Một trong những trọng tâm chống phá của các thế lực thù địch đối với Đảng và Nhà nước ta, đó là lấy “những góc khuất” trong thực hiện chủ trương an sinh xã hội làm chiêu bài kích động, gieo tư tưởng xấu độc, chia rẽ niềm tin. Hiểu thấu âm mưu, thủ đoạn của chúng, có nhận thức đúng đắn về hiệu quả thực hiện chủ trương này đang là vấn đề được dư luận quan tâm.

Điều 34, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”. Thấu triệt mục đích, ý nghĩa của an sinh xã hội, ngày 10-6-2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 (Nghị quyết 15).

Mới đây, sau cuộc họp của Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 15, các trang web tiếng Việt ở nước ngoài đã “chĩa mũi dùi”, phủ nhận thành quả bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam. Trên VOA, người có tên Trân Văn viết bài “Chỉ mới có tượng đài, cổng chào,... là hiện đại, bao trùm, bền vững”. Bài viết phủ nhận kết quả 10 năm trong lĩnh vực này của Việt Nam và đưa ra một vài kết quả xây dựng công trình văn hóa công cộng ở nước ngoài để đối sánh. Người viết cho rằng, an sinh xã hội chỉ là một con bài ru ngủ nhân dân để các quan chức của Đảng rảnh tay, dễ dàng vơ vét.

Cũng tại thời điểm này, khi mà cơ quan điều tra của Bộ Công an công bố kết quả điều tra liên quan đến các “chuyến bay giải cứu” dịch Covid-19 và đề nghị truy tố 54 bị can có hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn thực thi công vụ”, “hối lộ”, “đưa hối lộ”, “môi giới hối lộ” và “lừa đảo”… thì trang web baotiengdan.com đăng nhiều bài phân tích, bình luận với luận điệu xấu. Dù lập luận rời rạc, thiếu chứng cứ khoa học, trang web này vẫn đi đến khẳng định, cứ “thi hành công vụ” là viên chức thuộc đủ mọi cấp của tất cả các ngành thản nhiên “chặt đầu, lột da” đối tượng được họ... “phục vụ”.

Đặc biệt, khi lực lượng chức năng xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán…, chúng đồng thanh vu cáo Việt Nam chặn đường sinh sống của dân. Hay như sau khi có hiện tượng thiếu sinh phẩm y tế và việc một số cán bộ ngành Y tế bị bắt, chúng nhanh chóng loan báo Việt Nam thất bại trong chăm sóc y tế nhân dân.

Nếu theo dõi sát hoạt động của các thế lực thù địch thì thấy, chúng thường áp dụng phương pháp phân tích thông tin, sự việc đơn lẻ rồi quy chụp, đưa ra đánh giá, kết luận, khẳng định Việt Nam đang bị “lỗi hệ thống”. Trong việc đề cập vấn đề bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam, chúng cũng dùng thủ đoạn này. Đây được xem là “món ăn” ưa thích của những kẻ bất đồng chính kiến. Trước thủ đoạn này, chúng ta phải làm gì?

Trước hết, để thấu triệt quan điểm của Đảng trong bảo đảm an sinh xã hội thì chúng ta cần hiểu rõ khái niệm. Theo các chuyên gia, an sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện, nhằm bảo đảm cho mọi công dân có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin… đặc biệt là các đối tượng như trẻ em, người già, người bệnh, người yếu thế và người thất nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết 15, Chính phủ đã triển khai nhiều nội dung, chương trình. Trong tổng số 26 chỉ tiêu có 5 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn, gồm: Nhà ở cho người có công; trợ giúp xã hội; trợ giúp xã hội cho người cao tuổi; tỷ lệ đi học đúng tuổi; bảo hiểm y tế; tiêm chủng mở rộng. Có 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020, gồm: Mức sống gia đình người có công; mức trợ cấp người có công; thất nghiệp chung; thất nghiệp thành thị; giảm nghèo chung; giảm nghèo tại các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao; thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo; trợ giúp xã hội đột xuất; trẻ em đi học trung học cơ sở đúng tuổi; người biết chữ từ 15 tuổi; lao động qua đào tạo; tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi; phòng chống lao; phủ sóng phát thanh truyền hình; đài truyền thanh xã ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.  

Đặc biệt, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2020 có sự cải thiện trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc, từ vị trí 128/187 năm 2011 lên vị trí 117 năm 2020. Báo VietnamPlus đã dẫn lời đánh giá của bà Gulmira Asanbaeva, Quyền đại diện Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam khẳng định, việc ban hành và triển khai Nghị quyết 15 đã đánh dấu một bước đột phá lớn, tạo tiền đề cho Việt Nam tiếp cận gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế và các thông lệ tốt nhất về an sinh xã hội.

Những dẫn chứng trên khẳng định, việc các thế lực thù địch, những kẻ bất đồng chính kiến và thiếu thiện chí với Việt Nam, cố tình biến chính sách an sinh xã hội thành công cụ nhằm đạt mưu đồ chống phá là rõ ràng.  

Nhận thức được âm mưu của chúng, mỗi cán bộ, đảng viên và từng công dân trong xã hội cần nêu cao nhận thức, trân quý giá trị hòa bình, độc lập, tự do; tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tự xây dựng cho mình sức đề kháng vững vàng, không mắc mưu kẻ xấu và các thế lực phản động. Các cấp ủy, chính quyền và hệ thống truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau, để mọi công dân được biết và thêm tin tưởng.

V.I.Lênin từng khẳng định: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”. Giá trị tự bảo vệ ấy phải được dựa trên chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ, nhằm bảo đảm quyền sống, mức sống, quyền làm chủ của công dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Đảng ta đang xây dựng. Cần phải xây dựng niềm tin chính trị vững chắc vào mục tiêu của Đảng, vào các chương trình của Nhà nước để có thái độ đúng đắn, không mắc mưu các thế lực thù địch./.

Phúc Lợi - Nguồn: Hà Nội Mới

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, trong tháng 5 tới, Bộ TT&TT sẽ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kết hợp với Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Thuế… để thanh tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam.


Mặc dù việc thanh, kiểm tra chưa diễn ra và cơ quan chức năng chưa đưa ra biện pháp cụ thể về quản lý TikTok thời gian tới nhưng trên mạng xã hội đã xuất hiện những ý kiến “lo bị siết”. Những ý kiến này cho rằng, TikTok là ứng dụng mới, đem lại nhiều tính năng hiệu quả trên không gian mạng, nhất là tạo thành trào lưu, xu thế mới cho giới trẻ thì cần phải xem TikTok là lợi thế, khuyến khích phát triển chứ không nên cấm đoán hay hạn chế. Viện dẫn không gian mạng “phát huy tiếng nói mở”, “thể hiện tính dân chủ”, số ủng hộ TikTok cũng như các trào lưu trên mạng xã hội đòi hỏi được “mở biên độ” để tạo không gian, phương thức tương tác mới cho giới trẻ.


Ảnh minh họa.

Trong khi đó, một số cá nhân lấy cớ này để lèo lái thông tin, cho rằng Nhà nước Việt Nam không muốn mạng xã hội nào phát triển, luôn tìm cách cấm đoán để “bịt miệng” người dân. Từ việc nói đến kiểm tra TikTok, số này lại lấy cớ phê phán Luật An ninh mạng, phê phán việc quản lý Internet, mạng xã hội ở Việt Nam là “độc tài, mất dân chủ”!

Thực tế, việc các phương thức mạng xã hội mới ra đời thường gây sự chú ý ở nhiều mặt, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, sử dụng mạng xã hội nào, sử dụng như thế nào còn phải tuỳ thuộc tính năng của mạng xã hội đó, nhất là phải xem xét cả những tác hại nếu buông lỏng quản lý.

Các quốc gia tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể để có hình thức áp dụng, trong trường hợp xét thấy tính nguy hại lớn thì hoàn toàn có thể cấm hoặc hạn chế ở các mức độ khác nhau. Tháng 11/2022, trong cuộc điều trần trước Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện Hoa Kỳ liên quan các mối đe doạ toàn cầu, Giám đốc FBI Christopher Wray cho rằng: “Chúng tôi có các quan ngại về an ninh quốc gia đối vớiTikTok. Điều này bao gồm khả năng ứng dụng có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu của hàng triệu người dùng cũng như các thuật toán có khả năng được sử dụng trong những hoạt động gây ảnh hưởng hoặc cơ hội xâm nhập thiết bị cá nhân”. Bộ trưởng Tư pháp Úc Mark Dreyfus ngày 4/4/2023 cho biết, nước này sẽ xóa ứng dụng TikTok khỏi tất cả các thiết bị do chính phủ liên bang sở hữu vì lo ngại về bảo mật. Trong tuyên bố, Bộ trưởng Dreyfus nói lệnh cấm sẽ có hiệu lực “ngay khi có thể”, đồng thời cho biết thêm rằng quyền miễn trừ sẽ chỉ được cấp sau khi xem xét từng trường hợp cụ thể và có các biện pháp an ninh thích hợp. 

Trước đó, chính phủ nhiều nước châu Âu đã cấm người làm việc trong các cơ quan chính phủ không được phép cài ứng dụng TikTok trên điện thoại làm việc của họ. Hà Lan, Bỉ và Anh quyết định cấm nhân viên chính phủ liên bang cài đặt ứng dụng TikTok trên các thiết bị của cơ quan nhà nước và chính phủ. Mới đây, ngày 24/3, Slovakia đã tham gia vào danh sách các quốc gia cấm TikTok. Người đứng đầu Văn phòng Quốc hội Slovakia Daniel Guspancho biết, hiện những nhân viên của cơ quan này đã bị cấm sử dụng ứng dụng TikTok và lệnh cấm này cũng được đề xuất áp dụng cho các nghị sĩ và trợ lý của họ. Bộ Dịch vụ công Pháp cũng nhấn mạnh, nước này đã cấm nhân viên khu vực công tải “các ứng dụng giải trí” trong điện thoại làm việc của họ… Như vậy, việc kiểm tra để áp dụng biện pháp cấm hay hạn chế ở các mức độ khác nhau đối với TikTok hay các nền tảng mạng xã hội khác là việc làm bình thường của các nước.

TikTok, Facebook, YouTube đều là các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, có tiêu chuẩn cộng đồng áp dụng trên toàn cầu. Tuy nhiên khi vào Việt Nam, các nền tảng này phải tuân thủ theo luật pháp Việt Nam, không chỉ bao gồm việc quản lý về nội dung mà còn cả nghĩa vụ về thuế, thanh toán, quảng cáo. Cùng những tính năng mới của TikTok thì những sai phạm của nó để lại hệ lụy nghiêm trọng như tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Đó là việc các clip ngắn trên TikTok khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc; cổ suý hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, nội dung vi phạm bản quyền tràn lan. Không chỉ TikTok mà YouTube, Facebook cũng đang lan truyền những nội dung tương tự.

Cùng với sự tăng trưởng như vũ bão, TikTok liên tục khiến dư luận bức xúc về những nội dung xấu, độc hại được lan truyền một cách chóng mặt. Có một thực tế là các video nội dung nhảm nhí câu view, nội dung khiêu dâm, truyền bá mê tín dị đoan, tin giả tràn lan hay cả những thông tin sai lệch về chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước đều đã xuất hiện trên TikTok tại Việt Nam.

Gần đây, xảy ra nhiều vụ vi phạm pháp luật từ ứng dụng TikTok, gây hậu quả xấu. Không ít người dùng TikTok cung cấp nội dung xấu, vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Cùng với đó, vô số nội dung độc hại núp bóng review phim ngắn vẫn đang tràn lan trên nền tảng mạng xã hội. Đã có tài khoản TikTok tung ra clip cắt ghép có nội dung kỳ thị dân tộc, vùng miền, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người xem. Có cả những nội dung bình luận sai trái về vấn đề chính trị, nội bộ, dân chủ, nhân quyền, gây ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng. 

Theo báo cáo minh bạch của TikTok, nền tảng xóa 1,7 triệu video tại Việt Nam vì vi phạm chính sách trong quý IV/2022, trong đó 94,9% là chủ động xóa. Tuy nhiên, động thái này của TikTok vẫn bộc lộ thiếu sót khi không thể ngăn chặn hoàn toàn các video xấu, độc hại. Bởi khác với Facebook hay YouTube phân phối nội dung hoàn toàn tự động hoặc gợi ý thụ động, TikTok do thuật toán phân phối nội dung nên bất kể thông tin tốt hay độc hại sẽ tạo thành xu hướng trên nền tảng mạng xã hội này.

Trên Wired, Johannes Eichstaedt - chuyên gia về AI tại Viện Stanford cho rằng, sở dĩ tình trạng nội dung bẩn trên TikTok không được xử lý triệt để là động lực thực sự của TikTok không phải giải trí mà là lợi nhuận. Thuật toán AI của nền tảng đang cố giữ chân người dùng bằng nội dung được cho là hấp dẫn, bất chấp nó nguy hiểm hoặc phản cảm ra sao. Còn theo Catherine Wang - chuyên gia AI tại Google, các lỗ hổng trong hệ thống đánh giá khiến nội dung độc hại dễ dàng vượt qua vòng sàng lọc, trong khi việc duyệt thủ công từng video là không thể với lượng người dùng khổng lồ của TikTok. Sau khi lọt qua vòng kiểm duyệt, video bắt đầu được TikTok phân bổ khắp thế giới bằng thuật toán. Đây cũng là lý do vì sao những nội dung bẩn trên TikTok lại có tốc độ lan truyền chóng mặt như vậy.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, có 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam.

Thứ nhất, nền tảng này không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; ngăn tin giả, nội dung độc hại, nhảm nhí, có khả năng gây nguy hiểm với trẻ em.

Thứ hai, TikTok sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng, từ đó phát tán những nội dung giật tít, câu view mặc cho chúng phản cảm, độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, giới trẻ.

Thứ ba, TikTok không có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, thuốc kích dục…

Thứ tư, TikTok không quản lý hoạt động của các idol (thần tượng) dẫn đến nhiều người sản xuất nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa, nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, tạo xu hướng thu lợi nhuận từ những nội dung này. Cụ thể là việc cho phép thách đấu trực tuyến, idol TikTok có thể được người xem tặng quà, càng sốc, hở, phản cảm càng được tặng nhiều quà và có khả năng quy đổi ra tiền.

Thứ năm, TikTok không có biện pháp quản lý các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt các nội dung trích từ phim ảnh.

Thứ sáu, không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, xúc phạm, bôi nhọ.

Hiện chúng ta đã có Luật An ninh mạng và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác quy định quản lý các mạng xã hội. Điều 4 về nguyên tắc bảo đảm an ninh mạng quy định: Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng…

Do đó, việc kiểm tra, đánh giá toàn diện để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp với các mạng xã hội, trong đó có TikTok là việc làm bình thường của cơ quan quản lý nhà nước, hoàn toàn không phải “bất ngờ” hay “chỉ dấu bịt miệng, mất dân chủ” như một số luận điệu.

Như ở phần đầu bài đã nêu, theo kế hoạch, trong tháng 5 tới, Bộ TT&TT sẽ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kết hợp với Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Thuế… để thanh tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam. Phối hợp với Bộ Công Thương quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của TikTok Shop tại Việt Nam; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đánh giá toàn diện về tác động, ảnh hưởng của TikTok với cộng đồng, giới trẻ, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động công cụ rà, quét hình ảnh, video. Triển khai đồng bộ các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật, ngoại giao, truyền thông… để yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải hoạt động tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Bộ TT&TT cũng sẽ tổ chức hội nghị với mạng lưới đa kênh của YouTube, TikTok, Facebook để tăng cường quản lý về việc tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam, xây dựng kế hoạch truyền thông thúc đẩy hình ảnh, hình thành các xu hướng ứng xử văn hóa mạng lành mạnh./.

Khánh Ngân - Nguồn: CAND

 Những thành tựu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đó là nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng thời là những bằng chứng để bác bỏ mọi sự xuyên tạc, bóp méo của những tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí hoặc phản động.



Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 (11-2022). Ảnh: Internet.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là một quyền luôn được thực thi, không thể chối bỏ. Tuy nhiên, hiện nay, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục rêu rao luận điệu cho rằng: Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo, biểu hiện ở việc chúng cho rằng Nhà nước can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo; xuyên tạc đường lối của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Chúng cố tình nêu ra những luận điểm vu cáo này nhằm chia rẽ, phá hoại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, kích động quần chúng tín đồ nổi dậy chống đối chính quyền, gây mất ổn định chính trị - xã hội, đồng thời tạo cớ can thiệp vào nội bộ nước ta.

Chúng ta có thể bác bỏ sự phi lý, xuyên tạc của những quan điểm sai trái, phản động bằng những luận cứ sau đây:

Luật pháp quốc tế và của nhiều quốc gia đều quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền cơ bản của công dân, nhưng vẫn phải chịu sự điều chỉnh của Nhà nước. Cụ thể: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 16/12/1966, tại Điều 18 ghi rõ: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm việc tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do thể hiện tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo. Không một ai có thể bị ép buộc phải làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ”[1]. Tuy nhiên, các quyền này vẫn “bị giới hạn bởi những quy định pháp luật và khi những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác”[2]

Tương tự như vậy, Công ước châu Âu về bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản (ECHR) tại Điều 9 ghi rõ: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo, tín ngưỡng và quyền tự do thể hiện tôn giáo, tín ngưỡng của mình thông qua hành vi thờ phụng, thuyết giảng, thực hành và tuân thủ giáo luật một mình hoặc với một nhóm, ở nơi riêng tư hoặc nơi công cộng” và cũng khẳng định “bị luật pháp giới hạn nếu điều đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ, phục vụ an ninh công cộng, bảo vệ trật tự trị an, sức khỏe, chuẩn mực đạo đức chung hoặc các quyền và sự tự do của người khác”[3]. Trên thực tế, các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo phải tuân thủ pháp luật, chịu sự quản lý của Nhà nước.

Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều loại hình tín ngưỡng. Ngay từ trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng và trong suốt quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”[4]. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc và thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được Đảng, Nhà nước ta khẳng định, được pháp luật thừa nhận và thực thi trong thực tế. Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Điều 24 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.


Sách trắng về tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ biên soạn, giúp độc giả hiểu rõ và đầy đủ về chính sách tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Ảnh: Internet.

Cụ thể hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo; người chưa thành niên... phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác”. Chính vì vậy, để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và ổn định, phát triển xã hội, Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm: “Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi”. Những quy định về hạn chế quyền tự do tôn giáo trong luật pháp về tôn giáo của Việt Nam nêu trên hoàn toàn phù hợp, tương thích với luật pháp quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là phải có giới hạn, quyền ấy sẽ bị hạn chế vì an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội, môi trường, chứ không như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Sau hơn 35 năm đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó lĩnh vực tôn giáo, hoạt động của các tôn giáo về cơ bản đảm bảo đúng pháp luật theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”. Nhà nước ta thực hiện chính sách tiến bộ xem tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Các tôn giáo đều có những đóng góp nhất định trên nhiều phương diện của đời sống xã hội; tín đồ các tôn giáo tồn tại đan xen với nhau, không có tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước đã nỗ lực bảo đảm và tạo điều kiện để sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường những ngày lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo tín đồ tham dự, trở thành ngày lễ chung của cộng đồng như: lễ Phật đản, lễ Vu lan của Phật giáo; lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành;… Các tổ chức tôn giáo đã tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo. Đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào tôn giáo được chăm lo; các nhu cầu chính đáng về tín ngưỡng, tôn giáo đã được các cấp chính quyền quan tâm hướng dẫn, giải quyết.

Những thành tựu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đó là nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng thời là những bằng chứng để bác bỏ mọi sự xuyên tạc, bóp méo của những tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí hoặc phản động./.

Linh Ngọc - Nguồn: Việt Nam thịnh vượng
------------------------

[1][2]Văn kiện quốc tế về quyền con người, Trung tâm nghiên cứu quyền con người và Viện Thông tin khoa học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000, tr. 212.

[3]https://accgroup.vn/cong-uoc-chau-au-ve-quyen-con-nguoi/.

[4]Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo.

 Mặc dù cách nhau xa nhau về mặt địa lý song trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Cuba.



Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thăm chính thức Cộng hòa Cuba từ ngày 18/4. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba (Chủ tịch Quốc hội) Esteban Lazo Hernandez, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thăm chính thức Cộng hòa Cuba từ ngày 18/4. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội diễn ra vào dịp kỷ niệm 60 năm Cuba thành lập Ủy ban đoàn kết với miền Nam Việt Nam, 50 năm Lãnh tụ Fidel Castro Ruz lần đầu thăm Việt Nam và tới Vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam (7/1973) trong thời điểm chiến tranh cam go, ác liệt.

Mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hiếm có trong quan hệ quốc tế

Trong những năm qua, Cuba kiên trì sự nghiệp cách mạng và chính sách cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội. Cuba đã tổ chức thành công Hội nghị Trung ương V và dự kiến sẽ hoàn tất Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa mới và các chức danh quan trọng của Nhà nước theo Hiến định trung tuần tháng 4/2023. Cuba vẫn đang trong quá trình cập nhật hóa mô hình kinh tế thận trọng. Gần đây, Cuba tiếp tục ban hành một số đạo luật về doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, liên doanh công - tư, cải cách thuế thu nhập, cho phép doanh nghiệp tham gia thị trường buôn bán, nới lỏng tỷ giá… nhằm cải thiện tình hình kinh tế.

Cuba là nước Mỹ Latinh đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/12/1960), là nước đầu tiên trên thế giới công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chấp thuận Phái đoàn Đại diện thường trú của Mặt trận (7/1962), thành lập Ủy ban Đoàn kết với Miền Nam Việt Nam (25/9/1963), công nhận về mặt ngoại giao Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1965); cử Đại sứ bên cạnh Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng (3/1969)…

Mặc dù cách nhau xa nhau về mặt địa lý song trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Cuba. Mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước đã được anh hùng dân tộc Cuba José Martí, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Fidel Castro gây dựng và được các thế hệ lãnh đạo Cuba, Việt Nam dày công vun đắp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Việt Nam và Cuba cách xa nhau hàng vạn dặm nhưng lòng dân hai nước gần gũi như anh em một nhà”. Thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn khẳng định: “Đoàn kết, ủng hộ Cuba là lương tâm và trách nhiệm của những người cộng sản và toàn thể nhân dân Việt Nam!”.

Nhiều người dân Việt Nam ghi nhớ câu nói của cố lãnh tụ Fidel “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!” và hình ảnh Fidel là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên và duy nhất, bất chấp hiểm nguy đã dũng cảm thăm vùng giải phóng “đất lửa” Quảng Trị ngày 16/9/1973. Điều đó thể hiện tình cảm ruột thịt, sự sẵn sàng hy sinh, sẻ chia của Cuba đối với người đồng chí, anh em Việt Nam. Trong những thời khắc kháng chiến vô cùng cam go của nhân dân Việt Nam, lãnh tụ Fidel đã có nhiều hoạt động quốc tế vận động chính phủ, nhân dân các nước đoàn kết, ủng hộ Việt Nam.

Trong khó khăn, Cuba đã cử hàng nghìn kỹ sư, công nhân, bác sĩ và chuyên gia sang giúp Việt Nam, trong đó đã có người hy sinh; giúp đào tạo hàng nghìn sinh viên Việt Nam; viện trợ cho Việt Nam nhiều trang thiết bị, vật tư máy móc, lương thực thực phẩm, viện trợ không hoàn lại giúp Việt Nam xây dựng 5 công trình kinh tế - xã hội mà phần lớn các công trình đó đến nay vẫn đang phát huy giá trị...

Trong suốt hơn 60 năm qua, kể từ ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, hai dân tộc Việt Nam-Cuba đã luôn kề vai sát cánh trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước. Mặc dù tình hình thế giới có nhiều thách thức, thăng trầm, song quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba tiếp tục được thúc đẩy và tăng cường trên tất cả các kênh một cách thiết thực và thực chất hơn.

Trong đó, quan hệ đảng giữ vai trò định hướng, củng cố sự tin cậy và nền tảng chính trị cho phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai bên duy trì trao đổi thường xuyên đoàn các cấp thăm lẫn nhau và các hình thức trao đổi trực tuyến, đặc biệt ở cấp cao. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba chính thức có hiệu lực từ tháng 4/2020 với nhiều cam kết ưu đãi thương mại mới, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa song phương.

Thúc đẩy hợp tác Quốc hội ngày càng thực chất, hiệu quả

Trong tổng thể quan hệ giữa hai nước, mối quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Cuba luôn được quan tâm thúc đẩy, đã và đang góp phần quan trọng củng cố và phát triển quan hệ, tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước. Đáng chú ý trong những năm gần đây có một số đoàn thăm Cuba như:

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (9/2010); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (12/2011); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam dự Lễ tang đồng chí Fidel Castro (28/11/2016); Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng (2/2017); Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (4/2019) và một số Đoàn công tác chuyên môn của Quốc hội thăm làm việc tại Cuba (3/2017).

Việt Nam đánh giá cao kết quả chuyến thăm và nội dung bài phát biểu quan trọng của đồng chí Esteban Lazo Hernandez, Chủ tịch Quốc hội Cuba trước Quốc hội Việt Nam ngày 12/6/2017. Ngày 25/3/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc hội đàm trực tuyến rất thành công cùng Chủ tịch Quốc hội Cuba về tăng cường hợp tác giữa hai Quốc hội và thúc đẩy hợp tác hai nước ngày càng hiệu quả hơn nữa trong bối cảnh quốc tế mới, thời đại số…

Quốc hội Việt Nam đã tặng Quốc hội Cuba 30.000 khẩu trang nhằm chia sẻ khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 (5/2020) và trao tặng các thiết bị tin học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội Cuba.

Hai Quốc hội đã thành lập Nhóm Nghị sĩ hữu nghị. Trong đó, Quốc hội Việt Nam khóa XV đã thành lập Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Cuba do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba Vũ Hải Hà làm Chủ tịch (2021 - 2026). Về phía Quốc hội Cuba, Quốc hội Cuba cũng đã thành lập nhóm Nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam do ông Joaquin Bernal Rodrique làm Chủ tịch Nhóm.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén khẳng định chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đây là chuyến thăm của một trong những lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam tới Cuba. Chuyến thăm có "tầm quan trọng lịch sử", cùng với sự tham gia của đông đảo đại diện nhiều lĩnh vực tháp tùng trong chuyến đi, sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Đại sứ Orlando Nicolás Hernández Guillén cho biết trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự kiến sẽ có bài phát biểu tại Quốc hội Cuba đúng vào ngày 19/4, ngày Chiến thắng Girón (19/4/1961 - 19/4/2023) và cũng là ngày Quốc hội Cuba khóa X sẽ tổ chức kỳ họp đầu tiên sau cuộc Tổng tuyển cử diễn ra ngày 26/3 vừa qua. Đại sứ cho rằng đây là một "sự kiện lịch sử" và "vô cùng đặc biệt" vì điều này chỉ có thể xảy ra bởi đó là quan hệ Cuba - Việt Nam và bởi mối quan hệ "vô cùng đặc biệt" giữa hai nước.

Chia sẻ thông tin với phóng viên báo chí, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà cho biết dự kiến trong chuyến thăm Cuba, lãnh đạo Quốc hội hai nước sẽ ký Thỏa thuận về thành lập cơ chế hợp tác liên nghị viện giữa hai Quốc hội. Việc ký thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm hoạt động cũng như hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế; cùng phối hợp thúc đẩy giám sát các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, qua đó đưa hợp tác giữa Việt Nam và Cuba ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả.

Về thông điệp mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự kiến sẽ phát biểu tại Quốc hội Cuba, ông Vũ Hải Hà cho biết, bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội sẽ tái khẳng định tình đoàn kết với nhân dân Cuba; ủng hộ quá trình cập nhật hóa mô hình kinh tế của Cuba và chia sẻ những kinh nghiệm từ thực tiễn công cuộc đổi mới của Việt Nam; khẳng định hai nước sẽ cùng sát cánh bên nhau vì độc lập, tự do, hòa bình và phát triển của mỗi nước...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Cộng hòa Cuba là chuyến thăm cấp cao nhất của lãnh đạo Việt Nam đến Cuba cũng như khu vực Mỹ Latinh trong năm 2023, nhằm triển khai đường lối đối ngoại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; là lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên đến Cuba sau khi Cuba tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa mới và các chức danh quan trọng của Nhà nước theo Hiến định. Việt Nam luôn ghi nhớ tình cảm đoàn kết đặc biệt và sự hỗ trợ của Cuba dành cho trong những năm tháng khó khăn nhất. Chuyến thăm tái khẳng định Việt Nam luôn coi trọng tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt, mẫu mực thủy chung Việt Nam - Cuba; thúc đẩy hợp tác giữa Quốc hội hai nước và hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và nhu cầu...

Việt Đức - Nguồn: TTXVN

     Một trong những âm mưu, thủ đoạn chống phá dai dẳng của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực, thành quả của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận cho công dân.


Ý đồ này không ngoài mục đích hạ thấp sứ mệnh của báo chí cách mạng, phủ nhận khuynh hướng tính chính trị của báo chí cách mạng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước và sâu xa hơn, hòng làm thay đổi thể chế chính trị-xã hội ở Việt Nam.

Những luận điệu “nhai đi nhai lại” rất xảo trá, thâm độc

Thời gian qua, các thế lực thù địch và một số cơ quan báo chí truyền thông phương Tây, các phần tử thiếu thiện chí, bất mãn chính trị đã lợi dụng không gian mạng để xuyên tạc về vấn đề tự do báo chí tại Việt Nam.

Những luận điểm được “nhai đi nhai lại” nhiều lần là quy kết, vu khống Việt Nam không có tự do báo chí thông qua cái gọi là “Bảng xếp hạng chỉ số tự do báo chí thường niên”, xếp báo chí Việt Nam luôn ở vị trí áp chót bảng. Bên cạnh đó, họ xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam “quản” báo chí theo chế độ “đăng ký”, “bị kiểm duyệt”, “hà khắc”... Từ việc xuyên tạc sự nghiệp lãnh đạo, quản lý đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam về báo chí, nhiều tổ chức và trang mạng xã hội phản động kêu gọi thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chính sách với những luận điệu xảo trá như: “Thể chế hiện nay không tạo môi trường để thay đổi báo chí được, mà phải thay đổi thể chế sâu rộng”; “Nhà nước phải cho phép báo chí tư nhân hoạt động”. Không những vậy, một số cơ quan truyền thông phương Tây thiếu thiện chí với Việt Nam như: BBC, RFI, RFA, VOA... và các hội nhóm, các cá nhân phản động trên YouTube, Facebook mỗi khi có sự kiện, vụ việc cụ thể liên quan đến báo chí lại la lối, suy diễn, xuyên tạc tình hình trong nước. Với sự cổ xúy, giúp sức của các tổ chức thù địch, một số đối tượng phản động trong nước tự đứng ra thành lập các hội nhóm phi pháp nhằm cổ xúy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “xã hội dân sự” theo mưu đồ của chúng nhằm đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Có thể khẳng định, thông tin sai trái, thù địch về vấn đề tự do báo chí như những mũi kim tiêm tẩm độc xuyên vào nhận thức, thái độ, làm thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan của nhiều người. Một bộ phận người dân hoài nghi, bi quan về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng nói chung và sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí nói riêng. Những thông tin sai lệch, xuyên tạc có thể làm chia rẽ, ly gián lòng người, làm phân tâm trong các giai tầng xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc...

Nguy hại hơn, các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề tự do báo chí Việt Nam còn tạo ra cái nhìn thiên lệch, thiếu thiện cảm của cộng đồng quốc tế về Việt Nam; thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá của các tổ chức quốc tế, các quốc gia về vấn đề nhân quyền và trình độ phát triển xã hội Việt Nam.


Ảnh minh họa / tuyengiao.vn

Một Việt Nam với quyền tự do báo chí rộng mở

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí Việt Nam phát triển. Cùng với đó, sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước là hiện thực sinh động cho báo chí Việt Nam phát triển lớn mạnh cả về quy mô, tổ chức, lực lượng, phương tiện, công nghệ làm báo và sức ảnh hưởng, lan tỏa trong xã hội.

Về phương diện chính trị, pháp lý, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân”; “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại; thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông”. Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 hiến định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Theo Luật Báo chí 2016, công dân được tham gia vào các quy trình sáng tạo, sản xuất sản phẩm báo chí, tiếp nhận báo chí, ngôn luận trên báo chí theo quy định (Điều 11). Các cơ quan báo chí có trách nhiệm bảo đảm công dân thực hiện quyền tự do báo chí theo quy định (Điều 12). Về phần mình, cơ quan báo chí và nhà báo được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ, không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng (Điều 13); được tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoạt động nghề nghiệp. Không ai có quyền cản trở nhà báo khai thác và thể hiện thông tin theo đúng quy định của pháp luật (Điều 25).

Tất nhiên, cũng như ở mọi lĩnh vực, mọi quốc gia, tự do báo chí phải trong khuôn khổ chứ không phải là thứ tự do vô giới hạn, vô chính phủ, đứng ngoài pháp luật. Luật Báo chí 2016 quy định: “Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân” (Điều 13). Trách nhiệm của nhà báo và công dân trong thực hành tự do báo chí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mọi tổ chức, cá nhân, góp phần xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh (Điều 9).

Thực tiễn đã chứng minh, báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng lớn mạnh, quyền tự do báo chí được bảo đảm. Tính đến hết năm 2022, Việt Nam có gần 41.000 người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, với 18.000 người được cấp thẻ nhà báo. Các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương có báo hoặc tạp chí; mọi giai cấp, tầng lớp, thành phần xã hội, các tổ chức xã hội-nghề nghiệp... đều có tờ báo, tạp chí chuyên biệt dành cho họ. Nhiều tờ báo đã chuyển đổi thành cơ quan báo chí đa phương tiện, đa loại hình, hiện diện trên môi trường internet. Các loại hình báo chí di động, báo chí mạng xã hội, báo chí trí tuệ nhân tạo... xuất hiện, thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận đa giác quan (nghe-nhìn-đọc) ở mọi lúc, mọi nơi của công chúng. Đồng thời, các hình thức tương tác với công chúng được mở rộng. Mô hình truyền thông hai chiều tạo cơ hội để công chúng được bày tỏ chính kiến, quan điểm, nguyện vọng trước mọi vấn đề, sự việc đang diễn ra trong đời sống xã hội; được tham gia vào tiến trình giải quyết các vấn đề mà xã hội đang đặt ra như: Vấn đề bảo vệ môi trường; bảo vệ quyền trẻ em, quyền phụ nữ; chống biến đổi khí hậu; chống tham nhũng, tiêu cực xã hội...

Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí phát triển. Hiện nay đã có gần 40 hãng truyền thông quốc tế có mặt tại Việt Nam, trong đó có nhiều hãng lớn như: CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo, Hãng thông tấn Asia (Hàn Quốc), Nhật báo kinh tế Aju (Hàn Quốc) và Hãng thông tấn Rossiya Segodnya (Nga)... Các cơ quan truyền thông quốc tế như: CNN, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg và hầu hết kênh truyền thông lớn thế giới đều đến được với công chúng Việt Nam dễ dàng, thuận tiện mà không có bất kỳ rào cản công nghệ hay pháp lý nào. Các nhà báo quốc tế được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp. Nhiều nhà báo Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện đi học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, tác nghiệp báo chí tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Với cơ sở chính trị, pháp lý đã khẳng định và thực tiễn đã chứng minh quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm. Điều này có ý nghĩa bác bỏ, phủ nhận những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch về bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Nhà báo và cơ quan báo chí trong cuộc chiến đẩy lùi thông tin xấu độc, thù địch

Những năm qua, nhiều tờ báo, đặc biệt là các tờ báo thuộc hệ thống báo Đảng, các cơ quan báo chí lớn như: Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, nhiều báo Đảng địa phương, nhiều tạp chí khoa học đã đăng tải những bài viết phản ánh, phân tích, vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, chế độ cũng như chống phá nền báo chí cách mạng của các thế lực thù địch. Nhiều báo đã mở các chuyên trang, chuyên mục: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”, “Nhận diện sự thật”... lồng ghép đăng tải các bài viết khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam. Nhiều bài báo đã mở chuyên mục kiểm chứng thông tin để đăng tải sự thật về các sự việc, sự kiện, vấn đề bị các thế lực thù địch xuyên tạc để người dân không hoang mang, dao động.

Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước sẽ gia tăng thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, xuyên tạc tự do báo chí ở Việt Nam với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Vì vậy, việc nhận diện, phản bác, đấu tranh chống thông tin sai lệch, xuyên tạc về tự do báo chí đòi hỏi nhà báo-với tư cách chủ thể thực thi trách nhiệm đưa tin, khởi tạo, định hướng dư luận tại cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân-phải nhập cuộc tích cực hơn để nhận diện sự thật, lẽ phải, kịp thời và kiên quyết phản bác mạnh mẽ, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị.

Tự do báo chí ở Việt Nam là thực tiễn không thể phủ nhận, xuyên tạc. Việc bảo đảm tự do báo chí, tự do ngôn luận cũng là một trong những mục tiêu xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam; là đường lối lãnh đạo nhất quán của Đảng ở mọi kỳ, được bảo đảm bằng hệ thống Hiến pháp, pháp luật và được nhân dân đồng lòng ủng hộ. Với thực tế đó, nhà báo có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn để đấu tranh hiệu quả chống luận điệu xuyên tạc về vấn đề tự do báo chí trên không gian mạng. Vì vậy, nhà báo phải mài sắc ngòi bút thành “vũ khí” sắc bén để đấu tranh trực diện, không khoan nhượng với những quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề tự do báo chí.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Muốn phản bác hiệu quả những luận điệu xuyên tạc, nhà báo cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn thể hiện khát khao bảo vệ lẽ phải, chính nghĩa bằng một tinh thần nhiệt huyết, một trí tuệ, tài năng được hun đúc, rèn giũa bền bỉ. Theo lời Bác Hồ dạy, nhà báo cần “nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ”; “cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa”; “đi sâu vào quần chúng”. Nhà báo cần nắm vững chủ trương, chính sách để tuyên truyền trúng và có sức thuyết phục, để vững vàng là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng-văn hóa của Đảng. Đối với mỗi nhà báo, văn hóa tốt đem lại đạo đức tốt, tri thức rộng, sâu; nghiệp vụ vững để sáng tạo tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn.

Có thể khẳng định rằng, việc các cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch về tự do báo chí ở Việt Nam vừa là trách nhiệm chính trị vừa là đạo đức, văn hóa nghề nghiệp nhằm góp phần cùng cả hệ thống chính trị bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời bảo vệ những giá trị, thành quả tốt đẹp của nền báo chí cách mạng Việt Nam đã được vun đắp, xây dựng gần một thế kỷ qua./.

PGS, TS TRƯƠNG THỊ KIÊN, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Nguồn: QĐND

 

Vài năm trước, giới chống cộng cờ vàng có thể kỳ vọng rằng mỗi lần một quan chức Mỹ sang thăm Việt Nam, chính phủ Việt Nam sẽ cho một đồng bọn đang ngồi tù của họ ra nước ngoài tị nạn. Tuy nhiên, kỳ vọng đó rõ ràng không phù hợp với tình hình hiện nay. Ngay trước chuyến thăm Việt Nam hôm 14/04 của ngoại trưởng Mỹ ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Nguyễn Lân Thắng đã lĩnh án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam. Diễn biến này dường như nhắc lại một tiền lệ cách đây 3 năm, khi Phạm Đoan Trang (từng được đồng bọn tự hào khoe là “tài sản của nước Mỹ”) bị bắt tháng 10/2020, đúng vào ngày cuối cùng của cuộc Đối thoại về nhân quyền giữa Việt Nam và Mỹ.

Vậy giới cờ vàng có thể trông cậy gì vào chuyến thăm của Blinken không?  BBC tiếng Việt đã gửi câu hỏi này đến Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), kẻ luôn dành “ác cảm”, hằn học khi đánh giá về Việt Nam. Câu trả lời tất nhiên dễ đoán: Không. Phản ứng của chính quyền Biden trước những lời kêu gọi can thiệp vào chuyện nhân quyền ở Việt Nam vẫn tương tự hồi hai năm trước, khi phó tổng thống Mỹ Kamala Harris từ chối gặp các gương mặt cờ vàng cả trước lẫn trong chuyến thăm Hà Nội.

Tuy nhiên, câu trả lời của Phil Robertson cho biết nhiều thông tin thú vị hơn thế. Trong cuộc phỏng vấn, ông ta đã cố giải thích lý do khiến chính quyền Mỹ thờ ơ với chuyện nhân quyền ở Việt Nam. Và cách giải thích của Robertson đã vô tình chỉ ra sự lố bịch trong những luận điệu tuyên truyền mà nhiều hội nhóm cờ vàng đang sử dụng.

Cụ thể, trong khi giới chống cộng coi Mỹ như một viên sen đầm quốc tế uy nghiêm đáng sợ, thì Robertson nói rõ rằng Mỹ đang bị Việt Nam coi thường:

“Việc kết án nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng vào đêm trước chuyến thăm của Blinken cho thấy sự coi thường của Hà Nội đối với những quan ngại mà Hoa Kỳ đã nêu về nhân quyền ở Việt Nam.

Nó cũng cho thấy rằng chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam tin rằng về cơ bản họ có thể chẳng cần đếm xỉa gì đến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong những vấn đề như thế này, mà chẳng bị làm sao cả.”

Vấn đề, theo Robertson, là Mỹ cũng không chủ động trong chuyện nhân quyền ở Việt Nam mấy. Nói cách khác, các chiến dịch “quốc tế vận” mà giới chống cộng tung ra một cách ồn ào mấy năm gần đây đều không có tác dụng gì cả, và tiền bạc đổ vào chúng cũng như là đổ xuống cống mà thôi:

“Cho đến nay, giống như phần còn lại của chính quyền Biden, ngoại trưởng Blinken ít có phát ngôn nào và về cơ bản không có hành động gì về nhân quyền ở Việt Nam.

Rõ ràng là Bộ Ngoại giao Mỹ không mấy nỗ lực trong vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.”

“Vấn đề thực sự là chính sách của Hoa Kỳ đang bước vào một giai đoạn gần như Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc, và do đó, các tính toán chính trị thực dụng nhằm ve vãn Việt Nam có nghĩa là chính quyền Hoa Kỳ chỉ đang nói suông về nhân quyền.”

Đọc những nhận xét của Phil Robertson, ta thấy rõ sự lố bịch của các hội nhóm cờ vàng mỗi lần họ tự hào vì được chụp ảnh chung hay ăn cơm chung với một vài quan chức, dân biểu Mỹ. Nhưng không dừng ở đó, câu chuyện có lẽ cần được nhìn sâu hơn.

Ta nên nghĩ thế nào về chiến lược xuyên suốt của giới chống cộng mấy năm gần đây – theo đó họ lan tỏa não trạng Chiến Tranh Lạnh, và đòi chính phủ Việt Nam xích lại gần Mỹ trong cuộc xung đột giữa các cường quốc trên toàn cầu? Chẳng phải mỗi lần quan hệ Việt-Mỹ tốt lên, số gương mặt cờ vàng bị bắt lại tăng với tốc độ chóng mặt? Thế thì chẳng phải giới chống cộng đang nằm ngửa nhổ ngược, đổ hết tiền của vào một cuộc vận động khiến họ bị bắt dễ dàng hơn?

Trong lúc họ thờ Mỹ như cha, coi việc giúp Mỹ là giúp cái tử thi của Việt Nam Cộng hòa, thì người Mỹ có coi họ hơn một thằng mõ làng hay một con tốt thí?

Quan trọng nhất, trong chuỗi sự kiện này, cái “trật tự Mỹ” mà giới chống cộng muốn áp lên cả thế giới có đồng nghĩa với luật chơi nhân quyền không? Hay từ đây, ta thấy rõ nó chỉ đồng nghĩa với những bài toán lợi ích tủn mủn?

Dù giới chống cộng có thể đặt ra những câu hỏi này, dường như họ khó có thể thoát ra khỏi số phận đã định. Họ sống trên đất Mỹ, và sống bằng tiền tài trợ của Mỹ, tức là quá lệ thuộc vào Mỹ để có thể thận trọng đứng tách riêng. Dù họ tuyên bố mình đấu tranh cho độc lập tự do, bản thân họ không hề có độc lập tự do. Đây là lối mòn khó tránh của những kẻ không làm ra thứ gì hữu ích cho xã hội, mà chỉ biết vụ lợi bằng cách kích động các cuộc xung đột. Mà ác độc thay, họ lại nhằm vào quê hương và đồng tộc của họ./.

Yến Thanh - Nguồn: Hương Sen Việt

 Ngôi biệt thự Pháp cổ tại 49 Trần Hưng Đạo (46 Hàng Bài) nằm trong Dự án bảo tồn biệt thự mẫu nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa – lịch sử – kiến trúc của khu phố cũ Hà Nội cơ bản đã hoàn thành, mang lại một diện mạo mới, khiến người dân Thủ đô đặc biệt quan tâm.

Dự án được nghiên cứu từ năm 2016, trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile-de-France, quận Hoàn Kiếm và Cơ quan Hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France (PRX). Tháng 4 năm 2022, UBND quận Hoàn Kiếm đã khởi công dự án trên. Qua 1 năm thực hiện, đến nay, công trình đã đi vào giai đoạn hoàn thiện.

Đây là một tòa biệt thự hai tầng, nằm trên khuôn viên khá rộng, với diện tích khoảng 990 m2. Ngôi biệt thự này là một trong những điển hình của kiến trúc Pháp ở Việt Nam.Vốn một thời gian dài trước đây bị bỏ hoang, nhiều hạng mục đã gần như hỏng hoàn toàn trước khi được tu bổ.

Trong quá trình trùng tu, mặc dù không có hồ sơ công trình, các chuyên gia đến từ nước Pháp đã tiến hành thám sát công trình khoa học, cẩn trọng để đưa ra giải pháp trùng tu hiệu quả nhất, sát với nguyên bản nhất, từ các đường nét kiến trúc cho đến màu sắc công trình. Trước khi tiến hành công tác bảo tồn, sửa chữa, các chuyên gia đã triển khai các hoạt động đánh giá hiện trạng, thám sát các lớp vật liệu để làm rõ các yếu tố nguyên gốc phục vụ cho trùng tu.

Ông Emmanuel Cerise, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam (PRX-Vietnam) cho hay, quá trình tu bổ, bảo tồn biệt thự chưa hoàn thiện, màu vôi tường hiện tại chưa phải màu chính thức của công trình nên không thể đánh giá chính xác và đưa ra đúng gam màu. Lý giải về màu vôi hiện tại của biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, Giám đốc PRX-Vietnam cho biết dựa trên hai cơ sở: Một là, kiểm tra lớp vữa gốc phủ bên ngoài tường rồi tìm ra màu tương tự. Các công trình khi mới làm vào đầu thế kỷ XX sẽ có màu ve vàng và màu ve đỏ giả màu gạch, kẻ các đường chỉ gạch giả nên các chuyên gia dựa trên đó để lựa chọn màu sắc. Hai là, dựa trên bộ ảnh của nhà nhiếp ảnh người Pháp Leon Busy chụp năm 1915, đặc biệt là các bức ảnh màu. Mặc dù màu ảnh thời kỳ đó không thật như bây giờ nhưng vẫn thể hiện nhiều công trình được xây dựng theo kiểu biệt thự cổ này, có các lớp đan xen giữa tường vàng và tường đỏ.

“Có thể ban đầu, chúng ta nhìn gam màu đối lập nhưng sau một thời gian ngắn, độ đậm màu sẽ giảm dần đi. Những biệt thự ở Hà Nội đầu thế kỷ XX đều được xây dựng theo phong cách phối màu”, ông Emmanuel Cerise khẳng định.

Giám đốc PRX-Vietnam cho biết thêm, khi thực hiện trùng tu, các chuyên gia đảm bảo rất nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật, kết cấu, nguyên vật liệu để lựa chọn làm sao cho phù hợp, hài hòa và đúng nguyên tắc bảo tồn. Lúc đầu, nhóm trùng tu quét màu thử nghiệm trên một mảng tường nhỏ nhưng không đủ để thấy toàn bộ diện mạo công trình nên đã quét toàn bộ tòa nhà để thấy đúng ấn tượng thị giác nó tạo ra.

Về phía các chuyên gia, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cho biết: Biệt thự trước năm 1954 là quỹ di sản đặc trưng, là biểu hiện hội nhập văn hóa, một dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của Hà Nội. Hà Nội không chỉ mời chuyên gia trong nước mà còn nước ngoài để nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị biệt thự. Gần đây, thành phố còn đưa ra danh mục các công trình biệt thự có giá trị. Đây là quyết tâm lớn, gìn giữ, tạo bản sắc Hà Nội. Công trình biệt thự số 49 phố Trần Hưng Đạo được thành phố chỉ đạo tiến hành một cách nghiêm túc, bám sát tính nguyên bản của biệt thự cho thấy quyết tâm của thành phố trong giữ gìn bản sắc kiến trúc không chỉ cho hôm nay và còn mai sau.

Biệt thự số 49 phố Trần Hưng Đạo, 46 Hàng Bài là công trình biệt thự đầu tiên của Hà Nội được làm một cách bài bản. Quận Hoàn Kiếm cho biết, trong năm 2023, quận sẽ tu bổ 7 tòa biệt thự.

Sau khi hoàn thành công tác tu bổ, quận Hoàn Kiếm sẽ phát huy giá trị công trình trở thành Trung tâm Giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội. Đây là một địa điểm thuận lợi để giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển của khu phố cũ; là nơi gặp gỡ, trao đổi, kết nối giữa các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và người dân tìm hiểu, tham quan về các giá trị di sản văn hóa – lịch sử – kiến trúc.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.