại diện VKSND Cấp cao dành hơn một giờ để đối đáp lại quan điểm của nhóm luật sư bào chữa cho 6 bị cáo kháng án.

Theo kiểm sát viên, một số luật sư bào chữa thắc mắc về đoạn video được sử dụng trong vụ án và số lựu đạn do Nguyễn Quốc Tiến mua là lựu đạn giả.

Đối đáp quan điểm này, công tố viên lập luận theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự, vụ án xảy ra ở Hà Nội nên Công an Hà Nội điều tra là đúng thẩm quyền. Quá trình tố tụng từ khi xảy ra vụ án, đại diện VKSND TP Hà Nội và các luật sư đều tham gia nên các chứng cứ đảm bảo tính khách quan.

Đại diện VKS phân tích mục đích lực lượng chức năng về làm nhiệm vụ ở thôn Hoành nhằm đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương này. Tuy nhiên, các bị cáo đã chuẩn bị từ trước, tấn công cảnh sát tại khu vực cổng thôn.

“Trường hợp này lực lượng chức năng đang thực thi nhiệm vụ nên hành vi chống đối ở đây là chống người thi hành công vụ”, kiểm sát viên khẳng định.

Về quan điểm cho rằng các bị cáo ném lựu đạn nhưng vật này không nổ, đại diện VKS phân tích việc lựu đạn không nổ nằm ngoài ý muốn của các bị cáo. Kiểm sát viên cũng ghi nhận đoạn video mô phỏng được trình chiếu tại phiên tòa sơ thẩm là để tiện theo dõi tại toà. Còn chứng cứ cơ quan tố tụng sử dụng trong vụ án đã có trong các tài liệu khác.

6 bị cáo trong vụ án ở Đồng Tâm hối cải, xin giảm án ảnh 1
VKS đề nghị tòa phúc thẩm bác đơn xin giảm án của 6 bị cáo. - Ảnh: Zing.vn

Như báo Tuổi Trẻ đã đưa tin, trước đó, ngày 14/9/2020, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt 5 bị cáo trên về cùng tội "giết người", trong đó: Lê Đình Công, Lê Đình Chức đều lãnh án tử hình; Lê Đình Doanh bị phạt tù chung thân; Bùi Viết Hiểu 16 năm tù; Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù.

Ngoài ra, cùng bị tuyên án về tội "giết người" còn có bị cáo Nguyễn Văn Tuyển bị tòa tuyên phạt 12 năm tù.

23 bị cáo còn lại bị tòa sơ thẩm tuyên phạt các mức án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù về cùng tội "chống người thi hành công vụ". Trong đó, bị cáo Bùi Thị Nối bị tuyên phạt 6 năm tù về tội danh này.

Bản án sơ thẩm xác định, từ năm 2013 tại xã Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình và một số người thành lập tổ đồng thuận lôi kéo nhiều người dân tham gia khiếu kiện, vu khống chính quyền cướp đất, thực hiện nhiều vụ bắt giữ người gây mất trật tự.

Các bị cáo Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến có vai trò chính trong nhóm bị truy tố tội giết người.

Các bị cáo nhiều lần tổ chức họp quay video kêu gọi chống đối, tuyên bố nếu lực lượng công an về Đồng Tâm sẽ giết 300-500 người.

Rạng sáng 9/1, khi công an di chuyển đến gần thôn Hoành để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch, các bị cáo đã đánh kẻng, bắn pháo sáng. Các bị cáo cũng dùng gạch đá, bom xăng ném về lực lượng công an.

Tổ công tác nhiều lần phát loa kêu gọi các bị cáo dừng hành vi chống đối nhưng nhóm này vẫn tiếp tục ném bom xăng.

Bị cáo Chức dùng tuýp sắt gắn dao bầu đâm làm 3 chiến sĩ công an rơi xuống hố. Chức tiếp tục dùng tuýp gắn dao bầu chọc xuống hố. Chức và Doanh đổ xăng ra chậu đốt rồi gạt xuống hố, tiếp tục đổ thêm 3-5 lần xăng xuống hố làm 3 chiến sĩ thiệt mạng.

HĐXX nhận định bị cáo Công là một trong những người gây ra cái chết của 3 chiến sĩ nên có vai trò quan trọng nhất.

Bị cáo Lê Đình Chức trực tiếp dùng tuýp sắt gắn dao bầu đâm các chiến sĩ công an rơi xuống hố, cùng Doanh đổ xăng đốt. Ba chiến sĩ chết vô cùng tang thương, thể hiện sự quyết liệt của bị cáo trong thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi của bị cáo Chức là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết đối với 3 chiến sĩ công an.

Đối với 19 người còn lại trong nhóm bị cáo bị truy tố tội giết người, HĐXX cho rằng họ bị ông Kình, Công, Hiểu lôi kéo tham gia khiếu kiện hứa hẹn chia đất Đồng Sênh nên đã tham gia tổ đồng thuận chống đối lực lượng chức năng.

Tòa nhận thấy các bị cáo đều là nông dân chất phác, thiếu hiểu biết pháp luật nên đã bị ông Kình, Công, Hiểu lôi kéo. Họ đều không trực tiếp thực hiện hành vi gây ra cái chết cho 3 nạn nhân.

Ngày 8/3/2021, phiên tòa phúc thẩm hình sự 6 bị cáo vụ án Đồng Tâm có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, trong đó bị cáo Lê Đình Công từ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt lại thay đổi kháng cáo tại phiên tòa ‘kêu oan’ và sau đó lại không kêu oan mà xin giảm nhẹ hình phạt nhưng RFA lại cố tình đăng tải thông tin phiên tòa bị  ‘mất phần đuôi’…

Hôm nay 8/3, Tòa án cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm hình sự đối với 6 bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt và dự kiến phiên tòa sẽ kết thúc vào ngày 10/3. Ngày đầu tiên xét xử phúc thẩm, báo chí Việt Nam tham dự đã loan tải đầy đủ thông tin về diễn biến phiên tòa (có cả ghi âm, ghi hình) nhưng không hiểu sao RFA vẫn cứ một mình đăng tải thông tin một cách thiếu toàn vẹn, thiếu khách quan và cố tình hướng lái dư luận hiểu sai về kháng cáo của bị cáo Lê Đình Công cũng như bản chất vụ án này.

Ngày hôm nay, RFA cũng vội vàng đưa tin về phiên tòa xét xử từ tiêu đề cho đến nội dung của bài viết đều thể hiện rõ một vấn đề ‘bị cáo Lê Đình Công thay đổi kháng cáo từ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt sang kháng cáo kêu oan’. Bên cạnh đó, lời khai của Lê Đình Công từ việc đe dọa sẽ giết 300 công an nếu vào làng Đồng Tâm, cũng như việc góp tiền, tự tay chuẩn bị bom xăng, vật liệu nổ đến hành vi sử dụng bom xăng để tấn công lực lượng công an,… đã bị RFA bẻ lái theo hướng ‘nhẹ đi’ như “Lê Đình Công chỉ ném hai chai xem với mục đích đe dọa….”. Tuy nhiên, toàn bộ quan điểm bài viết này chỉ là việc RFA ‘dựa vào các thông tin báo chí Việt Nam đã nêu’ để viết lại.

RFA cố tình loan tin sai sự thật về việc bị cáo Lê Đình Công thay đổi kháng cáo

Rõ ràng, các tờ báo của Việt Nam cũng loan tải đầy đủ thông tin từ việc bị cáo Lê Đình Công kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt sau đó tại phiên tòa lại thay đổi kháng cáo sang kêu oan và sau khi trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử lại thay đổi từ kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt. Các báo có phóng viên tham dự phiên tòa như TTXVN, báo Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ, Dân trí,… đều đăng tải và khẳng định về ‘sự thay đổi kháng cáo của bị cáo Lê Đình Công’. Đồng thời, các báo còn mô tả khá rõ ràng về câu hỏi của Hội đồng xét xử và câu trả lời rành mạch của bị cáo Lê Đình Công cũng như các bị cáo khác ở phiên tòa. 

Trong khi đó, RFA không hề được phép có phóng viên tại phiên tòa cũng như chưa có luật sư nào cung cấp thông tin cho RFA (trong bài viết không nêu chỉ nêu luật sư Đặng Đình Mạnh đăng trên facebook về thông tin luật sư tiếp xúc với bị cáo tại phiên tòa) để RFA viết bài viết trên. Rõ ràng, RFA tự viết bài sau khi khái lược các bài viết trên các báo Việt Nam sao lại cố tình ‘cắt đuôi’ và ‘vuốt nhẹ’ lời khai của bị cáo Lê Đình Công ? Điều này phản ánh sự thiếu trung thực, khách quan khi đưa tin nếu như chưa muốn nói rằng ‘cố tình hướng lái dư luận’ hiểu sai về kháng cáo của Lê Đình Công cũng như bản chất vụ án. Phải chăng, nhân dân Việt Nam không biết thông tin này ? Vậy, mục đích mà RFA muốn hướng đến là gì ? 

Theo nhận xét của chúng tôi, RFA muốn:

Thứ nhất, biết là sai nhưng cứ tạo dựng biết đâu có người vẫn tin hay thậm chí làm căn cứ cho những kẻ chống phá Việt Nam lấy làm căn cứ để sử dụng vào mục đích tiếp tục loan tải thông tin thất thiệt. Đặc biệt, là những cá nhân, tổ chức không ở Việt Nam như các tổ chức mang danh nhân quyền, mang danh tự do, các dân biểu và các trang phản động. Điều này thể hiện rất rõ rằng, gần đây RFA là một trong những kênh thông tin giúp tạo hiệu ứng truyền thông dân biểu với việc tổ chức này, tổ chức kia, dân biểu này, dân biểu kia,…. đòi hỏi, kiến nghị, thư ngỏ ‘Hà Nội phải thay đổi. Xem thêm bài viết ỏ đây‘. Sau bài viết này của RFA tất nhiên các trang mạng xã hội sẽ loan tải, chia sẻ ầm ầm trên mạng hòng lấn át các thông tin chính thống.

Thứ hai, RFA mặc dù không có phóng viên được tham dự phiên tòa nhưng vẫn cố tình ‘tổng hợp’ thông tin theo hướng dẫn dắt sai, có lợi cho bị cáo Lê Đình Công (trong bài viết này) hòng để khẳng định rằng những bài viết trước đây khi phản ánh về vụ việc này hay tiếp tay cho tổ chức nhân quyền, tổ chức tự do, dân chủ hoặc dân biểu từng lên tiếng về vụ việc vu cáo, quy chụp Việt Nam là đúng. Quả thật, sự lèo lái của một cơ quan ngôn luận, hãng thông tin với chủ đích xấu quá rõ ràng.

Liệu nhân dân Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào trước bài viết của RFA? Chắc chắn rằng, nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn coi RFA là trang thông tin thiếu thiện chí, lộ rõ hành động phục vụ cho một số tổ chức, cá nhân muốn phá hoại Việt Nam trên các mặt, các lĩnh vực và thông qua vụ án này để tấn công nền tư pháp Việt Nam. Sự bắt tay của RFA với luật sư và một số nhà mang danh đấu tranh dân chủ, đấu tranh nhân quyền và các tổ chức ngoại vi ở hải ngoại, cá nhân dân biểu nước ngoài lâu nay đều thể hiện rõ mưu đồ của RFA. Nhân dân Việt Nam một lần nữa khẳng định rằng, mọi thông tin sai sự thật, thông tin giả đều sớm ‘tắt’ và sự thật sẽ luôn chiến thắng cho dù RFA có ‘biến hóa’ khôn lường thì sự biến hóa đó cũng không làm cho nhân dân Việt Nam thêm ‘vướng bận, quan tâm’. Nhân dân Việt Nam càng bất bình với cách đưa tin của RFA bao nhiêu thì càng thêm tin tưởng vào cơ quan tố tụng, hệ thống tư pháp của Việt Nam bấy nhiêu.

Thanh Bình

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

 Lê Đình Công đã tham gia khi ông Lê Đình Kình thành lập Tổ đồng thuận nhằm “giữ đất” Đồng Sênh. Công nhiều lần livestream và từng dọa sẽ giết 300 cảnh sát nếu họ tiến vào thôn Hoành.

Lê Đình Công (SN 1964) là một trong 6 bị cáo được TAND cấp cao tại Hà Nội đưa ra xét xử phúc thẩm từ sáng 8/3. Công và các đồng phạm bị xác định đã sát hại 3 cảnh sát tại thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) vào sáng 9/1/2020.

Vụ án Đồng Tâm: Lê Đình Công thừa nhận dọa giết 300 cảnh sát

Từ trái qua, các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu

Tòa sơ thẩm đã phạt Công và em là Lê Đình Chức (SN 1980) án tử hình; con của Công là Lê Đình Doanh (SN 1988) án tù chung thân. Ngoài ra, bị cáo Bùi Viết Hiểu (SN 1943) phải nhận 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù đều về tội “Giết người”. Cả 5 người này kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Trong vụ, cấp sơ thẩm xác định Lê Đình Công là chủ mưu cầm đầu, thường xuyên hô hào việc giết công an và còn phân công nhiệm vụ cho các bị cáo khác. Công trực tiếp ném bom xăng, lựu đạn về phía công an nên có vị trí, vai trò cao nhất. Bị cáo đã thành khẩn khai báo nhưng cần loại bỏ vĩnh viễn để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Vụ án Đồng Tâm: Lê Đình Công thừa nhận dọa giết 300 cảnh sátCác bị cáo tại tòa phúc thẩm.

Tại tòa phúc thẩm, Lê Đình Công được khai báo đầu tiên và cho biết trước vụ án này, bản thân từng bị phạt 3 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.

Ban đầu, Công xin thay đổi kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt sang kêu oan vì cho rằng cấp sơ thẩm quy kết bị cáo là chủ mưu, bàn bạc việc chống đối cảnh sát, giết người… là sai. Sau đó, bị cáo này dừng kêu oan, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt, xem xét tội danh và nêu quan điểm, bản thân chỉ có hành vi chống người thi hành công vụ.

Bị cáo này khai khi ông Lê Đình Kình (đã mất) thành lập Tổ đồng thuận nhằm mục đích không cho cơ quan chức năng thu hồi đất tại Đồng Sênh (ở Đồng Tâm), Công đã tham gia.

Lê Đình Công thừa nhận đã góp tiền cho việc chống lại cảnh sát; chế tạo 4 chai bom xăng; bàn bạc và sau đó nhờ người mua lựu đạn.. Ngoài ra, Công nhiều lần livestream các buổi họp của Tổ đồng thuận và qua đây hô hào chống đối cơ quan chức năng.

Bị cáo thừa nhận từng lên mạng, đe dọa sẽ giết 300 cảnh sát nếu họ tiến vào Đồng Tâm nhưng lý giải: “Lúc đó, bị cáo không biết công an sẽ về và nói vì chỉ mong khi thu hồi đất phải có giấy tờ chứ không phải muốn chống đối”.

Đến ngày 9/1/2020, khi lực lượng chức năng vào thôn Hoành đã bị chống đối và sau đó 3 cảnh sát bị ngã xuống hố, bị thiêu nên hi sinh. Về việc này, Công khai không biết và sát hại họ là Lê Đình Chức khi dùng dao chọc, đổ xăng đốt; Công không bàn bạc, cổ vũ. Bị cáo này khẳng định vào sáng hôm xảy ra vụ án, chỉ livestream để hô hào mọi người sáng mai ra Đồng Sênh giữ đất.

Do đó, Lê Đình Công cho rằng mình chỉ có hành vi chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, khi trả lời xét hỏi, bị cáo lại khai đã ném lựu đạn cùng 2 chai bom xăng vào cảnh sát.

Chủ tọa đặt câu hỏi, bị cáo có biết khi ném bom xăng, lựu đạn có khả năng làm chết nhiều người? Lê Đình Công cho rằng khi ném lựu đạn đã không rút chốt và bom chỉ có 2/3 chai là xăng. 

“Bị cáo nhiều tuổi rồi, phải biết ném bom xăng vào nhiều người như vậy sẽ nguy hiểm, có khả năng giết người thế nào” – chủ tọa Ngô Tự Học nói.

X.A (Tienphong.vn)

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.