Vụ khủng bố đặc biệt nghiêm trọng do các đối tượng Fulro gây ra ở 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur của H.Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đang được các cơ quan chức năng khẩn trương hoàn tất kết luận điều tra để chuyển Viện kiểm sát truy tố, xét xử trước pháp luật.

Một trong những đối tượng bị bắt giữ

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của lực lượng Công an các cấp và sự giúp sức to lớn của nhân dân, chỉ vài ngày sau khi xảy ra vụ án, nhiều đối tượng đặc biệt nguy hiểm bị bắt gọn cùng vũ khí, hung khí gây án.

Đến ngày 23/6/2023, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) – Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định số 05/QĐ-ANĐT khởi tố vụ án hình sự, đồng thời khởi tố bị can đối với hàng chục đối tượng liên quan về 4 tội danh: khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm, tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm khủng bố

Tính đến ngày 09/7/2023, Cơ quan ANĐT – Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt tạm giam hơn 90 đối tượng. Trong đó, có 76 đối tượng bị khởi tố về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Đến nay, cơ quan điều tra đã thu giữ 20 khẩu súng các loại (súng quân dụng, súng hơi, súng tự chế), 2 lựu đạn, hơn 1.000 viên đạn các loại, 15 kíp nổ, 1,2kg vật liệu nổ, 1 nòng giảm thanh, 2 ống ngắm, 1 bộ mô hình mìn tập, 30 dao, 10 cờ Fulro, hàng chục ĐTDĐ, thẻ nhớ, thiết bị điện tử (trong đó có 3 ĐTDĐ mà các đối tượng chôn giấu dưới đất và đốt 1 chiếc), nhiều ná cao su cùng các tài liệu, chứng cứ khác liên quan.

Ngoài ra, lực lượng Công an đã giải cứu 3 người dân bị nhóm khủng bố bắt làm con tin; xác minh, nghi vấn, triệu tập làm việc đối với nhiều người, nhiều đối tượng liên quan để lập hồ sơ, có biện pháp cảm hóa, giáo dục, xử lý. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình ANTT và mọi sinh hoạt, đời sống của nhân dân ở huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) đã nhanh chóng được bảo đảm ổn định, trở lại yên bình như trước.

Trước sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng Công an các cấp, đến nay hầu hết các đối tượng đã bị bắt. Hiện chỉ còn một số ít đối tượng khác đang bị các cơ quan chức năng ra lệnh truy nã đặc biệt. Trước những tang chứng, vật chứng, tài liệu, vũ khí, hung khí bị thu giữ, tất cả các đối tượng từ những kẻ đặc biệt nguy hiểm, manh động nhất đến các đối tượng liên quan, mặc dù cứng đầu, ngoan cố cũng đã thú nhận toàn bộ âm mưu thâm độc cùng những hành vi giết người tàn ác, man rợ nhằm chống phá chính quyền nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.

Một đối tượng bị bắt sau khi tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur (H.Cư Kuin, Đắk Lắk)

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của lực lượng Công an các cấp và sự giúp sức to lớn của nhân dân, chỉ vài ngày sau khi xảy ra vụ án, nhiều đối tượng đặc biệt nguy hiểm bị bắt gọn cùng vũ khí, hung khí gây án.

Đến ngày 23/6/2023, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) – Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định số 05/QĐ-ANĐT khởi tố vụ án hình sự, đồng thời khởi tố bị can đối với hàng chục đối tượng liên quan về 4 tội danh: khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm, tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm khủng bố

Tính đến ngày 09/7/2023, Cơ quan ANĐT – Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt tạm giam hơn 90 đối tượng. Trong đó, có 76 đối tượng bị khởi tố về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Đến nay, cơ quan điều tra đã thu giữ 20 khẩu súng các loại (súng quân dụng, súng hơi, súng tự chế), 2 lựu đạn, hơn 1.000 viên đạn các loại, 15 kíp nổ, 1,2kg vật liệu nổ, 1 nòng giảm thanh, 2 ống ngắm, 1 bộ mô hình mìn tập, 30 dao, 10 cờ Fulro, hàng chục ĐTDĐ, thẻ nhớ, thiết bị điện tử (trong đó có 3 ĐTDĐ mà các đối tượng chôn giấu dưới đất và đốt 1 chiếc), nhiều ná cao su cùng các tài liệu, chứng cứ khác liên quan.

Thượng tá Cao Tiến Phu (đầu tiên bên trái) cùng lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các lực lượng vây bắt nhóm khủng bố tại trụ sở chỉ huy.

Ngoài ra, lực lượng Công an đã giải cứu 3 người dân bị nhóm khủng bố bắt làm con tin; xác minh, nghi vấn, triệu tập làm việc đối với nhiều người, nhiều đối tượng liên quan để lập hồ sơ, có biện pháp cảm hóa, giáo dục, xử lý. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình ANTT và mọi sinh hoạt, đời sống của nhân dân ở huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) đã nhanh chóng được bảo đảm ổn định, trở lại yên bình như trước.

Trước sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng Công an các cấp, đến nay hầu hết các đối tượng đã bị bắt. Hiện chỉ còn một số ít đối tượng khác đang bị các cơ quan chức năng ra lệnh truy nã đặc biệt. Trước những tang chứng, vật chứng, tài liệu, vũ khí, hung khí bị thu giữ, tất cả các đối tượng từ những kẻ đặc biệt nguy hiểm, manh động nhất đến các đối tượng liên quan, mặc dù cứng đầu, ngoan cố cũng đã thú nhận toàn bộ âm mưu thâm độc cùng những hành vi giết người tàn ác, man rợ nhằm chống phá chính quyền nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.

Các đối tượng đã khai nhận tội

Bị can Y Tim Niê (ngụ xã Cư Né, huyện Krông Búk, Đắk Lắk) – đã dẫn đầu nhóm tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và sát hại người dân đi trên đường rạng sáng 11/6/2023 – thú tội: “12 giờ đêm và rạng sáng hôm đó, chúng tôi từ trong chòi rẫy cà phê chạy ra, tới chỗ trụ sở xã Ea Tiêu. Thấy công an xã, tôi là người đầu tiên nổ súng. Tất cả chúng tôi đã bắn công an xã trực ở đó. Sau đó, mấy anh em chúng tôi lấy “bom” xăng ném vào trụ sở ủy ban, nhằm mục tiêu đốt rụi trụ sở đó. Sau đó, tôi bảo anh em mang theo hết vũ khí, dao và lên xe rút chạy qua xã Ea Ktur để hỗ trợ cho nhóm Y Thô A Yun (còn gọi là Ama Kruh ).

Vũ khí nhóm nghi phạm vứt bỏ, cất giấu trên đường bỏ trốn.

Chúng tôi đang chạy xe ra đường quốc lộ, gặp một xe bán tải… Tôi xuống xe, lấy dao đâm 4 nhát vào người đó. Hai người anh em khác của tôi lôi xác người này vứt xuống mương nước bên đường… Tới giờ, tự tôi thấy bản thân tôi và những việc của tôi làm là tội ác, quá sai trái rồi. Bây giờ, tôi kêu gọi các anh em, ai còn trốn tránh phải ra đầu thú với công an, với pháp luật”.

Trong nhóm khủng bố tấn công vào trụ sở xã Ea Tiêu còn có Y Diơh Kbuôr (ngụ xã Cư Pơng, huyện Krông Búk). Đây là lời thú tội của đối tượng này: “Khi đi, chúng tôi mang súng AK, AR, CKC, súng hơi CPC, lựu đạn, “bom” xăng, dao. Khi đến trụ sở xã Ea Tiêu, qua phòng Công an, đập kính rồi mở cửa…

Một anh ra ngoài, chúng tôi đánh trước, rồi bắn cả hai người, rồi đốt phá phòng bên cạnh, đốt trụ sở, khi về đến cổng chào của xã Ea Ktur, thấy xe tải của Điện Máy Xanh đang đi trên đường, chúng tôi bắn tài xế đó chết rồi đốt hàng trên xe. Đến giờ tỉnh ra, mới thấy những tội ác của đồng bọn mình và mình đã quá sai rồi”.

Còn Y Thô A Yun (cùng ngụ xã Cư Pơng) – đối tượng dẫn đầu nhóm thứ 2 tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Ktur – khai nhận: “Nhóm của tôi xông vào trụ sở xã Ea Ktur, xông vào phòng bên Công an và chúng tôi đã đập cửa, lao vào chém mấy người trong phòng. Tôi đã nổ súng bắn công an ở đó. Sau đó, anh em chúng tôi lấy “bom” xăng đốt nhiều phòng làm việc của xã. Khi tôi chạy ra ngoài, thấy anh em của mình cũng rất hung hăng, đốt xe ôtô, đốt nhiều thứ lắm. Khi tôi chạy qua cổng bên đường, tôi thấy tất cả đã tập kết ở đó rồi và bắn nổ súng tung tóe. Sau đó, chúng tôi chạy đi ẩn nấp trong các lô cà phê lẩn trốn và đem súng đi chôn giấu luôn…

Đến nay, sau quá trình làm việc với công an, tôi thấy việc làm của tôi rất nghiêm trọng. Tôi cũng khuyên những người đi theo tham gia trong tổ chức này hãy mau ra đầu thú để được khoan hồng, nếu không thì cũng sẽ bị bắt”.

Một nghi phạm bị lực lượng CSCĐ bắt giữ khi lẩn trốn trên đồi Độc lập.

Trong nhóm khủng bố tấn công vào trụ sở xã Ea Ktur còn có Y Wiết Byă (ngụ thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M,gar, Đắk Lắk). Y Wiết Byă thú nhận: “Trong nhóm của tôi có nhiều người rất hung hãn. Ai cũng cầm vũ khí, súng, dao, lựu đạn, “bom” xăng, gặp ai thì giết, gặp đồn thì phá. Nhóm của tôi làm nhiều việc dã man, đã giết nhiều người. Tôi cũng giống họ, rất điên cuồng. Giờ tỉnh lại, tôi thấy việc tôi làm rất sai lầm, mong nhà nước khoan hồng cho tôi”.

Quần chúng nỗ lực tố giác, truy bắt các đối tượng

Trong quá trình xử lý vụ việc ở huyện Cư Kuin, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng Công an trong tỉnh tăng cường phát động quần chúng tham gia phòng trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tố giác tội phạm, cung cấp thông tin giúp lực lượng chức năng nhanh chóng truy bắt các đối tượng.

Công an các huyện, thị xã, thành phố và liên ngành Công an – Viện KSND – TAND tỉnh Đắk Lắk đã gửi thư kêu gọi các gia đình, người thân có đối tượng liên quan đang lẩn trốn vận động để các đối tượng sớm ra trình diện, đầu thú, thành khẩn khai báo nhằm hưởng chính sách khoan hồng. Kết quả là có nhiều gia đình, dòng họ, người uy tín ở các thôn, buôn tích cực, nhiệt tình đi vận động được nhiều đối tượng ra đầu thú.

Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các nghi phạm.

Như đối tượng Y Pôn Niê (ngụ xã Cư Pơng) sau khi ra đầu thú đã khai nhận: “Tôi có tham gia tổ chức tấn công vào UBND xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin. Họ giao cho tôi khẩu súng AR15 và hơn 120 viên đạn. Lúc đó, tôi có bắn nổ một phát súng rồi chạy lên đập phá cửa các phòng làm việc. Còn mấy người đi cùng tôi thì đánh đập, giết người dân và giết công an. Xong rồi bọn tôi chạy rút lui tới huyện Krông Bông. Trên đường chạy đi, thấy lực lượng Công an, Quân đội, người dân truy đuổi khiến tôi sợ quá, không muốn chạy trốn nữa. Tôi mượn điện thoại của người dân rồi gọi về cho vợ tôi, nói giúp cho tôi ra đầu thú”.

Cũng ngụ buôn Ea Liang (xã Cư Pơng), Y Khuik Ajun thừa nhận sau khi ra đầu thú: “Tôi cũng theo nhóm của thằng Y Tim Niê tham gia đột kích vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu. Tôi được giao nhiệm vụ vào lục tìm vũ khí và ném “bom” xăng. Còn anh em trong nhóm thì gây ra giết người. Xong rồi thì chạy vô rẫy cà phê, mỗi người chạy mỗi đường. Tôi chạy về huyện Krông Bông. Sau đó, suy nghĩ không thể trốn thoát nên tôi ra đầu thú”.

Vụ khủng bố đặc biệt nghiêm trọng do các đối tượng Fulro gây ra ở 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin) đang được cơ quan chức năng khẩn trương hoàn tất kết luận điều tra để chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp truy tố. Một phiên tòa với những mức án nghiêm minh nhất đang chờ đợi các đối tượng sắp tới.

 Nhận lệnh trong đêm, hàng trăm chiến sĩ Phòng CSCĐ Công an tỉnh Đắk Lắk đã có mặt ngay “điểm nóng” để phối hợp cùng Công an tỉnh và Công an huyện truy bắt nhóm nghi phạm.

Trở về đơn vị sau những ngày truy bắt nhóm nghi phạm khủng bố trên địa bàn huyện Cư Kuin vào rạng sáng 11/6 vừa qua, thượng tá Cao Tiến Phu, Trưởng Phòng cảnh sát cơ động (CSCĐ) Công an tỉnh Đắk Lắk, chia sẻ những ngày tham gia truy bắt nhóm nghi phạm, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị phải “nằm gai nếm mật”, lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm hay vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh để theo dõi di biến động của các nghi phạm.

Từ manh mối những biển số xe để lại hiện trường

“Trong lần thực hiện nhiệm vụ vừa qua, đơn vị điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ với đầy đủ vũ khí trang bị, công cụ hỗ trợ, đảm bảo về trình độ, nghiệp vụ, khả năng tác chiến tốt trên mọi địa hình, đặc biệt tác chiến tốt trên địa bàn rừng núi. Tất cả đã trở về tuyệt đối an toàn về người và vũ khí cùng trang thiết bị mang theo”, thượng tá Phu nói.

Thượng tá Cao Tiến Phu (đầu tiên bên trái) cùng lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các lực lượng vây bắt nhóm khủng bố tại trụ sở chỉ huy.

Thượng tá Cao Tiến Phu nhớ lại: “Ngay khi vừa bước chân xuống hiện trường, chứng kiến 4 cán bộ, chiến sĩ là đồng đội mình bị sát hại, 2 đồng đội khác bị thương, nhân dân, chính quyền địa phương mất đi 2 đồng chí lãnh đạo mẫu mực, gia đình mất đi những người con, con trẻ mất đi người cha, vợ mất chồng…, tất cả anh em đều đau xót. Cán bộ, chiến sĩ của đơn vị ai cũng nén đau thương, biến đau thương thành hành động, quyết tâm truy bắt các nghi phạm, đem chúng ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật, trả lại sự bình yên cho buôn làng”.

Lực lượng CSCĐ Công an tỉnh Đắk Lắk triển khai quân truy bắt nhóm khủng bố.

Là một trong những lực lượng tiếp cận hiện trường sớm nhất, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo công an tỉnh, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Phòng CSCĐ Công an Đắk Lắk phối hợp cùng Công an huyện Cư Kuin được chia thành nhiều mũi tấn công.

Một mũi được lệnh bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường, đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực. Một mũi chủ công do thượng tá Nguyễn Văn Dương, Phó trưởng Phòng CSCĐ Công an tỉnh, được lệnh phối hợp cùng lực lượng trinh sát Công an huyện Cư Kuin truy theo dấu vết bỏ trốn của các nghi phạm. Số còn lại phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ khác của công an tỉnh chia thành nhiều tốp khoanh vùng, vây ráp với mục đích không cho các nghi phạm trốn thoát khỏi địa bàn.

“Thời điểm này, trời còn chưa sáng, nên việc truy theo dấu vết của các nghi phạm bỏ trốn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc xác định những nghi phạm tham gia vào vụ việc chưa thực sự rõ ràng như số lượng bao nhiêu, nghi phạm là người địa phương hay từ ngoài vào…”, thượng tá Cao Tiến Phu nói.

Thượng tá Nguyễn Văn Dương, Phó trưởng Phòng CSCĐ, chia sẻ thêm: “Khi lần theo dấu vết của nhóm nghi phạm bỏ trốn này, anh em gặp nhiều khó khăn, thậm chí đối diện với nguy hiểm đến tính mạng, bởi khu vực này được bao bọc bởi những vườn cây cà phê, tiêu, nương rẫy của người dân nên dễ làm nơi ẩn nấp cho nghi phạm. Bên cạnh đó, nhóm nghi phạm rút lui còn mang theo vũ khí nóng, sẵn sàng bắn trả khi phát hiện lực lượng truy bắt”.

3 nghi phạm trong nhóm khủng bố bị bắt giữ đầu tiên, lời khai mở hướng cho việc truy bắt những nghi phạm còn lại.

Thượng tá Nguyễn Văn Dương cho hay sau khi xác minh được đường rút lui của các nghi phạm, mũi trinh sát của anh lần theo dấu vết và khi đến địa bàn giáp ranh giữa thôn 23 và 24 của xã Ea Ning, huyện Cư Kuin thì mất dấu. Rất may, vào thời điểm này, nhóm trinh sát gặp được những người dân đi tập thể dục buổi sáng, họ phát hiện đường lui của các nghi phạm, nên nhiệt tình hướng dẫn. Theo sự hướng dẫn của người dân, khi mũi trinh sát vừa tiến vào khu vực rẫy nằm giáp ranh giữa thôn 23 và 24 của xã Ea Ning, thì phát hiện nhiều chiếc môtô của nhóm nghi phạm bỏ lại.

Vũ khí nhóm nghi phạm vứt bỏ, cất giấu trên đường bỏ trốn.

Truy vết nghiệp vụ từ biển số những chiếc môtô để lại hiện trường, công an dần xác định được danh tính của nhóm nghi phạm là những kẻ đến từ nhiều địa phương khác nhau như: Cư M’gar, Krông Búk, Gia Lai… “Ngay sau khi có được thông tin này, lãnh đạo công an tỉnh chỉ đạo triển khai đồng loạt các biện pháp nghiệp vụ cho lực lượng công an các huyện vào cuộc, truy xét nhanh danh tính chủ sở hữu những chiếc môtô này và cũng từ đây đã mở ra “chìa khoá” cho việc truy bắt thành công toàn bộ nghi phạm sau này”, thượng tá Nguyễn Văn Dương cho biết.

Tang vật mà nhóm khủng bố vứt lại trên đường bỏ chạy khi bị lực lượng chức năng truy bắt, truy đuổi gắt gao.

Sau khi tiếp cận hiện trường những chiếc môtô bỏ lại, nhóm trinh sát do thượng tá Nguyễn Văn Dương chỉ huy nhận định các nghi phạm bỏ trốn chưa thể đi xa. Nhóm trinh sát cấp báo thông tin về cho lãnh đạo chỉ đạo, tiếp tục lần theo dấu vết của nhóm nghi phạm, khi đến khu vực rẫy tiếp giáp của buôn Ea Ktur, xã Ea Ktur thì phát hiện hơn 10 nghi phạm đang bỏ chạy.

“Chúng đã liên tục bắn trả để tìm đường thoát thân. Quyết tâm, không ngại hiểm nguy, nhóm trinh sát đã bắn trả, đồng thời xông lên khống chế, vây bắt được 3 nghi phạm, mở ra chìa khóa thành công cho việc xác định danh tính, truy bắt các nghi phạm tiếp theo những ngày sau đó”, thượng tá Nguyễn Văn Dương nhớ lại.

Trận vây bắt quyết định trên đồi Độc lập

Thượng tá Nguyễn Văn Dương cho biết trong hơn 6 ngày trực tiếp chiến đấu, phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an truy bắt nhóm nghi phạm, có lẽ việc vây ráp, truy bắt cùng lúc 20 nghi phạm lẩn trốn trên đồi Độc lập thuộc địa bàn buôn Kniết, xã Ea Ktur là để lại nhiều bài học cũng như kỷ niệm khó quên nhất đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ.

Một nghi phạm bị lực lượng CSCĐ bắt giữ khi lẩn trốn trên đồi Độc lập.

Sáng 13/6, đơn vị tiếp tục phối hợp cùng các lực lượng chốt chặn, tuần tra kiểm soát khép kín địa bàn, bắt giữ được nhiều nghi phạm đang ẩn náu. Trinh sát báo về cho biết nghi phạm cầm đầu trong vụ gây rối Y Sol Niê có thể đang lẩn trốn trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. Ngay lập tức, mũi trinh sát của đơn vị được tăng cường cho Công an TP Buôn Ma Thuột. Và đến khoảng 16h ngày 13/6, Y Sol Niê bị bắt giữ khi đang ẩn náu trên địa bàn xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột.

Ngay trong đêm, Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành đấu tranh, lấy lời khai nghi phạm Y Sol Niê. Từ lời khai và xử lý thiết bị điện tử của Y Sol Niê, lực lượng phát hiện có khoảng 20 nghi phạm được trang bị vũ khí đang ẩn náu tại khu vực đồi Độc lập thuộc địa bàn buôn Kniết, xã Ea Ktur.

Đồi Độc lập có địa hình khá phức tạp, nhiều cây cối, trải rộng trên diện tích khoảng 80 ha. Để cô lập nhóm này, không cho chúng lợi dụng đêm tối lẩn trốn khỏi khu vực ẩn nấp, phương án được đặt ra là giao cho cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên và Phòng CSCĐ Công an Đắk Lắk tuần tra vòng ngoài thị uy bằng đèn pin truy quét. Đây là yếu tố then chốt phục vụ cho phương án vây bắt thành công số nghi phạm này vào ngày 14/6.

Lực lượng CSCĐ dẫn giải một nghi phạm bị bắt giữ về trụ sở để khai thác thông tin.

Tuy nhiên, với địa bàn đồi Độc lập, các trinh sát gặp nhiều khó khăn, bởi đồi khá rộng, nhiều rừng cây, lô cà phê, tiêu… rậm rạp. Các nghi phạm cảnh giác, có nhiều kinh nghiệm di chuyển trong khu vực rừng núi, nắm thông tin nhanh, liên tục gây khó khăn cho công tác truy bắt. Lực lượng truy bắt phát hiện nhóm nghi phạm đang lẩn trốn trên đồi Độc lập được một nghi phạm bên ngoài tiếp tế lương thực, cung cấp thông tin. Ngay lập tức, tổ công tác đã xác minh địa điểm ẩn náu của kẻ tiếp tế, cung cấp thông tin và bắt hắn ngay trong buổi sáng.

Nhóm nghi phạm đang lẩn trốn liên tục di chuyển, có thời điểm các trinh sát đối diện với chúng chỉ vài chục mét.

Giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của cán bộ, chiến sĩ CSCĐ tham gia truy bắt nhóm khủng bố.

“Sau khi xác định được vị trí chính xác của nhóm này, nhiều mũi được chia ra vây ráp, khép kín vòng vây. Với ý chí quyết tâm của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đến khoảng 17h cùng ngày, lực lượng đã bắt được 19 nghi phạm, có một nghi phạm tự sát bằng súng. Số liệu này đối chiếu trùng khớp với quá trình đấu tranh khai thác của kẻ chỉ đạo Y Sol Niê. Tổng số nghi phạm bị bắt tại đồi Độc lập là 21 người”, thượng tá Nguyễn Văn Dương kể lại.

 Buổi Lễ xuất quân cho đội tuyển nữ Việt Nam lên đường tham dự VCK World Cup 2023 đã diễn ra vào sáng ngày 4/7, với sự tham dự của các lãnh đạo của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Tuy nhiên, sự kiện này đã gây tranh cãi và dư luận xôn xao vì một bức ảnh xuất hiện sau buổi lễ, gây ra những đánh giá không công bằng về thái độ của các lãnh đạo. Tuy nhiên, cần phải nhìn vào toàn cảnh để có cái nhìn chính xác về sự việc này.

Các lạnh đạo chụp hình lưu niệm cùng đội tuyển nữ Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch LĐBĐVN Trần Quốc Tuấn đã nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của việc đội tuyển nữ Việt Nam lần đầu tiên tham dự VCK bóng đá thế giới. Ông cũng đề cập đến những thành tựu quan trọng mà đội tuyển đã đạt được như giành HCV SEA Games, thi đấu tại AFF Cup và vượt qua vòng loại Olympic 2024. Bản phát biểu này thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao công sức và thành tựu của các cầu thủ nữ Việt Nam. Cũng tại buổi lễ, toàn đội đã nhận được tiền thưởng 1 tỷ đồng từ một nhà tài trợ, như là nguồn động viên lớn trước khi lên đường tham dự giải.

Tuyển nữ Việt Nam trong buổi lễ xuất quân tham dự VCK World Cup nữ 2023

Tuy nhiên sự việc sẽ không có gì cho tới khi các trang báo mạng chỉ đăng tải bức ảnh lãnh đạo chụp ảnh lưu niệm chung nhưng lại khuất tầm nhìn với các cầu thủ gây nên nhiều ý kiến trái chiều, bức ảnh gây tranh cãi chỉ là một góc nhìn hạn chế và không thể đại diện cho thái độ của các lãnh đạo. Có nhiều hình ảnh với nhiều góc chụp khác như chụp riêng đội tuyển, chụp với lãnh đạo hay nhà tài trợ được công bố cho thấy sự chuyên nghiệp và tôn trọng của ban tổ chức và các lãnh đạo đối với đội tuyển nữ Việt Nam. Việc chỉ lấy một bức ảnh nhất thời để đánh giá toàn bộ sự kiện là không công bằng và thiếu trung thực.

Đơn vị đồng hành cùng bóng đá Việt Nam đã tài trợ 1 tỷ đồng cho đội tuyển nữ Việt Nam.

Đáng tiếc, truyền thông đã lan truyền bức ảnh này mà không đưa ra đầy đủ thông tin và góc nhìn đa chiều. Sự thiếu chuyên nghiệp trong việc sắp xếp và lựa chọn bức ảnh đã tạo ra những hiểu lầm không đáng có và dẫn đến chỉ trích không công bằng về thái độ của các lãnh đạo. Chúng ta cần đánh giá công bằng và tránh xây dựng những đánh giá sai lệch dựa trên một góc nhìn hẹp.

Trong hành trình sắp tới của bóng đá Việt Nam, đặc biệt là đội tuyển nữ, chúng ta cần sự đồng hành và ủng hộ của các lãnh đạo cùng với sự quan tâm từ các cơ quan truyền thông. Hy vọng rằng những hiểu lầm này sẽ được làm sáng tỏ và chúng ta có thể tập trung vào những thành tựu và cống hiến của đội tuyển nữ Việt Nam trong VCK World Cup 2023.

Theo kế hoạch, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ lên đường sang New Zealand vào ngày 5/7. Đội sang sớm hơn 2 tuần trước ngày khai mạc để cùng làm quen với điều kiện thời tiết, thích nghi múi giờ… Đội sẽ còn 2 trận đấu giao hữu gặp đội tuyển nữ New Zealand vào ngày 10/7 và đội tuyển nữ Tây Ban Nha ngày 14/7.


 


Ngày 3/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt bị cáo Phan Sơn Tùng (sinh năm 1984, trú tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội) 6 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 117, khoản 1 – Bộ luật Hình sự.


Phan Sơn Tùng thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam, tháng 9/2022. 

Tổng số có 6 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho bị cáo Tùng. Tuy nhiên, tại phiên tòa, chỉ 3 luật sư bào chữa có mặt.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 1/3/2022, Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố nhận được công văn, tài liệu kèm theo của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đề nghị xác minh, xử lý vi phạm trong hoạt động sử dụng không gian mạng Internet liên quan đến đối tượng Phan Sơn Tùng.

Tùng có hình ảnh, lời nói, phát biểu trong một số video clip phát tán trên Facebook, Youtube với nội dung tuyên truyền, đả kích, nói xấu chế độ, xuyên tạc sai sự thật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong đó, 11 video clip được phát tán trên kênh Youtube “Phan Sơn Tùng”, một video clip phát tán trên Facebook “Vì Việt Nam thịnh vượng”.

Cơ quan điều tra đã xác định, từ năm 2011, Phan Sơn Tùng đã tạo lập, quản lý và sử dụng 4 tài khoản mạng trực tuyến gồm: ba kênh Youtube “Vì Việt Nam thịnh vượng”, “Sơn Tùng TV”, “Phan Sơn Tùng” và một tài khoản Facebook mang tên “David Phan”.

Đến tháng 8/2022, tài khoản Facebook đã đăng lại hơn 1.000 video clip từ ba kênh Youtube trên. Các video clip thu hút trên 148 triệu lượt xem và 530.000 lượt theo dõi.

Ngoài ra, từ ngày 5-31/8/2022, Phan Sơn Tùng đăng tải qua kênh “Vì Việt Nam thịnh vượng” 10 video clip với nội dung kêu gọi thành lập tổ chức bất hợp pháp với tên gọi “Đảng Việt Nam thịnh vượng”… nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận.

Các video clip trên được Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thu thập. Phan Sơn Tùng cũng xác nhận đã truy cập vào kênh Youtube của mình và tự tải xuống 22 video nêu trên.

Cơ quan chức năng kết luận, quá trình quản lý các tài khoản mạng, Phan Sơn Tùng đã làm và phát tán 16 video clip có nội dung vi phạm pháp luật lên mạng Internet. Cụ thể, 26 nội dung có thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; 6 nội dung tuyên truyền thông tin gây chiến tranh tâm lý; 17 nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân… Các video clip này chủ yếu để tuyên truyền nhằm chống Nhà nước, chống Đảng, chống chính quyền.

Tại phiên tòa, Phan Sơn Tùng đã thừa nhận hành vi, thừa nhận các bài đã đăng tải là do bị cáo thực hiện nhưng không thừa nhận nội dung các bài viết đã đăng tải là vi phạm pháp luật./.

Nguồn: Nhân Quyền

 “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” không chỉ “u mê hóa” thánh đồ, mà còn làm mai một tính thiện tự nhiên trong con người họ, khiến họ làm ác mà vẫn nghĩ mình đang sống đúng theo ý của “Đức Chúa Trời”.

Nếu so sánh các thông tin về “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” và những câu chuyện đáng buồn từ nhiều thánh đồ của họ giai đoạn trước đây (2015-2019), với hàng loạt các tự bạch nóng sốt từ những người đã thoát khỏi nanh vuốt của tổ chức này trên truyền thông mấy tháng vừa qua, sẽ dễ dàng nhận ra có một điểm chung quan trọng, đó là chủ trương “u mê hóa” và “ác hóa” thánh đồ của tổ chức này.

Mục đích đằng sau đó không hề thánh thiện như những rao giảng hàng ngày của các “Đấng tiên tri”.

Một mặt, trước thánh đồ, các “Đấng tiên tri” vẫn rất “thành tâm” ca ngợi sự khổ nhục, nhẫn nại, khước từ mọi hưởng thụ của cuộc sống tạm bợ để chờ ngày tận thế, được lên “Nước Thiên Đàng”; được “sống sung sướng đời đời cũng “Đức Chúa Trời”. Mặt khác, họ vẫn bí mật tụ tập du lịch mỗi tháng, ăn uống no say mỗi tuần, và dùng tiền bắt buộc thánh đồ dâng cúng để thuê nhà to, mua sắm cho các nhu cầu cá nhân và gia đình họ.

Nếu chỉ lướt qua những biểu hiện ban đầu, nhiều người lầm tưởng “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” là một tổ chức tà đạo thuần túy, tức chỉ tin vào một “chân lý”, một “đấng tối cao” (dù lệch lạc), và để cho niềm tin đó chi phối mọi mặt của đời sống. Nhưng điều này chỉ đúng với các thánh đồ, chứ không hề đúng với những người có chức sắc, như nhóm trưởng, chấp sự, truyền đạo sư…

Hơn ai hết, đám chức sắc này biết rõ những gì phải nói với thánh đồ và thực tế hoàn toàn trái ngược nhau. Nhưng thay vì thức tỉnh, rất nhiều người dù biết sự thật đen tối này vẫn chọn cách thỏa hiệp.

Trong một phóng sự điều tra thời gian gần đây, một trưởng nhóm đào thoát khỏi “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” đã kể về hàng loạt góc khuất trong bộ máy của tổ chức. Anh này khẳng định mỗi sion (điểm tập hợp các thánh đồ) nhận được hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ việc buộc các thánh đồ đóng góp 1/10 thu nhập của họ. Sợ mất sự cung phụng về vật chất, là lý do khiến các chức sắc rất sợ mất chức. Họ không bao giờ dám phản kháng, hay nói ra sự thật.

Nỗi sợ mất chức này còn được lý giải từ việc người có được chức sắc phải trải qua rất nhiều thử thách khắc nghiệt để chứng tỏ lòng trung thành với “Đức Chúa Trời”, nên không thể đánh đổi.

Vì sợ, nhiều chức sắc trong “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” sẵn sàng lừa dối, dụ dỗ hàng trăm người tham gia tổ chức để bóc lột tiền đóng góp trên mỗi đầu người; họ cũng sẵn sàng đồng ý kết hôn với người không có tình cảm miễn là được “Đấng tiên tri” gợi ý; hay thậm chí chấp nhận phá thai vì không muốn làm trái ý “Đức Chúa Trời”…

Rõ ràng u mê ban đầu đã trở thành sự nhẫn tâm, tàn ác với đồng loại; hay nói khác đi, những khiếm khuyết về nhận thức đã dần trở thành sự vô đạo đức.

Có thể thấy đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với kinh tế – xã hội Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Càng khủng hoảng, niềm tin của nhiều người đối với xã hội càng bị tổn thương, thì càng là điều kiện thuận lợi để các tà đạo như “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” chiêu dụ thánh đồ mới, với chiêu bài “Đức Chúa Trời” sẽ giúp thánh đồ có cuộc sống tự do, thoải mái; cứu thoát thánh đồ trong ngày tận thế sắp đến để họ có thể sống đời đời với Ngài ở “Nước Thiên Đàng”.

Từ xưa đến nay, không có tôn giáo chân chính nào chức sắc càng cao thì càng vô đạo đức như những người đang nắm bộ máy tổ chức “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ”. Đã đến lúc các cơ quan truyền thông, cũng như cơ quan công an các địa phương cần thông tin rộng khắp và liên tục đến mỗi gia đình về sự thật của tổ chức này. Người dân phải biết rõ các thủ đoạn bẩn thỉu nhằm trục lợi niềm tin và vật chất của “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” để chủ động tẩy chay, lên án, nâng cao cảnh giác, không để mình và người thân sa chân vào tổ chức này.

 Hội đồng thẩm định và phân loại quốc gia phát hiện có hình ảnh đường lưỡi bò trong phim nên không cấp phép phát hành cho phim Barbie ở Việt Nam.

Phim “Barbie” bị cấm chiếu vì có cảnh ”đường lưỡi bò”.

Ngày 3/7, ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết bộ phim Barbie bị cấm chiếu tại các cụm rạp ở Việt Nam vì có cảnh “đường lưỡi bò” (tức đường chín đoạn – do Trung Quốc đưa ra, đòi chủ quyền phi pháp trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế).

Quyết định này được đưa ra sau buổi duyệt phim của Hội đồng thẩm định và phân loại phim Quốc gia. Trước đó, Barbie dự kiến ra mắt ở Việt Nam vào ngày 21/7.

Barbie là tác phẩm được lấy cảm hứng từ những cô búp bê Barbie do hãng Mattel phát triển và được coi là một trong những bước ngoặt quan trọng nhất trong ngành công nghiệp búp bê. Phim được đầu tư với kinh phí lên đến 100 triệu USD.

Bộ phim theo chân cô nàng Barbie (Margot Robbie thủ vai), sống trong thế giới Barbieland thơ mộng. Một ngày, mọi thứ đảo lộn khi cô bị loại khỏi Barbieland. Cô lựa chọn lên đường đến thế giới của con người để tìm hạnh phúc mới, với sự đồng hành của Ken (Ryan Gosling).

Phim do Greta Gerwig viết kịch bản và đạo diễn, có sự góp mặt của dàn diễn viên toàn sao như Margot Robbie, Ryan Gosling, Emma Mackey và Simu Liu.

Trước Barbie, một số bộ phim nước ngoài từng bị cấm phát hành ở Việt Nam vì có hình ảnh đường lưỡi bò.

Hình ảnh vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam xuất hiện trên phim Barbie

Tháng 3/2022, Hội đồng thẩm định và phân loại quốc gia phát hiện có hình ảnh đường lưỡi bò trong phim nên không cấp phép phát hành Uncharted ở Việt Nam.

Năm 2021, Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin – Truyền thông) đã có văn bản yêu cầu Netflix gỡ bỏ bộ phim Pine Gap. Bộ phim đã có hình ảnh đường lưỡi bò xuất hiện trong tập 2, và tập 3.

Tháng 8/2020, phim Madam Secretary (tựa Việt: Bà Ngoại trưởng) cũng gặp vấn đề tương tự. Sau khi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử yêu cầu rà soát, gỡ bỏ, Netflix đã cắt cảnh có hình ảnh “đường lưỡi bò”.

Bộ phim Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta (Put Your Head On My Shoulder) chiếu vào tháng 7/2020 cũng bị cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu gỡ bỏ vì có các hình ảnh vi phạm chủ quyền Việt Nam.

 Chỉ sau 5 ngày, nhóm khủng bố “có tổ chức, rất manh động, liều lĩnh, man rợ và mất nhân tính” tấn công 2 trụ sở xã ở Đắk Lắk, sát hại 9 người đã bị bắt giữ toàn bộ. Phía sau cuộc truy quét này là sự mưu lược, quyết đoán của những người chỉ huy, sự dũng cảm can trường của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.

Lực lượng chức năng triển khai truy bắt các đối tượng

Vụ tấn công 2 trụ sở xã của huyện Cư Kuin làm 9 người chết, 2 người bị thương diễn ra lúc 1h ngày 11/6. Khi đó, nhóm khủng bố bắn, sát hại công an, cán bộ xã và người dân. Khi ô tô của công an huyện tiến vào khu vực trụ sở 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, nhóm người này bất ngờ lao ra xả súng bắn trả. Chúng bắt theo 3 người làm con tin, rồi chạy vào các rẫy cà phê và ngả đồi tạo nên một thế trận nguy hiểm cho lực lượng chức năng. Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (K02) và Công an tỉnh Đắk Lắk cùng nhiều lực lượng triển khai truy bắt nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm này.

Cán bộ xã Ea Tiêu đang thu dọn hiện trường

Gần 1 giờ sau khi vụ khủng bố xảy ra, Thượng tá Diêm Công Toàn, Trung đoàn trưởng, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Nguyên nhận được điện thoại của Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk về vụ tấn công. Ngay lập tức, Thượng tá Toàn điện báo cho Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, Tư lệnh K02.

Buông điện thoại, ông Toàn lệnh 350 cán bộ chiến sĩ chuẩn bị tư trang, vũ khí hành quân về huyện Cư Kuin.

5h, 50 cán bộ chiến sĩ tinh nhuệ nhất của Đội đặc nhiệm Tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động số 3 tại Đà Nẵng cũng nhận lệnh lập tức vào Đắk Lắk làm nhiệm vụ đặc biệt. Nhận thấy sự cấp bách, Thiếu tướng Lê Ngọc Châu xin ý kiến lãnh đạo Bộ Công an cho đội đặc nhiệm di chuyển bằng đường hàng không, thời gian tới Đắk Lắk chỉ còn 30 phút.

8h, đội quân tinh nhuệ nhất Tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động số 3 đã có mặt ở sân bay quốc tế Đà Nẵng.

8h45, họ đổ bộ xuống sân bay Buôn Ma Thuột và nhanh chóng lên xe chuyên dụng tới thẳng hiện trường.

11h30, Tư lệnh K02 Lê Ngọc Châu cùng cấp phó là Đại tá Phạm Hữu Thinh từ Hà Nội vào tới Đắk Lắk cùng với lãnh đạo Công an tỉnh chỉ huy việc truy bắt các đối tượng phạm tội.

Một số đối tượng bị bắt giữ

Bộ câu hỏi sắc gọn bóc đỡ nhóm khủng bố

Ban chỉ huy tiền phương được thành lập ngay tại hiện trường. Lực lượng của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát cơ động phối hợp với Công an tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an lên kế hoạch hợp đồng tác chiến. Thiếu tướng Lê Ngọc Châu trực tiếp chỉ đạo Ban chỉ huy tiền phương, lấy lực lượng cảnh sát đặc nhiệm làm chủ công. Hệ thống liên lạc khẩn trương được lắp đặt với 3 cột phát sóng cao 60m dựng gấp ngay giữa đại ngàn và gần 400 thiết bị điện đàm, liên lạc được kết nối đến từng bộ phận, từng chiến sĩ.

Lực lượng công an dàn quân, tạo ra hàng chục mũi tấn công trọng yếu

350 CSCĐ của Trung đoàn Tây Nguyên phối hợp với công an địa phương tổ chức bao vây trên diện rộng, như một hàng rào khổng lồ ngăn chặn những kẻ khủng bố bỏ chạy, có thể tiếp tục gây hại thêm cho dân. Mặt khác, Thiếu tướng Lê Ngọc Châu cùng Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk Trần Bình Hưng dẫn theo đội đặc nhiệm và cảnh sát hình sự tiến sâu vào khu vực rẫy cà phê, đồi núi nơi họ nhận định có các đối tượng gây án mang theo con tin lẩn trốn.

Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.

Trong quá trình truy bắt, bộ câu hỏi nghiệp vụ ngắn gọn được Tư lệnh Lê Ngọc Châu truyền đạt đến từng chiến sĩ. Ông Châu yêu cầu: “Khi bắt được đối tượng lập tức đấu tranh lấy lời khai ban đầu ngay tại chỗ. Tập trung vào 2 câu hỏi: “Nhóm có mấy người, chạy hướng nào? Có bao nhiêu súng, đạn và các hung khí khác?”.

Việc đấu tranh khai thác nhanh đối tượng giúp cho các chiến sĩ có cơ sở để triển khai tiếp hướng truy bắt.

Lãnh đạo K02 yêu cầu lực lượng phá án phải đặt sự an toàn tuyệt đối tính mạng của cán bộ chiến sĩ và người dân lên hàng đầu. Nơi xảy ra vụ việc có địa hình khó khăn, hiểm trở nên việc tìm kiếm, truy bắt các đối tượng phải thực hiện kỹ càng, quyết liệt bằng 1 kịch bản đánh án chi tiết.

Lực lượng truy bắt các đối tượng

“Hành vi tội các của nhóm thủ ác đã cướp đi tính mạng của nhiều đồng đội, cán bộ và nhân dân của chúng ta. Các đồng chí phải chấp hành nghiêm túc phương án truy xét, bắt giữ và nhiệm vụ đã được phân công cụ thể cho từng tổ để không một ai phải hy sinh”, Tư lệnh Lê Ngọc Châu nhấn mạnh trước khi xuất quân.

Nhiều trang thiết bị tối tân và chó nghiệp vụ đã được điều tới hiện trường hỗ trợ lực lượng bao vây nhóm khủng bố.

Ngay trong ngày 11/6, với thế chủ động, công an tập trung xét hỏi từng nghi phạm vừa bị bắt giữ để lần ra manh mối những kẻ đồng phạm còn lại. Hết ngày đầu tiên, 16 đối tượng đã được di lý về Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk để phục vụ điều tra, mở rộng dấu vết của nhóm tội phạm.

Chặt đứt mắc xích liên lạc khai quật chiếc điện thoại chôn sâu dưới bùn

Bằng các biện pháp nghiệp vụ đồng bộ, đặc biệt là sự góp sức của lực lượng công nghệ cao, Ban chỉ huy tiền phương đã nhanh chóng tìm ra 1 mắt xích quan trọng. Dưới vỏ bọc là nông dân ít nói, Y Cing Byă (SN 1991, trú tại xã Ea Bar, huyện Cư Kuin) là kẻ tiếp tế đồ ăn hàng ngày đồng thời là đầu mối liên lạc, chuyển tin phục vụ cho nhóm đối tượng tấn công 2 trụ sở xã.Khi công an ập vào nhà, Y Cing Byă vẫn đi làm ruộng và chỉ có vợ con hắn.

Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối tượng.

Trực tiếp Thiếu tướng Lê Ngọc Châu đã đấu tranh, khai thác lấy lời khai. Ban đầu, Y Cing Byă tỏ ra ngoan cố, không cung cấp bất cứ thông tin gì và phủ nhận mọi sự liên quan. Bằng biện pháp tâm lý, đánh sâu vào góc khuất tình cảm gia đình, nhất là tương lai của người vợ trẻ và những đứa con thơ, đối tượng mới chịu khai ra chiếc điện thoại đang được vứt ngoài ruộng. Theo chỉ dẫn, các trinh sát đã tìm được chiếc điện thoại “bí mật” được Y Cing Byă bọc kỹ bằng ni lông rồi vùi sâu xuống dấu dưới lớp bùn dày. Từ manh mối này, các dữ liệu về nhóm tội phạm đang lẩn trốn dần được bóc tách. Tiếp tục khai thác, vận dụng triệt để các biện pháp nghiệp vụ, công an hình dung ra phía đồi Độc Lập đang có nhóm tội phạm chủ chốt cố thủ.

Lập tiểu ban chỉ huy ngay dưới đồi độc lập

Chiều ngày 13/6, lãnh đạo K02 yêu cầu thiết lập ngay 1 tiểu ban chỉ huy tại vị trí ngã ba, dưới chân đồi Độc Lập với nhiều lực lượng tham gia họp bàn cho cuộc vây bắt lớn. Vòng vây của công an đang siết lại ở phạm vi hẹp dần, quả đồi bị phong toả, lực lượng công an ở thế chủ động ngăn chặn mọi cuộc tẩu thoát.Tư lệnh K02 trao đổi với cấp uỷ chính quyền địa phương, trưng dụng 1 cán bộ thông thạo nghiệp vụ, địa bàn tham gia tiểu ban.

Từ bản vẽ phác thảo địa hình của cán bộ địa chính, Tư lệnh Lê Ngọc Châu nhận thấy ưu điểm của khu đồi là có 3 mặt riêng biệt, phía áp con suối nhỏ, phía áp ruộng và mặt còn lại dựng đứng, chỉ có 1 con đường độc đạo vào, ra. Từ đó, ông triển khai các mũi tấn công cho cán bộ, chiến sỹ với quyết tâm an toàn và hiệu quả. Nhận lệnh, các lực lượng lập tức khoanh vùng phía con suối nhỏ. Với mục đích là nếu đối tượng dịch chuyển thì công an dễ nhận biết đối tượng có mang vũ khí hay không? Nhóm có bao nhiêu người? Tâm lý, tinh thần của chúng ra sao? Từ đó chuyển thông tin về Tiểu ban chỉ huy để lên kịch bản “nhặt” từng đối tượng và đảm bảo an toàn cho các chiến sĩ tham gia đánh án. Chỉ lực lượng cảnh sát đặc nhiệm trang bị áo giáp, vũ khí tối tân tiến sâu vào sào huyệt của chúng, những người còn lại bao vây vòng ngoài, ở cự ly hợp lý để sẵn sàng yểm trợ.

“Trên đường tiến sâu vào đồi Độc Lập, đội đặc nhiệm hết sức lưu ý đảm bảo an toàn. Kẻ phạm tội đang ở thế phòng thủ chủ động và rất manh động. Tầm sát thương của các vũ khí chúng đang có là khoảng 200m, cự ly đó khả năng xuyên thấu rất cao. Do đó, các đồng chí phải mở rộng tầm quan sát, giữ khoảng cách an toàn cho bản thân. Liên tục rà soát các bẫy có thể chúng đã tạo ra như: Chông, lựu đạn cài lại…Nếu phát hiện thấy dấu hiệu khác thường phải dừng lại xử lý xong mới tiếp tục tiến quân. Theo tư liệu điều tra, nhóm đối tượng cố thủ đã 3 ngày trên đồi, đang có nhiều súng và lựu đạn”, lãnh đạo K02 căn dặn.

Cán bộ xã Ea Tiêu đang thu dọn hiện trường

Tổng tấn công vào xào huyệt

Đêm 13/6, hàng trăm chiến sĩ dàn hàng ngang bao vây quả đồi. Lực lượng đã dùng đèn pin liên tục quét ánh sáng nhằm kiểm soát không cho các đối tượng lợi dụng đêm tối rời vị trí đang ẩn nấp.

Đây là tình tiết quan trọng mà sau này khi bị bắt các đối tượng khai là khi biết bị bao vây đã bàn nhau kế hoạch bỏ chạy. Tuy nhiên, khi xuống bìa rừng thì nhìn thấy ánh đèn của cơ quan chức năng buộc chúng phải quay lại.

Chỉ huy lực lượng đã cho phép chiến sĩ được phép nổ súng trong tình huống cần thiết, nhưng phải giữ được tính mạng đối tượng nhằm phục vụ công tác điều tra về sau.

Khác với kế hoạch của các ngày trước đó, đối tượng bị khống chế, bắt giữ trên đồi Độc Lập đều được đưa về tiểu ban chỉ huy ngay chân đồi để trực tiếp đấu tranh, phân loại, phục vụ việc truy bắt tiếp, đảm bảo kịp thời nhanh chóng.

1 trong những đối tượng bị bắt giữ

Bộ câu hỏi nghiệp vụ lại được sử dụng. Qua đó đã xác minh ngay 24 đối tượng bị bắt giữ đều là thành phần trực tiếp tham gia vụ khủng bố với vai trò chủ chốt. Khi vòng vây của công an siết chặt, không còn lối thoát, 1 đối tượng trong nhóm cầm đầu đã tự sát bằng súng. Các đối tượng sừng sỏ bị bắt tạo ra bước ngoặt trọng cho việc quét sạch các phần tử liên quan, đồng phạm trong những ngày sau.

Lòng dân cũng là chiến thuật

Cùng thời điểm, Bộ Công an phát đi thông báo đề nghị người dân huyện Cư Kuin và các địa bàn lân cận bình tĩnh, không hoang mang, thực hiện theo yêu cầu của chính quyền cơ sở, các lực lượng chức năng. Chính quyền tỉnh ĐắkLắk yêu cầu: Các xã của huyện Cư Kuin được chỉ đạo trực 100% quân số, người dân tạm thời không ra khỏi nhà. Nhà chức trách cũng phát đi lời kêu gọi quần chúng nhân dân nếu phát hiện đối tượng lạ mặt, tình nghi thì báo ngay cho chính quyền địa phương và lực lượng công an gần nhất. Các gia đình có con, em, người thân vi phạm tích cực vận động, động viên họ ra đầu thú, thành khẩn khai báo để hưởng chính sách khoan hồng.

Người đồng bào giúp đỡ lực lượng chức năng bắt giữ những kẻ bỏ trốn

Xuyên suốt quá trình 5 ngày vây bắt nhóm khủng bố, những người đàn ông Tây Nguyên đã mang theo xe máy, công cụ lao động hàng ngày bủa ra các ngả đường, theo chân cảnh sát để hỗ trợ truy tìm, bắt giữ các đối tượng. Những người phụ nữ ở lại buôn làng, người lấy rau, vo gạo nấu những suất cơm tình nghĩa tiếp tế cho các chiến sĩ phá án.

“Họ báo tin cho chúng tôi những dấu vết của nhóm tội phạm. Họ dùng xe máy chở anh em chiến sĩ để tới nhanh hơn nơi có kẻ gây án đang ẩn nấp. Tình cảm của bà con, buôn làng khiến chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh, khiến kẻ khủng bố nhìn thấy cũng chùn chân”, Thượng tá Diêm Công Toàn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên kể lại.

Ngoài việc truy đuổi các đối tượng bỏ trốn thì những chiếc “camera chạy bằng cơm” ở Đắk Lắk cũng đóng luôn vai trò hậu cần, phục vụ hết công suất, chăm lo những bữa ăn cho các chiến sĩ. Gần 500 suất ăn đã được phục vụ bởi bà con nơi đây từ khi sự việc xảy ra

Từ thắng lợi này, ngày 26/6, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố 75 bị can về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng khởi tố 9 bị can khác về tội ” “không tố giác tội phạm”, ” che giấu tội phạm” và “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép”.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.