Năm 2019 là năm đánh dấu thời kỳ quá độ chuyển dịch cục diện trật tự thế giới từ “đơn cực” sang “đa cực, nhiều trung tâm”, đặt ra cơ hội và thách thức đan xen đối với các nước vừa và nhỏ trong việc giữ vững nền độc lập, tự chủ. Diễn biến đó, thể hiện rõ nét qua 10 sự kiện quốc phòng, quân sự nổi bật thế giới theo nhận định của Tạp chí Quốc phòng toàn dân.

1. Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) đổ vỡ, đẩy thế giới vào vòng xoáy chạy đua vũ trang

Mỹ thử tên lửa hành trình tại đảo San Nicolas, bang California ngày 18-8. Ảnh: TTXVN

Câu chuyện các thế lực thù địch, phản động lâu nay luôn tìm các công kích, chống phá bằng nhiều thủ đoạn nham hiểm và quyết liệt hòng phá vỡ khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, khối đồng thuận xã hội, gây nên sự ly tán, chia rẽ. Bản chất, mục đích của chúng không thay đổi, nhưng thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Mới đây, bài viết “Thù địch phản động là ai?” được chia sẻ rộng rãi trên các trang lề trái đã thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả. Vậy thực hư của câu chuyện này là gì, có đúng như những gì được viết hay không? Người viết xin mạo muội chỉ ra vài điểm sau đây:

Sự ổn định chính trị như ở Việt Nam là niềm mong ước của nhiều nước trên thế giới hiện nay.

Trước thềm năm mới 2020 cũng như sắp tới dịp Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2020), các thế lực thù địch lại “được mùa  chống phá” khi chúng tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch “dân chủ cho Việt Nam”, ra sức rêu rao tư tưởng “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, hòng truyền bá.
Rêu rao “đa nguyên đa đảng”

Đó là những luận điệu của những cái tên quen thuộc như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ, RFS,… hay bất kỳ một cá nhân/tổ chức tương tự có tư tưởng đối nghịch với lý tưởng của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Bên ngoài, chúng dùng danh nghĩa đấu tranh cho người dân Việt Nam. Chúng luôn miệng biện minh rằng chúng muốn “xây dựng đất nước tốt hơn”. Theo luận điệu của một số nhà dân chủ “rởm” thì từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản, vì đó là then chốt của chế độ dân chủ”. Quan điểm này được khoác cái vỏ “vì dân chủ”, “vì dân, vì nước”, lợi dụng những khó khăn, phức tạp và cả khuyết điểm của chúng ta trong quá trình thực thi dân chủ để chống phá.

Đáng nói ở chỗ, cái gọi là “muốn Việt Nam phát triển” chỉ là vỏ bọc để che đậy mục đích cuối cùng của chúng là thúc đẩy thực hiện “xã hội dân sự”, mở đường hình thành “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, đi ngược lại với lợi ích nhân dân.

Tức là, bản chất bên trong của những luận điệu đó lại chỉ muốn hạ bệ uy tín của Đảng, Nhà nước nhằm gây rối tình hình an ninh trật tự tại Việt Nam, tiến tới loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ Nhà nước, thay đổi thể chế chính trị.

Với cái danh “chống Đảng, Nhà nước là vì nhân dân”, đám phản động đã bất chấp phá hoại đi cơ hội hội nhập kinh tế, chính trị to lớn của đất nước, của nhân dân. Chúng bằng mọi cách vu khống, bôi xấu đi hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Nó chẳng khác nào những kẻ bán nước thời phong kiến, “cõng rắn cắn gà nhà” đáng bị đào thải khỏi xã hội.

Rõ ràng, những kẻ dân chủ “rởm”, những tổ chức lưu vong kia không và chưa bao giờ muốn Việt Nam ngẩng mặt với bạn bè quốc tế.

Việt Nam không có chuyện “đa nguyên đa đảng”

Đang có nhiều luận điệu kêu gọi “đa nguyên – đa đảng – tam quyền phân lập” trước thềm Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Lợi dụng tình hình dư luận xã hội đang bức xúc về tệ nạn tham nhũng và công tác quản lý kinh tế; công tác xây dựng Đảng, ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng của Đảng còn những mặt hạn chế, khuyết điểm, một số người đã tung ra luận điểm: “Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo không thể đấu tranh chống tham nhũng thành công”.

Nhưng sự thật từ hiệu quả và sự chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” ở Việt Nam thời gian qua, điển hình là vụ án AVG cùng nhiều vụ án trọng điểm do Trung ương chỉ đạo vừa qua là dẫn chứng sinh động bác bỏ luận điệu sai trái đó.
Tham nhũng không phải là “căn bệnh kinh niên" của chế độ một đảng lãnh đạo
Họ cho rằng: Tham nhũng là căn bệnh kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền vì “Đảng vừa đá bóng, vừa thổi còi”; vì xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công; đã nhiều lần phát động chống tham nhũng, nhưng đều không thành công, tệ nạn lại càng gia tăng... Từ đó, họ kết luận cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công.
Cần phải khẳng định rằng, những luận điệu trên không có cơ sở khoa học và hoàn toàn sai lầm về mặt lý luận và thực tiễn. Lịch sử Việt Nam và thế giới cho thấy, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào muốn tồn tại, phát triển đều phải có chính đảng của mình hoặc phải chọn lấy chính đảng thích hợp với mình. Sự lựa chọn ấy chỉ được coi là đúng đắn, khi một mặt phải bắt nguồn sâu xa từ thực tiễn đất nước, từ truyền thống của dân tộc, từ ước vọng tha thiết của nhân dân; mặt khác, phải phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội, với xu thế vận động tất yếu của nhân loại tiến bộ. Theo đó, rõ ràng tệ tham nhũng không phải là những hiện tượng phản ảnh bản chất của chế độ. Nó cũng không phải là những căn bệnh nảy sinh do chế độ một đảng lãnh đạo dẫn đến mất dân chủ như một số người vẫn thường rêu rao.
Quốc gia dân tộc nào cũng vậy, trong từng thời điểm đều do một đảng cầm quyền. Khi đảng nào cầm quyền thì người đứng đầu và các chức vụ quan trọng của chính quyền nhà nước đều là người của đảng đó; đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền sẽ chi phối đường lối, chính sách của quốc gia. Dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì nạn tham nhũng, suy thoái vẫn xảy ra, kể cả các nước phát triển có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh, có trình độ quản lý kinh tế, xã hội cao.
Ảnh minh họa. Nguồn: tuyengiao.vn.



Người dân mình hay truyền tụng câu chuyện ngụ ngôn về năm ông thầy bói mù xem voi. Mỗi ông sờ một bộ phận như vòi, ngà, đuôi… rồi tự phán con voi theo cảm quan, ông nào cũng cho mình đúng, đâm ra cãi cọ suýt đánh nhau vỡ đầu mẻ trán. Cái lẽ dân gian thì răn dạy thế, mà đời thực vẫn cứ lắm chuyện tréo ngoe. Hệt như, chuyện về công tác quy hoạch nhân sự cho nhiệm kỳ sắp tới đang được các “chuyên gia vỉa hè” bố trí, sắp đặt, rôm rã. Nhưng họ đâu phải tán dốc cho vui, mà đằng sau đó là những mưu đồ chính trị thâm hiểm.

Mặc dù, còn gần một năm nữa Đại hội XIII mới diễn ra, nhưng các “nhà quan sát” thì đã vào cuộc sắp ghế nhân sự từ lâu. Chúng mượn chuyện Đảng ta chống tham nhũng, chống suy thoái, từ việc khởi tố, bắt giam, điều tra, xử lý các vụ việc nổi cộm như vụ: ông Nguyễn Bắc Son; ông Trương Minh Tuấn,… để suy diễn, bịa đặt nói xuôi nói ngược đủ chuyện. Khi mới chỉ có tin khai trừ khỏi Đảng các cá nhân sai phạm họ liền bình luận ác ý rằng đã “ngầm có thỏa thuận” nên chỉ xử lấy cớ chứ “Đảng vẫn bao che, dung túng”. Nhưng khi các ông này bị khởi tố, bắt tạm giam, rồi ra tòa, thì cũng chính những đối tượng đó, những trang mạng đó lại trở bút, đưa ra giọng điệu gán ghép rất chủ quan để khiến người nghe, người xem tin là có sự liên đới giữa vụ án đang xảy ra, cho rằng đấy là hệ lụy của cuộc “thanh trừng nội bộ”, “trả thù cá nhân” giữa người này với người kia, nhóm này với nhóm khác vì “lợi ích nhóm”…

Hình ảnh những cái bắt tay siết chặt tình đoàn kết của các đồng chí lãnh đạo đập tan những luận điệu công kích, chia rẽ

Qua đó, chúng suy diễn rằng người này đang “dắt tay” người kia vào vị trí này, vị trí nọ. Chúng bình phẩm, phán xét rồi nhận định “sắp xếp” người này nghỉ thì người kia lên thay và cuộc chiến chống tham nhũng sẽ đi về đâu, cán cân quyền lực sẽ nghiêng về phe nào? Có thể thấy rất rõ thủ đoạn này qua hàng loạt các bài viết gần đây như: “Trần Quốc Vượng chuẩn bị thay thế Nguyễn Phú Trọng” (Việt Tân); “Chuyện hay trước mắt là ông Vượng chắc 1 suất tứ trụ. Gay nhất là anh Phúc và Trương Hòa Bình có cản được Vương Đình Huệ làm thủ tướng hay không?” (Bùi Thanh Hieu); “Nghe đồn, ông Trần Quốc Vượng trùng Tổng Bí thư khóa tới khi đem ra hội nghị TW bầu thử đã thất bại” (Kao Phú); “Nguyễn Phú Trọng củng cố quyền lực phe nhóm trong Quân đội trước đại hội 13“; “Dàn nhân sự tứ trụ của Nguyễn Phú Trọng cho đại hội 13” (chantroimoi); “Chân dung một lãnh tụ” (Phạm Minh Vũ); “Tình hình 99% là ông Vượng sẽ lên thay Cụ Tổng để cầm chịch trong đảng nhiệm kỳ 5 năm tới” (Nhân Tuấn Trương);…

Từ đó mới có chuyện, Trung ương chưa họp nhưng “ghế” đã được các thánh phán, các trang mạng vỉa hè bố trí sẵn, rồi mặc nhiên mở “hội nghị bàn tròn”, bình phẩm về nhân vật mà họ gọi “sẽ thay thế” khiến dư luận bị sa vào mê trận tin giả, dẫn đến những hoài nghi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực chất những việc làm trên chỉ là trò cũ rích đã xuất hiện trong các kỳ đại hội trước đây, lạc lõng và đi ngược với mưu cầu lợi ích chung.

Một trong những bài viết, với lập luận bịa đặt, xuyên tạc về công tác nhân sự.

Nay nhiệm kỳ mới đã ở ngay phía trước. Năm 2020 là đại hội Đảng các cấp cơ sở tiến tới Đại hội XIII của Đảng vào năm 2021. Thời gian đâu có đợi chờ ai. Năm qua, kinh tế thế giới giảm tốc nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng khá. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu tăng 10 bậc, nhiều lĩnh vực kinh tế vượt lên nhanh, dẫu còn nhiều vấn đề của kinh tế – xã hội chưa được như mong muốn nhưng vẫn là mốc son ghi nhận điều hành từ vĩ mô. Trong đó, công cuộc phòng chống tham nhũng, xử lý những cá nhân bất kể cương vị chức tước đã góp phần không nhỏ cho những điểm bứt phá ấy. Năm 2020 này chắc chắn “lò” chống tham nhũng vẫn tiếp tục cháy, với sự quyết tâm, thống nhất, đoàn kết của cả hệ thống chính trị.

Trong những ngày đầu năm mới này, rất nhiều người có một cảm nhận rất đặc biệt khi nhìn những bức hình Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thường Trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân… cùng nắm chặt tay trong Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết của QH khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2020 của Chính phủ với các địa phương. Hình ảnh đó, hiện thực đó, đập tan những luận điệu xuyên tạc của các phần tử phản động, cơ hội chính trị, bịa chuyện phe cánh. Đồng thời, thể hiện sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ và quyết tâm trong toàn Đảng. Cùng nắm tay nhau cùng đưa kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng đảm bảo vững chắc cho những năm tiếp theo. Cánh Cò tin rằng, đây là những chỉ dấu tích cực cho một Việt Nam hùng cường. Bởi lẽ một điều: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết / Thành công, thành công, đại thành công”.

Văn Dân



Theo nếp cũ, cứ dịp cuối năm cũ, đầu năm mới, một số tổ chức chống phá ở hải ngoại lại vẽ trò bình chọn và trao “giải thưởng nhân quyền”.

Để gây chú ý, chúng không ngừng tung hô giải thưởng “có giá trị” cả vật chất lẫn tinh thần, sau đó tự lập “hội đồng” đưa ra các ứng viên nhận giải. Những ứng viên này là những cái tên nhẵn mặt trên mạng, có hồ sơ phạm pháp, chống phá Nhà nước Việt Nam, nhiều đối tượng thành phần bất hảo, từng chấp hành án phạt tù, nay lại chứng nào tật nấy, tiếp tục hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, chống chính quyền nhân dân.

Để cổ suý cho giải thưởng, tổ chức khủng bố Việt Tân rêu rao: “Để tuyên dương tinh thần đấu tranh cho dân sinh dân quyền của nhà hoạt động Lê Đình Lượng, Đảng Việt Tân đã thiết lập Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng”… Sau thời gian tung hứng, những ứng viên được nêu tên với những mỹ từ hài hước, rằng “được bình chọn cao, tín nhiệm lớn”.

Những ngày cuối năm 2019, đầu năm 2020, một loạt các vụ án kinh tế đã được đưa ra xét xử. Có thể kể đến như từ ngày 21-28/12/2019, TAND Hà Nội đã xét xử và tuyên án đối với 14 bị cáo liên quan đến sai phạm ở dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG trong đó có 2 bị cáo nguyên là Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông đã có mức án xứng đáng với những sai phạm của mình. Hay vừa ngày 31/12/2019, TAND TP Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra xét xử  và tuyên án với vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" có liên quan đến nguyên Phó Chủ tịch TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín. Ngay những ngày đầu năm 2020, TAND TP Hà Nội đưa vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Đà Nẵng có liên quan đến việc 02 cựu chủ tịch Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho Vũ “Nhôm” thâu tóm đất dự án, mua nhà đất thuộc sở hữu nhà nước không qua đấu giá, trái quy định của pháp luật. Như vậy, tính trong năm 2019, chúng ta đã xử lý dứt điểm 13 vụ án, 24 vụ việc; khởi tố mới 10 vụ án, phục hồi điều tra 07 vụ án; kết thúc điều tra 21 vụ án/127 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 18 vụ án /98 bị can; xét xử sơ thẩm 12 vụ án/41 bị cáo; xét xử phúc thẩm 13 vụ án/156 bị cáo; đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản giá trị trên 10.000 tỷ đồng.

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội, xuất hiện nhiều bài viết của một số người tự nhận mình là công dân Việt Nam, tỏ ra trăn trở, băn khoăn với đất nước, nhưng chỉ nhìn vào thứ tự xếp hạng hộ chiếu Việt Nam trong bảng xếp hạng Henlay quý IV/2019, hoặc chăm chú vào những khó khăn của đất nước để xúc phạm danh dự Tổ quốc, miệt thị dân tộc. Trong đó có bài viết “Việt Nam: Tại sao bóng đá đi lên mà đất nước lại đi xuống” của Nguyễn Bá Chổi trên trang danlambao không nằm ngoài xu hướng đó.

Trước thông tin về việc phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc lực lượng công an được giữ lại 70% tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông gây xôn xao dư luận, Bộ Tài chính có phản hồi chính thức.

Theo Bộ Tài chính, căn cứ theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 153/2013/TT-BTC thì tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chính vì nặng về thành tích nên các nhà trường vẫn áp chỉ tiêu cho các tổ chuyên môn, giáo viên ngay từ những ngày đầu bước vào năm học mới.

Bệnh thành tích trong ngành giáo dục rất khó chữa bởi nó liên quan đến rất nhiều ban ngành, nhiều vấn đề hiện nay. Từ thành tích thi đua của địa phương, của ngành giáo dục, của các nhà trường, giáo viên…

Thậm chí trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cũng có những yêu cầu về chất lượng giáo dục như tỉ lệ phổ cập, tỉ lệ học sinh bỏ học, tỉ lệ học sinh đậu tuyển sinh 10…Chính vì thế, chữa được “căn bệnh” này còn khó hơn cả hái sao ở trên trời vậy.

Dù biết rõ “bệnh thành tích” nhưng không dễ dàng “chữa” được căn bệnh này (Ảnh minh họa)

Năm 2019 là một năm thành công trong công tác phòng, chống tham nhũng trên mọi phương diện. Và công tác này tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, "không dừng", "không nghỉ", "không chùng xuống" trong những năm tới. Có được những thành quả đó chính là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt “nói đi đôi với làm” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, qua đó đã tạo môi trường thuận lợi để các Bộ, Ban, ngành tăng cường phối hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc với quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn. Nhiều vụ án được mở rộng điều tra, khởi tố thêm nhiều bị can, làm rõ bản chất chiếm đoạt, tham nhũng, tiếp tục khẳng định quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tại Phiên họp



Lâu nay chúng ta vẫn thấy làng đấu tranh dân chủ cố tình sử dụng những thuật ngữ, khái niệm dùng để chỉ những con người, sự  kiện, tổ chức tồn tại thực trong xã hội nhưng lại được ‘miễn trừ’ đặc ân ‘ngoài vòng pháp luật’ như tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, nhà báo tự do, nhà báo độc lập, hội nhà báo độc  lập, …. và nay là danh ‘nhà xuất bản tự do’.

Nực cười với những thuật ngữ dùng để chỉ một con người thực, một tổ chức thực hoạt động trong xã hội Việt Nam nhưng lại ‘đặc ân ngoài vòng pháp luật Việt Nam’ thì liệu có thể chấp nhận và lại càng bỉ ổi hơn khi không được chấp nhận, thừa nhận thì chúng lại la làng vô lối.

RFA lại tiếp tục bày trò ‘kêu la’ theo quy luật ….

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.