Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác này, cần nhận diện rõ bối cảnh mới, những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, từ đó đề ra định hướng, giải pháp phù hợp.


Những năm qua, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững, bổ sung và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi các âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, không ngừng củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, công tác này được triển khai ngày càng bài bản, thống nhất, đồng bộ, toàn diện, quyết liệt, đi vào chiều sâu. 

Đặc biệt, nhờ có sự lãnh đạo nhạy bén, đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị; sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, chúng ta đã khắc phục, vượt qua được những khó khăn rất lớn, những tác động tiêu cực do dịch bệnh, thiên tai, bão lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra. Đó là minh chứng hết sức sinh động, khẳng định tính ưu việt của chế độ ta, truyền thống đoàn kết, yêu nước, lòng nhân ái và ý chí kiên cường của nhân dân ta; càng trong khó khăn, thử thách, truyền thống và ý chí đó càng được nhân lên gấp bội, là nguồn lực và động lực to lớn, không một thế lực nào có thể ngăn cản nổi, để xây dựng Đảng ta ngày càng vững mạnh, đất nước ta tiếp tục đi lên, dân tộc ta phát triển cường thịnh, trường tồn.

Tuy nhiên, đất nước ta càng đạt được những thành tựu phát triển to lớn, các thế lực thù địch, phản động lại càng hằn học tìm mọi cách để chống phá. Lợi dụng bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó dự báo, tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đi vào chiều sâu đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn rất mới, trước đây chưa từng có, các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị tăng cường chống phá chúng ta.

Chúng thay đổi phương thức, thủ đoạn chống phá, tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng một cách tinh vi và xảo quyệt hơn. Hoạt động của chúng có lúc âm thầm, lẩn khuất, có lúc công khai, trắng trợn; thường tập trung vào thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị trong nước, sự kiện đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, hoặc thời điểm xảy ra các vụ, việc phức tạp, nhạy cảm.

Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ, chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ ý đồ chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta, luôn toan tính tạo ra “khoảng trống” về tư tưởng, lý luận trong đời sống chính trị - xã hội của nước ta, với âm mưu cơ bản, lâu dài và rất thâm độc là xoay chuyển quỹ đạo phát triển của đất nước ta đi chệch hướng XHCN.

Các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội (Zalo, Facebook, TikTok…), các hình thức truyền thông mới để tuyên truyền chống phá; tán dương, cổ vũ lẫn nhau trong một “thế trận” có “kịch bản”, đánh vào nhận thức, tâm lý “đám đông” theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, “góp gió thành bão”. Chúng tận dụng tối đa hệ thống phát thanh, báo chí, xuất bản ở nước ngoài, các kênh facebook, youtube... để tung thông tin xấu, độc dưới dạng “thật như giả”, “giả như thật”. Chúng dựng lên các video clip, phóng sự có giao diện giống như của Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Thông tấn và một số báo, đài chính thống để đưa tin. Mánh lới của chúng là giật tít, “câu view” nhằm đánh trúng tâm lý tò mò của nhiều người.

Trong thời điểm tiến hành Đại hội đảng các cấp (năm 2020, 2021), các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị càng tăng cường, ra sức nhào nặn, bóp méo thông tin, xuyên tạc, chống phá các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, trước thềm Đại hội XIII của Đảng, chúng tập trung công kích dự thảo các văn kiện trình Đại hội, xuyên tạc rằng các văn kiện lần này vẫn là “bổn cũ viết lại”, “sao chép theo lối mòn”, không có gì mới, không biết tiếp thu những tinh hoa của nhân loại; các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đưa ra trong dự thảo văn kiện là “bất khả thi”, “không có cơ sở để thực hiện”... Cùng với đó, chúng tấn công vào đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược; liên tục tung tin giả về thân thế, sự nghiệp, tài sản, “sai phạm” của lãnh đạo cấp cao; xuyên tạc công tác nhân sự của Trung ương, công tác phòng, chống tham nhũng,... hòng gây bất ổn chính trị - xã hội, gây ra những khó khăn, thách thức không nhỏ cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.


Trưng bày sách chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ảnh: dangcongsan.vn

Nhận diện để đấu tranh

Nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn, các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động tấn công vào nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có thể nói, nắm bắt những âm mưu, thủ đoạn, phương thức, hình thức chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị là nhiệm vụ đầu tiên để nhận diện rõ các đối tượng này, nhất là khi chúng là những kẻ thù giấu mặt, cơ hội chính trị, lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, để từ đó, chúng ta có đối sách, phương pháp đấu tranh phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm bác bỏ, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng. Thủ đoạn mới của chúng là chuyển từ bôi nhọ bằng luận điệu “du nhập ngoại lai”, “nhập khẩu lý luận” sang đánh tráo, thay thế các khái niệm, thổi phồng cái gọi là “chủ thuyết phát triển mới”, đối lập Chủ nghĩa Mác với Chủ nghĩa Lênin, kêu gọi dùng “Chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để thay thế Chủ nghĩa Mác-Lênin mà cố tình lờ đi một sự thật hiển nhiên, rõ ràng rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cụ thể của Việt Nam. Chúng trích dẫn một cách cắt xén, nửa vời những quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đan cài gài bẫy bằng những quan điểm giả danh mác-xít, làm cho người đọc mất phương hướng, lẫn lộn, không phân biệt được đúng, sai. Chúng rêu rao rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam, giới lý luận và các nhà khoa học của ta đã dịch sai, hiểu sai quan điểm của Mác, Ph.Ăng-ghen; đồng thời, chúng diễn giải lại theo cách hiểu xuyên tạc, méo mó, hòng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cùng với việc công kích trực tiếp vào Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng còn đẩy mạnh tuyên truyền, cổ xúy du nhập các trào lưu tư tưởng cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan từ bên ngoài, kết hợp với kích động chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa hưởng lạc từ bên trong, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống chính trị và xã hội.

Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động phủ nhận, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và thể chế chính trị XHCN bằng các luận điệu xuyên tạc như: Đảng tự cho mình đứng trên tất cả; Đảng cầm quyền phi chính danh, không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam; cổ xúy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đòi từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; phủ nhận kinh tế thị trường định hướng XHCN, đòi tách biệt, đối lập “kinh tế thị trường” với “định hướng XHCN”. Chúng còn cho rằng chế độ hiện nay mắc “lỗi hệ thống”, đòi cải cách thể chế chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, thực hiện “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây, với âm mưu không gì khác ngoài việc chống phá sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta.

Thứ ba, các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc tình hình đất nước, rêu rao cái gọi là “khủng hoảng toàn diện”, “tình thế hiểm nghèo”, khoét sâu các vấn đề xã hội, tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, đất đai, dịch Covid-19... nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các thủ đoạn thường được chúng sử dụng là: Kích động đòi đất, đòi nơi thờ tự vô lối, đòi thực hành tôn giáo trái pháp luật; kích động giáo dân, đồng bào dân tộc thiểu số tụ tập biểu tình. Chúng kích động, “hà hơi tiếp sức” cho những kẻ nhân danh “lòng yêu nước” để biểu tình gây rối trật tự, trị an. Đặc biệt, trong thời gian qua, các đối tượng chống đối triệt để lợi dụng các vụ án phức tạp, nhạy cảm để kích động, xuyên tạc, quy kết, vu cáo Đảng, Nhà nước yếu kém, đả kích các cơ quan tư pháp, kích động “bất tuân dân sự” trong xã hội.

Thứ tư, lợi dụng thông tin về những mặt hạn chế, bất cập của đất nước, các thế lực thù địch, phản động khoét sâu vào những điểm yếu kém trong thực thi công vụ của một số cơ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý, hòng chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, âm mưu cô lập, tách các tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng, hướng lái tạo ra những tư tưởng, tâm lý nghi kỵ, hẹp hòi, hành động sai trái, chống đối, bạo lực và bạo động trong cộng đồng và xã hội. Chúng ngụy tạo, tô vẽ, thổi phồng, quy kết những biểu hiện cá biệt, những khuyết điểm của một số tổ chức đảng và cá nhân đảng viên thành bản chất của Đảng cầm quyền, từ đó kích động đối lập Đảng với nhân dân, tạo sự xa cách, oán thán, thù ghét, tẩy trừ cán bộ, đảng viên.

Thứ năm, các thế lực thù địch, phản động tiến hành móc nối, xâm nhập vào nội bộ của ta, tìm cách phân hóa tổ chức, hòng dựng lên “ngọn cờ” tập hợp lực lượng. Chúng không ngừng tìm kiếm những phần tử thoái hóa, biến chất trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tán phát tư tưởng phản động, chống phá Đảng, Nhà nước. Để tăng thêm sức lan tỏa, độ tin cậy của thông tin, chúng chú ý tập hợp, dẫn dụ những ý kiến, phát biểu gây “sốc” trái với đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước từ những đối tượng “dân túy”, tạo dựng ra cái gọi là chân dung “nhân sĩ, trí thức yêu nước”, “những cán bộ của nhân dân”... nhằm trực tiếp tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng thù địch, sai trái.

Thứ sáu, các thế lực thù địch, phản động phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong hội nhập quốc tế của Đảng ta với các chiêu bài, như “bài”, “thoát” nước này, liên minh với nước kia, cổ xúy chủ nghĩa ly khai. Đáng chú ý, các đối tượng này triệt để lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để tung tin thất thiệt, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta. Chúng tổ chức tán phát các “thư ngỏ”, “tuyên bố”, “kiến nghị” để lôi kéo, kích động đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài; kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ, gây sức ép đối với Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền.


Các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội luôn lợi dụng mạng xã hội làm công cụ để đẩy mạnh tuyên truyền quan điểm sai trái, xuyên tạc. Ảnh: tuyengiao.phuyen.gov.vn

Đề xuất một số giải pháp

Những âm mưu, thủ đoạn trên có thể nhận diện được nhưng để tạo sức mạnh đấu tranh có hiệu quả thì luôn cần có sự thông suốt, thống nhất tư tưởng, hành động trong toàn Đảng, tinh thần chiến đấu của từng đảng viên, sự thấu hiểu và ủng hộ của quần chúng nhân dân. Trong thời gian tới, để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tiếp tục đấu tranh có hiệu quả, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, chúng ta cần chú trọng thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

Một là, quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tiếp tục kiên quyết, kiên trì thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra, nhận thức rõ đây là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa thường xuyên và lâu dài, không chỉ là công việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước mà là của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Khẳng định vững chắc quan điểm có tính nguyên tắc, mang ý nghĩa sống còn của Đảng ta, đó là: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.   

Hai là, đặc biệt coi trọng việc kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả. Đa dạng hóa nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nhiều cấp độ, phù hợp với từng đối tượng, từng lĩnh vực và mỗi tầng lớp nhân dân. Cùng với việc nhận diện rõ các thông tin xấu, độc, xuyên tạc, cần kết hợp đấu tranh trực diện và gián tiếp để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội theo kịch bản chặt chẽ, tổ chức chiến dịch truyền thông thống nhất, đa dạng, rộng rãi, có sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng để tăng tính hiệu quả và sức lan tỏa. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về truyền thông, báo chí, nhất là quản lý thông tin trên internet và mạng xã hội. Khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý các hoạt động trên không gian mạng, tạo căn cứ để cảnh báo, răn đe và xử lý các trường hợp vi phạm.

Ba là, tăng cường các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để phát hiện sớm, ngăn chặn tận “gốc” nguồn phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch, ngăn chặn các trang mạng độc hại. Đồng thời, xây dựng mới các trang mạng, báo chí có nội dung đấu tranh của ta bám sát thực tiễn, tuyên truyền sâu rộng với lập luận sắc bén, “chắc tay”, thuyết phục về các thành tựu phát triển của đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các định hướng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của đất nước, của địa phương, với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, từng bước giành thế chủ động, làm chủ thế trận tiến công về thông tin tư tưởng, lý luận trên internet. Cán bộ, đảng viên phải thật sự nêu gương sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, trước hết. Muốn đấu tranh, trước hết phải tránh xa cám dỗ, thói hư, tật xấu, xây dựng đạo đức thực thi công vụ trong sáng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; kiên trì, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Bốn là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu để định hình, thiết lập hệ thống luận cứ, luận điểm đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chú ý nhận diện những vấn đề mà các thế lực thù địch tập trung chống phá để xây dựng luận cứ khoa học thuyết phục, phục vụ và trực tiếp đấu tranh phản bác. Tập trung bảo vệ và làm lan tỏa những nội dung mới, tầm nhìn, định hướng, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận; trong đó, chú trọng bổ sung, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những vấn đề lý luận mới về: Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới... Nghiên cứu trên quan điểm khách quan, khoa học những tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, tiến bộ để chắt lọc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đồng thời, nghiên cứu sâu các vấn đề quốc tế, các sự kiện gây “sốc” trên thế giới, để “mở mắt” cho các thế lực thù địch, phản động - những kẻ thường xuyên viện dẫn một cách lệch lạc, khập khiễng các vấn đề bên ngoài để bôi xấu, chỉ trích, xuyên tạc tình hình trong nước.

Năm là, gắn kết chặt chẽ yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục cán bộ, đảng viên, học viên, sinh viên, với công tác tổ chức, cán bộ, bảo vệ nội bộ, xây dựng tổ chức đảng và xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là trong giới trẻ về lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và lịch sử Đảng, từ đó hình thành nhân sinh quan cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực phân biệt đúng - sai, khả năng miễn nhiễm trước các thông tin xấu, độc. Tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tư tưởng, lý luận có bản lĩnh, trí tuệ, năng lực, phương pháp và kỹ năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, có nhiệt huyết và tầm cao về lý luận; xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, cán bộ trẻ. Tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm điều kiện làm việc để người tài chuyên tâm, nỗ lực đóng góp vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tích cực tìm kiếm, nhân rộng những mô hình hay, những cách làm đổi mới, sáng tạo, hiệu quả, những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến; chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, đấu tranh; khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Đại tá, Thạc sĩ NGUYỄN ĐĂNG ĐẬU - Phó trưởng Phòng Khoa học quân sự, Tổng cục Kỹ thuật, Nguồn: QĐND

 Hình ảnh các bạn nam trẻ trong đó có những tiktoker có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đứng xếp hàng dài để được chạm tay vào diễn viên phim người lớn của Nhật Bản khiến dư luận xôn xao. Những người lớn tuổi thở dài lắc đầu ngao ngán, ái ngại về khiếm khuyết tinh thần của người trẻ Việt.

Nữ diễn viên người lớn EmiFukada

Được biết nữ diễn viên người lớn EmiFukada là gương mặt đại diện của hãng thực phẩm chức năng Amie Protein. Và lần đến TP.HCM nằm trong chuỗi hoạt động quảng bá cho nhãn hàng này tại Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12. Theo thông tin quảng cáo rầm rộ thì chỉ cần hạng vé phổ thông là có thể gặp Emi và với vé Premium thì có thể gặp “riêng” nữ diễn viên người lớn tại lễ ra mắt sản phẩm. Đây cũng có thể là lý do khiến giới trẻ nhất là những bạn nam kéo đến rầm rộ như thế.

Đầu tiên phải nhận định rằng, việc cho phép tổ chức quảng cáo sản phẩm với việc đưa diễn viên khiêu dâm vào thế này là điều cần phải lên án. Những hoạt động mại dâm hiện nay vẫn đang bị cấm theo quy định của pháp luật, việc đưa diễn viên người lớn vào một hoạt động quảng bá sản phẩm chắc chắn là điều không phù hợp với pháp luật cũng như văn hóa của người Việt. Chỉ vì một vài lợi ích mà gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của xã hội là điều không thể chấp nhận được. Sự việc này rất cần cơ quan chức năng vào cuộc.

Thứ hai, từ sự việc trên có thể nhận thấy một sự mất cân bằng khá rõ trong đời sống tinh thần của người dùng mạng xã hội Việt Nam nói chung, và người trẻ Việt nói riêng, khi liên tục gần 8 năm nay, từ năm 2014 đến 2022, các thống kê của Google Trends cho thấy Việt Nam luôn nằm trong top 10 nước đứng đầu thế giới về lượt tìm kiếm 2 từ khóa “JAV” và “S.e.x”.

Trong khi đó, Nhật Bản, nước tạo ra dòng phim thương mại người lớn JAV lại không mấy mặn mà với dòng phim này, khi khiêm tốn giữ các thứ hạng dao động từ 16 đến 58. Đáng ngạc nhiên hơn, một số nước phát triển được cho là có quan điểm phóng khoáng đối với tình dục ở Châu Âu thậm chí còn không lọt nổi vào top 50 của bảng xếp hạng.

Điều gì đang diễn ra với cảm thụ của người trẻ Việt khi họ thần tượng những nhân vật nặng phần “con” thay vì những hình tượng lành mạnh, đem lại giá trị vật chất và tinh thần tích cực cho xã hội?

Và đây không phải là lần đầu tiên sự việc này diễn ra. Ngày 23/02/2023 vừa qua, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh những gương mặt non choẹt, hớn hở chụp cùng diễn viên phim JAV (phim người lớn Nhật Bản), khi cô này đến Hà Nội. Thế rồi sau đó, lây lan nhanh như một cơn dịch bệnh, hàng loạt trang blog, web cá nhân, web “người lớn” đồng loạt lên bài, chia sẻ tin đăng về cô diễn viên, với các tên gọi mỹ miều như: “thánh nữ phim JAV”, “tiểu mỹ nữ làng phim 18+”, “người tình quốc dân”…

Sau khi biết được nữ diễn viên 25 tuổi đời, với 6 năm “tuổi nghề”, từng được xem là ngôi sao phim cấp 3 trẻ nhất Nhật Bản, nhiều phụ huynh Việt đã sốc khi biết đây là là “idol” của con em họ. Một nhân vật kiếm tiền từ việc phô bày thân thể và các sinh hoạt bản năng nhất!

Tình dục vốn dĩ là nhu cầu bình thường của xã hội và nó vốn dĩ nên được diễn ra ở nơi riêng tư nhất. Các bạn trẻ đến tuổi tò mò khám phá là điều dễ hiểu nhưng dường như chúng phải tự bơi trong những từ khóa “s.e.x” đầy rẫy trên mạng. Đã đến lúc nhà trường, gia đình và cả ngành giáo dục cần phải nghiêm túc nhìn nhận về vấn đề này. Nó không còn là chuyện riêng tư khi giới trẻ đang có xu hướng bộc lộ phần “con” nhiều hơn phần “người”!

 Sau 15 năm, Samsung đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD.

Mới đây, Samsung Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty Samsung Electronics Việt Nam – Thái Nguyên.

Năm 2013, Công ty Samsung Electronics Việt Nam – Thái Nguyên (SEVT) chính thức nhận giấy phép đầu tư tại Thái Nguyên, với số vốn ban đầu 2 tỷ USD. Chỉ sau 1 năm, SEVT đã tăng vốn thêm 3 tỷ USD. Liên tục các năm sau đó, Samsung đầu tư dự án mới và tăng cường mở rộng tại Thái Nguyên.

Đến thời điểm hiện tại, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Thái Nguyên đạt trên 7,5 tỷ USD (chiếm gần 73% trong tổng số vốn đầu tư FDI toàn tỉnh).

10 năm của SEVT cũng đánh dấu cột mốc 15 năm Samsung thực hiện kế hoạch đầu tư quy mô lớn tại Việt Nam. Sau 15 năm, Samsung đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD. Giai đoạn 2014-2022, doanh thu của công ty này đạt 204,6 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách Nhà nước gần 22,6 nghìn tỷ đồng, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của cả nước.

Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, Samsung đã tạo việc làm cho trên 103.000 lao động, trong đó có 41% là công dân Thái Nguyên.

Với những thành tích và đóng góp tích cực cho kinh tế – xã hội, tại buổi Lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng SEVT; đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải trao Cờ thi đua của UBND tỉnh tặng tập thể cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, khẳng định: ‘Để trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới, trong 10 năm qua chúng tôi đã trải qua không ít khó khăn, cả những kinh nghiệm thất bại. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ Việt Nam và chính quyền tỉnh Thái Nguyên cùng sự đồng lòng của nhân viên và các công ty cung ứng, Samsung đã khắc phục mọi khó khăn và xây dựng nên nhà máy SEVT của ngày hôm nay. Trong thời gian tới, Samsung Việt Nam, cũng như SEVT sẽ đoàn kết để cung cấp sản phẩm đúng thời hạn, cùng tạo ra những thành công trên thị trường. Samsung cam kết nỗ lực hết mình để trở thành doanh nghiệp đồng hành với Việt Nam, nhận được tình cảm yêu mến của người dân Việt Nam’.

Ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp tích cực và ý nghĩa của SEVT, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái bày tỏ mong muốn Tập đoàn Samsung sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó sớm hiện thực hóa kế hoạch nâng tầm vị thế của Việt Nam vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất toàn cầu để trở thành cứ điểm chiến lược về nghiên cứu và phát triển của Samsung trên toàn cầu; phấn đấu trở thành trung tâm nuôi dưỡng nhân tài ưu tú và là nơi sản xuất thành công những công nghệ hàng đầu thế giới…

Hạ Băng

 Hội nghị tổng kết thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch nước đề nghị tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò tiên phong của đối ngoại trong bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy."



Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Sáng 6/4, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới."

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương.

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và triển khai Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong 10 năm qua.

Phát huy vai trò tiên phong, ngoại giao cùng quốc phòng, an ninh và các lực lượng triển khai đồng bộ, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 8.

Quan hệ với các đối tác ngày càng đi vào chiều sâu, ổn định, góp phần quan trọng vào việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước; góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; làm thất bại mọi âm mưu chống phá trong các lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo.

Qua thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc đã thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; nâng tầm ngoại giao đa phương, tăng cường sự hiện diện tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân phối hợp ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao thành tựu của đối ngoại và ngoại giao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó nổi bật là góp phần quan trọng củng cố vững chắc cục diện đối ngoại thuận lợi cho việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Chủ tịch nước nhấn mạnh đối ngoại và ngoại giao đã góp phần tạo những bước phát triển quan trọng trong các khuôn khổ quan hệ đối ngoại, nhất là với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, các nước bạn bè truyền thống, từ đó tạo dựng mạng lưới quan hệ ngày càng rộng mở, đi vào chiều sâu, ổn định; giữ vững đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Các hoạt động đối ngoại và ngoại giao còn góp phần củng cố đại đoàn kết dân tộc, vận động kiều bào tham gia đóng góp vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; củng cố và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là tại các diễn đàn đa phương quan trọng; đồng thời, huy động nhiều nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế-xã hội.

Chủ tịch nước nêu rõ tình hình quốc tế đang chuyển biến phức tạp, đặt ra những vấn đề mới cho công tác đối ngoại cũng như sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Do đó, Bộ Ngoại giao cần tiếp tục quán triệt, triển khai những định hướng của Nghị quyết Trung ương 8 và những định hướng lớn của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết của Đại hội XIII và Nghị quyết 34-NQ/TW về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII, kết hợp nhuần nhuyễn giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước đề nghị cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò tiên phong của đối ngoại trong bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy," quán triệt sâu sắc chỉ đạo, định hướng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam,” “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển,” “dĩ bất biến, ứng vạn biến.”

Đồng thời, tiếp tục giữ vững và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước, các đối tác, củng cố và tăng cường tin cậy chính trị, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở giữ vững lập trường, nguyên tắc, ứng xử linh hoạt, sáng tạo, khôn khéo.

Chủ tịch nước chỉ đạo ngành ngoại giao cần đẩy mạnh ngoại giao kinh tế hiệu quả, thực chất, góp phần tăng cường tiềm lực đất nước; phát huy tối đa thế và lực mới của đất nước, nâng cao hơn nữa vị thế quốc gia.

Ngành ngoại giao cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh và các cấp, các ngành tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược để đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; không ngừng tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức; bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, đảng viên về bản lĩnh chính trị, trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nền ngoại giao Việt Nam vững mạnh, chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại.

Cũng nhân dịp này, Bộ Ngoại giao đã tổ chức khen thưởng cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI)./.

PV - Nguồn: TTXVN/Vietnamplus

 Chuẩn mực đạo đức cách mạng hiện nay của cán bộ, đảng viên đối với công việc phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa văn hóa truyền thống của dân tộc, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa văn hóa đạo đức của thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế.



Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo khoa học “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngày 22/5/2022.

NHỮNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC

Đạo đức cách mạng là một trong những giá trị cốt lõi của người cán bộ, đảng viên; là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị, vị thế, uy tín của người cán bộ, đảng viên trong xử lý các mối quan hệ xã hội và trong công việc. Bên cạnh yếu tố trí tuệ, tài năng, chuẩn mực đạo đức giúp cán bộ, đảng viên làm việc có mục đích, luôn kiên định và giữ vững mục tiêu, lý tưởng, thấy rõ bổn phận và trách nhiệm, điều chỉnh hành vi ứng xử, trong bất cứ hoàn cảnh nào; khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ hãi, chán nản, lùi bước.

Trong thực hiện công việc, đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên được thể hiện thông qua những phẩm chất, thái độ, tư duy, phương pháp, cách ứng xử với mục tiêu cao nhất là hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn. Thông qua công việc, người cán bộ được thực hành các tiêu chuẩn đạo đức, được thể hiện nhân cách, được bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của cá nhân, qua đó, góp phần lưu giữ, làm giàu truyền thống đạo đức của tập thể và của dân tộc. Đối với người đảng viên, đạo đức cách mạng là yếu tố quan trọng tạo nên bản chất của Đảng như Bác Hồ đã từng khẳng định “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”; sự giàu có về đạo đức cách mạng sẽ làm cho Đảng có đủ bản lĩnh, dũng khí, tư cách, tài năng lãnh đạo toàn dân tộc vượt qua khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Những tiêu chí cụ thể của chuẩn mực đạo đức đối với công việc được thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhiều giá trị đã được khẳng định và đang được cán bộ, đảng viên thực hiện, đó là: Tinh thần yêu Tổ quốc, tự hào về truyền thống dân tộc; nắm vững và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; am hiểu công việc, tâm huyết với nghề nghiệp, thực hiện đúng chức trách, thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc, của nhân dân lên trên hết và trước hết; có ý thức giữ gìn danh dự, phẩm giá, uy tín của cán bộ, đảng viên; có tinh thần đoàn kết, phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ được giao; thường xuyên tự soi, tự sửa, rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ để hoàn thiện bản thân, phát triển những giá trị mới của đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới. Thông qua công việc, những tiêu chuẩn, giá trị đạo đức nêu trên của người cán bộ, đảng viên được bộc lộ, được rèn luyện và được chuẩn hóa, phát triển lên tầm cao mới phù hợp với chức trách, nhiệm vụ đảm nhận.

Bên cạnh phần lớn cán bộ, đảng viên luôn tuân thủ và thực hành tốt đạo đức cách mạng đối với công việc, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về nhiều mặt, trong đó có suy thoái về đạo đức công vụ với nhiều biểu hiện cơ bản như: Phai nhạt lý tưởng, lười học tập lý luận chính trị; chỉ lo vun vén lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân; không chấp hành kỷ luật, kỷ cương; quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và nhân dân. Thực tế những năm qua, đã có hàng nghìn cán bộ, đảng viên vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống đã bị kỷ luật, trong đó, có cả những đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo thiếu gương mẫu, đạo đức, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cá nhân chủ nghĩa, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao và phải chịu các hình thức kỷ luật đảng như cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng; bị pháp luật trừng trị, khởi tố, bắt giam. Trong 10 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Điều đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên đối với công việc để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm của cán bộ, đảng viên ngay từ khi mới phát sinh.

HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Chuẩn mực đạo đức cách mạng hiện nay của cán bộ, đảng viên đối với công việc phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa văn hóa truyền thống của dân tộc, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa văn hóa đạo đức của thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế. Mục tiêu của hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng là để cán bộ, đảng viên tự điều chỉnh hành vi, ứng xử trong công việc hằng ngày, hoàn thiện bản thân, xây dựng giá trị chung của cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới. Chuẩn mực đạo đức phải bám sát và phục vụ nhiệm vụ chính trị đang đảm nhiệm, phù hợp với môi trường, điều kiện làm việc mới như không gian mạng, môi trường số.

Việc tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên là yêu cầu vừa cấp thiết vừa có ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách, phẩm chất văn hóa của con người Việt Nam trong thời đại mới. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng đã đặt ra yêu cầu các cơ quan chức năng “Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng theo tinh thần Đảng ta là đạo đức, là văn minh cho phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc”(1).

Dưới góc độ nghiên cứu, các chuẩn mực đạo đức cách mạng của người đảng viên đối với công việc cần được chuẩn hóa theo các nhóm sau đây:

Thứ nhất, nhóm chuẩn mực đạo đức về hệ tư tưởng, ý thức chính trị gồm các yếu tố làm nên tiêu chuẩn chính trị của người cán bộ đảng viên như lòng trung thành, sự tin tưởng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của bản thân; nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ mọi chủ trương, đường lối của Đảng, kỷ luật đảng; không suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống; không có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, luôn có ý chí, khát vọng cống hiến vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.

Thứ hai, nhóm chuẩn mực đạo đức về pháp luật là các tiêu chí thể hiện sự tuân thủ, thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị nơi công tác; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, giữ nghiêm kỷ luật, bảo đảm cho một xã hội luôn được vận hành một cách trật tự, có kỷ luật, kỷ cương.

Thứ ba, nhóm chuẩn mực đạo đức về quan hệ xã hội là các tiêu chí về mối quan hệ của cán bộ, đảng viên với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp, với nhân dân, với đối tác trong thực thi nhiệm vụ được giao. Trong đó, cần chú trọng đến các giá trị như sự trung thực, sự tận tụy, tận tâm, tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau trong công việc. Đặc biệt là trong sự tương tác, giải quyết công việc liên quan đến nhân dân, người cán bộ, đảng viên phải có các phẩm chất đạo đức: tôn trọng nhân dân, tin dân, gần dân và học dân.

Thứ tư, nhóm chuẩn mực đạo đức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Hiện nay, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ được thực hiện ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề, đòi hỏi người cán bộ, đảng viên cũng cần có những tiêu chuẩn, tiêu chí về đạo đức cách mạng như sử dụng đúng mục đích, sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt tài sản các phương tiện cơ sở, vật chất, trang thiết bị; giữ gìn bí mật quốc gia, tích cực tham gia phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Thứ năm, nhóm chuẩn mực đạo đức trong quan hệ quốc tế. Đất nước ta đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng nhằm tận dụng thời cơ, nguồn lực từ quốc tế phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cán bộ, đảng viên khi thực hiện nhiệm vụ ngoại giao, quan hệ quốc tế cũng cần phải có những tiêu chuẩn phẩm chất, đạo đức như tinh thần hòa hiếu, lòng vị tha, ứng xử văn hóa, có trách nhiệm, ham học hỏi, cầu tiến bộ.


Đồng chí Võ Văn Thưởng và các đại biểu tham quan triển lãm ảnh và sách “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngày 22/5/2022.

Song song với các nhóm chuẩn mực nêu trên, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức và quy định chế độ học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.

Với tư cách là bộ phận ưu tú của dân tộc, thành viên của đội tiên phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, cán bộ, đảng viên ở bất cứ vị trí công tác nào cũng đều phải tiên phong gương mẫu trong rèn luyện, tu dưỡng, thực hành đúng đắn các chuẩn mực đạo đức cách mạng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mỗi cán bộ, đảng viên cần xác định tâm thế rèn luyện đạo đức cách mạng thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, gắn với thực tiễn công việc của bản thân để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh sự tự giác của cá nhân, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cũng cần tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng để cán bộ, đảng viên tự điều chỉnh hành vi, ứng xử trong công việc hàng ngày, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận, trách nhiệm của mình, luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, không bị cám dỗ bởi tiền tài, vật chất, danh vọng. Tăng cường đấu tranh chống các quan điểm, hành vi phi đạo đức. Cổ vũ, biểu dương các gương sáng đạo đức, tạo ảnh hưởng sâu rộng trong Đảng và ngoài xã hội. Đồng thời, cần quy định chế độ học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên thông qua thực hành công việc, thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian tới bên cạnh những thuận lợi, thời cơ cũng có không ít khó khăn, thách thức, nguy cơ, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên không chỉ có tri thức, năng lực mà còn phải có lòng nhiệt tình cách mạng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có khát vọng cống hiến, phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; chống chủ nghĩa cá nhân; trọng dân, tin dân, học dân, vì nhân dân, tất cả vì sự phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Đó là những biểu hiện của chuẩn mực đạo đức cao đẹp mà mỗi cán bộ, đảng viên phải hướng tới để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất của mình, để hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó./.
Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên đối với công việc được hiểu là những quy định về tiêu chuẩn, nguyên tắc, thước đo hành vi chuẩn mực mà mỗi cán bộ, đảng viên khi thực thi nhiệm vụ đều phải có và tuân thủ. Trong từng giai đoạn, từng công việc khác nhau, các chuẩn mực đạo đức không chỉ được cán bộ, đảng viên thường xuyên rèn luyện thực hành, trau dồi, đồng thời bổ sung, phát triển những chuẩn mực đó lên tầm cao mới cho phù hợp với thời đại, với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Chuẩn mực đạo đức cách mạng được thể hiện bằng các chuẩn giá trị như lòng trung thành, tính trung thực, tận tụy, trách nhiệm, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, quy định của pháp luật; luôn có tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dấn thân vì sự nghiệp chung, vì thế nó được coi là những căn cứ để đánh giá phẩm chất, nhân cách, thái độ, hành vi của cán bộ, đảng viên, đồng thời là điều kiện để cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao./.
Trung tướng, PGS.TS. Trần Vi Dân, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử, Bộ Công an.

Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo Trung ương

 

Trong giờ phút thiêng liêng được kết nạp vào Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên đều thề trước cờ Đảng và hình ảnh lãnh tụ, suốt đời đấu tranh phấn đấu theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, tuyệt đối trung thành và nghiêm chỉnh thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng, giữ gìn kỷ luật Đảng và phẩm chất, đạo đức của người cách mạng. Đó là lời thề danh dự định hướng rèn luyện, hành động của mỗi đảng viên, cán bộ.

Suốt các thời kỳ đấu tranh cách mạng, tuyệt đại đa số đảng viên, cán bộ đã thực hiện trọn vẹn lời thề đó, điều này có ý nghĩa quyết định sức chiến đấu, danh dự và uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sự phấn đấu, hy sinh của các đồng chí lãnh đạo Đảng, của hàng nghìn, hàng vạn cán bộ, đảng viên đã cổ vũ, đoàn kết toàn dân tộc: giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của lịch sử dân tộc; đi tới toàn thắng trong các cuộc kháng chiến oanh liệt chống thực dân, đế quốc vì hòa bình, độc lập hoàn toàn và thống nhất Tổ quốc; thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đại hội XIII khẳng định: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

"Đó là kết quả sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự hy sinh quên mình và đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chúng ta có quyền tự hào về bản chất tốt đẹp, truyền thống anh hùng và lịch sử vẻ vang của Đảng ta - Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đại biểu của dân tộc Việt Nam anh hùng".

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng có những thành công căn bản và quan trọng, bảo đảm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Song công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, nhất là một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

"Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc".

Đảng đã thẳng thắn chỉ rõ 27 biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" tại Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII (10/2016). Biểu hiện hàng đầu của sự suy thoái đó là: "Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh".

Không chỉ phai nhạt lý tưởng cách mạng, giảm sút niềm tin, mà một bộ phận cán bộ, đảng viên còn có biểu hiện "Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái" và những biểu hiện sai trái khác. Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: "Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, cuộc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị là căn bản và có ý nghĩa quyết định bảo đảm bản chất cách mạng, sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng, xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng là điều nguy hiểm nhất với sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Vì vậy, phải đấu tranh chống các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cuộc đấu tranh đó càng đòi hỏi sự trong sạch trong nội bộ Đảng, phải ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, xa rời con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.

Cách mạng và dân tộc Việt Nam từ năm 1930 đến nay do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã và đang phát triển trên con đường đúng đắn với những thắng lợi và thành tựu to lớn. Vì sao với hiện thực rõ ràng như vậy vẫn có một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, giảm sút niềm tin vào lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội? Cần thiết phải làm rõ nguyên nhân.

Có những người bị chi phối bởi quan điểm sai trái của các thế lực thù địch cho rằng sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là sai lầm dẫn tới sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Sự thật là, đó là sự tan vỡ của một mô hình với những hạn chế và khuyết điểm hoàn toàn có thể điều chỉnh, sửa chữa được.

Chính sự phản bội và nhân danh tư duy chính trị mới đã phủ nhận thành quả vĩ đại của chủ nghĩa xã hội, đưa các nước đó rời bỏ con đường xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã sửa chữa những khuyết điểm của mô hình cũ bằng đường lối đổi mới. Kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội và đổi mới thành công đã làm cho nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.

Các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đã tổng kết điều đó. Đặc biệt, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam công bố năm 2021 là sự phát triển quan trọng nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Cần phải quán triệt và nhận thức sâu sắc những tổng kết có giá trị khoa học và hiện thực của Đảng trong từng tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đó là điều có vai trò quan trọng để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị và phai nhạt lý tưởng cách mạng.

Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Lý luận, tư tưởng đó quyết định bản chất cách mạng, khoa học, bản lĩnh chính trị, sức chiến đấu của Đảng và cũng quyết định ý chí, lý tưởng cách mạng và phẩm chất chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên. Đảng nhiều lần nhấn mạnh, học tập, nghiên cứu nền tảng tư tưởng của Đảng không phải là thuộc lòng câu chữ mà phải nắm vững giá trị mang tính quy luật, phương pháp luận khoa học để vận dụng sáng tạo và không ngừng phát triển.

Bộ Chính trị khóa XII chủ trương tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phê phán, bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch. Qua cuộc đấu tranh đó để toàn Đảng và nhân dân cảnh giác và góp phần nâng cao nhận thức về tư tưởng, lý luận, tăng sức đề kháng trong Đảng và toàn xã hội. Những người phai nhạt lý tưởng, dao động, giảm sút niềm tin, hoặc bị ảnh hưởng từ những luận điệu sai trái, thù địch, cố tình phụ họa, tiếp tay cho kẻ địch, hoặc do trình độ nhận thức hạn chế, bản lĩnh chính trị không vững vàng, ít chịu học tập, rèn luyện, tu dưỡng và cả sự chủ quan, kiêu ngạo, cố tình quay lưng lại với sự thật.

Vì vậy phải chú trọng công tác giáo dục, học tập, nghiên cứu lý luận chính trị một cách căn bản, sâu sắc, có hệ thống. Giáo dục sâu sắc, thiết thực lý luận chính trị có ý nghĩa rất quan trọng củng cố sức mạnh của Đảng về tư tưởng, chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi sự phai nhạt lý tưởng cách mạng.

Phòng ngừa sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, giảm sút niềm tin đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào cũng cần phải tu dưỡng, rèn luyện tính tiên phong, đức hy sinh và phẩm chất đạo đức cách mạng. Hiểu biết sâu sắc đất nước, dân tộc mình, tự hào, tự tôn dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng và dân tộc và không ngừng học tập. Học tập để nâng cao trình độ trí tuệ, hiểu biết lý luận, nhận thức đúng đắn quy luật khách quan và thực tiễn đất nước để hành động tự giác, có hiệu quả.

Lý tưởng, mục tiêu của Đảng rất rõ ràng là độc lập dân tộc và xây dựng Việt Nam trở thành nước xã hội chủ nghĩa hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc. Là cán bộ, đảng viên của Đảng phải tuyệt đối trung thành và phấn đấu vì lý tưởng cao cả đó. Làm sao để trong Đảng không có những đảng viên phai nhạt lý tưởng, càng không thể có đảng viên xa rời tôn chỉ mục đích của Đảng. Hãy luôn luôn ghi nhớ lời thề khi gia nhập Đảng./.

Nguồn: ĐẦU SÓNG NGỌN GIÓ

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.